Ai chủ mưu phơi thây bác Hồ ngoài Ba Đình?

Trần Bì
 

Hôm trước đi Việt Nam về, Trần Bì tôi có rất nhiều chuyện để kể ra đây nhưng lu bu quá, bữa nay rãnh rỗi mới đem ra.

Có thể bạn ngạc nhiên khi nghe tôi kể về những bí sử, chỉ được truyền khẩu một cách âm thầm trong giới cán bộ, đảng viên, vì nếu lộ ra, hậu quả không thể lường được. Đã có nhiều đồng chí, đồng rận bị ngộ độc hoặc bị xe tung đến bỏ mạng vì vô ý để cho mấy tên chó săn nghe. Hễ "Cục bảo vệ chính trị" ra tay là rồi đời!

Thực ra, bọn hưu trí già chúng tôi làm sao biết được những chuyện nầy, hơn nữa, bọn tôi, thời chống Mỹ đang nằm ở Trường Sơn đưa lưng lãnh bom B52, đâu đủ tư cách mà biết chuyện gì xảy ra ở Hà Nội. May mắn là sau nầy, nhiều đồng chí có con cái, nhờ lý lịch của bố mà chen lấn được với bọn con ông cháu cha trong trung ương đảng, làm việc trong các cơ quan chóp bu ở Hà Nội, nghe lóm, về kể lại cho bố nghe.

Trước hết là chuyện. Tại sao bác Hồ bị phanh thây, moi óc, móc ruột, rồi đem phơi xác cho bá tánh đến xem?

Ngày xưa, thời phong kiến, tội nặng lắm mới bị phanh thây, bêu đầu trước cửa kinh thành cho bá tánh thấy mà khiếp sợ. Trước hết là tội phiến loạn. Phiến loạn không có nghĩa là làm loạn mà là bị thua trong cuộc tranh giành ngai vàng. Được là vua, thua là giặc. Đã là giặc thì đương nhiên bị bêu đầu, tru di tam tộc. Khoảng thế kỷ 12, Trần Thủ Độ đã tru di nhà Lý, cả mấy trăm mạng người trong hoàng tộc nhà Lý bị chôn sống.

Ngày nay, trong chế độ Cộng Sản Việt Nam, những cuộc tru di thường xuyên diễn ra, tuy âm thầm nhưng rất tàn nhẫn. Khi Lê Duẫn chết, trong đám tang, lũ con cháu, dâu rể của Lê Duẫn đã hỏi cựu bí thư thành ủy Hải Phòng rằng:

- "Bố chúng cháu mất rồi, chúng nó có giết chúng cháu không, bác?"

Nhờ đồng chí cựu bí thư nầy tiết lộ câu hỏi trên mà lũ con cháu Lê Duẫn chưa bị thanh toán. Nhưng "Hãy đợi đấy!"
 

Bây giờ qua chuyện bác Hồ.

Nguyên nhân cũng chỉ vì bác quá thâm độc, thấy tên đàn em nào muốn chiếm quyền lãnh đạo của bác là bác cho đi tàu suốt. Hai tay nguy hiểm nhất, cận kề bác nhất là Trường Chinh và Lê Duẫn. Đó là nỗi lo mất ăn mất ngủ của bác. Nhưng bác chả dại mà trực tiếp ra tay, hơn nữa, khi phát hiện những tên đàn em đang âm mưu cướp ngôi thì đã quá trễ, chân tay chúng đầy dẫy chung quanh, đánh hơi, thấy nguy hiểm là chúng ra tay trước. Nhưng nghề của bác là mượn tay người khác thanh toán giùm. Điển hình như vụ tướng Nguyễn Bình thời chống Pháp. Lúc bấy giờ Nguyễn Bình là xếp chúa miền Nam. Nguyễn Bình trực tính, nghĩ gì nói nấy, nên khi biết được Nguyễn Bình có ý muốn tách lực lượng kháng chiến Nam Bộ khỏi sự khống chế của "bọn Bắc Kỳ" thì bác liền dàn dựng một màn thanh toán rất đơn giản. Một lần bác tiếp kiến một tay đầu não tình báo Liên Xô. Bác than phiền là công cuộc kháng chiến chống Pháp đang gặp khó khăn, khó có thể thực hiện được sách lược bành trướng xuống vùng Đông Nam Á của Liên Xô vì gặp phải bọn tiểu tư sản trong lực lượng kháng chiến có đầu óc độc lập dân tộc, điển hình là tướng Nguyễn Bình. Bác cũng tiết lộ là có gọi Nguyễn Bình ra Bắc nhận chỉ thị của trung ương. Rồi làm như vô tình, bác tiết lộ luôn lịch trình và cả lộ trình mà tướng Nguyễn Bình sẽ về Bắc. Đương nhiên tay tình báo nầy hiểu ý bác. Thế là Liên Xô thông báo cho tình báo Pháp. Pháp cho phục kích, và Nguyễn Bình, thay vì ra Bắc lại đi luôn xuống địa ngục sau khi lãnh một băng đạn Thompson.

Lê Duẫn thù bác vì nhiều lần bác gài cho Lê Duẫn sập bẫy công an chính quyền miền Nam, bằng cách, cũng vô tình tiết lộ tông tích của Lê Duẫn. Một lần Lê Duẫn mò về vùng bàn cờ ở Sài Gòn để gọi là công tác, nhưng thực sự là về với mụ vợ bé, cũng là đồng chí đồng rận nằm vùng. Nhờ linh tính, chơi xong, Lê Duẫn vừa mặc quần vừa chạy, chỉ năm phút sau, công an Sài Gòn vây khu bàn cờ, nhưng Lê Duẫn thoát nạn. Lúc đầu Lê Duẫn nghi cho các đồng chí nằm vùng, nghi nhất là con vợ nhỏ, chắc nó theo trai mà quên nhiệm vụ, nhưng sau khi truy tìm thủ phạm, hóa ra, nguồn tin bị tiết lộ là từ cấp cao trong B (mặt trận miền Nam). Từ đó, Lê Duẫn nhiều lần thoát nạn là nhờ biết đề phòng. Đang họp, Lê Duẫn bỏ ra ngoài, chạy một mạch vào rừng với mấy tên cận vệ. Các đồng chí đầu não ngồi họp với Lê Duẫn không hiểu chuyện gì? Thấy thủ trưởng chạy cũng chạy bừa, mỗi đứa một nơi. Một lát sau, bom B52 lặng lẽ từ trên trời rơi xuống, chôn vùi hàng nghìn cán bộ, bộ đội bố trí an ninh chung quanh. Tình báo Mỹ lúc nào cũng chờ sẵn, hễ nghe "đồng chí nội gián" báo là B 52 cất cánh ngay. Lê Duẫn biết mình đã được kêu án tử hình, nhưng chưa biết chủ mưu là ai? Vì sao?  Tại sao vừa đến nơi ngồi chưa nóng đít là bị B 52 đến ngay? Lê Duẫn rất cảnh giác, mỗi khi di chuyển đều thông báo theo lối loại suy, nghĩa là, cho (riêng) đồng chí A biết mình sẽ đến điểm X, rồi cho (riêng) đồng chí B biết mình sẽ đến điểm Y... Cứ làm như thế, cho đến khi bị B52 dập ở điểm (đến) nào là biết ngay tên nào đã báo cho địch biết. Thế là Lê Duẫn đem tên nội tuyến nầy ra hỏi tội. Khi biết bác ra lịnh, Lê Duẫn không dám làm lớn chuyện. Lúc bấy giờ Lê Duẫn rất có uy tín trong bộ chính trị, nhưng chưa có vây cánh, vì thế, sau đó hắn mới liên kết với Trường Chinh để sống còn (chứ chưa dám nghĩ đến chuyện trả thù).

Trường hợp Trường Chinh thì quá rõ ràng. Trường Chinh không những là tay uyên bác về chủ nghĩa Mác mà vừa là tay thực hành đường lối, chính sách giỏi hơn bác. Ngay trong giai đoạn chống Pháp 1945 - 1954, Trường Chinh chỉ muốn bác làm bù nhìn thôi, mọi việc phải để cho hắn giải quyết. Bác thất thế, không dám hó hé vì biết không ai tàn nhẫn hơn Trường Chinh, thế nên, bác để tâm đề phòng.

Trong vụ cải cách ruộng đất, bác bắt Trường Chinh phải đem bố mẹ ra đấu tố để làm gương. Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Trường Chinh hận vì bác muốn cho hắn ta trở thành tên bất hiếu, mất tư cách và sẽ mất uy tín, không còn cách nào ngoi lên mà hất được bác. Trường Chinh ngậm đắng nuốt cay đem bố mẹ ra cho bọn khố rách áo ôm, bọn đầy tớ ... xỉ vả, đấu tố, đánh đập, bợp tai, giựt tóc, nhổ nước bọt, đái lên người hai ông bà già (bố mẹ Trường Chinh) rồi tuyên án là địa chủ ác ôn, phải đào tận gốc, trốc tận rễ. Vì là cha mẹ của một bí thư bộ chính trị, nên cuộc đấu tố đã được quay phim, đem chiếu khắp miền Bắc để nhân dân học tập. Tuy sau đó, hết cải cách ruộng đất, cuộn phim bị cấm chiếu, nhưng trong các thư viện các nước xã hội chủ nghĩa anh em, còn lưu giữ đến ngày nay.

Chưa xong đâu. Bác còn chơi Trường Chinh một đòn chí tử nữa. Trong vụ cải cách ruộng đất, gần hai trăm nghìn đồng bào vô tội bị đấu tố đến chết. Oan khiên ngất trời, tiếng kêu than ngày đêm vang lên khắp thôn xóm. Nhân dân quần chúng oán hận đảng ta, chỉ chờ có dịp là đem đảng và bác ra hỏi tội. Chờ cho nhân dân quần chúng sôi sục căm hờn đến cao độ, bác đem Trường Chinh ra làm vật tế thần. Một lần nữa, Trường Chinh phải nhận tội trước nhân dân, trong lúc đó bác khóc lóc, đổ tội cho Trường Chinh là thủ phạm, còn bác vẫn là cha già dân tộc. Bác để bàn tay lên chỗ trái tim "Miền Nam, miền Trung, miền Bắc, miền nào cũng nằm trong tim ta".

Từ năm 1966, bác đã yếu lắm. Yếu cả thể chất lẫn thần thế. Bác được Trường Chinh và bộ chính trị cho làm bù nhìn. Đúng ra, đây là dịp cho Trường Chinh ra tay, nhưng chiến tranh chống Mỹ còn rất ác liệt nên Trường Chinh chưa vội. "Hãy đợi đấy!".

Từ khi thất thế, bác Hồ buồn lắm, chỉ cầu cho được chết già, khỏi bị bọn đàn em kể tội rồi đem ra thanh toán. Vì biết thân phận nên bác viết rất nhiều di chúc, chia đều các di chúc cho mấy tên đàn em còn trung thành. Hiện nay, nhiều cán bộ lão thành đang cất giữ di chúc bác, nhưng không dám tiết lộ, sợ mất mạng, chỉ dặn con cháu, khi nào đổi đời hãy công bố.

Theo di chúc, bác muốn được thiêu xác sau khi chết, tro đem rải khắp nơi. Bác biết tội mình đối với đồng bào quá lớn, đã giết hàng mấy trăm nghìn người vô tội trong cải cách ruộng đất, đã phát động chiến tranh xâm lăng miền Nam theo lịnh Nga Tàu, lùa hàng chục triệu thanh thiếu niên vào Trường Sơn cho đế quốc Mỹ rải thảm B52 đốt chết. Bác suy nghĩ, khi chết mà xác không đốt thành tro thì sau nầy nhân dân quần chúng sẽ đem thây ma ra mà kể tội.

Nhưng sự việc không như bác yêu cầu. Trường Chinh đã bàn trước với Lê Duẫn, phải trị tội bác, đúng ra phải làm sao cho bác còn nguyên vẹn để sau nầy, nhân dân quần chúng được chỉ tận mặt (xác thối rửa) bác, hỏi tội bác, hay ít ra, thấy thây bác phơi trước quảng trường Ba Đình ngày nầy qua tháng khác, cũng nguôi ngoai nỗi hận phần nào. Trước hết, theo yêu cầu của Liên Xô, bộ óc của bác được chuyên gia Liên Xô bửa đầu, lấy ra, đem về Mác-cơ-va nghiên cứu, xem sự gian xảo của con người phát triển ở định vị (vị trí) nào trên não bộ. Người bình thường thì không biết được, nhưng người xảo quyệt xuất sắc như bác, bộ phận đó trên não đương nhiên sẽ không bình thường, hoặc lớn hơn hoặc nhỏ lại. Riêng quả tim và bộ lòng (lòng dạ con người bác), Lê Duẫn và Trường Chinh nhất trí là phải mổ bụng, moi ra đem đốt thành tro, vì sợ rủi lây lan đến nhiều người thì thành đại họa cho dân tộc. Toàn dân Việt mà vướng phải vi trùng tàn ác, gian xảo, vô luân của bác thì sẽ không còn là người Việt nữa, nhiễm thứ vi trùng đó thì lúc nào cũng say máu căm hờn, không cần chào cờ đỏ sao vàng, mọi người lúc đó, sẽ vẫn hát suốt ngày "Thề phanh thây uống máu quân thù", thấy người nào làm ruộng cũng lôi ra đấu tố "đào tận gốc trốc tận rễ", để gọi là "biến đau thương thành hành động".

Nhưng ở đời không có gì giữ bí mật được nữa, nhất là khi có người thứ hai cùng tham gia. Mấy đồng chí trung thành với bác, khi biết được ý đồ thâm độc của hai tên đàn em phản trắc nầy, hận lắm nhưng không dám hé răng, vẫn phải đem thây bác ra phơi ngoài Ba Đình. Đến khi hai tên nầy mất hết quyền lực, chúng mới ra lịnh cho cục bảo vệ chính trị ra tay. Trường Chinh bị đập đầu, bể sọ chết, tìm không ra thủ phạm, Lê Duẫn thì "ngộ độc" mà vong mạng, con cháu Lê Duẫn và báo chí được thông báo là bịnh nặng mà chết. Tuy Lê Duẫn đã bị đền tội, nhưng con cháu vẫn sợ, nên hỏi cựu bí thư thành ủy Hải Phòng câu hỏi trên.

Chuyện về cái chết của bác chưa xong đâu. Đàn em, tay chân của Trường Chinh, Lê Duẫn chưa chết hết đâu. Chúng mà vùng lên, thì các đồng chí đảng ta không có đất để chôn. Bởi vậy, đảng ta mới bố trí cả một sư đoàn để "bảo vệ lăng bác". Đó là trên danh nghĩa thôi, cái lăng chút xíu đâu cần đến cả một sư đoàn, một tiểu đội thôi cũng không có chỗ đứng. Thực chất là bảo vệ bộ chính trị đảng ta, còn sư đoàn "bảo vệ thủ đô", chỉ có nhiệm vụ bảo vệ vành đai Hà Nội mà thôi, không đồng chí bộ đội nào có quyền mang súng vào thủ đô cả.

Vì giới hạn bài báo, tôi tạm ngưng. Nhưng bây giờ bạn hết thắc mắc tại sao Hà Nội lại có đến hai sư đoàn bảo vệ, nhất là về "sư đoàn bảo vệ lăng bác" rồi, phải không?

Trần Bì

Trích đăng nguyệt San Con Ong Việt số 95 tháng 7, 2008, mục Mỗi Kỳ Một Chuyện Tào Lao của Trần Bì
www.conongviet.com/ChinhTri/web27-08-08-tran%20bi-ai%20chu%20muu%20phoi%20thay%20bac.htm
 

www.geocities.ws/xoathantuong