Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh?

Tâm Việt
 

Hồ Chí Minh có nhiều thủ đoạn gian xảo như ông ta lấy tên khác để tự ca tụng mình cho nó có vẻ khách quan. Bây gìơ còn ai không biết hai tác gỉa Trần Dân Tiên và T.Lan cũng chỉ là chính ông Hồ. Tỉnh bơ, coi như trên đời này không ai biết gì hết, thật chỉ có "Bác" Hồ.

Nhưng chưa hết, "Bác" Hồ nhà ta lại thoải mái "chôm" luôn tập thơ "Ngục trung nhật ký" của người khác và nói là của mình. Hiện tập thơ này đang đăng tại website http://vnthuquan.net dưới tên tác gỉa Hồ Chí Minh.

"Ngục trung nhật ký" thực sự là của ai, viết trong hoàn cảnh nào, tại sao ông Hồ có cơ hội để "cầm nhầm" như thế, những đoạn nào chứng minh một cách rõ rệt nhất là tập thơ này không do chính ông Hồ viết ra, ...?

Chúng tôi biết là bạn Tâm Việt đã có nói qua về vấn đề này, nên chúng tôi lại cảm phiền bạn, nếu bạn có gìơ, xin vui lòng viết lại các bài mà bạn đã phổ biến. Xin cám ơn.

xoathantuong
3/7/2007
_____________________________________
 

NGỤC TRUNG NHẬT KÝ.

Tập thơ hồi ký giãi bày lòng yêu nước và ước mơ tươi đẹp cho tổ quốc .... 中華

Tổ quốc nào và lòng yêu nước của tác giả để ở đâu ?

Thân thế của tác giả.

Qua bài viết về chiếc gậy, (Ngục đinh thiết ngã chi sĩ-đích (Stick)/ Lính ngục đánh cắp chiếc gậy), chúng ta biết được độ tuổi và địa vị của tác giả.

Chiếc gậy đã là bạn đồng hành của tác giả qua bao nhiêu năm dài. (Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương), mà chiếc gậy này chắc chắn không phải là chiếc gậy thường vì giá trị của nó đi với uy thế của tác giả - đó là sự chính trực và kiên cường của vị quan thanh liêm. (Nhất sinh chính trực hựu kiên cương). Cộng thêm bài viết than già nhận mình là lão tóc bạc và răng rụng (Lạc liễu nhất chích nha), chúng ta có thể đoán được tác giả phải vào tuổi lục tuần (55 tuổi trở đi).

Qua bạn bè và liên hệ quyền thế, chúng ta có thể biết địa vị chức vụ của tác giả.

Tác giả là một vị quan của Quốc Dân đảng nên trong thời gian bị nghi ngờ vẫn được quyền lợi hơn hẳn những người tù bình thường, bài (Mông ưu đãi). Ông cũng ca ngợi đưa chi tiết tài đánh giặc từ Hồ Nam, Chiết Giang, Miến Điện đến Vân Nam của tướng bạn và vui mừng khi bạn được thăng chức, tướng Liang Huasheng, bài (Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh). Khi ở tù, ông cũng được các viên chức đến thăm viếng, bài (Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên).

Với sự quen biết thân thiết với tướng Liang Huasheng, ông đã có giọng văn kẻ cả với đàn em đệ tử của vị tướng này, bài (Tặng Tiểu Hầu (Hải)) trong câu "Vô phụ Lương công giáo dục tình". Thêm nữa qua câu "Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân", chúng ta biết tác giả đảng viên đã sống theo câu nói này mà truyền lại cho người nghe là Tiểu Hầu.

Ngoài ra tác giả còn đề cập đến thống tướng lãnh tụ đảng Tưởng giới Thạch, tác giả ghi nhận sự cô đơn khó nhọc mồ côi cha của Tưởng giới Thạch và nể phục sự cố gắng của vị lãnh tụ này, bài Độc Tưởng công huấn từ. Trong bài này, Đỗ văn Hỷ dịch sai "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" không phải là "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". Cô thần nghiệt tử, có ý là đứa con không may mắn sống cô độc, nên lý đương nhiên là phải cố gắng. Thân thế của tác giả cũng được biểu lộ, là người có đủ kiến thức về luật pháp để viết các đơn kiện cho các bạn tù, với sách luật có sẵn để tra cứu... "Phụng thử", "đẳng nhân" "kim thủy học", bài (Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo).

Vì là bạn thân lâu đời của tướng Lương Hoa Thịnh nên tác giả được cung cấp mọi nhu cầu từ kinh tế đến tư tưởng. Vì biết nhau đã lâu nên các chiến công đánh Nam dẹp Bắc của tướng Liang Huasheng đều được tác giả ghi nhận và ca ngợi.

Mông ưu đãi

Ngật câu phạn thái, thuỵ câu chiên
Hựu cấp linh tiền mãi báo, yên
Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã
Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn

Dịch

Được ưu đãi (Người dịch: Huệ Chi)

Ăn có cơm rau, ngủ có mền
Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền
Ông Lương chủ nhiệm đãi ta hậu
Cảm kích lòng ta, chẳng nói nên

Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh

Tích nhật huy quân Tương, Chiết địa,
Kim niên, kháng địch Miến, Điền biên;
Hiển hách, uy danh hàn địch đởm,
Vị công dự tụng khải toàn thiên.

Dịch

Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh (Người dịch: Trần Đắc Thọ)

Đốc quân ngày trước vùng Tương, Chiết,
Chống giặc năm nay mạn Miến, Điền;
Lừng lẫy uy danh, thù mất mật,
Khải hoàn mừng trước, xướng thành thiên.

Tác giả biết quá khứ thời niên thiếu của lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Trong khi đó ông Hồ và người dịch không biết nên dịch sai câu "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" thành "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". 辜臣孽子: Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên là đứa bé tội nghiệp sinh ra không may mắn nên lẽ đương nhiên phải cố gắng tự thân kiếm sống mà thành công. Không có chữ gia, chữ quốc, chữ thù, mà lại dịch là thù nhà nợ nước là thế nào ??

Độc Tưởng công huấn từ

Bách chiết bất hồi, hướng tiền tiến,
Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm, khổ cán dữ ngạnh cán,
Tự hữu thành công đích nhất thiên.

Dịch

Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ)

Gian khó không lùi, vẫn tiến lên,
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen.

Bởi thế, ông Hồ không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký

Tâm tư của tác giả

Tâm tình của tác giả biểu lộ sự hãnh diện về tổ quốc, đau đớn khi bị ngoại xâm nay vui mừng vì đã dành lại độc lập nhưng nhắn với đồng bào của ông phải đề cao cảnh giác.

Song thập nhất (11-11)

Trung Hoa kháng chiến tương lục tải,
Liệt liệt oanh oanh cử thế tri;
Thắng lợi tuy nhiên hữu bả ác,
Nhưng tu nỗ lực phản công thì.

Ông đau khổ vì các cố gắng đóng góp vào tổ quốc lại bị nghi là Hán gian, "Trung thành ngã bản vô tâm cứu, khước bị hiềm nghi tố Hán gian." và tủi phận vào ngày Quốc khánh Dân quốc.

Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo

Gia gia kết thái dữ trương đăng
Quốc khánh hoan thanh cử quốc đằng
Ngã khước kim thiên bị bang giải
Nghịch phong hữu ý trở phi bằng.

Dịch

Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo (Người dịch: Nam Trân)

Nhà nhà hoa kết với đèn giăng,
Quốc khánh reo vui cả nước mừng;
Lại đúng hôm nay ta bị giải,
Oái oăm giá cản cánh chim bằng.

Trong bài Thụy bất trước, câu "Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh", người dịch là Nam Trân đã cố ý gắn biểu tượng cộng sản sao vàng vào bài này. Thực ra, ý của tác giả là bày tỏ giấc mơ may mắn cho mình và thịnh vượng cho tổ quốc mình. Trong Sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có câu : Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng - Lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh. Biểu tượng ngũ tinh là điềm may mắn mưa thuận gió hòa, nhân tình yên ổn.

Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh 夢魂環繞五尖星 The dream-soul surrounds with five sharp stars

Thuỵ bất trước

Nhất canh ... nhị canh... hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.

Dịch

Không ngủ được (Người dịch: Nam Trân)

Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Trong bài Thế lộ nan, tác giả có đề cập đến từ Việt. Đối với người Quảng: Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu... Tiếng của họ được gọi là Việt ngữ và đất của họ được gọi là Việt địa, Yue. Việt cũng là đất của Việt Vương Câu Tiễn, Việt địa cựu sơn hà.

Tại Trung Quốc, tiếng Quảng Đông còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語) vì hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nguyên trước là đất của dân tộc Bách Việt (百粵), nên họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%C3%B4ng

http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_Vi%E1%BB%87t_%28Trung_Qu%E1%BB%91c%29

度 Việt

④ Nước Việt, đất Việt.

⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt 百越. Như giống Âu Việt 甌越 thì ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 thì ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越 thì ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 thì ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là 粵.

Trích Thiều Chửu
 

Trong bài "Bệnh trọng", tác giả đã ví thân thể mình như là nơi của cuộc chiến như tại đất Việt xưa, nơi Ngô Việt giao tranh. Thường thường, bị bệnh vì khi bên trong tâm sinh lý không vững chãi thì một cơn gió lạnh hoặc một trận nóng ngắn cũng làm dao động cơ thể thành bệnh nặng. Nột thương ngoại cảm là danh tứ thường được dùng để chỉ bệnh chứng như thế nào. Nội thương có thể là nhớ nhà, uất hận, buồn chán, tâm bệnh như tương tư hoặc ăn uống thiếu thốn nên cơ thể suy nhược - còn ngoại cảm là bị thời tiết, nơi ở, môi trường chung quanh ảnh hưởng. Người dịch Nam Trân đã cố ý dịch sai là "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than" để đem Việt Nam, vùng Đông Dương ra khích động cảm xúc thù hận chiến đấu.

Nội thương Việt địa cựu sơn hà, theo nghĩa đen là trong lòng nhớ thương đất Việt núi sông xưa.

Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt, nghĩa là còn bây giờ là Trung Hoa với cái cảm lạnh của khí trời mà thành bệnh. Ông so sánh quá khứ đất cũ là Việt địa và bây giờ là đất Trung Hoa.

Bệnh trọng

Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.

Dịch

Ốm nặng (Người dịch: Nam Trân)

"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!

Kết luận.

Việt nữ kiếm 越女劍, Sword of the Yue Maiden, là một câu chuyện của Kim Dung do một người Trung Hoa viết; nếu không hiểu đầu đuôi mọi người Việt Nam cũng tưởng là câu chuyện nói về các anh thư Việt Nam. Hoặc nói về Tây thi gái nước Việt 西施, một người kiếm củi họ Thi, dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ - chúng ta lại gom vào mà nhận Tây Thi là gái Việt Nam thì thật là ngu ngơ, đáng chê trách.

Hay Huệ năng, sinh quán Quảng Đông cũng được một số người Việt gốc Hoa nói ngài là người Việt, thì phải hiểu rõ là Việt Quảng Đông. Một lần nữa Việt địa cựu sơn hà hay Việt cổ đều cùng nghĩa.

Vì thế tác giả Ngục Trung Nhật ký là người Trung Hoa, chứ không phải là người Việt Nam thời Pháp thuộc.

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Thi
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nqn31n343tq83a3q3m3237nvn

Đây là hai website của bản Ngục Trung Nhật Ký

http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/336140.ttvn
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnn1ntn31n343tq83a3q3m3237ntn

Tâm Việt
Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh

DCVOnline.net, phần Ý kiến bạn đọc, 4/7/2007
__________________________________________

Phần sau tác gỉa Tâm Việt viết thêm ngày 22/9/2007 trong phần Ý kiến bạn đọc của bài "Sự thật về tung hô tôn sùng lãnh tụ" (Sông Lô, 21/09/2007, DCVOnline).

Thân thế tác giả Ngục Trung Nhật Ký

Tác giả viết cho ai ?
Chắc chắn là không viết cho dân tộc Việt Nam đọc, mà viết cho dân Trung Hoa, chẳng hạn như bài cổ động kháng chiến chống Nhật, ca ngợi Thống tướng đảng trưởng Tưởng Giới Thạch hay bài khen con gà trống cạnh nhà tù (thính kê minh) nhờ tiếng gáy của nó đánh thức dân Tàu dậy mà thực hiện lòng ái quốc.

Địa vị ông thế nào ?
Đã có danh vọng sợ mất tiếng tốt sẵn có của mình. "Bả nhân danh dự bạch hy sinh" nghĩa là Cho người vô cớ mất thanh danh. "Gián điệp hiềm nghi không niết tạo" nghĩa là Bịa chuyện tình nghi là gián điệp.

Tuổi tác chừng bao nhiêu ?
Đã lên tuổi lão phải chống gậy, răng rụng tóc bạc.

Tâm trạng ra thế nào ?
Tức giận vì bị hàm oan, kiêu hãnh vì sự hiểu biết và quá khứ của mình. "Thí vấn dư sở phạm hà tội ? Tội tại vị dân tộc tận trung !" nghĩa là Thử hỏi chính ta phạm tội gì ? Có phải tội vì tận trung với dân tộc Trung Hoa của mình hay sao ! Bài "Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo", làm đơn kiện cho bạn tù.

Thân nhân bạn bè là ai ?
Các tướng lãnh trong quân đội Trung Hoa dân Quốc. Bài "Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên" và bài "Hoàng khoa viên lai thám", bạn bè viếng thăm.

Quan niệm chính trị thế nào ?
Cần kiệm liêm chính, trước trung với đảng, tổ quốc rồi mới đến nhân dân.

Tác giả yêu nước nào ? Trung Hoa Dân Quốc.

Quê hương ông ở đâu ?
Túc Vinh, là nơi bị bắt khi ra phố chơi; thuộc huyện Thiên Bảo, Tỉnh Quảng Tây.

Niềm tin tôn giáo nào ?
Thờ Quan Công. "Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm" nghĩa là Mặt trời đỏ sáng mãi như tâm của Quan Công. Đa số người Quảng thờ Quan Công.

Biết ngoại ngữ nào ? Tiếng Anh.

Sức chịu đựng khó nhọc ?
Rất yếu vì tuổi cao, than vẫn khi bị rụng răng mất gậy. Vì bị oan nên tinh thần buồn chán nhưng sau đó nhờ có vốn học vấn nên giải khuây bằng việc ngâm thơ, để sau đó gặp bạn hữu là tướng Lương Hoa Thịnh và Tiểu Hầu thiếu tướng giúp đỡ tiền bạc mua giấy mực bút lông mà viết, kể cả làm đơn khiếu nại cho bạn tù.


Đọc thêm:

Phương Nam (Đỗ Nam Hải), Một vài suy nghĩ sau khi đọc lại tập thơ NHẬT KÝ TRONG TÙ, 2008.
Đỗ Thông Minh, Tác giả Ngục Trung Nhật Ký là ai? 2008.
Lê Hữu Mục, về HUYỄN THOẠI Hồ Chí Minh, 2003.
Phan Thanh Tâm, Hai Tập Thơ Tù: Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh 2008.


* Các câu "ăn cắp" nổi tiếng của Hồ Chí Minh, xoathantuong tổng hợp
 

www.geocities.ws/xoathantuong