Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

Lời Hay Ý Đẹp

Tin tưởng rằng mình có lý, và chỉ có mình là có lý thôi, là nguồn gốc của độc tài, một tai họa tàn khốc cho nhân loại.
            - CHARLES BOUDOIN

Con người sinh ra để chiến đấu nên người chứ không phải để an nghỉ.
            - EMERSON.

Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh.
            - DIDEROT.


[Trở lại trang đầu]

Số 6  - Tháng 3/2003

Thư Gửi Bạn - Tâm An

Minh Đạo - Đặng Lũng Nhai

Truyện Cực Ngắng Không Tên - Bình Minh

Thư Cho Em - Đỗ Nam Phong

Thăm Dò Ý Kiến Bạn Đọc
Sounder Labor Relations in Vietnam
Con Đường Sỏi Đá - ngọc nhi
Trang Thơ Bùi Minh Quốc 

Đôi khi  Y Nhi

Con Có Một Tổ Quốc- Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Rượu và cơ thể
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

Rượu và cơ thể

Rượu và thơ thường đi đôi với nhau nhưng khi đối chứng với khoa học và những ảnh hưởng xấu trên cơ thể con người thì chúng ta thấy rõ một hình ảnh tương phản nếu chỉ nói về phương diện cá nhân. Nếu mỗi người say có thể  chịu khó "tỉnh táo" trong một thời khắc "say thời" và "hư người" đó để nhận diện hình ảnh "một người say" của mình thì chắc chắn trong tương lai không xa rượu và những vấn đề phức tạp xoay quanh sẽ dần dần giảm đi để xã hội chúng ta đang sống ngày một tốt đẹp hơn. Phù Sa thân gởi đến các bạn bài phỏng dịch sau đây của bạn ĐĐH, một độc giả của PS từ Nhật Bản.

"Say sưa nghĩ cũng hư người
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Trời say trời cũng đỏ gay
Đất say đất cũng lăn quay ai cười"

Say sưa có vẻ khá ngang tàng và "hay hay"! Tuy nhiên những ảnh hưởng lâu dài lên cơ thể của một người say có lẽ không được hay.

Bài thơ hình như của thi sĩ Tản Đà vẽ lên một hình ảnh khá thật của một người say, và câu thơ có lẽ cũng làm cho một số người thấy chuyện say không được hay cho lắm theo như bài viết tóm lược sau đây của bài "How Alcohol Works" của tiến sĩ Craig C. Freudenrich.

Cơ Thể và Sức Hấp Thụ của Rượu

Khi rượu đi vào cơ thể  thì khoảng 20% được hấp thụ bởi dạ dầy và khoảng 80% được hấp thụ bởi ruột. Rượu được hấp thụ nhanh hay chậm là do nhiều yếu tố:

- nồng độ rượu cao hay thấp: Nồng độ càng cao thì sự hấp thụ rượu càng nhanh.

- loại nước uống:  Nước uống có ca-bô-nát sẽ gia tăng mức hấp thụ rượu.

- dạ dầy đầy hay rỗng: đồ ăn sẽ làm chậm sự hấp thụ rượu.

Sau khi được hấp thụ, chất rượu sẽ đi theo máu vào các mô  của cơ thể (ngoại trừ mô mỡ vì chất rượu không hoà tan được trong mỡ). Sau khi đã xâm nhập vào các mô thì rượu bắt đầu gây ra các ảnh hưởng cho cơ thể. Các ảnh hưởng này có thể bắt đầu trong vòng 20 phút sau khi uống rượu, và tuỳ thuộc vào Nồng Độ Rượu Trong Máu.

Rượu sẽ rời cơ thể qua 3 ngã:

- thận tiêu hoá 5% rượu qua nước tiểu

- phổi làm bay hơi khoảng 5% rượu

- gan chế biến chất rượu thành chất acid acetic

Ảnh hưởng của chất rượu:

Ảnh hưởng của rượu cho cơ thể có thể được  quan sát qua các thái độ và cách cư xử của người uống rượu. Cơ thể người say sẽ tạo ra một số phản ứng sau khi hấp thụ lượng rượu. Một người say sẽ trải qua các giai đoạn sau theo nồng độ:

1- Giai đoạn quá trớn với nồng độ = 0.03%-0.12%

- người uống cảm thấy rất tự tin và dễ dàng bị khiêu khích

- mặt đỏ gay

- sự phán xét của trí óc bị giảm thiểu

- vụng về trong các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ thí dụ như ký tên hoặc viết tay.

2-Giai đoạn kích thích khi nồng độ = 0.09%-0.25%

- cảm thấy buồn ngủ

- cảm thấy khó khăn khi phải suy nghĩ hay phải dùng đến trí nhớ

- phản ứng chậm (thí dụ nếu họ làm đổ nước ra bàn thì họ chỉ trố mắt nhìn và không làm gì cả)

- đi đứng nghiêng ngã và tầm nhìn bị giảm

- các giác quan như nghe, nếm, cảm  v.v... đều gặp khó khăn

3-Giai đoạn lẫn lộn với nồng độ = 0.18%-0.3%

- bối rối: không rõ mình đang ở đâu và đang làm gì

- chóng mặt và đi loạng choạng

- hung hăng

- trầm mặc hoặc tình cảm quá mức

- không còn nhìn rõ ràng

- buồn ngủ

- nói năng lộn xộn

- phản ứng chậm chạp

- không thấy đau đớn

4-Giai đoạn say mèm với nồng độ = 0.25%-0.4%

- cử động khó khăn

- không còn phản ứng

- không thể đứng nghiêm hay đi

- có thể bị nôn mửa

- mất sự sáng suốt

5-Giai đoạn hôn mê với nồng độ = 0.35%-0.5%

- không còn tỉnh táo

- con ngươi không còn phản xạ với sự thay đổi ánh sáng

- cảm giác lạnh

- hơi thở yếu

- tim đập yếu

- có thể đi đến tử vong

6-Giai đoạn tử vong với nồng độ hơn 0.5%

Trên đây là các phản ứng mà cơ thể người say biểu lộ ra ngoài. Bên trong cơ thể, các bộ phận cũng chịu một số ảnh hưởng của rượu.

Chất rượu tác động chủ yếu lên các tế bào thần kinh trong óc. Chất rượu làm hỏng sự thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau cũng như với các tế bào khác, áp chế các hoạt động của các sợi thần kinh kích thích và ngược lại gia tăng các hoạt động của các sợi thần kinh loại áp chế.

Ngoài tác động chính lên óc, chất rượu còn tác động lên các mô trong cơ thể và tạo ra các ảnh hưởng sau:

-làm tổn thương các thành của dạ đầy và ruột, do đó gây nôn mửa. Các thành của dạ dầy và ruột bị tổn thương cũng gây ra các ung nhọt cho hai bộ phận này.

-tăng lượng máu của dạ dầy và ruột làm cho các bộ phận này phải tiết ra  nhiều chất acid.

-tăng lượng máu đến da làm cho người uống rượu bị đổ mồ hôi hay da bị đỏ. Sự đổ mồ hôi khiến cho thân nhiệt giảm và gây cảm giác lạnh.

-vì phải cung cấp lượng máu cao hơn mức bình thường, tim phải làm việc nhiều và khiến cho người uống rượu dễ bị cao huyết áp.

-giảm lượng máu đến các bắp thịt khiến cho bắp thịt bị đau nhất là khi người say rượu bắt đầu tỉnh lại.

-gan phải làm việc nhiều để tiêu hoá chất rượu bằng cách gia tăng lượng men và do đó khiến các tế bào của gan bị cứng dần, lại đưa đến bệnh sơ gan.

-chất rượu cũng làm cho lượng chất sắt và vitamin B của cơ thể bị giảm, và do đó gây ra bệnh thiếu máu.



Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ý, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1