HOME    LỜI CHÚA    ĐỨC TIN    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG     IN ENGLISH    VỀ TÁC GI

Dẫn Nhập Thần Học   Mặc Khải   S Sống Nếu Bạn Tin   Thiên Chúa Ba Ngôi   Tôn Giáo Ngoài Kitô   Ân Sủng  Biểu Tượng

ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG    ASVBT1     ASVBT2     ASVBT3     ASVBT4     ASVBT5

 

 

ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 

PHẦN II: ÂN SỦNG CỨU ĐỘ QUA BIỂU TƯỢNG TRONG CÁC TÔN GIÁO.. 1

A. CƠ CẤU CON NGƯỜI Đ̉I DẤU CHỈ 2

a). Luận chứng siêu h́nh. 3

Dấu chỉ 3

Biểu tượng. 4

Đa phức diễn tả hữu thể. 5

Hữu thể có tính biểu tượng. 5

b). Luận chứng lịch sử cứu độ. 6

Tương giao qua cơ cấu khả giác. 7

Mặc khải tự nhiên. 7

Mặc khải đặc biệt trước Abraham.. 8

Mặc khải cho Abraham và dân Do-thái 8

B. ĐỨC YÊU: DẤU CHỈ CỨU ĐỘ NGUỒN. 9

a). Đức Yêsu- Đấng trung gian. 9

Trung gian mặc khải 9

Trung gian tư tế. 10

Trung gian duy nhất 10

b). Đức Yêsu- bí tích nguyên thủy nguồn. 11

H́nh ảnh của Thiên Chúa. 11

Dấu chỉ t́nh yêu. 11

C. GIÁO HỘI- BÍ TÍCH PHỔ QUÁT. 12

a). Giáo Hội- dấu chỉ Đức Yêsu hiện diện. 12

b). Giáo Hội- dấu chỉ t́nh yêu Thiên Chúa. 13

c). Bí tích ki-tô giáo. 13

i). Từ ngữ. 13

ii). Bí tích công giáo. 14

Do sự. 15

Do sự nhờ Đức Yêsu Ki-tô và trong Giáo Hội 15

Phương tiện cần thiết 15

D. ÂN SỦNG QUA BIỂU TƯỢNG NGOÀI KITÔ GIÁO.. 16

 

PHẦN II:
ÂN SỦNG CỨU ĐỘ QUA BIỂU TƯỢNG TRONG CÁC TÔN GIÁO

          Kitô hữu tin rằng các bí tích ki-tô giáo là phương tiện Thiên Chúa dùng ban ân sủng công chính hóa, ân sủng cứu độ. Vậy những người không sống trong kitô giáo, qua phương tiện nào họ nhận lănh ân sủng cứu độ?

          Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến:

·       cơ cấu con người đ̣i dấu chỉ;

·       Đức Yêsu dấu chỉ cứu độ nguồn;

·       Thiên Chúa dùng những dấu chỉ hay biểu tượng trong các tôn giáo ngoại để ban ân sủng cho những người sống trong các tôn giáo đó.

A. CƠ CẤU CON NGƯỜI Đ̉I DẤU CHỈ

          Con người chỉ triển nở toàn diện khi sống với tha nhân.

          Trong tương giao với người khác, con người diễn tả tâm tư t́nh cảm, nguyện vọng, ao ước khao khát của ḿnh cũng như của người khác qua trung gian dấu chỉ. Mọi hành vi: nói, viết, vẽ, điêu khắc, chơi âm nhạc, khiêu vũ, kịch câm, nheo mắt, giơ tay, siết tay, cười, nh́n cách này hay cách khác, và ngay cả thinh lặng, hoặc nghiêm nét mặt,... cũng đều diễn tả tâm tư t́nh cảm, thái độ của con người[1]. Qua hành vi và cách thức diễn tả của họ, chúng ta có thể hiểu về người đó, về vũ trụ quan và cả về Thiên Chúa quan của họ nữa.

          Con người là tinh thần nhập thể, là hồn và xác. Trong điều kiện tại thế, không có thân xác, không thể là người trọn vẹn. Để diễn tả con người của ḿnh, con người phải diễn tả bằng thân xác và qua “thân xác”. Trong ư nghĩa này, chúng ta có thể nói: cơ cấu con người đ̣i dấu chỉ. Tính “dấu chỉ” thuộc bản chất con người, thuộc yếu tính, chứ không chỉ là tùy phụ.

          Con người là hồn và xác. Con người tiếp xúc gặp gỡ tha nhân qua những biểu lộ của thân xác: cử chỉ, hành động. Ngay chính Thiên Chúa, Đấng tạo nên con người, khi gặp gỡ con người, cũng gặp gỡ họ qua thân xác hoặc qua những dấu chỉ khả giác mà con người có thể tiếp nhận được[2]. L. Monden nói rất mạnh: “cái thiêng liêng chỉ có thể đến với con người qua cái khả giác”[3]. Mọi tiếp xúc giữa Thiên Chúa và con người được thực hiện nhờ các biểu tượng. Biểu tượng giúp con người vượt qua khoảng cách vô tận phân cách cái hoàn toàn tinh thần và cái không bao giờ hoàn toàn rời lănh vực khả giác.

          Con người muốn biết Thiên Chúa, muốn đạt đến Ngài bằng lời cầu nguyện hay lễ vật, muốn loan báo Ngài cho những người khác, v.v..., con người luôn luôn phải trở về với những h́nh ảnh tương tự. C̣n chính Thiên Chúa th́ Ngài chỉ diễn tả Ngài và làm cho con người nhận biết Ngài qua việc tạo dựng và bằng chính tạo thành khả thụ đối với giác quan[4].

          Với K. Rahner, con người ngay trong cái thâm sâu nhất của những hành vi thiêng liêng cũng luôn luôn hành xử như một hữu thể là thân xác và linh hồn, đến độ những hành vi thiêng liêng nhất cũng luôn luôn bén rễ trong thân xác tính. Nói một cách thô thiển hơn, vẫn theo ngôn từ của K. Rahner, ngay cả chuyển động cao thượng nhất của t́nh yêu siêu nhiên nhất đối với Thiên Chúa trong tận thâm sâu của ngôi vị thiêng liêng cũng liên hệ với tiến tŕnh điện vật lư của bộ năo. Tiến tŕnh này thuộc lănh vực vật chất, mỗi yếu tố đều phụ thuộc vào những yếu tố khác và góp phần vào việc xác định những yếu tố và biến chuyển ấy[5]. Như vậy, ân sủng của Thiên Chúa cũng luôn luôn mang tính nhập thể.

          Ân sủng là hành vi t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người. Cũng như thân xác là hiện thể và cách thế biểu lộ của linh hồn trong không gian và thời gian và như vậy trong lịch sử, th́ ân sủng cũng t́m thấy cách diễn tả thân xác tính trong mỗi hành vi ân sủng. Hiểu như vậy tất cả ân sủng siêu nhiên trong hiện thể đều có khía cạnh nhập thể và lịch sử: chính trong khía cạnh nhập thể và lịch sử này mà ân sủng làm cho ḿnh hiện diện và tỏ lộ. Tóm lại ân sủng có cơ cấu gần như bí tích trong trật tự hiện tại[6].

          Đi thêm một bước nữa, K. Rahner cho rằng, ân sủng và đặc biệt ân sủng của Đức Kitô- xét như cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người- mang cơ cấu xă hội, bởi v́ ân sủng của Đức Kitô được mang xuống cho toàn thể nhân loại xét như một cộng đoàn, và nó đạt đến từng cá nhân xét như cá nhân là phần tử của cộng đoàn, và nguời được thánh hóa cùng người thánh hóa đều từ một chủng tộc[7].

          Với cái nh́n tổng quát chúng ta thấy rằng: ư kiến chung của các thần học gia mọi thời đều cho rằng con người cần dấu chỉ để diễn đạt, lănh hội và tương giao với con người và với cả thế giới vô h́nh nữa. Các ư kiến này bắt nguồn từ kinh nghiệm sống và những suy tư trên chính con người: con người là hồn và xác. Chính Thiên Chúa- Đấng tạo dựng nên con người là hồn và xác- khi Ngài tiếp xúc và thông hiệp với con nguời, Ngài vẫn tôn trọng cơ cấu con người: Ngài tiếp xúc với con người với cả thể xác lẫn linh hồn qua các dấu chỉ khả giác.

          Nhằm thấy rơ hơn cơ cấu con người đ̣i dấu chỉ, chúng ta sẽ đi t́m luận chứng dựa trên hữu thể học và trên lịch sử cứu độ.

a). Luận chứng siêu h́nh

          Trước tiên chúng ta xác định rơ hơn về ư niệm dấu chỉ, biểu tượng.

Dấu chỉ

          Dấu chỉ- tiếng Latin là signum, và tiếng Hylạp là shmeion:

·       P. Foulquié định nghĩa: Cái cho phép phán đoán hay thấy trước hoặc biết trước cái ǵ đó, hoặc, cái tiêu biểu hay hành động khả giác cho biết ư tưởng hoặc tỏ lộ điều ao ước[8].

·       L. Leahy định nghĩa cách đơn sơ hơn: “gọi là dấu chỉ mọi thực tại khả giác mang ư nghĩa”[9].

          Một số người cho rằng dấu chỉ thuộc về sự vật, và sự vật nội tại nơi dấu chỉ, tuy nhiên sự vật và dấu chỉ không cùng hiện hữu và trùng khít nhau cách hoàn toàn và chính xác[10].

          L. Leahy cho rằng dấu chỉ được cấu thành trong cơ cấu nội tại bởi một yếu tố khả giác và một ư nghĩa, bởi một yếu tố khả giác và một yếu tố siêu khả giác là ư nghĩa; ư nghĩa này làm một với cái khả giác nhưng xác định và vượt trên cái khả giác[11].

Biểu tượng

          Biểu tượng, đôi khi được gọi là biểu hiệu, dấu hiệu.

·       A. Drexel định nghĩa: biểu tượng là dấu chỉ của một vật ǵ đó, chẳng hạn trái tim là biểu tượng của t́nh yêu[12].

·       L. Leahy cho rằng: biểu tượng là một dấu chỉ loại suy mà ư nghĩa đầu tiên th́ rơ ràng, nhưng ư nghĩa thứ hai cần được giải thích th́ mới rơ[13]. Chẳng hạn chữ phép rửa (baptême): nghĩa đầu tiên là d́m xuống nước, và nghĩa thứ hai biểu hiệu cái chết và phục sinh của kitô hữu được tham dự cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô.

·       Với A-M. Roguet, biểu tượng là một hữu thể cụ thể có thực, là một bản chất tự nó có giá trị, nhưng được tháp nhập vào nó một tương quan chỉ một khách thể hoàn toàn khác; nói cách khác biểu tượng là một dấu chỉ khả giác một dấu chỉ suy lư[14]. Cũng theo A-M. Rouguet, sự phân biệt giữa dấu chỉ và biểu tượng không hoàn toàn rơ ràng[15].

·       Theo lời đầu sách của Symbole trong Recherches et débats, biểu tượng đầu tiên không là một sự vật nhưng là dấu chỉ của sự vật được diễn dịch cách trừu tượng hoặc giả tưởng trong một trật tự khác trật tự của nó. Chẳng hạn cái vô h́nh, cái ở xa, cái thiêng liêng được chỉ thị nghĩa là được loan báo và tỏ lộ trong những biểu tượng khả giác, gần gũi, được tưởng tượng và có thể tưởng tượng h́nh dung được, như vậy tư tưởng được biểu thị bởi ngôn ngữ, linh hồn được biểu thị bởi thân xác nhưng tư tưởng không là ngôn ngữ và hồn cũng không là xác...[16].

·       Ernst Cassirer cho rằng không thể giản lược biểu tượng vào dấu chỉ v́ dấu chỉ và biểu tượng thuộc hai thế giới khác nhau: dấu chỉ thuộc thế giới vật lư, c̣n biểu tượng thuộc thế giới nhân linh[17]. Biểu tượng là thế giới của con người, chứ loài vật không biết đến biểu tượng[18].

          V́ những bất đồng của các tác giả về việc xác định đâu là dấu chỉ và đâu là biểu tượng, các tác giả hay đúng hơn những người chịu trách nhiệm ra số Symbole trong Recherches et Débats XII (1959) đă đề nghị dành riêng chữ biểu tượng cho những dấu chỉ mà bản chất bí ẩn của những cái được chỉ chống lại những phân tích rời rạc, chẳng hạn như thần thoại, ẩn dụ thi ca, cử chỉ và lời thánh. Và như vậy không dùng từ biểu tượng để chỉ những dấu chỉ nhân tạo, và những cái mà dấu chỉ và cái được chỉ chỉ có tương quan ngoại diện hoặc do thói quen hoặc do quy ước[19]. Như vậy biểu tượng là dấu chỉ mà cái được chỉ thuộc về một trật tự khác, chẳng hạn cái vô h́nh, thiêng liêng. Nếu chấp nhận đề nghị này, tất cả bí tích kitô giáo đều là biểu tượng, nhưng c̣n hơn biểu tượng nữa; nói theo ngôn từ của K. Rahner th́ các bí tích là những biểu tượng thực! Nhưng một điều chúng ta phải biết; không phải mọi người đều chấp nhận điều này, và như vậy, có những tác giả dùng từ “dấu chỉ” mà những tác giả khác lại dùng từ “biểu tượng” nhưng cả hai đều là một thực tại!

Đa phức diễn tả hữu thể

          K. Rahner cho rằng hữu thể tự ḿnh thiết yếu có tính biểu tượng v́ hữu thể thiết yếu phải tự diễn tả để t́m được yếu tính của ḿnh[20]. Thực vậy, hữu thể có tính đơn nhất và đa phức, trong tính đơn nhất này, đa phức diễn tả hữu thể.

          Thường trong khoa hữu thể học, người ta cho rằng tính đa phức là đặc tính của hữu thể hữu hạn; nhưng với tính đơn nhất của Thiên Chúa, chúng ta vẫn thấy sự phân biệt thực các ngôi vị- dù rằng chỉ là sự phân biệt tương quan- và như vậy dưới khía cạnh nào đó vẫn có tính đa phức nơi Thiên Chúa, nghĩa là nơi hữu thể trọn vẹn tṛn đầy[21] vẫn có tính đa phức.

          Như vậy chúng ta thấy tính đa phức của hữu thể không là một giới hạn của hữu thể nhưng ngược lại- với gương mẫu của Ba ngôi Thiên Chúa- tính đơn nhất của hữu thể được thể hiện tṛn đầy trong yếu tố đa phức. Những yếu tố đa phức của hữu thể có sự tương hợp sâu xa với nhau trong tính đơn nhất của hữu thể, bởi v́ chúng liên kết với nhau nhờ tính đơn nhất này[22].

          Hữu thể được nói là đơn nhất không phải do nhiều yếu tố đa phức nơi hữu thể được đặt cạnh bên nhau, nhưng do chính cái một nguyên thủy liên kết tất cả những yếu tố đa phức “tương hợp” với nhau, diễn tả nhau, bởi v́ tất cả chúng cùng được liên kết trong cái một, tính đơn nhất của hữu thể.

          Hiểu sự tương hợp của những yếu tố đa phức trong hữu thể như là biểu tượng của nhau và của chính hữu thể, chúng ta có thể đi đến kết luận: hữu thể có tính biểu tượng do chính nó, bởi v́ nó thiết yếu diễn tả chính ḿnh[23].

          Ta có thể tóm những lư luận trên như sau: đa phức đến từ đơn nhất như sự thống nhất uyên nguyên- xét như hữu thể tự biểu lộ trong đơn nhất tính- hoàn thành hữu thể; đa phức xét như đến từ đơn nhất uyên nguyên, tương hợp với nhau cách nào đó và biểu lộ hữu thể. Như vậy hữu thể- với tính đơn nhất và đa phức- có tính biểu tượng, v́ hữu thể- với tư cách là hữu thể- phải diễn tả và hoàn thành chính ḿnh!

Hữu thể có tính biểu tượng

          Hữu thể là một phạm trù dị nghĩa. Nó không hoàn toàn giống nhau. Hữu thể có những mức độ hiện hữu khác nhau tùy mức độ phản tỉnh trên chính nó. Nói cách khác, hữu thể nhận biết và được nhận biết tùy mức độ hữu thể thể hiện (in tantum est ens cognoscens et cognitum in quantum est ens actu). Trong mức độ hữu thể có và thể hiện hữu thể của ḿnh, hữu thể có tính “biểu tượng” đối với chính ḿnh. Nghĩa là hữu thể diễn tả và phản tỉnh trở về trên chính nó.

          Như vậy tính “biểu tượng” không chỉ được quan niệm như sự tương hợp giữa hai hữu thể khác nhau do một quan sát viên thứ ba khẳng định có sự tương hợp giữa hai hữu thể, nhưng đúng hơn tính biểu tượng nơi hữu thể chủ yếu hệ tại hữu thể trở thành khác ḿnh nhưng vẫn là ḿnh trong sự nhận thức và t́nh yêu. Sự diễn tả ḿnh- và là cái tính biểu tượng của hữu thể diễn tả ḿnh- là một cách nhận biết về chính ḿnh, khám phá ra ḿnh[24].

          Bây giờ xét đến một hữu thể được nhận biết bởi một chủ thể khác. Việc một chủ thể nhận biết một hữu thể khác, không chỉ hệ tại nơi chủ thể nhận biết, nhưng c̣n hệ tại nơi hữu thể được nhận biết nữa: ens est cognitum et cognoscibile in quantum ipsum est actu. Nghĩa là hữu thể được nhận biết bởi v́ nó có tính biểu hiệu không chỉ đối với nó nhưng c̣n đối với hữu thể khác nữa[25].

          Đến đây chúng ta có thể nói: biểu hiệu thực, là sự hoàn thành chính ḿnh của một hữu thể nơi một hữu thể khác, sự hoàn thành này là chính cấu tố của hữu thể [26].

          Với quan niệm về biểu tượng như là cách diễn tả và sự thể hiện của hữu thể, của hiện sinh như trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:

·       Agere sequitur esse. Nếu hữu thể vừa thiêng liêng vừa thể xác, th́ hoạt động cũng vừa thuộc trí tuệ vừa thuộc khả giác. Chủ thể không thể hoạt động trong một lănh vực mà nó không thuộc trật tự này cách hữu thể[27].

·       Hành vi cứu độ của Thiên Chúa đối với con người, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc, luôn được thực hiện như thế này: Thiên Chúa là thực tại cứu độ được ban cho con người và được con người lănh nhận trong biểu tượng. Và hơn nữa biểu tượng không tiêu biểu cho thực tại như vắng mặt, nhưng thực tại hiện diện và được biểu lộ bởi biểu tượng (mà chính thực tại đă tạo thành biểu tượng)[28].

          Tắt một tiếng, với suy luận về hữu thể chúng ta khẳng định được rằng con người cần biểu tượng để diễn tả và lănh hội chủ thể và tha thể, thực tại khả giác cũng như thiêng liêng, và ngay cả ơn cứu độ.

b). Luận chứng lịch sử cứu độ

          Luận chứng lịch sử cứu độ về cơ cấu con người đ̣i dấu chỉ, nghĩa là, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho con người qua các dấu chỉ, không có ư muốn nói chúng ta chứng minh điều này, nhưng đúng hơn giúp chúng ta thấy trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đă nói với con người qua các dấu chỉ, và con người đă đáp lại tiếng nói của Thiên Chúa qua dấu chỉ hoặc biểu tượng bằng đức tin, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ con người qua dấu chỉ.

Tương giao qua cơ cấu khả giác

          Vào thế kỷ thứ IV-V, thánh Augustin cho rằng cơ cấu bí tích cần thiết và là phương thế Thiên Chúa dùng để cứu độ con người, ngay cả trong thời Cựu ước. Ngài viết:”Đừng tưởng trước khi lập phép cắt b́, Thiên Chúa đă không dùng một bí tích nào để trợ giúp, v́ ngay trong thời kỳ này, con người cũng đă tin vào một Đấng trung gian phải đến; tuy nhiên bí tích này là ǵ Kinh Thánh không muốn nói tới”[29].

          Thánh Thomas vào thể kỷ XIII cho rằng “con người cần cơ cấu bí tích v́ ba lư do, lư do thứ nhất là theo bản tính con người: cái riêng của bản tính con người là nhờ vào thể xác và cái khả giác mà đi vào cái thiêng liêng”[30]. Tuy nhiên thánh Thomas cho rằng con người chỉ cần cơ cấu bí tích sau khi con người phạm tội dù trước lẫn sau Đức Yêsu[31], c̣n trước khi con người phạm tội th́ không cần cơ cấu bí tích; Sở dĩ như vậy v́ Ngài coi bí tích như phương dược tẩy rửa tội, nên không có tội th́ không cần bí tích[32].

          Để hiểu rơ hơn về khái niệm biểu tượng- bí tích, chúng ta xét tới sự kiện mặc khải. Mặc khải là hành vi Thiên Chúa tỏ lộ chính Ngài và chương tŕnh cứu độ con người của Ngài cho con người. Có thể nói, ngay công tŕnh tạo dựng cũng là dấu chỉ Thiên Chúa hiện hữu, dấu chỉ của t́nh yêu Thiên Chúa đối với vũ hoàn và đặc biệt là con người. 

Mặc khải tự nhiên

          Kinh thánh cũng nói về việc Thiên Chúa mặc khải qua tự nhiên: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người; Ngày này nhắc nhở cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia” (Tv.18, 2-5).

          Dân ngoại cũng có thể biết về Thiên Chúa qua thiên nhiên. Thánh Phao lô viết: “V́ chưng những ǵ có thể biết về Thiên Chúa th́ đă nên hiển nhiên nơi họ rồi, bởi chính Thiên Chúa đă tỏ cho họ thấy. Từ khi vũ trụ được tạo thành, những điều ẩn khuất nơi Người, họ có thể lấy trí khôn mà chiêm ngắm được nơi các công việc của Người quyền phép vô thủy vô chung và thần tính của Người...” (Rm.1, 19-20).

          Thiên Chúa mặc khải cho con người, Ngài cũng luôn mặc khải qua các dấu chỉ khả giác. Nói cách khác, chính qua những dấu chỉ khả giác này mà con người nhận biết Thiên Chúa và chương tŕnh của Thiên Chúa đối với con người. Những dấu chỉ khả giác chỉ thực tại siêu việt, có thể được một số đông người coi như biểu tượng. Thiên nhiên, tạo thành, trở thành dấu chỉ của Thiên Chúa, cho thấy Thiên Chúa hiện hữu, Thiên Chúa yêu con người.

          Con người không chỉ nhận biết Thiên Chúa và t́nh yêu của Ngài đối với con người qua dấu chỉ khả giác, nhưng ngay thái độ tâm t́nh của con người đối với Thiên Chúa cũng được diễn tả qua những hành vi khả giác, chẳng hạn như qua việc thờ lạy, thái độ cung kính, việc dâng lễ vật tế lễ.

Mặc khải đặc biệt trước Abraham

          Abel và Cain dâng lễ vật cho Thiên Chúa là hoa quả mùa màng và chiên cừu, Noe cũng dâng lễ vật để tỏ tâm t́nh tạ ơn và thờ lạy Thiên Chúa (Kn.1-11)[33].          Như vậy, Kinh thánh đă nói về việc Thiên Chúa tỏ lộ chính Ngài và chương tŕnh của Ngài cho con người trước khi Thiên Chúa tuyển chọn và gọi Abraham, và cũng cho thấy con người diễn tả tâm t́nh thái độ của ḿnh đối với Thiên Chúa.

          Trong tương quan hai chiều này, cả Thiên Chúa lẫn con người đều dùng những dấu chỉ khả giác; sở dĩ vậy để con người có thể lănh hội được điều Thiên Chúa muốn diễn tả, và v́ con người phải diễn tả tâm t́nh thái độ của ḿnh bằng những cử chỉ và những ǵ khả giác.

Mặc khải cho Abraham và dân Do-thái

          Bây giờ chúng ta xét đến thời điểm Thiên Chúa tuyển chọn Abraham để h́nh thành một dân tộc, chuẩn bị cho Lời Thiên Chúa nhập thể cứu độ con người.

          Dân Israel tin rằng Thiên Chúa đă tuyển chọn và gọi tổ phụ Abraham, đă giải phóng họ khỏi ách nô lệ Aicập, và vẫn hằng hiện diện và nói với họ qua các biến cố và tiên tri trong ḍng lịch sử. 

          Với những người đặc biệt như Abraham, Ysaac, Yacobï, Môsê và các tiên tri, các vị này vẫn tiếp xúc với Thiên Chúa qua trung gian khả giác:

·       Yavê Thiên Chúa đă hiện ra cho Abraham dưới dạng ba người và đă được ông thiết tiệc (Kn.18)[34];

·       Môsê gặp gỡ Thiên Chúa qua bụi gai bốc lửa nhưng không tàn (Xh.3, 1tt.).

          Cắt b́ (Kn.17, 9tt; Lv.12, 3; Yos.5, 2.) được những người thời sau này coi như một bí tích đối với dân Israel[35]. Cắt b́ là dấu giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham cùng miêu duệ ông (Kn.17, 11), là dấu chỉ việc Abraham cùng con cháu ông thuộc về Thiên Chúa, dân tộc tư tế và thánh thiện của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước không phải chỉ có cắt b́ nhưng c̣n có những nghi thức khác cũng có thể được coi như dấu chỉ của ơn thánh vô h́nh như những nghi lễ tế tự, nghi lễ xá tội, v.v.

          Biến cố xuất hành là biến cố làm nên dân tộc Israel. Biến cố ra khỏi Aicập, đi qua biển đỏ khô chân, giao ước trên núi Sinai, là dấu chỉ lớn cho dân thấy Thiên Chúa vẫn tiếp tục trung thành với lời hứa Ngài đă ban cho các tổ phụ Abraham, Isaac, và Yacob: Thiên Chúa yêu thương họ nên đă nghe lời họ kêu van (Xh.3, 7), Ngài sai Môsê giải phóng họ ra khỏi đất nô lệ Aicập bằng những điềm thiêng dấu lạ. Nơi cuộc hành tŕnh của dân Do-thái trong sa mạc, Thiên Chúa vẫn hiện diện với dân qua cột mây và cột lửa (Xh.13, 21), và sau đó nơi ḥm bia giao ước, nhà tạm (Xh.40, 34t).

          Biến cố vào đất hứa là biến cố cho dân Israel tin rằng Thiên Chúa đứng về phía dân và chính Ngài đă ban đất Canaan cho dân. 

          Với các tiên tri trong ḍng lịch sử cũng như với biến cố lưu đày, dân Israel tin rằng Thiên Chúa Yavê vẫn hiện diện với họ, Ngài trừng phạt khi họ ĺa bỏ Ngài và tha thứ khi họ ăn năn thống hối... Cây “thức sớm” (Yer.1, 11), cái nồi (Yer.1, 13), tiên tri mang ách (Yer.27), chính cuộc sống của tiên tri (Hôsê), đă thành biểu tượng cho dân và cho cả tiên tri nữa.

          Qua ḍng lịch sử dân tộc Israel như Cựu Ước cho thấy: Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ ḿnh cho Abraham và miêu duệ ông; Ngài nói với dân qua các biến cố và qua các tiên tri như sứ giả của Thiên Chúa. Dân chúng đáp lại mặc khải của Thiên Chúa Yavê bằng ḷng tin, thái độ thờ phượng tôn kính qua việc tế tự (hy tế tạ tội, hy tế kỳ an, hy tế toàn thiêu). Với dân Do Thái, các biến cố và tiên tri là những dấu chỉ- biểu tượng qua đó Thiên Chúa nói với dân, cho dân hiểu biết Thiên Chúa là Đấng yêu thương và giải phóng cùng ở với dân trong mọi hoàn cảnh và t́nh huống, cho dân nhận thấy ư định cứu độ của Ngài.

          Như vậy khi xét những hành vi tỏ ḿnh của Thiên Chúa, chúng ta đi đến kết luận:

·       Thiên Chúa vẫn tỏ ḿnh ra cho dân qua những dấu chỉ khả giác;

·       con dân Israel cũng đáp trả lại mặc khải của Thiên Chúa bằng ḷng tin được biểu lộ qua những dấu chỉ như cắt b́, những nghi thức tế tự, v,v... 

B. ĐỨC YÊU: DẤU CHỈ CỨU ĐỘ NGUỒN

          “Chỉ có một Thiên Chúa và cũng chỉ có một Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại: Đức Yêsu, Đấng đă thí ḿnh làm giá chuộc thay cho mọi người” (1Tm.2, 5-6).

a). Đức Yêsu- Đấng trung gian

          Xét dưới khía cạnh hữu thể, để làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người, ngôi vị trung gian đó phải vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Đức Yêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể: “Lời đă ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa... Lời đă thành xác phàm và đă lưu trú nơi chúng tôi” (Yn.1, 1.14). Như thế, Đức Yêsu xét như Thiên Chúa nhập thể, theo bản tính, là trung gian giữa Thiên Chúa và con người cách tuyệt hảo.

          Khi khẳng định mầu nhiệm Đức Yêsu có hai bản tính- thiên tính và nhân tính, Huấn Quyền cũng trích dẫn 1Tm.2, 5 và khẳng định Đức Yêsu là Đấng Trung Gian, v́ Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người[36]. Truyền thống giáo phụ cũng có những luận chứng theo khía cạnh hữu thể[37] về Đức Yêsu là trung gian.

Trung gian mặc khải

          “Mọi sự đều đă được Cha ta trao phó cho Ta, và không ai biết được Con trừ phi có Cha; và cũng không ai biết được Cha trừ phi có Con và kẻ được Con khấng mặc khải cho” (Mt.11, 27). Đức Yêsu là trung gian mặc khải, Ngài là Đấng mặc khải Thiên Chúa Cha và chương tŕnh cứu độ con người. 

          Con người có thể diễn tả tâm t́nh ư định qua hành vi cử chỉ, hoặc bằng cái nheo mắt hoặc nụ cười hoặc bằng cử điệu..., và bằng lời nói của ḿnh. C̣n Thiên Chúa, Ngài đă mặc khải cho chúng ta về chính Ngài và chương tŕnh của Ngài qua ngôi Lời, là ngôi vị Thiên Chúa. “Ngày xưa nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa đă nói với cha ông nơi các tiên tri, nhưng đến thời sau hết- tức là trong những ngày này- Người đă nói với chúng ta nơi Người Con” (Dt.1, 1). Đức Yêsu là chóp đỉnh mặc khải v́ Ngài là Lời Thiên Chúa.

          Với Đức Yêsu, Thiên Chúa đă cho chúng ta thấy:

·       Thiên Chúa là t́nh yêu (1Yn.4, 8.16), và Thiên Chúa đă yêu thế gian đến độ ban Con Một Người cho chúng ta (Yn.3, 16);

·       ư định từ muôn đời muôn thuở là thu tóm vạn sự vạn vật dưới một đầu mối là Đức Yêsu (Eph.1, 9tt);

·       ư định cứu độ mọi người (1Tm.2, 4);

·       Đức Yêsu là đường dẫn chúng ta tới với Thiên Chúa Cha; Ngài chính là sự thật và sự sống. Ngài nói: “Ai thấy Ta là thấy Cha” (Yn.14, 6.9). Sự sống đời đời và hạnh phúc vĩnh cữu là được sống với Thiên Chúa, được hiệp thông với Người, thế mà Đức Yêsu nói: Ai thấy Ta là thấy Cha, không ai đến được với Cha mà lại không qua Ta- chúng ta thấy rơ thêm một lần nữa Ngài là Trung Gian cứu độ duy nhất. Không nhờ Ngài th́ không ai được cứu độ.

Trung gian tư tế

          Tác giả thư gởi tín hữu Do thái cho chúng ta biết thêm: Đức Yêsu là trung gian giữa Thiên Chúa và con người như là vị Thượng Tế, trung gian của Giao Ước mới (Dt.9, 15;4, 14). 

          Con người đến với Thiên Chúa qua các trung gian. Trong Cựu Ước chúng ta đă thấy Môisê, Aarôn, các tiên tri và các tư tế đóng vai tṛ trung gian này; đặc biệt trong lănh vực tế tự, con người diễn tả tâm t́nh thái độ của ḿnh lên Thiên Chúa qua các lễ vật hy tế. Tư tế đóng vai đại diện Thiên Chúa và con người, dâng những lễ tế này v́ đă được chọn bởi chính việc được sinh trong ḍng họ Lêvi. Và Thiên Chúa đă ban ân sủng của Ngài qua những trung gian này.

          Ngày nay “máu của Đức Kitô nhờ Thần Khí hằng có mà hiến ḿnh làm hy lễ sinh vô t́ tích dâng lên Thiên Chúa, sẽ tẩy sạch lương tâm ta hơn biết mấy khỏi các việc chết, mà c̣n phụng sự Thiên Chúa hằng sống” (Dt.9, 14).

          Trong bí tích thánh thể, Đức Yêsu vừa là của lễ, vừa là thượng tế dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Khi truyền phép trong Thánh Thể, linh mục chủ tế làm nhân danh Đức Yêsu, với tư cách là ngôi vị Đức Kitô (in persona Christi).

Trung gian duy nhất

          Đức Yêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Không có Ngài con người không được cứu độ v́ Ngài là nguyên nhân cứu cánh của cả hoàn vũ. Tất cả mọi người khi được cứu độ, được lănh ơn làm con Thiên Chúa, đều được cứu độ nhờ bởi Đức Yêsu Kitô, dù người đó là Do Thái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, là kitô hữu hay không. Ngay cả những người không tin Đức Yêsu, thậm chí không tin Thiên Chúa hiện hữu- nếu họ được cứu độ- th́ những người này vẫn được cứu độ nhờ Đức Yêsu Kitô, trong Đức Yêsu Kitô, và qua Đức Yêsu Kitô.

          “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”.

          “Đức Yêsu Kitô là trung gian cứu độ duy nhất giữa Thiên Chúa và con người”.

Thế nhưng những người sống trong các tôn giáo khác, những người không tin Đức Yêsu, những người vô thần, vẫn có thể được cứu độ, và những người này khi được cứu độ, vẫn được cứu độ trong Giáo Hội của Đức Yêsu Kitô và nhờ Đức Yêsu Kitô. Nói cách khác, tất cả những người được cứu độ này đều thuộc về Giáo Hội Đức Yêsu Kitô cách nào đó, và vẫn nhờ Đức Yêsu Kitô để được cứu độ dù họ biết hay không biết.

b). Đức Yêsu- bí tích nguyên thủy nguồn

          Với đức tin kitô giáo, Đức Yêsu là Ngôi Lời nhập thể (Yn.1, 14), là Thiên Chúa làm người. 

          Ngôi Lời là Thiên Chúa, hằng hướng về Thiên Chúa (Yn.1, 1-3); Ngôi Lời là diễn tả của Thiên Chúa, là cách diễn tả của Thiên Chúa, là biểu tượng của Thiên Chúa[38]. Khi Thiên Chúa diễn tả, Ngài diễn tả bằng Lời; Lời là biểu hiệu, biểu tượng, là ngôn từ của Thiên Chúa. 

          Lời đă thành xác phàm (Yn.1,14). Cái vô h́nh thành cái hữu h́nh, vô hạn thành hữu hạn; Đấng không thể diễn tả nổi là Thiên Chúa nay đă thành khả giác vật chất, được diễn tả.

          Lời Thiên Chúa đă thành thân xác khả giác khả tử. Nói cách khác, Thiên Chúa đă diễn tả chính Ngài bằng cái ǵ khả giác khả tiếp thu đối với con người. Đức Yêsu là mặc khải tột đỉnh của Thiên Chúa, không những cho con người mà cho mọi tạo thành nữa, v́ Đức Yêsu là Lời Thiên Chúa; nếu có tạo thành nào muốn hiểu Thiên Chúa th́ phải hiểu qua Lời Ngài[39]. Không qua Lời, tạo thành không thể hiểu, và không thể thông giao với Thiên Chúa.

H́nh ảnh của Thiên Chúa

          Đức Yêsu là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh (Col.1,15). Ngài là h́nh ảnh, là dấu chỉ, là biểu tượng của Thiên Chúa; nhưng Ngài không đơn thuần là dấu chỉ hiểu theo nghĩa dấu chỉ không bao giờ là thực tại, Ngài cũng không chỉ là biểu tượng hiểu theo nghĩa biểu tượng là cái ǵ không hoàn toàn là thực tại; trái lại Ngài là thực tại, là biểu tượng thực, là dấu chỉ đồng thời là chính thực tại!

          Đức Yêsu là Lời của Thiên Chúa, là h́nh ảnh của Thiên Chúa, là biểu tượng thực của Thiên Chúa; đến độ Ngài nói: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống... Ai thấy Ta là thấy Cha” (Yn.14, 6.9). Nói một cách khác, Đức Yêsu vừa là phương tiện vừa là cứu cánh, vừa là phương tiện mặc khải vừa là chính thực tại được mặc khải, là Sự Thật.

          Đức Yêsu là Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt.1, 23). Nơi Đức Yêsu, Thiên Chúa nhập thể là một người giữa chúng ta, Thiên Chúa dứt khoát ở với con người. Đức Yêsu là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện với con người; Thiên Chúa không bao giờ bỏ con người và như thế con người không c̣n có thể nghi ngờ về t́nh yêu và sự hiện diện của Ngài nữa, v́ Đức Yêsu chính là Thiên Chúa làm người. Thiên Chúa đă làm người, Ngài măi măi là người và không bao giờ Ngài ngừng là người[40].

Dấu chỉ t́nh yêu

          Đức Yêsu, xét như Thiên Chúa nhập thể, là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người. Những quà tặng khác là những ǵ ngoài Thiên Chúa, c̣n với Đức Yêsu quà tặng chính là Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến độ ban Con Một Ngài cho thế gian” (Yn.3, 16). Thánh Luca cũng nói: “Hôm nay Cứu Chúa đă được sinh ra cho các ngươi” (Lc.2, 11).

          Đức Yêsu là dấu chứng cho biết Thiên Chúa yêu thương con người, nhưng không chỉ thế, Ngài c̣n là bảo chứng t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người. Đức Yêsu là bảo đảm cho phần rỗi chúng ta. Nói một cách b́nh dân của giới bài bạc: khi Thiên Chúa ban tặng cho con người chính Đức Yêsu, th́ con người như người chơi bài với Thiên Chúa, và đă nắm được con tẩy của Ngài!

          Lề luật th́ được ban qua Môsê, nhưng chân lư và ân sủng th́ được ban qua Đức Yêsu (Yn.1, 17). Có thể nói, qua Đức Yêsu, Thiên Chúa không c̣n từ chối với con người điều ǵ nữa; và Ngài ban cho con người tất cả nơi Đức Yêsu.

          Thiên Chúa ban cho con người tất cả trong Đức Yêsu và nhờ Đức Yêsu. Đức Yêsu là dấu chỉ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người. Như vậy chúng ta có thể nói: Đức Yêsu là bí tích nguồn, v́: 

·       Chính nhờ Đức Yêsu mà chúng ta được ban hết ơn này đến ơn khác, và đặc biệt ơn tha thứ tội khiên, ơn được giao ḥa với Thiên Chúa, ơn được trở nên con Thiên Chúa[41]...

·       Chính trong Đức Yêsu chúng ta nhận lănh mọi ân sủng, ngay cả ơn được thông hưởng sự sống của Thiên Chúa, chúng ta cũng lănh nhận qua Đức Yêsu. 

          Không có Đức Yêsu, con người không được yêu và không có ân sủng; và chỉ với Đức Yêsu, nhờ Đức Yêsu và qua Đức Yêsu mà chúng ta đưọc lănh nhận, và được yêu. Nói cách khác, Thiên Chúa yêu chúng ta nơi Con Một của Ngài là Đức Yêsu. Tuy nhiên Đức Yêsu vừa là bí tích vừa là chính thực tại bí tích.

C. GIÁO HỘI- BÍ TÍCH PHỔ QUÁT

          Chúa Kitô nhờ Thánh Thần, đă thiết lập thân thể Người là Giáo Hội như bí tích phổ quát ban ơn cứu rỗi (LG.48.9; GS.45; AG.5).

          Giáo Hội là Israel mới. Lịch sử dân Israel qua Kinh Thánh cho thấy, như Abraham là dấu chỉ chúc phúc cho mọi dân tộc (Kn.12, 3), Israel cũng là nguồn vui, nguồn vinh quang, và dấu chỉ chúc phúc cho các dân tộc. Israel là dấu chỉ được giương cao giữa các dân tộc[42]; và một cách nào đó có thể nói: Israel cũng là dấu chỉ ơn cứu độ, là bí tích.

a). Giáo Hội- dấu chỉ Đức Yêsu hiện diện

          Giáo hội là bí tích v́ Giáo Hội được Đức Kitô thiết lập để tiếp tục công tŕnh cứu độ của Người nơi trần gian; và như vậy Giáo Hội là dấu chỉ Đức Kitô hiện diện, dấu chỉ t́nh yêu nhân ái của Thiên Chúa đối với con người[43].

          Như nơi Đức Yêsu, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người, thiên tính và nhân tính không pha trộn và không phân cách; cũng vậy nơi Giáo Hội, dấu chỉ và thực tại, yếu tố lịch sử và Thánh Linh, cũng không phân tách và không lẫn lộn[44]. Như thiên tính không bao giờ rời bỏ nhân tính nơi Đức Yêsu, th́ Thánh Thần của Đức Yêsu cũng không bao giờ rời bỏ Giáo Hội[45].

          Giáo Hội được Đức Kitô thiết lập để thi hành công cuộc cứu độ con người nơi trần gian. Giáo Hội vừa là bí tích cứu độ hiểu như dấu chỉ sự hiện diện của Đức Kitô nơi trần gian, vừa là bí tích hiểu như phương tiện cứu độ được thực hiện bởi Đức Kitô. Xét như sự hiện diện cứu độ của Đức Kitô nơi trần gian và phương tiện cứu độ được Đức Kitô thiết lập, Giáo Hội đại diện Đức Kitô ban các bí tích như những phương tiện cứu độ. Nói cách khác Đức Kitô cứu độ nhân loại qua các bí tích mà Ngài đă thiết lập qua Giáo Hội.

b). Giáo Hội- dấu chỉ t́nh yêu Thiên Chúa

          Giáo Hội là dấu chỉ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người, và như vậy là dấu chỉ ân sủng. Thiên Chúa vô h́nh đă nên hữu h́nh khả giác với con người qua mầu nhiệm nhập thể; và cũng phần nào tương tự như vậy, ân sủng cứu độ của Thiên Chúa, của Đức Yêsu Kitô, mang khía cạnh nhập thể nhờ mầu nhiệm Giáo Hội- dấu chỉ sự hiện diện yêu thương của Đức Yêsu nơi trần gian. 

          Giáo Hội thể hiện ân sủng qua những hành vi của ḿnh. Ân sủng như chân lư, được thể hiện qua lời giảng dạy của Giáo Hội, được thích ứng tùy thời và tùy tŕnh độ thiêng liêng của con người, để dẫn đưa con người vào chân lư trọn vẹn của Đức Kitô. Ân sủng như việc hiến thánh con người, được thể hiện qua việc ban các bí tích. Và ân sủng như hy tế dâng lên Thiên Chúa, được thể hiện qua việc cử hành thánh lễ mỗi ngày[46].

          Giáo Hội là dấu chỉ ân sủng t́nh yêu của Thiên Chúa cho con người. Giáo Hội thể hiện ân sủng của Đức Yêsu Kitô trong thời điểm hiện tại qua bí tích mà Giáo Hội cử hành cách đặc biệt đại diện Đức Kitô. Bây giờ chúng ta xét kỹ hơn về bí tích kitô giáo. 

c). Bí tích ki-tô giáo

          Giáo lư về bí tích kitô giáo chỉ được h́nh thành rơ ràng vào cuối thế kỷ XII, nhưng những quan niệm về bí tích cách cơ bản đă có ngay từ thời đầu[47]. Chữ bí tích hiểu theo nghĩa Công giáo được dịch từ chữ sacramentum của tiếng Latinh, và chữ sacramentum này cũng được dịch từ chữ musthrion tiếng Hylạp.

i). Từ ngữ

          Chữ musthrion tiếng Hylạp,

·       trong lănh vực phượng tự của các tôn giáo ngoài kitô, chỉ việc cúng hiến một người nào đó cho thần linh qua việc nhập giáo với những nghi thức bí mật;

·       với nghĩa về tri thức, nó chỉ những giáo thuyết bí mật ít người biết đến;

·       với nghĩa thông thường nó chỉ tất cả những ǵ bí mật ít người hiểu, cả trong lănh vực tôn giáo cũng như trong những ǵ thế tục[48];

·       trong bản dịch Kinh Thánh LXX chữ musthrion được dùng để chỉ những nghi lễ dân ngoại (Kn. 14, 15-23), và cũng được dùng để chỉ ư định mầu nhiệm của Thiên Chúa mà con người không thể biết nếu không có mặc khải;

·       trong Tân Ước chữ musthrion mang nghĩa tri thức, như “các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cor.4, 1)[49];

·       vào thời các giáo phụ đầu tiên, đặc biệt trường Alexandria với Clément d'Alexandria và Origène, cũng đă dùng chữ musthrion để chỉ phép rửa và tiệc Thánh Thể[50].

          Chữ Sacramentum do động tự sacrare và danh từ sacrum tiếng Latinh,

·       được dùng chỉ lời thề của lính Roma;

·       được dùng chỉ lời hứa của tín hữu buộc giữ các giới răn của Thiên Chúa;

·       được dùng để dịch nghĩa chữ musthrion tiếng Hylạp (từ thế kỷ II sau Công nguyên)[51];

·       được Tertullien dùng để gọi các nghi lễ dân ngoại cũng như phép rửa và tiệc Thánh Thể của ki-tô giáo, v́ ông cho rằng có sự giống nhau giữa lời thề hứa của lính Roma với lời thề của tín hữu khi lănh phép rửa; Ambrosio cũng dùng chữ sacramentum để chỉ các nghi thức rửa tội, thêm sức và thánh thể. Riêng thánh Augustin, Ngài đă góp nhiều công trong việc sử dụng từ sacramentum cũng như việc t́m hiểu và đào sâu ư nghĩa của việc gọi này[52].

ii). Bí tích công giáo

          Bí tích của Công Giáo,

·       theo Augustin, là dấu chỉ của thực tại thánh[53];

·       theo Pierre Lombard (chết khoảng 1160), là dấu hiệu của ơn Chúa và là h́nh thái của ơn vô h́nh, đến nỗi bí tích mang h́nh ảnh của ơn vô h́nh đó và làm phát sinh chính ơn đó nữa. Vào cuối thế kỷ XII này, các nhà tiền kinh viện đă nhận biết hậu quả do sự (ex opere operato) của bí tích[54];

·       theo Thomas, là dấu chỉ của thực tại thánh theo mức độ nó thánh hóa con người[55];

·       với công đồng Trentô, là h́nh thức hữu h́nh của ân sủng vô h́nh và có khả năng ban ơn cứu rỗi[56];

·       theo cha Antôn Drexel, là “hành vi biểu tượng có tính tôn giáo của Chúa Kitô và Giáo Hội, nhờ được Chúa Kitô thiết lập nên biểu thị ơn thánh hóa con người và ban ơn đó một cách do sự, cho những ai không cản trở”[57]; K. Rahner lấy lại tư tưởng của truyền thống, cho rằng bí tích là những dấu chỉ thánh của ân sủng Thiên Chúa- và hiểu theo mạch văn ngài viết- là những biểu tượng, phát sinh cái mà nó chỉ và chỉ cái nó phát sinh[58].

Do sự

          Nét đặc trưng của bí tích kitô giáo, theo đức tin Công Giáo, là hậu quả do sự (ex opere operato). Sở dĩ bí tích Công Giáo có kết quả ban ân sủng do sự, bởi v́ Đức Yêsu Kitô đă thiết lập và đă muốn như vậy. Ngài đă thiết lập Giáo Hội như bí tích ban ân sủng cứu độ cho con người, và đă thiết lập các dấu chỉ- hoặc thiết lập chúng qua trung gian Giáo Hội- để ban ân sủng cứu độ trong Giáo Hội.

          Bí tích, dấu chỉ ban ân sủng cứu độ, sinh hậu quả do sự khi được thực hiện theo ư Đức Yêsu, cụ thể là theo ư Giáo Hội, ư thừa tác viên đại diện Giáo Hội, và ư muốn ngay lành của thụ nhân. 

Do sự nhờ Đức Yêsu Ki-tô và trong Giáo Hội

          Đức Yêsu là trung gian cứu độ duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, v́ “hẳn không có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. V́ dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đă được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được ơn cứu thoát” (Cv.4, 12). Như vậy, khi nói “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, hoặc nói, “Giáo Hội là bí tích nguyên thủy hay phổ quát”, chúng ta phải hiểu Giáo Hội là phương tiện cứu độ, là bí tích cứu độ nhờ Đức Yêsu Kitô.

          Giáo Hội là bí tích cứu độ v́ Đức Yêsu là bí tích cứu độ, là bí tích nguồn, là nguyên nhân Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho con người, là nguyên nhân qua đó và trong đó Thiên Chúa yêu thương con người.

Phương tiện cần thiết

          Khi chúng ta nói bí tích là phương tiện cần thiết để được công chính hóa hay được cứu độ[59], chúng ta hiểu đó là những phương tiện cần thiết tùy thuộc chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Yêsu Kitô, nhờ Đức Yêsu Kitô và do Đức Yêsu Kitô.

          Khi chúng ta nói các bí tích có hiệu quả do sự (ex opere operato), hay theo ngôn từ của K. Rahner “các biểu tượng thực”, nghĩa là bí tích sinh cái chúng chỉ và chỉ cái chúng phát sinh ra[60], chúng ta phải hiểu: các bí tích Công Giáo có kết quả như vậy là do ư định của Thiên Chúa nơi đức Yêsu Kitô. Ngài muốn các dấu chỉ Ngài thiết lập sinh ơn thánh. Và như vậy hàm chứa, các dấu chỉ này chỉ sinh ơn thánh khi nó được cử hành theo ư Chúa Kitô, thể hiện qua ư Giáo Hội, và cụ thể nữa là theo ư thừa tác viên đại diện và nhân danh Giáo Hội.

          Chúng ta đă t́m hiểu về ư định cứu độ hết mọi người của Thiên Chúa trong Đức Yêsu Kitô, đă t́m hiểu về con người trong chiều kích được mời gọi tham dự sự sống thần linh của Thiên Chúa, và chúng ta đă thấy Thiên Chúa tạo dựng con người là hồn và xác; và chính trong cơ cấu “tinh thần qua thể xác” này mà Thiên Chúa ban ân sủng cứu độ con người. Đến đây chúng ta có thể kết luận: 

·       không ǵ bắt buộc Thiên Chúa phải ban ân sủng cứu độ con người qua các dấu chỉ khả giác nếu ta nh́n vấn đề cách tiên thiên;

·       nhưng thực tế Thiên Chúa đă tạo dựng con người là hồn và xác; Ngài muốn con người là con người trong cơ cấu “thể xác tinh thần” này, nên Ngài đă dùng cơ cấu dấu chỉ để biểu lộ t́nh yêu ân sủng của Ngài đối với con người; Ngài cũng muốn con người diễn tả thái độ sống của con người đối với Ngài và đối với nhau qua cơ cấu “thể xác tinh thần”. 

D. ÂN SỦNG QUA BIỂU TƯỢNG NGOÀI KITÔ GIÁO

 

 

HOME    LỜI CHÚA    ĐỨC TIN    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG     IN ENGLISH    VỀ TÁC GI

Dẫn Nhập Thần Học   Mặc Khải   S Sống Nếu Bạn Tin   Thiên Chúa Ba Ngôi   Tôn Giáo Ngoài Kitô   Ân Sủng  Biểu Tượng

ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG    ASVBT1     ASVBT2     ASVBT3     ASVBT4     ASVBT5

 

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

phamthanhliem

[email protected]

 



[1] L. LEAHY, Philosophie de l'homme, COLLÈGE PONTIFICAL St. PIE X, ĐALAT 1974, pp. II/1-2

Xem thêm G. SIEWERTH, L'homme et son corps, PLON- PARIS 1957, p. 100

[2] Cf. P. BENOIT. Editorial của CONCILIUM 40 (1968), p. 7

[3] L. MONDEN, sj, Le miracle- signe de salut, DDB. 1960, p. 42

[4] Ibidem, p. 43

[5] K. RAHNER, Piété personnelle et piété sacramentelle, trong Écrits théologiques, t. II, DDB. 1960, p. 129

[6] Ibidem, p. 130-131

[7] Ibidem, p. 131

[8] P. FOULQUIÉ, Dictionnaire de la langue philosophique, PUF- PARIS 1962, p. 672-674.

[9] L. LEAHY, Philosophie de l'homme, DALAT 1974, p. II/6 

A-M. ROGUET, Renseignements techniques,

trong Les Sacrements, DESCLÉE et CIE, PARIS 1945, p. 314:

“Le signe c'est la pure relation de signification, abstraction faite de la chose qui le soutend, c’est une pure mesure du substitut par le signifié”.

[10] Xem phần Liminaire của Symbole, p. 8 trong RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959)

[11] L. LEAHY, Philosophie de l'home, DALAT 1974, p. II/6.

[12] A. DREXEL, Bí tích đại cương, GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN-ĐALAT, không ngày, p. 16-17.

[13] L. LEAHY, Ibid.

[14] A- M. ROUGET, Renseignements techniques, trong St. THOMAS, S.T., III, q.60-65,

bản dịch Les sacrements, DESCLÉE ET CIE-PARIS 1945, p. 315

[15] Ibidem, p. 314: “Le signe, de même, si on le prend très rigoureusement, c'est l'extrême pointe du symbole, c'est le point par ó le symbole n'est que signe, abstraction faite de sa nature propre. Pris plus largement, le signe, c'est le symbole lui-même en tant qu'il exerce la fonction de signifier, qu'il est sujet de la relation de signification. Et le symbole, de son côté, n'est symbole que parce qu'il se termine en signe...

               Le signe pris au sens précis de signification peut encore désigner soit une signification, proprement dite, soit un symbolisme...

               La distinction entre signe et symbole que nous voudrions établir n'est pas une distinction totale.”

[16] Xem Liminaire của quyển Symbole, trang 7 trong RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959).

[17] ERNST CASSIRER, An essay on man, YALE UNIVERSITY PRESS 1962, pp. 32-36.

[18] Ibidem, p. 33.

[19] Xem phần Liminaire của Symbole, p. 8-9 trong RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959)

[20] Xem K. RAHER, Pour la théologie du symbole, trong ÉCRITS THÉOLLGIQUE, t. IX, DDB. 1968, p. 13

[21] Ibidem, p. 16

[22] Ibidem, p. 17

[23] Ibidem, pp. 18-19

[24] Ibidem, pp. 19-20

[25] Ibidem, p. 21

[26] Ibidem, p. 25

[27] J. DE FINANCE, Connaissance de l'être- Traité d'ontologie, DDB-PARIS 1966, pp. 405-406

[28] K. RAHNER, Pour la théologie du symbole,

trong ÉCRITS THÉOLOGIQUES, t. IX, DDB. 1968, p. 39

Ghi chú 1: Même la réception du salut de la part de l'esprit libre de l'homme est un acte de tout l'homme, donc aussi corporel: il s'accomplit donc toujours aussi dans le symbole (acte qui est donc toujours aussi historique et social), donc encore “ecclésial”.

[29] AUGUSTINUS, Contra Julianum, 5, 11, 45 R. 1909 (Chữ bí tích ở đây được dùng là sacramentum, nó c̣n có nghĩa là dấu chỉ hoặc biểu tượng). Xem thêm A. DREXEL, Bí tích Đại cương, GHHV- DALAT, không ngày, p. 128

[30] ST. THOMAS, Summa Theologiae, III, q. 61, a.1: “Respondeo dicendum quod sacramenta sunt necessaria ad humanam salutem triplici ratione. Quarum prima sumenda est ex conditione humanae naturae, cujus proprium est ut per corporalia et sensibilia in spiritualia et intelligibilia deducatur. Pertinet autem ad divinam providentiam ut unicuique rei provideat secundum modum suae conditionis. Et ideo convenienter divina sapientia homini auxilia salutis confert sub quibusdam corporalibus et sensibilibus signis, quae sacramenta dicuntur.”

[31] ST. THOMAS, Summa theologiae, III, q.61, a. 3 et 4

[32] Ibidem, a. 2

Nếu chúng ta quan niệm bí tích (dấu chỉ, biểu tượng của ơn thánh vô h́nh) như cơ cấu con người đ̣i hỏi- con người là xác và hồn- th́ bí tích vẫn cần thiết để con người gặp gỡ Thiên Chúa.

[33] Những người sống trong các tôn giáo ngoài ki-tô tin rằng: Thiên Chúa, Đấng Tối Cao đă mặc khải cho họ, và họ cũng dùng những nghi thức tôn giáo để diễn tả tâm t́nh, thái độ sống với Thiên Chúa mà họ tin thờ.

[34] Yavê Thiên Chúa đă hiện ra cho Hagar dưới dạng “thiên thần”. Thiên thần được dùng trong Kinh Thánh Cựu ước, khi th́ để chỉ người được Thiên Chúa sai đến với con người (Kn.16, 7), khi th́ chỉ chính Thiên Chúa (Kn.16,13; 22,15). Xem thêm ghi chú nơi Kn.16,7 trong bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn.

[35] Ư kiến của Augustin (R.1646,1875), Gregôriô Cả (R.2306), Thomas (ST.,III, q.37, a.1 ad 1), Innocente (DS.780), Frirenze (DS.1310.1347), Trentô (DS.1602).

[36] Ep. “Lectis dilectionis tuae” ad Flavianum epis. Constantinopolitanum, sive “Tomus (I) Leonis”, 13 Jun. 449

DS.293/143/

[37] OTTO SEMMELROTH, art. “Mediatorship”,

trong SACRAMENTUM MUNDI-BURNS&OATES 1969

[38] Xem K. RAHNER, Pour la théologie du symbole, trong ET., t. IX, DDB.1968, pp. 27tt.

[39] Khi Ngôi Lời nhập thể, các thiên thần hiểu hơn về Thiên Chúa. Mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể đă được dấu kín từ đời đời, chỉ được tỏ ra vào thời điểm của nó. Cf. Eph.1, 3tt.

[40] Nhập thể theo kitô giáo không là một hóa thân (avatar) trong Ấn giáo.

[41] Điều này vẫn đúng trước khi Chúa Yêsu được sinh ra v́ biến cố Yêsu Kitô đă là nguyên nhân cứu cánh trong việc tạo dựng của Thiên Chúa. 

[42] W.BULST, “Israel als signum levatum in Nationes...” trong Zeitschrift fuer Katholische Theologie 74 (1952), pp. 167-204

[43] Đức Yêsu thiết lập Giáo Hội: Ngài đă chọn và gọi nhóm mười hai (Mc 3, 13tt; 6,7tt), cho nhóm 12 ngồi trên ṭa xét xử 12 chi tộc Israel (Mt.19, 28), trao quyền ch́a khóa cho các tông đồ và đặc biệt cho Phêrô (Yn.20, 22-23; Mt.16, 16tt).

               Giáo Hội là dấu chỉ của Đức Kitô: xem K. RAHNER, Eglise et sacrements, QUESTTIONES DISPUTATAE 10- DDB.1970, p. 24tt.

[44] K. RAHNER, op. cit, p. 25

[45] K. RAHNER, Eglise et sacrements, QUESTIONES DISPUTATAE 10- DDB 1970, p. 24

[46] K. RAHNER, Piété personnelle et piété sacramentelle,

trong ET., t.II, DDB. 1960, p. 133

[47] Xem A. DREXEL, Bí Tích Đại Cương, GHHV-DALAT không ngày, p. 14

[48] A. DREXEL, op. cit., p. 10

[49] Ibidem, p. 10-11

[50] Ibidem, p. 11

[51] Ibidem, pp. 11-12

[52] A. DREXEL, Bí Tích Đại Cương, GHHV-DALAT không ngày, pp. 12-13

[53] AUG, Epist., 138, 1 PL.33, 527: Sacramentum est sacrae rei signum.

Từ Augustin đến thế kỷ XII đều cho rằng: bí tích là h́nh thức hữu h́nh của ơn thánh vô h́nh. Xem A. DREXEL, op. cit, p. 13

[54] PIERRE LOMBARD, IV Sent., d.1, n.2

Cf. A. DREXEL, op. cit, pp. 13-14

[55] A. ADREXEL. op. cit, p. 14

[56] LEONARDO BOFF, art. “Le sacrement de mariage”,

trong CONCILIUM 87 (1973), trang 23: “Le sacrement est la forme visible de la grâce invisible, et capable d'opérer le salut (Trento, DS.1639)”.

               Sách Giáo Lư công đồng Trentô, phần 2, chương 1, số 11: “ Bí tích là một sự khả giác nhờ được Thiên Chúa thiết lập mà có khả năng biểu thị và sinh ra sự thánh thiện và sự công chính”. Xem A. DREXEL, op. cit, p. 20.

[57] A. DREXEL, op. cit, pp. 20-21.

[58] Xem K. RAHNER, Pour la théologie du symbole,

trong ET., t.IX, DDB. 1968, pp. 34-35. “Sacramenta efficiunt quod significant et significant quod efficiunt.

[59] DS. 1604. 1864. 2536

[60] Xem K. RAHNER, Pour la théologie du symbole,

trong ET., t.IX, DDB. 1968, pp. 34-35. “Sacramenta efficiunt quod significant et significant quod efficiunt.