HỒ CHÍ MINH - Nhận Định Tổng Hợp

Phụ Lục
 

01 * ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG

bầu trong “Quốc Dân Đại Hội” Tân Trào 8-7-1945
 

* Chủ Tịch:

HỒ CHÍ MINH

* Phó Chủ Tịch:

TRẦN HUY LIỆU, VÕ NGUYÊN GIÁP, PHẠM VĂN ĐỒNG, CHU VĂN TẤN.

* Các ủy viên:

NGUYỄN LƯƠNG BẰNG, VŨ ĐÌNH HÒE, DƯƠNG ĐỨC HIỀN, CÙ HUY CẬN, NGUYỄNVĂN XUYẾN, NGUYỄN HỮU ĐANG, NGUYỄN CHÍ THANH, PHẠM VĂN THẠCH, PHẠM NGỌC THẠCH, NGUYỄN ĐÌNH THI.

Gọi là đại hội, nhưng thực ra chỉ có chừng ấy người tham dự.

 

02 * CHÍNH PHỦ  ĐẦU TIÊN (Lâm Thời)

thành lập ngày 29- 8-1945
 

- Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao:  HỒ CHÍ MINH

- Bộ Trưởng Nội Vụ:  VÕ NGUYÊN GIÁP

- Bộ Trưởng Tuyên Truyền:  TRẦN HUY LIỆU

- Bộ Trưởng Quốc Phòng:  CHU VĂN TẤN

- Bộ Trưởng Tài Chính:  PHẠM VĂN ĐỒNG

- Bộ Trưởng Kinh Tế:  NGUYỄN MẠNH HÀ

- Bộ Trưởng Lao Động:  LÊ VĂN HIẾN

- Bộ Trưởng Thanh Niên:  DƯƠNG ĐỨC HIỀN

- Bộ Trưởng Giáo Dục:  VŨ ĐÌNH HÒE

- Bộ Trưởng Tư Pháp:  VŨ TRỌNG KHÁNH

- Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh:  ĐÀO TRỌNG KIM

- Bộ Trưởng Y Tế, Vệ Sinh:  PHẠM NGỌC THẠCH

5 Bộ quan trọng Ngoại Giao, Nội Vụ, Tuyên Truyền, Quốc Phòng, Tài Chính đều do cán bộ cao cấp cộng sản giữ. Bộ Tuyên Truyền đối với Cộng Sản còn quan trọng hơn cả Bộ Quốc Phòng. Trần Huy Liệu chỉ đứng sau Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp

 

03 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP (Lâm Thời)

ngày  01 tháng  01 năm 1946
 

- Chủ Tịch: HỒ CHÍ MINH

- Phó Chủ Tịch: NGUYỄN HẢI THẦN

Việt Quốc  và Việt Cách giữ 2 Bộ Kinh Tế và Vệ Sinh. Còn lại là Việt Minh.

 

04 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP (Thứ Nhất)

ngày 02 tháng 03 năm 1946
 

- Chủ Tịch: HỒ CHÍ MINH (VM)

- Phó Chủ Tịch: NGUYỄN HẢI THẦN (Việt Cách)

- Bộ Trưởng Tư Pháp: VŨ ĐÌNH HÒE (VM)          

- Bộ Trưởng Giáo Dục: ĐẶNG THÁI MAI (VM)

- Bộ Trưởng Tài Chính: LÊ VĂN HIẾN (VM)         

- Bộ Trưởng Công Chánh: TRẦN ĐĂNG KHOA (VM)

- Bộ Trưởng Ngoại giao: NGUYỄN TƯỜNG TAM (VNQDĐ) 

- Bộ Trưởng Kinh tế: CHU BÁ PHƯỢNG (VNQDĐ)

- Bộ Trưởng Y tế: TRƯƠNG ĐÌNH TRI (Việt Cách)

- Bộ Trưởng Canh Nông: BỒ XUÂN LUẬT (Việt Cách)

- Bộ Trưởng Nội vụ: HUỲNH THÚC KHÁNG (Không đảng phái)

- Bộ Trưởng Quốc Phòng: PHAN ANH (Không đảng phái)

* Chú thích 1: Theo Võ Nguyên Giáp trong Những năm tháng không thể nào quên, 2 ghế đáng lẽ dành cho Nam Bộ, được dành cho các đảng đối lập, 2 Bộ Nội Vụ và Quốc Phòng dành cho trung lập. Việt Minh và Dân Chủ giữ 4 Bộ Tài Chính, Giáo Dục, Tư Pháp, Giao Thông. Việt Quốc và Việt Cách giữ 4 Bộ Ngoại Giao, Kinh Tế, Xã Hội, Canh Nông. Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (vắng mặt). Chính phủ thành lập trong nửa giờ, ngay tại Quốc Hội mà chủ tịch là Ngô Tử Hạ, một nhân sĩ Công Giáo.

* Chú thích 2: Theo Án Tích Cộng Sản Việt Nam của Trần Gia Phụng, tr. 78, thêm Dương Đức Hiền giữ Bộ Thanh Niên, Nguyễn Văn Tạo giữ Bộ Lao Động, Nghiêm Kế Tổ giữ chức Thứ Trưởng Ngoại Giao, Cù Huy Cận giữ chức Thứ Trưởng Canh Nông.

 

05 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP ( Thứ Hai )

ngày 13 tháng 11 năm 1946
 

    Cố Vấn Tối Cao: VĨNH THỤY (đã bỏ qua HK)

    Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao: HỒ CHÍ MINH

- Bộ Trưởng Nội Vụ: HUỲNH THÚC KHÁNG   

- Bộ Trưởng Quốc Phòng: VÕ NGUYÊN GIÁP

- Bộ Trưởng Tư Pháp: VŨ ĐÌNH HÒE

- Bộ Trưởng Tài Chính: LÊ VĂN HIẾN

- Bộ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN VĂN HUYÊN

- Bộ Trưởng Canh Nông: NGÔ TẤN NHƠN

- Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh: TRẦN  ĐĂNG KHOA

- Bộ Trưởng Lao Động: NGUYỄN VĂN TẠO

- Bộ Trưởng Y Tế: HOÀNG TÍCH TRI

- Bộ Trưởng Xã Hội: CHU BÁ PHƯỢNG

- Thứ Trưởng Ngoại Giao: HOÀNG MINH GIÁM

- Thứ Trưởng Nội Vụ: HOÀNG HỮU NAM, tức PHAN BÔI

- Thứ Trưởng Quốc Phòng: TẠ QUANG BỬU

- Thứ Trưởng Tư Pháp: TRẦN CÔNG TƯỜNG

- Thứ Trưởng Kinh Tế: PHẠM VĂN ĐỒNG

- Thứ Trưởng Tài Chính: TRỊNH VĂN BÍNH

- Thứ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN KHÁNH TOÀN

- Thứ Trưởng Canh Nông: CÙ HUY CẬN

- Thứ Trưởng Giao Thông Công Chánh: ĐẶNG PHÚC THÔNG

- Quốc Vụ Khanh (Bộ Trưởng Không Bộ): NGUYỄN VĂN TỐ, BỒ XUÂN LUẬT.

 

06 * THÀNH PHẦN DB QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN

tháng  01-1946
 

 - Mác xít:   10 đại biểu            - Việt Cách:   22  đại biểu

 - Xã hội:     27 đại biểu            - Việt Quốc:  26  đại biểu

 - Dân chủ:  15 đại biểu            - Việt Minh:   82  đại biểu

- Độc lập:  90 đại biểu.

(các con số chính thức lúc ấy)

 

07 * CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CHMNVN

thành lập ngày 8-6-1969
 

     Thủ Tướng: HUỲNH TẤN PHÁT

    Phó Thủ Tướng: PHÙNG VĂN CUNG

- Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: TRẦN BỬU KIẾM

- Bộ Trưởng Quốc Phòng:  TRẦN NAM TRUNG

- Bộ Trưởng Ngoại Giao:   NGUYỄN THỊ BÌNH

- Bộ Trưởng Nội Vụ:   PHÙNG VĂN CUNG

- Bộ Trưởng Kinh Tài:   CAO VĂN BỐN

- Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa: LƯU HỮU PHƯỚC

- Bộ Trưởng Tư Pháp:  TRƯƠNG NHƯ TẢNG

- Bộ Trưởng Y Tế:   DƯƠNG QUỲNH HOA

- Bộ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN VĂN KIẾT

 

08 * NỘI CÁC CUỐI CÙNG

của triều Nguyễn với vua Bảo Đại
 

    Thượng Thư Bộ Lại (Nội Vụ, tương đương Thủ Tướng): PHẠM QUỲNH

- Thượng Thư  Bộ Hộ (Tài Chánh): HỒ ĐẮC KHẢI

- Thượng Thư  Bộ Lễ: ƯNG ỦY

- Thượng Thư  Bộ Hình (Tư Pháp): BÙI BẰNG ĐOÀN

- Thượng Thư  Bộ Học: TRẦN THANH ĐẠT

- Thượng Thư  Bộ Kinh (Tế): TRƯƠNG NHƯ ĐỊNH

 

09 * CHÍNH  PHỦ TRẨN TRỌNG KIM

(sau Nhật đảo chính Pháp)
 

     Thủ Tướng:  TRẦN TRỌNG KIM

- Bộ Trưởng Nội Vụ:  TRẦN ĐÌNH NAM

- Bộ Trưởng Ngoại Giao:  TRẦN VĂN CHƯƠNG

- Bộ Trưởng Tài Chính:  VŨ VĂN HIỀN

- Bộ Trưởng Kinh Tế:  HỒ BÁ KHANH

- Bộ Trưởng Tiếp Tế:  NGUYỄN HỮU THI

- Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật:  HOÀNG XUÂN HÃN

- Bộ Trưởng Tư Pháp:  TRỊNH ĐÌNH THẢO

- Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh:  LƯU VĂN LANG

- Bộ Trưởng Y tế và Cứu Tế:  VŨ NGỌC ANH

- Bộ Trưởng Thanh Niên:  PHAN ANH.

 

10 * VÀI BÚT HIỆU và BÍ DANH của HỒ CHÍ MINH

được nhắc tới trong sách
 

- NGUYỄN SINH CUNG

- NGUYỄN TẤT THÀNH

- BA

- PAUL

- NGUYỄN ÁI QUỐC, QUỐC, QUẤC hay NGUYỄN.

- LÝ THỤY, LY, LEE (phụ tá và thông ngôn của Borodin),

- VƯƠNG, VƯƠNG SƠN NHỊ,

- TRƯƠNG NHƯỢC TRỪNG

- TỐNG VĂN SƠ

- HỒ QUANG

- NILOPSKI (1925-1927 ở Hoa Nam)

- LIN, LINOV (khi ở LX)

- LU, LOU (phóng viên báo Rosta ở Hoa Nam)

- TRẦN DÂN TIÊN, TRẦN ZÂN TIÊN (bút hiệu )

- T. LAN (như trên)

- XYZ (bút hiệu)

- TRẦN LỰC (bút hiệu)

- LUCIUS (bí danh để liên lạc với OSS của Mỹ)

 

11 * NHỮNG NĂM SINH của HỒ CHÍ MINH
 

- 1890: (ngày 19 tháng 5) được chính thức công nhận. Nhưng không có gì bảo đảm là đúng, nhất là về ngày sinh.

- 1891: được anh ông Hồ là Nguyễn Tất Đạt, cũng gọi là Nguyễn Sinh Khiêm khai. Sơn Tùng (CS) và Cao Thế Dung khẳng định là đúng.

- 1892: được chính Hồ Chí Minh ghi trong đơn xin nhập học trường thuộc địa.

- 1893: theo bà Nguyễn Thị Thanh, chị ông Hồ khai

- 1894: ghi tại hồ sơ cảnh sát Pháp và sổ hộ làng Kim Liên

- 1895: Nguyễn Ái Quốc khai tại tòa đại sứ Liên Xô ở Đức.

 

12 *  CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ  CỘNG SẢN
 

- QUỐC TẾ 1  hay  ĐỆ NHẤT QUỐC TẾ:

tức Hội Quốc Tế Công Nhân do Marx và Engels lập ngày 28-9-1864 tại London, Anh Quốc. Giải tán năm 1876 tại Philadelphia, Hoa Kỳ.

 

- QUỐC TẾ 2  hay  ĐỆ NHỊ QUỐC TẾ:

tức Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội thành lập tại Paris năm1889.

 

- QUỐC TẾ 3  hay  ĐỆ TAM QUỐC TẾ

tức Comintern hay Quốc Tế Cộng Sản do Lênin lập năm 1919 tại Moscow. Giải tán theo lệnh của Stalin năm 1943.

 

- QUỐC TẾ 4  hay  ĐỆ TỨ QUỐC TẾ

do Trotsky lập năm 1938 ở Pháp trong tình trạng bị trục xuất khỏi Liên Xô.

 

13  * CÁC ĐẠI HỘI QUỐC TẾ 3

từ đại hội 1 đến đại hội 7
 

- Đại Hội 1:   từ 2 đến 6-3-1919

- Đại Hội 2:  1920 tại Petrograd (các đại hội khác họp tại Moscow)

- Đại Hội 3:   từ tháng 6 đến tháng 7-1921

- Đại Hội 4:   tháng 11 và 12-1922.

- Đại Hội 5:  17-6 đến 8-7-1924 có 504 đại biểu của 49 đảng Cộng Sản, 10 tổ chức quốc tế. Hồ Chí Minh là đại biểu đầu tiên và duy nhất  của Đông Dương

- Đại Hội 6:  ngày 8-9-1928, Hồ Chí Minh không dự, tả khuynh.

Chống thỏa hiệp, liên hệ với tư sản và các phong trào dân chủ. Lãnh tụ Cộng Sản Ấn M. N. Roy bị  khai trừ vì chống đường lối của đại hội này. (theo Hồng Hà)

- Đại Hội 7:  ngày 25-7-1935 cũng là đại hội chót của Quốc Tế 3.

Trong số 513 đại biểu của 76 đảng đại diện 3 triệu 140,000 đảng viên, có 3 người Việt Nam là Lê Hồng Phong, Tú Hưu và Nguyễn Thị Minh Khai.

Theo Hồng Hà,“Anh Nguyễn chỉ được mời với tư cách là đại biểu tư vấn”. Đề tài chính trong đại hội này là “chống chủ nghĩa phát-xít.”

 

14- CÁC ĐẠI HỘI

Đảng Cộng Sản Việt Nam
 

- Đại Hội 1:     1935, tại Macao. Số đảng viên chỉ mấy trăm, sau tháng 8-1945 lên 5,000 đảng viên. Ngày 11-11-1945, Đảng Cộng Sản tự giải tán, rút vào bí mật trở thành Hội Nghiên Cứu Mác Xít.

- Đại Hội 2:     1951, Hội Nghiên Cứu Mác Xít biến thành đảng Lao Động tại Tuyên Quang số đảng viên khi giải tán chỉ có khoảng 5000, sau 6 năm lên 760,000.

- Đại Hội 3:     1960, tại Hànội (tất cả các đại hội từ nay đều ở Hànội). Lê Duẩn được cử làm bí thư thứ nhất.(danh xưng theo LX lúc ấy Khrutshchev cũng tự xưng bí thư thứ nhất. Thực chất không khác tổng bí thư.

- Đại Hội 4:    1976, Đảng Cộng Sản tái lập sau khi chiếm miền Nam. Số đảng viên là 1,553,500 (trong số 49.6 triệu dân, bằng 3,22% dân số toàn quốc). Lê Duẩn chủ trì.

- Đại Hội 5:    1982, 5 người bị loại khỏi Bộ Chính Trị: Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Linh.

- Đại Hội 6:     1986, quyết định “Đổi Mới”, bầu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.

- Đại Hội 7:     1991, Đỗ Mười làm Tổng Bí Thư.

- Đại Hội 8:     1996, Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu

- Đại Hội 9:     2001, Nông Đức Mạnh.

 

15- DANH SÁCH 20 ĐẢNG VIÊN CSVN

được đào tạo tại trường Lao Động Đông Phương tại Mạc Tư Khoa (Trường Stalin)
 

01- Bùi Công Trừng (1905-1977)

02- Bùi Lâm, tức Nguyễn Văn Xích (1896- ?)

03- Dương Bạch Mai (1905-1964)

04- Hà Huy Tập (1902-1941)

05- Hồ Tùng Mậu (1896-1951)

06- Hoàng Văn Nọn (Tú Hưu)

07- Lê Hồng Phong tự Litvinov (1902-1942)

08- Ngô Đức Trì (1902-?), con Ngô Đức Kế

09- Nguyễn Hữu Cần

10- Nguyễn Khánh Toàn bí danh Robert (1905-1993)

11- Nguyễn Thế Rục (1905-1937)

12- Nguyễn Thế Vinh (1904-1945)

13- Nguyễn Thị Minh Khai hay cô Duy  (1910-1941)

14- Nguyễn Văn Dựt

15- Nguyễn Văn Trấn bí danh Prigorny (1914-1998)

16- Phùng Chí Kiên (1901-1941)

17- Trần Ngọc Danh, em Trần Phú, (1908 -1950)

18- Trần Phú (1904-1931)

19- Trần Văn Giàu (1911)

20- Trần Văn  Kiệt
 

Chú thích: Trừ Trần Văn Giàu còn sống, Nguyễn Khánh Toàn và Nguyễn Văn Trấn tương đối thọ, hầu hết đều chết trẻ. Điểm đáng lưu ý là cả 20 người được đào tạo tại lò Stalin này, không ai có chân trong các chính phủ đầu tiên của Hồ Chí Minh. Ngay cả trong ủy ban giải phóng tiền cách mạng tháng tám cũng không. Như vậy chỉ có một mình Hồ Chí Minh do Liên xô trực tiếp đào tạo, rèn đúc, đại diện duy nhất của Quốc Tế 3, toàn quyền xử trí mọi việc.

Last Updated Saturday, April 01 2006 @ 02:01 PM EST
 

www.geocities.ws/xoathantuong