JC Chua Kito - Sacraments, Dao Cong Giao, Catchism, Thieu Nhi Thanh The & Boy Scouts
Hosted by www.Geocities.ws

 Chua Kito - Sacraments, Dao Cong Giao, Catchism, Thieu Nhi Thanh The & Boy Scouts
 
 Đạo Công Giáo
 ▪ 7 Phép Bí Tích
 ▪ Giáo Lý
 ▪ Kinh Đọc Hằng Ngày
 ▪ Nghi Thức Lễ
 ▪ Bài Hát

 Catholicism
 ▪ 7 Sacraments
 ▪ Bible Study
 ▪ Daily Prayers
 ▪ Gospel Songs
 ▪ Order of Mass

 Thiếu Nhi TT
 ▪ Băng Reo
 ▪ Chuyên Môn
 ▪ Phong Trào TNTT
 ▪ Thiếu Nhi Ca
 ▪ Trò Chơi

 Boy Scouts
 ▪ Chuyên Môn
 ▪ Hướng Đạo Ca
 ▪ Boy Scout Guide

 
 Miscellaneous
 ▪ FAQs
 

Hosted by www.Geocities.ws


Thánh Lễ

A. Lời nguyện và các bài đọc
   Trong phần thứ nhất của Thánh lễ, Linh Mục và giáo dân cùng nhau họp lại, cầu nguyện cùng Chúa và đón hận sứ điệp của Chúa qya các bài đọc Thánh Kinh.
I. Lời cầu của dân chúng dâng lên Thiên Chúa
   Phần nhập lễ:
   1. Ca nhập lễ và lời chào đón cộng đoàn của vị chủ tế. Có thê chào đón dước nhiều hình thức. Ðây là cách vắn tắt nhất; Chủ tế nói: "Chúa ở cùng anh chị em:, và cộng đoàn đáp lại: "Và ở cùng Cha".
   2. Sau đó chủ tế xin cộng đoàn cùng ngài thống hối tất cả các tội lỗi qua kinh "Toi Thú Nhận". Mọi người đều tỏ lộ cùng Chúa lòng thống hối của mình hầu xứng đáng dâng thánh lễ.
   3. Xin Chúa thương xót chúng tôi, xin Chúa Kitô, thương xót chúng tôi.
   4. "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời". là một bài ca tụng Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thân`. Bài ca này được hát hay đọc trong các thánh lễ trọng và Chúa Nhật, trừ Mùa Vọng, Mùa Chay và các thánh lễ an táng.
   5. Ðoạn vị chủ tế đọc kinh nguyện của cộng đoàn, kinh nguyện đặc biệt cầu xin những nhu cầu cần thiết của dân chúng. Cộng đoàn thưa "Amen": tỏ lời đồng tình liên kết với vị chủ tế.
* Amen: nghĩa là "Phải", "chúng tôi chân thành ước được như vậy".

II. Lời Chúa cho dân chúng
   1. Luôn luôn có hai và thỉnh thoảng có ba bài đọc trích tù Thánh Kinh. Nhờ các bài đọc này, Lời Chúa được ban cho chúng ta qua Giáo Hội. Bài đọc trọng thế nhất là bài được trích từ Phúc Âm, và chúng ta đứng nghiêm trang lắng nghe những gì Chú Giêsu đã nói và hành động.
   2. Sau bài Phúc Âm, đặc biệt trong các ngày Chúa Nhật, vị chủ tế sẽ diễn giảng Thánh Kinh hay những lời dạy dỗ khác của Chúa Kitô và Giáo Hội.
   3. "Kinh Tin Kính" vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng có đọc Kinh Tin Kính. Khi đọc kinh này Giáo Hội tuyên xưng Ðức Tin.
   4. Kinh nguyệng giáo dân: Toàn thể dân Chúa hiện diện tỏ bày qua kinh nghiệm này những nhu cầu của Giáo Hội và của nhân loại. Thường được đọc trong các ngày Chúa Nhật, lễ trọng và các dịp đặc biệt.

B. Lễ hy sinh được dâng hiến
I. Dâng của lễ
   Thời xưa giáo dân dâng bánh, rượu và các của lễ khác. Ngày nay, giáo dân cũng dâng bánhm rượu và tiền của.
   1. Vị chủ tế tiếp nhận lễ vật và đặt trên bàn thờ. Sau đó ngài cầm lấy bánh và dâng lên Thiên Chúa. Bánh là hoa màu của ruộng đất và lao công của con người. Vậy khi dâng bánh, vị chủ tến cũng dâng mọi khó nhọc của chúng ta.
   2. Tiếp đến, vị chủ tế hay phó tế đổ một ít nước vào rượu để cầu xin cho chúng ta được tham dự vào thiên tính của Chúa Giêsu. Chính vị chủ tế cầm lấy chén rượu và dâng lên Thiên Chúa. Khi dâng bánh và rượu, vị chủ tế đều xin Thiên Chúa biến chúng thành Của Ăn và Của Uống thiêng liêng cho chúng ta.
   3. Vị chủ tế rửa tay để nhắc nhở ta phải tẩy rửa linh hồn trong sạch trước khi bước vào phần Hy lễ.
   4. Sau đó vị chủ tế kêu gọi cộng đòan cầu nguyện để xin Chúa Cha chấp nhận lễ vật, cả cộng đồng thanh đáp lại lời mời gọi bằng cách xin Chúa nhận lễ vật để ca tụng và tôn vinh Người.
   5. Ðể kết thúc phần dâng lễ, vị chủ tế đọc Lời Nguyện trên lễ vật để xin Thiên Chúa chấp nhận lễ vật của dân chúng.

II. Kinh Nguyện Thánh Lễ
   1. Có nhiều Kinh Tiền Tụng. Tất cả các Kinh Tiền Tụng đều là một loại thánh ca dùng để ngợi khen, cảm tạ Chúa. Chúng kết thúc bằng kinh "Thánh Thánh Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh" (Sanctus).
   2. Có bốn Kinh Nguyện Thánh Thể. Tất cả đều diễn tả việc ta dâng Hy Lễ để thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa, và xin Người ban những điều cần thiết cho dân chúng, còn sống cũng như đã qua đời.
   3. Truyền phép; Vị chủ tế cầm lấy bánh và đọc lại chính những lời của Chúa Giêsu để biến bánh trở nên Mình Chúa. Ngài dâng Mình Thánh len cho chúng ta chiêm bái và thờ lạy, rồi bái qùy. Ngài cầm lấy chén rượu, đọc lại chính những lời của Chúa Giêsu để biến rượu nên Máu Chúa; ngài cũng nâng Chén Thánh lê, đoạn bái qùy như trên.
   4. Tiếp đến, vị chủ tế mời gọi dân Chúa tuyên xưng Ðức tin trước Mầu Nhiêm Chúa Giêsu chết, sống lại và sẽ trở lại.
   5. Kinh Nguyện Thánh Thể kết thúc với lời long trọng ngợikhen và tôn vinh Thiên Chúa Kitô với những lời sau: "Chính nhờ Ðức Kitô (Người), cùng với Ðức Kito (Người), và trong Ðức Kitô (Người), mà mọi chúc tụng và vinh quang đều quy về Chúa, là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời". Giáo dân tung hô: "Amen". Trong thời Giáo Hội sư khai, lời tung hô này được gọi là lời tung hô trọng thể của toàn dân cùng nói lên để chứng tỏ việc tất cả cùng liên hợp với Hy Lễ.

C. Bữa Tiệc Thánh
   1. Sau khi nhắc nhở cho cộng đoàn mệnh lệnh của Chúa Giêsu về cách cầu nguyện cùng Chúa Cha, vị chủ tế và cộng đoàn đọc Kình Lạy Cha. Ba lời nguyện đầu được quy về Thiên Chúa Cha. Bốn lời nguyện sau hướng về chúng ta; một trong những ý nguyện đó là "Xin cho chúng tôi lương thực hằng ngày".
   2. Trong phần tiếp tục và khai diễn Kinh Lạy Cha, chủ tế xin Chúa kitô ban cho chúng ta (kể cả chủ tế) bình an Người đã hứa với các tông đồ.
   3. Lễ nghi chúc bình an: qua lễ nghi này cả cộng đoàn giao hòa với nhau trước khi lên bàn tiện để ăn cùng một Tấm Bánh, Mình Chúa Giêsu.
   4. Ðang khi chủ tế bẻ Bánh, cộng đoàn đọc hoặc hát kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" để xin Chúa thương xót và ban bình an.
   5. Vị chủ tế nâng Mình Bánh và Máu Thánh lên trước mặt dân chúng và đọc to: "Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đén dự tiệc Thiên Chúa". Qua những lời này ngài có ý mời gọi tất cả tới dự Tiệc Thánh. Khi thưa lại "Lạy Chúa, tôi chẳng đáng Chúa ngự vào nhà tôi, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn tôi sẽ lành mạnh", cả cộng đoàn khiêm nhường xin Chúa Giêsu tha thứ mọi tội lỗi hầu xứng đáng tiếp rước Người.
   6. Ðoạn vị chủ tế rước Mình và Máu Chúa Giêsu. Khi ấy đọc hay hát Ca Hiệp Lễ.
   7. Trừ những trười hợp đặc biệt, giáo dân thường chỉ rước Mình Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn hiện diện dưới hình Bánh hay hình Rượu.
   8. Trước khi trao ban Mình bánh, chủ tế đọc: "Mình Thánh Chúa Kitô", và người hiệp lễ thưa: "Amen".
   9. Lời nguyện sau Hiệp Lễ được chủ tế đọc lên để xin Thiên Chúa chúng ta những gì cần thiết nhờ Bí Tích chúng ta vừa nhận.
   10. Trước khi giải tán, vị chủ tế, thay mặt Chúa Giêsu ban phép lành. Sau cùng, vị chủ tế giải tán cộng đoàn với những lời sau: "lễ xong, chúc anh chị em về bằng an". Cộng đoàn đáp lại: "Tạ ơn Chúa". Cộng đoàn cám ơn Chúa không phải vì thánh lễ đã hết, nhưng vì những ơn lành Chúa ban trong thánh lễ.

* Hiệp Lễ:
   Lần đầu tiên, khi Chúa Giêsu nói cho dân chúng về Thánh Thể, Người đòi hỏi họ phải tin vào những Người nói. Nhưng nhiều người đã từ chối và bỏ Người.
   Ðể rước Chua, tôi cũng phải tin rằng tôi đang tiếp rược Chúa Giêsu, Lễ Hy Sinh tôi đã dâng lên Thiên Chúa.
   Ðể rước lễ nên, ta phải sống trong ơn nghĩa của Chúa. Rước Chúa trong khi mang tội là phạn thêm một tội trong khác. Khi mắc tội trọng, ta phải xưng tội trước khi rước lễ.
   Rước Chúa cần phải có ý ngay lành. Nếu tôi có đức tin mạnh mẽ, tất tôi cũng có ý ngay lành. Ðầy là những ý ngay lành tôi có thể có:
   - Ðể chứng tỏ lòng tôi yêu mến Chúa,
   - Ðể kết hiệp mật thiết với Hy Lễ,
   - Ðể cám ơn Chúa,
   - Ðể tăng thêm đời sống ân sủng,
   - Ðể giúp tôi chống trả cám dỗ.
   Tôi không nên lo lắng về ý ngay lành của tôi. Nếu tôi muốn yêu mến và phụng sự Thiên Chúa, tôi đã có ý ngay lành rồi.
   Khi Rước lễ, ta phải giữ chay Thánh Thể:
   1. một giờ trưóc khi rước lễ phải kiêng đồ đặc và mọi chất lỏng có men.
   2. Nước lã không phá chay Thánh Thể, nên có thể uống bất cứ lúc nào.
   3. Những người bệnh, cả khi không liệt giường, có thể uống thuốc và nước không có chất rượu bất cứ lúc nào trước khi rước lễ.
   Những ai trong tình trạng nguy kịch gần chết, dù không giữ chay Thánh Thể, cũng nên hiệp lễ khi còn có thể được.
   Thông thường chúng ta chỉ có thể hiệp lễ mỗi ngày một lần thôi, nhưng có ba ngày chúng ta có thể hiệp lễ hai lần: Lễ Giáng Sình (lễ Nửa Ðêm và lễ Ban Ngày); Thức Năm Tuần Thánh (lễ Dầu và lễ Tiệc Ly); Lễ Phục Sinh (Lễ Vọng Phục Sinh và Lễ Phục Sinh). trong những trười hợp đặc biệt, Ðấng bề trên địa phương có thể có phép rước lễ một lần nữa trong cùng một ngày.
   Sau hiệp lễ tôi cám ơn Chúa. Tôi thờ lạy và cầu xin Người những ơn cần thiết cho gia đình, bạn hữu, cho Giáo Hội và thế giới.

* Tôn Kính Thánh Thể:
   Ân sủng Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức sẽ tồn tại trong ta, nhưng chính hai Bí Tích này thự sự kết thúc lời và tác động của chúng chấm dứt.
   Bí Tích Thánh Thể thì khác. Chúa Giêsu vẫn còn hiện diện thực sự, sau khi truyền phép, bao lâu bánh và rượu vẫn còn. Nên Bí Tích Thánh Thể dưới hình dạng bánh được giữ trong các nhà tạm tại hầu hết các nhà thờ.
   Nhà thờ mở cửa suốt ngày, nên tôi có thể tới thờ lạy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Khi vào nhà thời tôi bái quỳ để thờ lạy Chúa. Ðoạn tôi chuyện vãn cùng Chúa Giêsu, thờ lạy Người, và cùng với Người mày thờ lạy Chúa Cha.
   Khi chầu, Thánh Thể được trưng bày cho tôi thờ lạy, và với Thánh Thể, Linh Mục chúc lành cho dân chúng. Khi chầu, Mặt Nhật có Thánh Thể được đặt trrên bàn thờ cho dân chúng đến cầu xin trưóc tôn nhan Chúa. Mỗi năm mỗi nhà thờ đều có một dịp chầu trọng thể gọi là Chầu Lượt.
   Khi tôi xemn thấy Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, những gì xem thấy là bánh. Nhưng tôi xin Chúa hiện diện thật sự vì Chúa đã pháp dạy tôi như thế.
   Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong phép Thánh Thể, nhưng một cách đặc biệt; Người hiện diện như của lễ được hiến dâng trong Hy Lễ. Mặc dầu Người là của lễ hy sinh, trong phép Thánh Thể Người không phải đau khổ gì cả; Người không phải là một tù tội ở thiên đàng vậy, hoàn toàn hạnh phúc và vinh hiển.
 
 
Hosted by www.Geocities.ws

1