Hồ Chí Minh, trăm mặt nghìn tên

Nguyễn Thái Hoàng
 

Ai cũng biết chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều tên, cũng rất nhiều nghề và cũng nhiều đảng phái. Chỉ riêng ngày mất của ông cũng đã đặc biệt hơn người. Không bíêt cố tình hay vô ý mà trời lại bắt ông đi đúng vào ngày 2/9. Ngày mà 24 năm trước ông khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Coi như một điềm gở, khai sinh biến thành khai tử, Đảng đã bắt ông phải "sống như chết - anh hùng vĩ đại" thêm một ngày nữa, tức ngày 3/9 mới công bố cho toàn dân biết. Từ đó ông được "sống" trong cái ngày trọng đại ấy tròn ba giáp. Không hiểu vì lý do gì mà đến năm 2005 này Đảng lại quyết định đổi mới tư duy, "cởi trói" cho ông, dù muộn còn hơn không, cho phép ông được chết theo đúng ngày mà trời bắt ông đi, nghĩa là sớm hơn một ngày so với ngày "Đảng trị".

Còn ngày sinh - để đảm bảo sinh mệnh chính trị, nên trong suốt chặng đường "Kách mệnh" từ 1911 đến 1969, tự ông đẻ ra cả tá ngày sinh tháng đẻ cho mình. Và Đảng ta - dù có trăm mắt nghìn tay, thần thánh mau lẹ cũng không xoá nổi điều vô lý ấy, khiến trăm năm sau thực tế bày ra, không biết đâu mà lần.

Người viết bài này nhờ "75 năm đời ta có Đảng" (1930 -2005) chịu sự "tối mật" của Đảng, trở thành "tối mò" như hũ nút, bao nhiêu năm qua cũng "mò" được từ trong lòng hũ - lòng Đảng ít nhất là dăm ngày sinh, tháng đẻ của người. Nếu không phải cảnh sống trong lòng hũ, "đêm giữa ban ngày" thì chắc hẳn còn nhặt được cả tá ngày sinh tháng đẻ của ông, như nhiều nhân vật tiền bối trên thế giới sống cùng thời với ông phải lắc đầu lè lưỡi nhận xét đầy thán phục: Thật là một nhân vật nghìn tên trăm mặt, xuất quỷ nhập thần, không biết nó là ai, không biết ai là Người? người đến từ đâu và nơi nào người ở lại ? v.v và v.v

Đầu tiên là: ngày 19-5-1890, ngày mà tất cả báo chí tuyên truyền của Đảng nhắc tới, dù đằng sau nó không ít lời xì xào, bàn tán. Người bảo: Sở dĩ ông thay trời hành đạo, tự đẻ ra ngày ấy cho riêng mình vì một lý do chính trị đặc biệt. Đó là ngày mà viên Cao ủy Pháp ở Đông Dương, D''Argenlieu mò đến Hà Nội, vì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới thành lập, nên ông Hồ ở thế hạ phong, buộc phải đón tiếp. Để giữ thể diện cho chính phủ mình, đảo ngược thế đứng, từ hạ phong thành thượng phong ông yêu cầu " các chú" cận vệ thân cận đốc thúc việc làm cổng chào, treo cờ, kết hoa rực rỡ, song lại nhờ các chú loan tin "mật:" hôm nay là ngày sinh nhật bác. Thế là vì phép lịch sự tối thiểu trong lĩnh vực ngoại giao mà viên cao uỷ buộc phải làm "thấp" uỷ, đích thân lăn như "viên" đến chúc thọ ông. Thế là, cái việc cung kính, đón rước, ca hát, chúc mừng là giành cho vị chủ tịch chính phủ đứng đầu nhà nước, chứ không phải đón tiếp phái đoàn Pháp do ông Cao ủy cầm đầu. Thế là một mũi tên xuyên hai mục đích. Đảng ta, nhân cơ hội này, vội "đỡ" luôn cái ngày "giời ơi đất hỡi" ấy làm ngày sinh nhật cho cha hờ của mình.

Giới sử học trong nước lại cho rằng ngày ấy là ngày thành lập mặt trận Việt Minh(19/5/1941). Ông Hồ là cha đẻ của cái mặt trận này nên quyết định lấy ngày sinh của mặt trận làm ngày sinh của mình, chứ còn bản thân ông, mẹ mất sớm (1901) cha lang thang phiêu bạt, sống nhờ bà ngoại được dăm năm, sau khi bà ngoại mất lại lang thang kiếm ăn như bố, có biết được ngày sinh tháng đẻ của mình đâu? Ngay cả anh chị ruột ông là Nguyễn Sinh Khiêm (1888- 1950 ) và Nguyễn thị Thanh (1884-1954) khi được lãnh đạo, phóng viên báo chỉ hỏi han, ghi chép đưa vào trang sử vàng của nước nhà cũng có nhớ nổi năm sinh của em mình đâu, huống hồ ngày, tháng?...

Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa của Pháp, ngày 15/9/1911 với cái tên Paul Thành ông khai là "Sinh năm 1892, tại thành phố Vinh, Việt Nam''. Khi khai ở sở cảnh sát Paris, ngày 2-9-1920, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, ông lại ghi :"Sinh ngày 15-1-1894". Ba năm sau tại tòa đại sứ Liên Sô, ở Berlin (tháng 6 -1923) ông đổi thành Cheng Vang và nhân tiện đổi luôn cả ngày sinh tháng đẻ của mình, là ngày 15/2/1895. Nghĩa là trong vòng 25 năm, bản thân ông có tới ba ngày sinh: 15/1,15/2 và 19/5. Còn năm sinh thì rôm rả hơn. Trước tiên theo các nguồn tin dặc biệt tin cậy là hương chức ở quê ông thuộc làng Kim Liên xã Nam Liên huyện Nam đàn tỉnh nghệ An, thì ông sinh tháng 4-1894. Sổ sách ghi rõ:Tháng 3 năm Thành Thái thứ 6 (âm lịch). Trong khi anh ruột ông là Nguyễn Sinh Khiêm lại khai ông sinh năm 1891. Chị ông, Nguyễn Thị Thanh - khai ông sinh năm 1893.Bản thân ông tự khai trong khi hoạt động Kách Mệnh thì lúc sinh 1890, lúc lại 1982, khi là 1895 v.v... Nghĩa là đến trời cũng lắc, có đích thân lên tận ban nghiên cứu lịch sử Đảng, tận trung ương, gặp những nhân vật chuyên viết về lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, hẳn họ cũng..ngắc ngứ, cho dù cầu hồn để gọi mẹ đẻ ông là bà Hoàng Thị Loan lên mà hỏi cho rõ ràng chắc bà cũng tắc.

Trong dân chúng có nhiều giai thoại đồn đại về năm sinh của ông. Người bảo tướng ông là tướng ngụỵ diên, chẳng phải công tước khanh hầu gì, giảo hoạt hơn cả Tào Tháo, mưu đồ hơn cả Thành Cát Tư hãn, đánh văn nhân giai phẩm tàn bạo hơn cả Tần Thuỷ Hoàng, độc tài hơn cả Stalin, bạo chúa hơn tất cả các bạo chúa trên thế gian cộng lại, giết vợ và người tình như ngoé. Người như vậy chỉ có thể sinh vào năm 1892 tức là năm Nhâm Dần thôi. Ông là vua Hổ nên mới ăn thịt tất cả các loài thú lớn nhỏ trong rừng như vậy, bất kể đảng phái nào, hễ không theo chính đảng của ông, không thần, phục ông, lại tài giỏi hơn ông, ra mặt chế nhạo ông dù chỉ là chuyện gái gú, trăng hoa, cũng bị ông "đào thải" ngay tắp lự. Học Trần Thủ Độ thoán ngôi đoạt quyền từ tay nhà Lý, cho giật đổ Trần, chôn sống cả 200 quan tài, tướng giỏi ngay trong ngày lễ tổ của họ, thì ông - dù có giết nhầm cũng đâu đến được con số ấy, cho dù có tính cả nhân vật gần cận cao cấp như Phan Bội Châu, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Thế truyền, Huỳnh Thúc Kháng, Đỗ thị Lạc, Nông thị Xuân, Nông thị Vàng đi chăng nữa? Còn mạng dân vốn đã là con sâu, cái kiến, với ông nào có đáng kể gì. "Thịt" họ là bản năng, nghĩa vụ làm vua của ông.kia mà. Nếu không làm sao có cuộc "thủ ti cở cải" “chỉnh cán rèn cơ" giảm tô giảm tức ... ức hiếp lẫn nhau ... khiến hàng triệu người phải bỏ mạng, bỏ xứ mà đi ?

Nhiều người khẳng định ông sinh năm 1985 vì trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" dưới bút danh Trần Dân Tiên, viết năm 1946, ông khai là sinh ngày 19/5/1895. Một người tự viết về mình ắt không thể khai sai tới hai lần. (Lần đầu tại tòa đại sứ Liên Xô, ở Berlin, trước đó 23 năm (1923) ông cũng khai sinh 1925, chỉ khác ngày sinh là 15/2..). Còn đám "dân ngu cu đen" ở làng lại khẳng định ông không thể nào kém bà chị ông- cả chục tuổi như vậy. Bằng chứng là bà Thanh sinh năm 1884, mất năm 1954, thọ 60 tuổi, ông sinh năm 1890, kém chị chừng 6 tuổi, kém anh trai sát ông 2 tuổi là đúng. Hơn nữa cuối đời ông chịu cảnh "Canh cô mậu quả" bị quả báo đến cô độc, cô quả, chết trong mòn mỏi, kiệt quệ có khác gì bị đày trong lãnh cung đâu?

Ngay cả nơi sinh cũng vậy, lúc sinh ở thành Vinh (Đơn xin học trường thuộc địa Pháp) lúc đẻ ở làng Sen (quê nội), lúc đầu thai tại làng Chùa (quê ngoại) nơi ông gắn bó cả tuổi thơ v.v

Cái tên cha sinh mẹ đẻ của ông cũng được dân làng gọi ngược là "Không Cơm" với lý do anh cả tên tục là Nguyễn Sinh Khơm, còn ông là Nguyễn Sinh Côông, “Khơm Côông” nói lái theo kiểu người Nghệ là không cơm, tức là nhà nghèo không có cơm ăn. Còn Khiêm với Cung chỉ là phiên âm theo chữ Hán, cho ra vẻ một lãnh tụ đại tài của dân tộc mà thôi!

Quả là gia cảnh ông nghèo thật. Xưa nay khúc ruột miền trung bao giờ cũng nổi tiếng nheo nhóc nghèo khó nhất nước, cho dù 75 năm đời ta có Đảng vẫn cảnh "Khoai độn cơm đã nhiều năm rồi, quê ta chẳng đổi thay gì", “Ta nghe trong ấy ăn cơm là chuyện lạ”, nữa là khi ấy Đảng vẫn còn nằm trong bụng cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863- 1929) chưa kịp sang bụng bà Hoàng Thị Loan để tạo ra tổ chức cách mạng đầu tiên của Đảng là Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Đảng lao Động Việt Nam do ông cầm đầu ?

Từ khi đi học ông được đổi thành Nguyễn Tất Thành, theo tên cha là Nguyễn Tất Sắc, và anh cả là Nguyễn Tất Đạt. Cái tên này theo ông khoảng chừng 10 năm, từ 1901 khi bố đỗ chức phó bảng được bổ đi làm quan và ông theo cha vào học tại trường tiểu học Pháp Việt còn gọi là trường Tiểu học Đông Ba- Huế

Khi con đường quan lộ của người cha bị dìm trong rượu loãng cũng là lúc sự nghiệp học hành của ông bị rượu làm cho tắt ngấm. Rời khỏi trường quốc học Huế (5-1908), ông lang thang kiếm sống và sẵn vốc chữ vừa nhặt được, dừng lại ở Phan Thiết dạy học. Song học trò tỉnh lẻ đếm trên đầu ngón tay, phần ông ít tuổi, ít chữ, chỉ có thể đảm nhiệm lớp đồng ấu, nên thu nhập càng còm cõi khó khăn hơn. Năm 1910 ông tìm vào Sài gòn rồi lên tàu làm bồi bếp với cái tên đặc An Nam là Lê văn Ba. 6 tháng sau (15/9/1911 ) bằng trí óc phong phú, mẫn tiệp ông lại tự đẻ thêm cho mình một cái tên mới, nửa Việt, nửa Pháp: Paul Thành.

Tiếc con đường học hành dang dở, hay vì quyết tâm ra đi "tìm đường cứu nước"... Pháp (!) mà trong một thời gian ngắn ông viết liền hai lá đơn xin tổng thống Pháp và bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, ban ơn cho ông được vào học đặc cách. Thư ông bộc lộ rõ lòng yêu nước Pháp đến mức nồng nàn quằn quại : ''Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nhà nước đại Pháp, cũng là hữu ích đối với đồng bào tôi, bằng cách làm cho họ được hưởng ích lợi của nền học vấn Pháp...”.

Khi không được chấp thuận vì bản thân không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của trường, ông quay sang năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế "đèn giời soi xét, ban cho cha ông một đặc ân là giao chút việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo để người cha nát rượu của ông có chút tiền còm sinh sống. vất vưởng, độ nhật qua ngày. Ba keo mèo không chịu mở mắt, ông bỏ mộng ôm chân Pháp tự tìm đường kiếm ăn và bắt đầu một chặng đường “Kách mệng” mới, làm tay sai cho Trung Quốc và Liên Xô, đưa cả dân tộc vào những cơn chấn thương lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước...

Thời kỳ từ 1912 đến 1940 khi ông trở thành Hồ Chí Minh, ông còn có hàng chục tên khác nhau. Đó là Nguyễn Ái Quốc (1917) Lin (1920) Lý Thuỵ (1924). Tống văn Sơ (1930) Vương chí Sơn (1937) Hồ Chí minh (1940 ) v.v.

Quãng đời bôn ba hải ngoại của ông theo tư liệu từ kho lưu trữ Quốc gia Liên bang xô viết cung cấp từ 1992 đến nay khá rõ, song thời gian trước khi trở thành bồi bàn, bồi tàu hẳn ít người biết đến cho nên đám đệ tử con cháu sau này mới tha hồ được thể tâng bốc ông lên tận mây xanh: nào là từ lúc còn để chỏm, đã biết đối đáp thơ văn với các bậc túc nho, tiền bối trong làng, nào là sớm có ý thức căm thù giặc nên trở thành liên lạc viên của đảng Cần Vương, vì vậy khi phong trào chống sưu cao thuế nặng tại miền Trung nổ ra 4/1908 Nguyễn tất Thành đã tự giác tham gia rồi bị đuổi 5/1908 và trở thành giáo viên truờng Dục Thanh Phan Thiết 9/1908 v.v.

Sự thật qua việc suy xét phán đoán từ nguồn gốc tiểu sử của Nguyễn Sinh Côông có thể biết được sự học hành thuở nhỏ rất lem nhem, dang dở, được chăng hay chớ. Cha không phải người của họ Nguyễn mà là đứa con hoang của họ Hồ, nên khi bố hờ là Nguyễn Sinh Nhâm chết vì già cả đau ốm buồn phiền, và mẹ đẻ là Hà thị Hy cũng chết theo. Nguyễn Sinh Huy lúc bấy giờ vừa lên 4, phải sống trong nhà anh trai và chị(dâu) con ông Nguyễn Sinh Nhâm và bị đối xử rất tệ bạc, khi được ông đồ họ Hoàng trong làng nhận về nuôi rồi gả con gái là Hoàng thị Loan cho, ông phải đi bôn ba khắp nơi kiếm sống...để lại ba đứa con trong cảnh bần hàn lam lũ, luôn đói cơm và đói chữ. Kể cả khi đã tốt nghiệp trường tiểu học, thì vốn học thức của cả hai anh em nhà "không cơm" cũng không được bao lăm. Cho dù biết cả hai thứ tiếng Hán và Pháp, cũng không đủ vốn liếng để viết nổi một lá thư cho nên cả ba lá đơn ông viết để xin học, hay xin việc cho cha đều bị chính phủ Pháp vứt vào sọt rác vì sai văn phạm, câu cú, cũng như mắc quá nhiều lỗi chính tả. Cũng do mặc cảm dốt nát thất học, nên sau này dù sống lâu năm trên đất Pháp, nói tiếng Pháp khá hơn nhưng về viết ông vẫn phải nhờ hai bậc cao niên là luật sư Phan văn Trường và Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền viết hộ. Ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng vậy, ông viết lẫn lộn i với y, c với k, ph với f, d với z. v.v. nhiều người cho là ông "làm dáng" nên khi nước nhà nêu khẩu hiệu "sống và làm viêc theo gương Bác Hồ vĩ đại", đã cố tình học đòi theo kiểu "voi đú chuột chù cũng đú"...

Xét cho cùng, sự làm dáng ấy chứng tỏ vốn học thức cũng như sự hiểu biết của ông quá thấp kém mà thôi. Người có bản lĩnh, hiểu biết không đè ngửa chữ nghĩa của cha ông ra mà hãm hiếp như vậy. Về chuyện này chính nhà văn nguyễn Tuân phải buồn rầu và ngao ngán thốt lên rằng: "Đáng thương thay cho chữ nghĩa của cha ông, vốn nhỏ bé, yếu ớt và mảnh mai như một cô gái đồng trinh mà lại bị một gã lực điền dốt nát cậy khoẻ đè ngửa ra mà cưỡng bức..."

Còn về chuyện đảng phái, trong thư đề ngày 27/2 /1930, gửi Đảng cộng Sản Pháp, ông cũng thổ lộ: "Hiện tại tôi không biết mình là ai, Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hay Đảng viên Quốc tế Cộng sản, hay Đảng viên Đảng Cộng sản Liên xô tại Đông phương bộ" ? Nghĩa là cùng một lúc ông tham gia tất cả các đảng trên đến nỗi tự bản thân không biết nổi mình là ai?

Thật là nhân vật trăm mặt, nghìn tên!

Phan Thiết 26/9/2005 (Biên tập: Lưu Vũ)

http://dcvonline.net
 

www.geocities.ws/xoathantuong