ác nhà khảo cổ học và nhân chứng học đã tìm thấy những dấu tích của con người trên lãnh thổ Việt Nam cách ngày nay hàng chục vạn năm.
Trên sườn núi Đọ - Thanh Hóa (còn có các tranh luận về niên đại của di tích này) và tại các địa điểm Hang Gòn, Dầu Dây (Đồng Nai), đã phát hiện được những công cụ đá thô sơ của sơ kỳ thời đại đá cũ. Di cốt người vượn (archanthropus) cũng đã tìm thấy trong hang Thẩm Hai và Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). Đó là những chiếc răng hóa thạch có những đặc điểm gần với răng người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis), nằm trong di cốt một quần động vật thời kỳ trung kỳ cách tân (Pléistocène) cách ngày nay khoảng 30 vạn dặm. Như vậy cách đây hàng chục vạn năm, đã có những bầy người vượn sinh sống rải rác trên ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
 

Tại hang Thẩm ồm (Nghệ An), tìm thấy răng hóa thạch của một loài người vượn sống cách ngày nay 14-25 vạn năm, đang trên quá trình tiến hóa từ người đứng thẳng (homo erectus) lên người hiện đại (homo sapiens).

Tiếp theo đó, di cốt người hiện đại đã được phát hiện ở hang Hùm (Yên Bái) có niên đại 8-14 vạn năm, rồi ở Kéo Lèng (Lạng Sơn), Soi Nhụ (Quảng Ninh), Thung Lang (Ninh Bình). Những phát hiện trên cho thấy quá trình chuyển hóa từ người vượn thành người hiện đại diễn ra khá sớm trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là những trang mở đầu của lịch sử thời nguyên thủy Việt Nam.
 

Văn hóa Sơn Vi (Vĩnh Phú) thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lao Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.
 

Từ văn hóa Sơn Vi phát triển lên văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn thuộc thời kỳ nguyên đá mới (protonéolithique) và sơ kỳ đá mới (néolithiqueférieur) tồn tại cách đây trên dưới 1 vạn năm. Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn phân bố trên địa bàn rộng của Đông Nam á gồm cả Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaisia, đông Sumatra, song cuội nguồn là Việt Nam. Cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn đã biết trồng trọt và Việt Nam cũng như Đông Nam á được coi là một trung tâm nông nghiệp vào loại sớm nhất của loài người bên cạnh trung tâm Trung Đông, Trung Mỹ, Pêru. Đó là bước mở đầu của "cuộc cách mạng đá mới" mà thành tựu chủ yếu là sự phát sinh nông nghiệp




   Trở lại trang chính

Đến hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 4-5 nghìn năm, các di tích văn hóa tiền sử phân bố rộng khắp lãnh thổ Việt Nam trên các địa hình khác nhau, từ Bắc chí Nam, từ miền núi rừng cao nguyên phía tây đến châu thổ ven biển và hải đảo phía đông đó là văn hóa Hạ Long (Quảng Ninh), văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình), văn hóa Cầu Sắt (Đồng Nai)... và các di vật tìm thấyở hầu khắp mọi nơi. Đây cũng là thời kỳ biển lui và hình thành các đồng bằng châu thổ ven biển. Từ các miền gò đồi, miền chân núi, cư dân nguyên thủy tiến xuống chinh phục vùng châu thổ, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước. Trên cơ sở kinh tế trồng lúa nước kết hợp cới các loại cây trồng khác, kết hợp với các nghề thủ công, với hái lượm, săn bắn chăn nuôi, đấnh cá, cuộc sống của con người dần dần ổn định với những xóm làng nông nghiệp định cư dựa trên qua hệ thị tộc mẫu hệ. Đó là cuội nguồn xa xưa của nền văn minh Việt Nam cổ truyền.

   Nguyễn Hữu Cường   

buttom_bar.gif (1261 bytes)

 

Hosted by www.Geocities.ws