Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

Lời Hay Ý Đẹp

Tin tưởng rằng mình có lý, và chỉ có mình là có lý thôi, là nguồn gốc của độc tài, một tai họa tàn khốc cho nhân loại.
            - CHARLES BOUDOIN

Con người sinh ra để chiến đấu nên người chứ không phải để an nghỉ.
            - EMERSON.

Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh.
            - DIDEROT.


[Trở lại trang đầu]

Số 6  - Tháng 3/2003

Thư Gửi Bạn - Tâm An

Minh Đạo - Đặng Lũng Nhai

Truyện Cực Ngắng Không Tên - Bình Minh

Thư Cho Em - Đỗ Nam Phong

Thăm Dò Ý Kiến Bạn Đọc
Sounder Labor Relations in Vietnam
Con Đường Sỏi Đá - ngọc nhi
Trang Thơ Bùi Minh Quốc 

Đôi khi  Y Nhi

Con Có Một Tổ Quốc- Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Rượu và cơ thể
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

tùy bút

Thư Gửi Bạn

  • Tâm An 

Khi còn ở Việt Nam tôi cứ luôn tưởng rằng đất nước mình đang đi lên nhiều lắm. Suốt quanh năm ngày tháng đài phát thanh và truyền hình cứ ra rả rằng chỗ này đang đổi mới chỗ kia đang đi lên. Khi thì tích cực phát triển tư duy cho dân, lúc thì phát động những phương pháp xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất... Có những thực tế tôi đã thấy hằng ngày thì lại bình thường như con người sống phải hít thở. Bình thường lâu ngày đến độ tôi không nghiệm ra sự tương phản của hai đất nước Việt Nam: một Việt Nam trên những bước chân đi và một Việt Nam ra rả phóng vào tai nghe, dán vào mắt nhìn. Bây giờ quay đầu lại tôi chỉ thấy được đất nước của mình qua hình ảnh của những người ăn xin đầy đường, những em bé bán vé số, những sinh viên, những thanh niên nam nữ miền trung lũ lụt tha phương tụ tập như kiến trước những trung tâm tìm việc...

Tôi sang đây lao động đã được hai năm. Đi làm mỗi ngày giúp tôi nhận thấy được người Việt Nam chịu khó, siêng năng và giàu sáng kiến hơn những người bản xứ. Nhưng hai năm trôi qua cũng giúp cho tôi thấy rõ đất nước Đài Loan, dù chẳng giầu có gì cho lắm, nhưng so với Việt Nam thì hơn hẳn nhiều.

Tôi có một chị bạn đồng nghiệp người bản xứ. Cứ mỗi Chủ nhật là chị bạn lại đón tôi cùng đi leo núi, hít thở không khí trong lành với gia đình chị. Một số những gia đình như chị ở đây đều có một căn nhà sơ cua ở ngoại ô dành cho mỗi ngày Chủ nhật đến nghỉ ngơi, xả hơi sau một tuần vất vả làm việc. Chị bạn đồng nghiệp tôi là con dâu duy nhất của gia đình chồng. Cuộc sống làm dâu của chị yên ổn và hạnh phúc bởi mẹ chồng chị tôn trọng con cái dù là con dâu. Chồng chị luôn gánh vác tất cả những việc nặng trong gia đình ngoại trừ nấu ăn là dành cho chị. Cứ mỗi lần lên núi, đến lúc chị nấu ăn thì chồng chị hun củi cho chị nấu. Hình ảnh gia đình thật là hạnh phúc làm tôi chạnh lòng nhớ đến một cô bạn gái rất thân của tôi ở Việt Nam.

Bạn tôi lập gia đình và sống chung với gia đình chồng. Không may chồng cô cũng là con một nên bố mẹ chồng không cho ra ở riêng, mặc dù ông bà ấy thừa kinh tế sắm cho vợ chồng cô một căn nhà nhỏ. Gia đình chồng bạn tôi cực kỳ phong kiến bởi thế cuộc sống của cô rất là khổ sở. Hễ mà có một chút gì đó không vừa lòng với gia đình chồng là cô liền bị dè bĩu. Nếu có phản ứng lại chút ít lại bị chồng đánh cho là hỗn láo. Bạn tôi đã làm dâu nhưng giống như một người giúp việc không công lúc nào cũng mang tiếng ăn bám nhà chồng. Cuộc đời của bạn tôi chỉ là một mảnh đời trong bao nhiêu mảnh đời gian truân khác khi kiểu cách phong kiến này vẫn còn phổ biến rất nhiều nơi. Những cuộc đời đó cứ âm thầm nhỏ lệ và tàn lụi dần đi trong cảnh chồng chúa vợ tôi.

Hai năm sống trong nước người là hai năm tôi được hít thở không khí trong lành của cây cỏ, trèo núi với những rặng hoa muôn màu sắc, tản bộ ngắm nhìn những ngôi nhà xinh xắn, ao chuông mà lại không có người ở. Khác với Sài Gòn náo nhiệt, sáng ra đã bụi mù bởi có xe tải, mô tô, cộng với những chất khói độc của biết bao nhà máy thải ra bao quanh thành phố. Mỗi lần đi lên núi nhà chị bạn tôi hít thở không khí là mỗi lần tôi lại nhớ đến những vùng đất trù phú ngày xưa ở quê nội tôi. Tôi nhớ những mảnh đất mầu mỡ bát ngát, cây cỏ xanh rờn, những con người làng thôn mến khách. Vậy mà bây giờ, những màu xanh ngát đã bị tàn phá dần. Mỗi vụ mùa đến dù có may mắn cấy lúa được mùa song cuộc sống vẫn chẳng đổi mới là bao, suốt từ ngày giải phóng đã là hai mươi mấy năm rồi. Dân làng nội tôi vẫn cứ cực khổ với câu ca dao "con trâu là đầu cơ nghiệp" dính chặc vào cuộc đời.

Chị bạn tôi thường kể chuyện ngày trước, khi hòn đảo Đài Loan còn loạn, gia đình chồng chị tất cả đều sống trên ngọn núi này. Ba mẹ chồng chị thì trồng rau, chồng chị và các chị em của anh ngày ngày đi học phải cuốc bộ gần một tiếng đồng hồ. Sau khi dân chủ thành lập, đời sống họ tiến rất nhanh. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà đời sống tinh thần lẫn vật chất được nâng cao rất nhiều so với Việt Nam. Kiểu dân chủ ở Đài Loan này làm cho tôi phải suy nghĩ đến đảng cộng sản ở Việt Nam bây giờ. Sau hơn 20 năm đất nước yên bình mà sao đời sống của người dân quê tôi lại còn quá nghèo khổ, không có lấy một chiếc máy cày cho mỗi gia đình để thay con trâu. Một thiếu nữ như tôi lại phải phiêu lưu tìm đường ra xứ người lao động ngày 12 tiếng, bị môi giới bóc lột, bị hãng làm khó dễ, không trả tiền tăng ca và nếu mình mở miệng phản đối là bị đuổi về nước tức thì.

Hai năm xa xứ làm nỗi nhớ quê hương da diết choáng ngợp tâm tư. Hai năm xa xứ làm tôi nhìn lại quê hương đất nước của mình bằng một tư duy khác. Hai năm xa xứ làm tôi nhìn lại thân phận của mình và của đồng bào tôi giữa những thay đổi và phát triển của văn minh nhân loại. Tôi trằn trọc mỗi đêm với câu hỏi: mình sẽ sống ra sao, sẽ làm gì cho bản thân mình và cho dân tộc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và trở về lại Việt Nam.


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ý, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1