Cuộc chạy đua ướp xác xây lăng ngược chiều lịch sử.

Trần Nhu
 

Một vài nét về nguồn gốc ướp xác trong thế giới cổ đại được ghi nhận là vào khoảng 3800 năm trước CN, ở Ai Cập các Hoàng Ðế chết đều được ướp xác. Một tục lệ phức tạp tốn nhiều tiền của, công sức. Thoạt tiên, người ta vùi xác vào "Narton" (xút thiên nhiên) vốn có sẵn ở Ai Cập, trong vài tuần rồi người ta mổ xác lấy hết ruột, gan, mỡ và moi hết não ra, sau khi rửa kỹ xác, bằng một loại nước thơm và các thứ hương liệu vào trong bụng như vỏ quế, vỏ hồi để sát trùng và các loại khác. Xác được gói trong tấm vải quý dài hằng trăm mét. Mặt xác chết được trang trí bằng Gelenit (khoáng chất chì), Pyroluzitt, ôxyt đồng, các chất mầu khoáng vật và thực vật v.v…trên mặt vua (Pharaon) phủ một chiếc mặt nạ bằng đồng, còn trên nắp quan tài thì khắc hình vua. Ý là để sau nầy vua trở lại dễ dàng nhận ra xác của mình.

Nghệ thuật ướp xác là một bằng chứng nói lên trình độ cao của nghề thủ công hóa  học tại Ai Cập cổ xưa. Ngày nay ở viện bảo tàng Cairo, người ta còn giữ lại được xác ướp của 30 Hoàng đế.

Thế ra người Ai Cập cách đây trên 3000 năm đã nắm vững cách chế biến những nhiên liệu thảo mộc, phương thức ép dầu, cách xử dụng các hóa  chất tự nhiên như: NA2, CO3, các chất màu khoáng vật như sơn, Oxy sắt, minium (Pb3, 04), v.v… hơn hẳn các nhà khoa học lỗi lạc của Nga ướp xác Lenin và Hồ Chí Minh.

Chuyện xây lăng:

Chuyện ướp xác, xây lăng mộ, trước công nguyên nhiều thế kỷ, lăng mộ các Pharaon, Mastaba là lăng mộ của vua chúa. Trong 3 kim tự tháp lớn Cheops, P Chepren và Mikerines thì lăng mộ Cheops lớn nhất và được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Các lăng mộ (Kim Tự Tháp) ở Guizh được xây cách đây 4500 năm, lăng mộ vua Mausole ở Halicarnasse, thành phố Halicarnasse là thủ phủ của quốc vương Carie nằm trên phần đất Tây Á ngay sát biển Egeé. Tòa lăng ở đây có niên đại, xây dựng vào khoảng năm 350 trước CN, là ngôi mộ lớn nhất và công phu nhất thời bấy giờ Hoàng hậu Artimise xây dựng cho chồng là vua Mausole. Lăng này cũng là một kỳ quan của thế giới cổ đại nhưng cũng là dấu ấn cuối cùng đánh dấu sự tan rã của các chế độ nô lệ của xã hội Hy Lạp cổ đại.

Chữ "lăng" trong nhiều thứ tiếng Mosole, MauSolée, Mauzoleum, Mavzalei, có xuất xứ ban đầu của nó từ ngôi mộ vua Mausole ở miền Carie nằm trên bờ Địa Trung hải.

Theo Histoire Universelle (Sử Ký thế giới) của Carl Grimberg thì Imhotep (2880-2778 trước CN) là người thiết kế và thi công Kim Tự Tháp đầu tiên của Ai Cập.

2300 năm trước CN, Imhotep được xem là một Giáo Chủ, tác giả của nhiều pho giáo lý xuất sắc dùng trong các giảng đường lớn ở Kinh Đô Ai Cập.

Riêng về kiến trúc, Imhotep là người đầu tiên dùng đá thay gỗ trong các công trình… đá xẻ, đục đá thành mộng thành chốt, dùng đá thành đòn tay, dầm v.v… Xử dụng trong công trình lăng vua Dijoser là những phát minh vô cùng mới mẻ và to lớn. Người đời sau đã áp dụng vào những công trình Kim Tự Tháp khác. Ông có viết tập sách bàn về cách xử lý vật liệu trong việc bố trí, xây dựng một cung đền được các thế hệ Kiến Trúc Sư sau xem như một cẩm nang lúc xây dựng đền Edfour (năm 300 trước CN). Imhotep nhìn xa, vượt khỏi tầm nhìn của người đương thời. Cái bất tử của ông được ghi lên đá, và ông dùng đá để diễn tả tính hoàng trắng trong những thiết kế lăng mộ các vua Ai Cập, đặc biệt là mộ vua Dijoser.

Những sáng tạo của Imhotep sau này đã được các điêu khắc gia Hy Lạp như Phidias (khoảng 500 trước CN) truyền hơi thở và cái sống của da thịt con người (Tượng đá TheSée). Và nếu như Imhotep đã dùng đá để mô tả tính hoành tráng, cái rắn của đá, thì Phidias lại thể hiện sự mềm mại uyển chuyển của thân thể các nữ đồng trinh, qua làn vải mỏng, nếp lụa buông rũ dọc người theo động tác sinh động đến mức người xem có cảm giác thấy tách được nếp vải là chạm được vào da thịt gợi cảm của người thiếu nữ đồng trinh.

Đến Praxitele (395-320 trước CN), điêu khắc gia ở Athènes. Ông phát hiện ở tuổi trẻ cơ thể con người đang nảy nở, đang độ sống như một mầm xuân. Người mẫu được tuyển vào tác phẩm của Praxitele chưa định tuổi đời, chưa định hình cái trở nên vô cùng sinh động. Ông không tạc người thành đá, mà ông đưa máu, thịt, hơi ấm của con người vào đá… để cho người xem có cảm xúc rằng mai này, hoặc xa hơn nữa con người đẹp được ghi lại khoảnh khắc trong đá. Ở tượng Vénus d’Arles (hiện bày ở bảo tàng Louvre). Nữ thần chưa bỏ hết áo… vải choàng vừa tuột đến hông, đã để lộ một thân hình toàn mỹ. Các đường cong gợi cảm, hình khối ẩn hiện tuyệt diệu, tất cả thân hình ăn nhịp với khuôn mặt trái xoan, đôi mắt như nhìn vào một điểm xa xăm vô định và sinh động hơn nữa là đôi môi gần như cười… một nụ cười nửa miệt thị, nửa kín đáo kiêu kỳ.

(Hiện tại các bảo tàng chỉ lưu lại đa số các bản sao, còn tác phẩm của Praxitele đã lưu lại mất khá nhiều: Homès Psychopompe. Le Sature Versant à Boire v.v…

Praxitele hướng về cái đẹp toàn thiện. Cái tâm, chủ thể theo quan niệm tôn giáo và cái nét tự nhiên của tuổi trẻ là tình yêu. Ông khai thác ở đề tài này cái sống thực của con người. Ở đấy tính nhân văn trở thành bất tử.

Sáng tạo nghệ thuật không biết đến giới hạn của thời gian và không gian, ở thời đại nào cũng vậy: Có tự do thì trí tuệ sẽ nở hoa. Tác phẩm bạn đang đọc đây, cũng là nhờ có Tự Do.

Để khép lại phần nghệ thuật điêu khắc trên đá, trở lại đề tài lăng mộ. Lăng mộ ở Halicarnasse. Sau thời đại xây dựng Parthenon. Hy Lạp chuyển từ giai đoạn cổ điển thịnh kỳ sang cổ điển hậu kỳ. Lúc bấy giờ thành thị có phần sa sút, tình cảm cộng đồng đã yếu đi nhiều. Có lẽ vì thế, con người quay lại với bản ngã cá nhân (cái ta to), chính vì vậy mà kiến trúc lăng mộ nhà vua ở thời kỳ này có kích thước to lớn hơn. Nhằm mục đích "hù dọa" con người. Còn các công trình xây dựng đô thị, và điêu khắc lại có kích thước bé đi.
 

Nền kiến trúc lăng mộ ở Trung Hoa:

Cách đây hơn ba ngàn năm, từ thế kỷ XXI đến thế kỷ XI trước C.N. Vào thời nhà Hạ, nhà Thương, đã có những kiến trúc về lăng mộ. Tại An Dương, kinh đô thời nhà Thương, thuộc địa phận tỉnh Hà Nam ngày nay, qua khai quật, đã phát hiện đây không chỉ là khu kiến trúc về cung điện, mà còn là khu lăng mộ với trên mười khu mộ có quy mô không nhỏ. Để xây mộ, thời ấy người ta đào sâu xuống đất thành một cái huyệt hình vuông bốn bề thành huyệt được ghép bằng các thanh gỗ tiết diện hình vuông, đáy huyệt bằng gỗ xấu, đứng trên nhìn xuống trông như một cái giếng cạn. Phía trên Ken dày những tấm gỗ hình vuông, hình thành một mộ thất bằng gỗ gọi là quách. Mặt trong quách, ở bốn bên tường có nhiều bức họa và chạm trổ hoa văn rất đẹp. Từ dưới sâu mộ có bậc đi lên với chiều cao 8 mét. Có mộ sâu tới 13 mét, đường dưới mộ dài tới 32 mét. Trong huyệt mộ, ngoài hài cốt của chủ nhân, còn có hài cốt của nô lệ và nhiều dụng cụ bằng đá, gốm và nhiều thứ người chết sinh thời thường dùng, được chôn theo, hơi khác lăng Hồ Chí Minh là những thứ đồ dùng được trưng bày ở viện bảo tàng gần đó.

Ở Trung Hoa các Hoàng Ðế từ thời cổ đại (nô lệ và phong kiến), người ta rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ người chết. Họ cho rằng việc xây dựng mộ phần là đại sự. Các hoàng đế khi bước lên ngôi vàng đã tính ngay đến chuyện xây dựng những cung điện nguy nga tráng lệ, và chọn thầy địa lý giỏi để tìm nơi đất tốt để xây lăng mộ, nơi an nghỉ cuối cùng lúc qua đời. Tần Thủy Hoàng sau khi định đô ở Hàm Dương đã cho xây dựng ngay một quần thể kiến trúc gồm nhiều cung điện nguy nga dưới chân núi Nam Sơn. Và cũng bắt tay vào xây dựng khu lăng tẩm vĩ đại ở bên bờ sông Vị dưới chân núi Lê Sơn, huyện Lâm Đồng thuộc địa hạt tỉnh Thiển Tây ngày nay. Lăng được xây dựng theo hình vuông, cạnh đáy Bắc Nam dài 3500 mét, cạnh Đông Tây dài 345 mét, cao tới 43 mét. Ngoài lăng có hai lớp tường vây quanh hình chữ nhật: Chu vi của tường phía trong dài 2500 mét. Phía ngoài dài 6000 mét. Theo sử sách do chính Tần Thủy Hoàng tự tay ghi lại: Quan tài được đúc bằng đồng, ở Địa cung. Có tượng các văn võ bá quan, còn chất đầy của quý như vàng bạc, châu báu, ngọc ngà… Cách trang trí ở nội cung như một vũ trụ thu nhỏ, ở trên có mặt trời và trăng sao, ở dưới có biển rộng, sông dài mà nước là dòng thủy ngân long lanh ánh lên những tia hào quang do ánh sáng của những ngọn nến làm bằng mỡ cá, cháy suốt ngày đêm rọi vào. Để đề phòng người đời sau đào bới, người ta còn cho thợ làm những hệ thống cạm bẫy cung tên đặt ở nơi cửa ra vào với thâm ý rằng: Kẻ nào vào đây phá phách sẽ chết.

Nhà Hán thừa kế thể chế nhà Tần nên cũng rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Sau Tần, Hán đến thời Tam Quốc, đất nước Trung Hoa bị chia cắt. Chiến tranh và hoan lạc triền miên suốt hơn 300 năm, đến thời Trung Đường. Các vị hoàng đế, kế thừa truyền thống của cha ông, càng coi trọng việc xây dựng lăng mộ.

Lăng mộ các hoàng đế nhà Đường khác trước là cao to, các khu lăng mộ quy mô rộng lớn và bề thế. Đường Thái Tông không vừa ý với việc đào đất đắp gò để xây lăng mộ. Ông đã mở đầu việc khai sơn phá thạch để xây dựng lăng mộ của mình. Các thầy địa lý tìm những dải núi có cảnh quan hùng vĩ, đẹp về phong thủy, để chọn nơi xây cất lăng mộ. Tiêu biểu cho cách làm này là tiến trình xây dựng Càn Lăng đời Đường. Càn Lăng là mộ táng chung. Thủa Đường Cao Tông và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên, họ chọn vùng núi Lương Sơn, gần thành phố Tây An, nơi có ngọn núi hùng vĩ cao 1.047 mét. Phía Nam có hai quả núi nhỏ cân xứng ở bên tả, bên hữu. Càn Lăng đặt địa cung ở sườn núi phía Bắc. Ngọn núi được xây tượng vây quanh, mỗi phía đều có cửa ra vào. Phía Nam ngọn núi có con đường dài 2.000 mét, hai bên dựng hai hàng tượng người và súc vật bằng đá gồm hơn 100 pho, trông rất tôn nghiêm, kéo dài tới cổng ra vào ở đoạn phía Nam. Đỉnh hai quả núi nhỏ ở hai bên tả hữu phía núi Long Sơn, nằm ở hai phía Đông Tây con đường, còn dựng hai ngôi đình nhỏ làm cổng trời của Càn Lăng. Dựa vào địa hình thiên nhiên với tài nghệ kiến trúc của con người đã xây dựng lên một khu lăng rộng lớn giữa nơi quang cảnh hùng vĩ, nó toát lên ý chí "Duy ngã độc tôn" của các bậc đế phong kiến Trung Hoa.

Sau Đường đến Minh, Thanh, lăng mộ ông vua nào cũng vĩ đại. Do đất nước Trung Hoa rộng bao la, tùy theo dân tộc, có nhiều kiểu lăng mộ. Nhưng tư tưởng thiết kế lăng mộ trong xã hội phong kiến nước Tầu, nền kiến trúc tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị và ý thức hệ phong kiến, các kiểu dáng kiến trúc ở Trung Hoa có nhiều vẻ. Nhưng từ các lăng mộ của các hoàng đế còn lại, cho ta thấy kiến trúc của nó được chia làm hai phần: Phần trên mặt đất và phần dưới lòng đất. Phần dưới lòng đất gọi là "ngụy cung" (hầm) hay "Địa cung". Để được bền chắc, người ta xây dựng bằng đá hộc, hình thức phỏng theo những gian phòng của chủ nhân đã ở lúc sinh thời, trong đó đặt thi hài chủ nhân và các di vật (Kiểu nhà sàn Hồ Chí Minh – đủ mọi thứ y như lúc y còn sống) phần trên mặt đất là những kiến trúc để cho người đời sau cúng tế. Trước mặt là đường đi có biểu tượng bằng hàng người "lính canh" và những con vật bằng đá. Mọi cổng lăng có đền thờ đinh bia… hợp thành một quần thể kiến trúc. Xung quanh trồng cây xanh tốt, hình thành một khu lăng tẩm riêng.

Về phương diện kỹ thuật kiến trúc cổ lăng mộ của người Trung Hoa có phần khác với kỹ thuật lăng mộ ở Ai Cập, Hy Lạp, công trình kiến trúc lăng ở đây chia làm ba phần: tầng giới thứ nhất để thi hài được xây dựng bằng đá với phần tiếp đất dưới nới rộng ra theo kiểu tam cấp, ở tầng hai, bên trong có phòng tế lễ, bên ngoài có hàng cột thức bao quanh. Vì vậy hình thức kiến trúc của tầng này có phần nhẹ nhàng, tương phản lại với khối đặc bên dưới do việc những không gian hở được tạo thành tới hàng cột thức, cùng với việc đặt những bức tượng giữa các cột. Và những thành phẩm này đổ bóng xuống mặt tường phía sau. Chính vì vậy, ở đây các hình thức kiến trúc và điêu khắc rất tinh tế linh hoạt, mang sắc thái uyển chuyển. Tầng thứ ba trên cùng cũng là một khối mái cổ hình giống như một Kim Tự Tháp, giật cấp nhỏ dần lên trên và lên đến đỉnh thì kết thúc bằng một cụm tượng Mausole.

Đảng Cộng Sản Việt Nam quay ngược lại thời cổ đại. Nhưng lăng Hồ Chí Minh muốn ganh đua với các bạo chúa Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp thì nó chẳng ra cái chó gì! Thô lỗ, lố bịch. Rằng cuộc sống quả thực khôi hài và cho đến giờ phút này vẫn còn chưa tỉnh!

Khổ! Ếch ngồi đáy giếng không thể biết biển rộng, sông dài, trời cao. Nó chỉ biết cái hang của nó mà thôi!

Những kẻ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam bị trói buộc vào giáo điều Mác-Lenin, trong ao tù tư tưởng Mao Trạch Đông! Từ ngày "mở cửa" ra khơi vào WTO, đã thấy biển cả mà vẫn không biết nhục, không biết xấu hổ. Cứ khách quốc tế đến Hà Nội là gạ xem lăng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh trống thổi kèn để khắp thế giới biết danh nhân của Ðảng mình, có thể họ còn muốn trục lợi trên cái xác chết chăng? Hay lòng tham vọng uy quyền, óc nô lệ đảng phái, óc sùng bái lãnh tụ, trên thực tế cái lăng trở thành pháo đài chống đỡ cuối cùng cho những kẻ cuồng tín điên rồ, bệnh hoạn, không bình thường. Nên việc bảo vệ xác chết và lăng Hồ Chí Minh hết sức cẩn mật. Ngày 18 tháng 7 Đoàn xe đặc biệt và hàng ngàn chiếc xe hộ tống chở xác Hồ Chí Minh từ mật khu gọi là "K9" về Ba Đình. Chưa kể mật vụ, người ta sử dụng hàng Sư Ðoàn Ðặc Biệt, ngày đêm canh gác. Các bạn không tin ư? Báo Nhân Dân phát hành tại Hà Nội, số ra ngày 31/8/1999 có đưa tin với hàng tít lớn ở trang đầu, nguyên văn như sau: "Cố vấn Đỗ Mười thăm bộ tư lệnh bảo vệ lăng Hồ chủ tịch". Có cả một bộ tư lệnh với quân số cấp sư đoàn, từ năm này qua năm khác. Chỉ dùng để bảo vệ an ninh cho một xác chết thì quả thực là quái đản. Việc này càng được tăng cường sau khi xác Lênin bị nhân dân Nga tống khứ ra khỏi Hồng trường Mạc Tư Khoa.

Có thể có chuyện gì bất thường sẽ xẩy ra cho con người nằm trong "hòm kính" ở công viên Ba Đình Hà Nội? Người rất nổi tiếng, người đã mở màn một kỷ nguyên rụng rời, long trời, lở đất, vỡ đổ nát tan, máu chảy tràn lan, chia ly tang tóc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam!

Nhưng tất cả cơn mê muội, cuồng dại, man rợ đã vĩnh viễn qua đi… Khi trong "hòm kính" chỉ còn một xác chết, xác chết đã có mùi… Do sự bất động khác thường, trông nó không giống con người, nó không bình thường, nó đã khác đi, nó cũng chẳng thể giống người "ngủ ngày", mà Ba Đình đâu phải thế giới cho con người ngủ ngày?

Rõ rệt nó giống như người ta ướp sâu bọ, hoặc một sinh vật như chó, khỉ, đười ươi gì đó trong phòng thí nghiệm. Xác chết có mái tóc bạc, nét mặt lạnh như đá. Nó không giống như những bộ mặt quen thuộc người ta thường gặp. Nước da xác chết ánh lên một thứ ngà ngà trắng phệch một mầu hồng được tô nhuộm nhợt nhạt. Khiến người xem chợt nhận thức giữa hai mầu da "sống" và "chết".

Sự sống đã biến đâu? Có lẽ nó đã trốn khỏi cuộc đời, nhưng không yên ổn, vì lẽ gì? Nguyên nhân nào? Tại sao?

Có lẽ xác chết không hề cảm thấy. Nhưng những kẻ muốn duy trì, bảo vệ nó, "nhốt chặt nó trong hòm kính", lại linh cảm là nó có thể bị hốt ra ngoài bất cứ lúc nào, và như thế thì mất chỗ ẩn nấp.

Hồ Chí Minh không thể chết hoàn toàn. Nhưng ông không thể ở cõi trần thế, và chẳng thể ở cõi Niết Bàn, mà đầu thai qua kẻ khác. Cái chắc là đang cùng đồng bọn trong địa ngục a tỳ.

Ông đã chết và lý tưởng ông theo đuổi cũng đã chết tức tưởi, nhưng Đảng Cộng Sản VN lại muốn ông sống lại, nên họ đem ướp xác ông. Chuyện ướp xác, xây lăng thế giới người ta đã bỏ từ lâu rồi. Nhưng đối với Đảng Cộng Sản VN vẫn còn lại những điều không thể bỏ nổi, điều gì đó không rõ… điều gì đó không thể nói… điều gì đó nếu nói ra sợ thiên hạ biết sẽ cười nhạo.. Nhưng thôi, hãy tạm gác qua một bên những chuyện đại loại như vậy. Người viết xin trở lại hầu bạn đọc chung quanh câu chuyện ướp xác, xây lăng Hồ Chí Minh.

Đã có nhiều cuốn sách viết về nhân vật Hồ Chí Minh, nhưng đặc biệt có một cuốn viết về cái chết và việc ướp xác Hồ Chí Minh, của một chuyên gia Liên Xô (cũ). Đó là GS. Viện Sĩ Hàn Lâm Y Khoa Nga. I. M. Lapukin do nhà Xuất Bản Y Học Nga ấn hành năm 1999 ở Moscow. I.M. Lapukin ngay từ năm 1951 đã tham gia nhóm các bác sĩ bảo vệ thi hài Lenin. Ông cũng là người trực tiếp tham gia quá trình ướp xác Dimitorop, lãnh tụ đảng Cộng Sản Bulgary. Trong nhóm các bác sĩ đến ướp xác Hồ Chí Minh có 5 người cùng với bộ trưởng y tế lúc bấy giờ là Vũ Văn Cần Việt Nam, và một số BS khác, trong sách có đoạn viết:

"Cuối tháng 8 năm 1969. Tôi nhận được cú điện thoại của X. Debop, giám đốc phòng bảo quản thi hài Lenin ở lăng Lenin. Ông thông báo rằng chính phủ Liên Xô quyết định cử gấp nhóm chuyên gia trong đó có tôi, bay đến Hà Nội. Tôi hiểu ngay là không nên đòi hỏi sự giải thích những việc hệ trọng như thế (…)

Tác giả cũng kể rằng: "Chuyến bay đặc biệt ấy chiếc I L 62 chỉ có một nhóm 5 chuyên gia đầu ngành của Liên Xô về lĩnh vực này là: X-De-Lop, I.Xaraxcop, I.Mikhailop, I.Lapukin, và một trợ lý.

Đêm ngày 2/9/1969 nhóm chuyên gia chúng tôi được đưa tới một quân y viện, thi hài Chủ Tịch Hồ Chí Minh được quàn ở đó. Viện sĩ I.M.Lupukin kể lại dưới sự chỉ đạo của GS. X. Debop. Ông cùng các chuyên gia I. Mikhailop G.Satrop, I.Xarocop và hai trợ lý y khoa Việt Nam tiến hành công việc (…)

Tác giả nhớ lại: Chúng tôi bắt tay vào nhiệm vụ đúng đêm ngày 2/9/1969. Ngày hôm đó chưa hề được thông báo trên cả nước về cái chết của Hồ Chí Minh. Đó là ngày Quốc Khánh của Việt Nam. Thông Báo chính thức về việc Hồ Chí Minh qua đời được công bố hôm 3/9 tại Quảng Trường Ba Đình.

Tác giả còn cho biết trong khoảng thời gian này, từ Moscow còn gửi thêm nhiều nhóm chuyên gia tiếp tục đến Hà Nội. Có điều công việc bảo vệ thi hài Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải ở Hà Nội, mà là một địa điểm mật có bí danh là "K" nằm ở cách Hà Nội khoảng 120 đến 150Km. Về phía Tây Bắc![1] Thật ra địa điểm này có mật danh là "K9". Nó là một loại hầm ngầm trong núi của Bộ chính trị được xây dựng hết sức kiên cố và bảo vệ tối đa, nó có đủ mọi phương tiện, thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây gần Hà Nội hơn nhiều so với trí nhớ và đoán của tác giả. Vì xe đi vào ban đêm, và thường bị đánh lạc hướng, nên tác giả chỉ coi chừng giờ xe chạy, để ước đoán đường.

Xác ướp Lenin   Xác ướp Hồ Chí Minh
Hình minh họa số 1: Xác ướp Lenin.   Hinh minh họa số 2: Xác ướp Hồ Chí Minh

Trich nguồn: X-cafevn.org

Trong lịch sử nhân loại, từ cổ đến cận kim, không có một lãnh chúa nào khi chết rồi mà vẫn còn tiếp tục tiêu xài công quỹ quốc gia nhiều như Hồ Chí Minh. Nó có quá nhiều dịch vụ để bảo quản cái xác, như hàng năm xác ướp phải đem qua Nga khoảng tháng 10/11 để ngâm hóa chất, tẩy rửa, bảo trì theo đúng định kỳ. Từ ngày Liên Xô sụp đổ, Nga tính toán theo thương mại với giá cả cắt cổ, chứ không có hữu nghị và họ giữ độc quyền, bắt chẹt Đảng Cộng Sản VN phải chi Dollars… Lại còn bác sĩ thường trực cũng là Nga. Thành ra các cháu gái phải đi làm điếm, phải xuất khẩu phụ nữ, phải xuất khẩu nhiều nô lệ, mới đủ Dollars chi phí cho cái xác chết và lăng. Cũng nên biết rằng không có một bạo chúa nào lại sử dụng nhiều nhân công để phục vụ một xác chết như Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN. Thử tính xem, để duy trì một thây ma trong 32 năm qua, Đảng Cộng Sản VN đã chi tiêu bao nhiêu ngân quỹ quốc gia? Tần Thủy Hoàng chỉ sử dụng âm binh bằng đất sét để canh mồ. Đằng này Đảng Cộng Sản VN sử dụng âm binh sống, "Bộ Tư Lệnh bảo vệ Lăng Bác[2]". Hàng sư đoàn ngày đêm canh gác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, chỉ để hù dọa nhân dân. Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn biết đời sau sẽ nguyền rủa họ, nên họ tìm nơi kín đáo để xây mồ. Đây Đảng Cộng Sản VN lại phô bày cho thiên hạ xem. Thế gian có câu: "Mồ yên mả đẹp" con cháu nhiều phúc lộc, làm ăn phát triển. Đằng này Hồ Chí Minh bị nhốt trong hòm kính, không có sinh khí luân lưu, và không được nằm yên một chỗ mà luôn luôn phải di chuyển theo nhu cầu cho khách tham quan nhòm ngó. Theo quan niệm khoa phong thủy thì gọi là bị động mồ. Phần âm trạch dùng cho người chết, mộ huyệt phải là nơi yên tĩnh, nếu có biến cố như chấn động, rễ cây ăn luống vào trong mộ huyệt, phá hỏng sự yên tĩnh vốn có của nó, sẽ bị phá cách. Đây là điều tối kỵ.  Còn một điểm cần phải nói nữa là về hình thức, việc an táng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng Sản VN hoàn toàn đi ngược nguyên lý âm dương.

Trên thế giới có nhiều hình thức an táng như thiên táng, hỏa táng, phong táng, dã táng, thủy táng, thổ táng v.v… nhưng chỉ có một số hình thức phổ biến như hỏa táng, được lưu truyền ở Trung Hoa từ lâu. Nhưng người viết sử cho rằng lối hỏa táng này thịnh hành rất sớm ở Ấn Độ. Cuối triều Hán mới được nhập vào Trung Hoa cùng với Phật Giáo. Hai là hải táng là một phong tục đặc thù xuất phát từ cư dân ven biển Trung Hoa. Hải táng cũng là một hình thức thủy táng. Khi xác người chết đã hỏa thiêu người ta đem tro rải xuống biển, gần đây như ở Áo Môn, Hồng Kông và nhiều nơi khác, kể cả Việt Nam, cũng làm theo lối này. Địa táng là chôn vào lòng đất. Ở nước ta chỉ có hai hình thức an táng thông dụng là địa táng và hỏa táng. Dựa trên cơ sở thực tế mà tìm hiểu, có thể kết luận Hồ Chí Minh không được an táng theo một hình thức nào cả. Còn việc xây lăng thời nay là phản lại nhân văn, trái đạo lý, không hợp truyền thống dân tộc, tốn kém, ảnh hưởng đến cả dân tộc. Nên biết rằng khu vực lăng Hồ Chí Minh đã chiếm một diện tích quá lớn của người sống. Ở phương diện phong hóa đạo lý xây lăng Hồ Chí Minh, trên nền cũ thành Thăng Long giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN chứng tỏ sự khinh mạn đối với tiền nhân. Với một công trình đồ sộ như vậy giữa Thủ Đô, trong khi các vua chúa… Các vị anh hùng dân tộc có công với nước chỉ có cái miếu nhỏ và bị kẻ gian ác Hồ Chí Minh lúc còn sống luôn luôn cho đồng đảng quấy phá.

Sunday, June 7th, 2009
__________________________

[1] Tham khảo sách "Cái Chết và Việc Ướp Xác Hồ Chí Minh của Viện Sĩ Hàn Lâm Y Khoa Nga. I. M. Lathukin do nhà xuất bản Y Học Nga ấn hành 1999 ở Moscow.

[2] Báo Nhân Dân phát hành tại Hà Nội. Số ra ngày 31 tháng 8 năm 1999 có đưa tin với hàng tít lớn ở trang đầu nguyên văn: "Cố vấn Đỗ Mười thăm Bộ Tư Lệnh bảo vệ Lăng Hồ Chủ Tịch"

Nguồn: EXODUS FOR VIETNAM BLOG
http://exodusforvietnam.wordpress.com/2009/06/07/cuộc-chạy-dua-ướp-xac-xay-lang-ngược-chiều-lịch-sử/
 

www.geocities.ws/xoathantuong