THIÊN III

Những năm tháng phiêu bạt

Màn một
Hồ Chí Minh ở Liên Xô (1933 - 1938)

Sau năm 1923, có đến bảy, tám lần Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa. Thời gian lưu lại thường không quá một năm, duy chỉ có lần từ năm 1933 đến năm 1938 là ở đến 5 năm. Trong 5 năm ấy, phong trào cách mạng Việt Nam chống Pháp vô cùng sôi nổi, vậy vì sao Hồ Chí Minh lại bị giam lỏng ở Mạc Tư Khoa, dùng thời gian nhàn rỗi để nghiên cứu chủ nghĩa Marx mà không trở về nước cùng các đồng chí của mình chỉ đạo quần chúng đấu tranh? Việc này nếu đem so sánh với phong cách hoạt động tích sực của Nguyễn Ái Quốc thì hoàn toàn khác nhau. Vì sao Hồ Chí Minh không báo cáo với Quốc tế cộng sản về hoàn cảnh của mình? Kỳ lạ hơn nữa, trong 5 năm ấy, những ghi chép về Hồ Chí Minh khiến người ta đặt ra đặt dấu hỏi nghi ngờ về thân phận cũng như các mối quan hệ của ông khá bí hiểm và phức tạp. Ví như, thời gian nào Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa? Vì sao hói đầu và bị phán quyết tử hình? Vì sao bị cưỡng chế học tập cải tạo? Vì sao ở Đại hội VII Quốc tế cộng sản chỉ đóng vai im lặng? Lại vì sao nhẫn nhục chịu đựng khi mà vợ mình kết hôn với người khác? Năm 1938 rời khỏi Mạc Tư Khoa theo chỉ thị của ai? Vì sao trên đường ngàn dặm tìm đến Diên An Trung Quốc mà không quay về Việt Nam? Vô số những điều nghi vấn đặt ra chứng tỏ bên trong ẩn giấu nhiều bí mật.

Nhiều hồ sơ đã được Quốc tế cộng sản giải mật nhưng không phải là tất cả. Thành ra, như William J. Duiker nói: "Rõ ràng những tài liệu quan trọng đã có ở đó nhưng trước sau vẫn không thấy". Đơn cử như trường hợp Hồ Chí Minh bị phán xử tử hình hiện tại ở đâu? Vì sao "Hồ Chí Minh tự truyện" hai lần xuất bản lại có năm sinh khác nhau là 1890 và 1893? Hồ sơ lưu của Quốc tế cộng sản có một phần từ 17 tháng tư năm 1938 viết, bút danh P. C. Lin trong tự truyện có phải tự truyện của Nguyễn Ái Quốc hay là tự truyện của Hồ Tập Chương? Vợ Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Thị Minh Khai vì sao lại tự mình điền vào bản khai cá nhân đã kết hôn, chồng tên là Lin (Lâm), trong khi ấy, ngay trước mặt Lin lại làm lễ thành hôn với Lê Hồng Phong? Có quá nhiều những dấu hiệu không bình thường ấy đã chứng tỏ, những ghi chép về thân phận Hồ Chí Minh có vẻ như đã bị sửa chữa hoặc thay đổi. Vì sao Quốc tế cộng sản phải làm như vậy? Căn cứ vào những manh mối qua các ghi chép mơ hồ mà phân tích, chỉ có một khả năng là, người ta đã cố ý đem Hồ Tập Chương hoán đổi thành Nguyễn Ái Quốc để đạt mục đích "mượn xác hoàn hồn".

Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa vào thời gian nào?

Hồ Chí Minh rời Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa khi nào? Có nhiều ý kiến khẳng định là không thể xác định được thời gian cụ thể. William J. Duiker cho rằng vào mùa xuân năm 1934. Sophie Quinn - Judge căn cứ vào chữ ký "Lin" trong "Tự truyện" dẫn lời Hồ Chí Minh kể, tháng bảy năm 1934, ông mới đến Mạc Tư Khoa" nhưng lại tỏ ra nghi ngờ, không có bất cứ tài liệu nào làm rõ, từ mùa thu năm 1933 đến những tháng đầu năm 1934 ông ở đâu? Cả William J. Duiker lẫn Sophie Quinn - Judge đều cho rằng, thời gian Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa căn cứ vào lúc Hồ Chí Minh rời Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, thời gian Hồ Chí Minh rời Thượng Hải, bản thân nó vẫn là một câu đố. Riêng quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, thời gian ấy vào cuối năm 1933, muộn lắm cũng không quá mùa hè.

Thời gian Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa liệu có khó xác minh đến như vậy không? Vào lúc Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa, phô trương náo nhiệt, được Bí thư thứ nhất Cục Viễn Đông đón tiếp như nghi thức của bậc anh hùng, khó có thể làm thủ tục xuất nhập cảnh nếu không có những ghi chép của hải quan về nhân thân. Những năm ba mươi của thế kỷ XX, Nga Xô đang ở vào thời kỳ đại thanh trừng. Mọi công dân đều bị giám sát , có thể bị điều tra, bắt giữ hoặc xử tử bất cứ lúc nào nếu được gán cho tội danh "kẻ thù của nhân dân". Tác phẩm "Chân dung bạo chúa" của An Đông Lạc Phu. Áo Phí Thân Khoa (2) đã viết: "Từ năm 1935 đến năm 1940, Liên Xô đã bắt giữ 19 triệu 840 nghìn người, trong đó có 7 triệu người bị chết". Mạc Tư Khoa là trung tâm cao độ giám sát, khống chế một cách ráo riết mọi lời nói và hành vi của người dân".

Những tài liệu ghi chép về thời kỳ Hồ đến Mạc Tư Khoa rất dễ dàng nhận biết, vậy vì sao Quốc tế cộng sản không có tài liệu khi ông nhập cảnh? Nhất định là phải có nguyên nhân đặc biệt không thể tiết lộ nên đã giấu kỹ thậm chí tiêu hủy. Lại như, vào đầu năm 1923, khi Nguyễn Ái Quốc đến Mạc Tư Khoa thì trong truyện có viết không? Đến năm 1938, nghĩa là 15 năm sau, tuyệt nhiên chẳng có trang nào ghi chép sự kiện này. Thời gian nào Hồ Chí Minh bị phán xử tử hình? Hồ sơ điều tra vụ án này hiện ở đâu? Từ rất nhiều những chi tiết bất hợp lý trên, tôi suy đoán là, các hồ sơ liên quan đều đã bị tiêu hủy.

Căn cứ vào thời gian Hồ Tập Chương rời Thượng Hải và suy đoán, ông đến Mạc Tư Khoa vào khoảng từ mùa xuân đến mùa hè năm 1933.

Sự thật về sự kiện Hồ Chí Minh bị kết án tử hình

Hồ Chí Minh

Theo Sophie Quinn - Judge, vào năm 1992, cùng với Anatoly Voronin là cựu Ủy viên Trung ương Bộ Quốc tế, nói chuyện về những tư liệu đã được ghi chép: " Hồ Chí Minh chịu sự điều tra của tổ 3 người gồm Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và trùm dặc vụ Trung Quốc Khang Sinh. Dmitry Manuilsky thuộc thành phần trung lập, trong khi Khang Sinh giữ quan điểm đề nghị xử tử Hồ Chí Minh. VeraVasilieva lấy lý do phải làm theo trình tự để tránh sai lầm do mình còn thiếu kinh nghiệm, đã thay Hồ Chí Minh bào chữa. Đến năm 1935, Khang Sinh mới tin Hồ Chí Minh bị bắt vào năm 1931 nên đã đề nghị khai trừ ông ra khỏi đảng. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số tài liệu quan trọng có khả năng đã bị Cục An ninh Liên Xô giấu đi, vì thế chúng ta không thể nào biết được Hồ Chí Minh bị chỉ trích nghiêm trọng đến mức nào.

Do nhu cầu chính trị, Hồ Chí Minhđã có những quyết sách nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn, đặc biệt vào giai đoạn những năm 1930. Cũng có khả năng Hồ Chí Minh ngả theo con đường Lý Lập Tam khiến Khang Sinh nghi ngờ, nhưng Dmitry Manuilsky và Vera Vasilieva vẫn giữ quan điểm. vì thế, khi biểu quyết hình thức kỷ luật, trùm đặc vụ Trung Quốc bị thiểu số". Đoạn ghi chép trên là của Sophie - Quinn Judge trong tác phẩm "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 207.

Án tử hình của Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn không liên quan. Đối tượng bị điều tra không phải là Nguyễn Ái Quốc. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi. Khoảng giữa xuân hè năm 1933, người từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa là Hồ Tập Chương mà không phải Nguyễn Ái Quốc. Huống nữa, Quốc tế cộng sản đã cử đại biểu đến làm lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc, làm sao có thể truy cứu trách nhiệm để xử án một người đã chết? Án đặc biệt điều tra Hồ Chí Minh, phần quan trọng nhất, có liên quan đến việc chấp hành công tác được Quốc tế cộng sản giao phó thời kỳ năm 1930. Đó

Ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc vào năm 1934 tại Mạc Tư Khoa (lấy từ tác phẩm "Tóm tắt về sự nghiệp Hồ Chí Minh", NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007

là ông đã truyền đạt sai lạc chỉ lệnh về công tác liên lạc giữa Trung cộng và Việt cộng.

Rất có khả năng là vào năm 1930, Hồ Chí Minh tham gia Hội nghị "Liên minh Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đế quốc" của Lý Lập Tam và ngả theo đường lối sai lầm của họ Lý ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho Trần Phú và một số lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương bị bắt. Đây là nguyên nhân khiến cho Lý Lập Tam và Khang Sinh đối với nhau như kẻ thù không đội trời chung, dẫn đến hệ lụy là Hồ Chí Minh bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí trùm đặc vụ còn đề xuất mức án tử hình. Trong khi ấy, Khang Sinh và Nguyễn Ái Quốc chưa từng quen biết nhau, lại không có mâu thuẫn gì trong quan hệ để khép một người đã qua đời vào trọng tội.

Trong quá trình điều tra, Hồ Chí Minh bị hói đầu, nhưng tấm ảnh lưu trong hồ sơ so với ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc lại không giống nhau (Hồ Chí Minh bị hói đầu trong tấm ảnh bên có đóng dấu và chữ ký). Đặc biệt, tại bản báo cáo điều tra về Hồ Chí Minh năm 1934, ông dã tự điền vào bản khai là sinh năm 1903, so với Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890 thì chênh nhau 13 năm. Nhân vật vào năm 1934 vào học trường Đại hoc Lenin, bí danh P.C.Lin là Hồ Chí Minh mà nhân viên điều tra đã viết như sau: "Ông ta không có gia đình, vợ con, không nghề nghiệp chuyên môn, không biết bất cứ ai là lãnh đạo, cũng không biết mình có thể làm được công tác gì". Phần tử bị điều tra này so với Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn trái ngược nhau. Bất cứ một điều tra viên nào của Quốc tế cộng sản cũng không thể tin được mình đang điều tra về Nguyễn Ái Quốc. Huống chi, từ năm 1923 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã hai lần lưu lại Mạc Tư Khoa, có hồ sơ lưu trữ tại Quốc tế cộng sản. Thân phận chân chính của Hồ Chí Minh đã bị Quốc tế cộng sản che giấu nên đã nảy sinh vô số câu hỏi nghi vấn. Từ sự kiện điều tra về án tử hình, chính là bằng chứng rõ ràng khẳng định Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. Hồ Chí Minh đã được Vera Vasilieva ra sức bảo vệ may mắn thoát khỏi kiếp nạn.

Quốc tế cộng sản đạo diễn vở kịch "Mượn xác hoàn hồn"

Từ năm 1929 đến 1933, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh phân biệt nhau hoạt động ở vùng Đông Nam Trung Quốc, Xiêm Lavà Singapore. Nội dung hoạt động của họ không giống nhau, chỉ là ghi chép vào hồ sơ duy nhất một danh xưng Hồ Chí Minh làm lịch sử bị lẫn lộn. Đặc biệt vào năm 1930, hai người cùng tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931, một người bị bắt ở Hương Cảng, một người bị bắt ở Quảng Châu. Chuyện sờ sờ trước mắt nhưng lại bị Quốc tế cộng sản cùng với Trung cộng , Việt cộng che giấu quy về cho một Hồ Chí Minh. Thậm chí, mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi, vậy mà đến đầu năm 1933 tự nhiên được dựng dậy, sau đó dùng Hồ Tập Chương thay Nguyễn Ái Quốc, tạo ra một nhà cách mạng mới là Hồ Chí Minh tiếp tục vai diễn trên vũ đài chính trị. Ai đã ra lệnh cho Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc và đạo diễn vở kịch "Người chết sống lại"? Ai đã chỉ đạo Hồ Chí Minh tiếp tục diến xuất trên vũ đài lịch sử và tính toán để lại cho hậu thế một loại hồ sơ chắp vá, một tiểu sử lắp ghép về Hồ Chí Minh?

Căn cứ vào trước tác của các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh, kiên trì tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng phát hiện ra vô số điều bất hợp lý trong lịch trình hoạt động của Hồ Chí Minh, mới tìm được cái cần tìm trong cả mớ bòng bong tư liệu thật giả lẫn lộn ấy. Như vén mây thấy mặt trời, tôi nhìn ra chân tướng lịch sử, và phần nào giải thích được mối quan hệ nhân quả của giai đoạn lịch sử này, đồng thời khâm phục thủ pháp cao tay của đạo diễn đứng sau sân khấu. Ấy lànhững tay tổ của Quốc tế cộng sản, Trung cộng và Việt cộng chóp bu đã phối hợp nhịp nhàng với nhau, tạo ra một nhân vật Hồ Chí Minh đầy bí hiểm.

Vera Vasilieva và Hồ Chí Minh

Vera Vasilieva là người chịu trách nhiệm chính trong ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản về những vấn đề Việt Nam, từ khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng đã tham gia vào công tác giải cứu. Trên đường đi, không ngờ, Nguyễn Ái Quốc bị bệnh qua đời. Vera Vasilieva được cử làm người bào chữa cho Hồ Tập Chương, do vậy mà phát hiện ra Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương là hai người khác nhau, có hoàn cảnh khá giống nhau, thân thế, ngoại hình, ngôn ngữ gần nhau, và nhất là thông thạo nhiều ngoại ngữ. Hai người này từ năm 1929 đến 1931 cùng công tác tại Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản, cùng được giao những công việc quan trọng, và đặc biệt là lại cùng bị bắt vào năm 1931.

Tuy vậy, Xung quanh sự kiện Nguyễn Ái Quốc rời Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa, ngoài quan điểm cho rằng ông đã qua đời trên đường đi vì bệnh lao phổi, còn một ý kiến khác là cuộc trốn chạy thành công, có điều những chứng cứ đưa ra đều rất khó thuyết phục, trong khi báo chí cộng sản đã đồng loạt đăng tin nhà cách mạng đã chết, thậm chí đại biểu Quốc tế cộng sản còn đến dự lễ truy điệu. Từ những hoàn cảnh và điều kiện phức tạp như vậy, Vera Vasilieva nảy ra ý nghĩ, đề nghị Hồ Tập Chương thay thế vai trò của Nguyễn Ái Quốc, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của ông. Hơn thế nữa, Hồ Tập Chương lại biết tiếng Nhật, có kinh nghiệm đấu tranh chống Nhật, càng phù hợp với nhiệm vụ chống Nhật trước mắt của Liên Xô.

Vera Vasilieva bèn xin ý kiến Cục Phương Đông, lên kế hoạch giáo dục 5 năm đào tạo Hồ Tập Chương thay thế cho Nguyễn Ái Quốc. Việc làm của Vera Vasilieva cùng với hồ sơ ghi chép của lịch sử dể lại đã chứng minh, Quốc tế cộng sản đã bí mật chơi trò "phục sinh" cho người đã chết.


Các tấm ảnh này được lấy trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", củaSophie Quinn - Judge ở phần phụ lục. Bên trái là Vera Vasilieva, bên phải là Hồ Chí Minh. Ảnh chụp tại Mạc Tư Khoa, Liên Xô, năm 1934.

1 - Cuối tháng chín năm 1931, Ban Hồ sơ Quốc tế cộng sản chuyển cho Vera Vasilieva một bản tin với nội dung: "Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị đuổi ra khỏi Đông Nam Á đã bị cự tuyệt". Vera Vasilieva vô cùng phấn khởi vội thông báo với các bạn bè, đồng chí của Nguyễn Ái Quốc về tin này, đồng thời viết ba bản tin bằng tiếng Nga ký tên Vasilieva.

2 - Mùa thu năm 1932, báo chí cộng sản lần lượt đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi cùng với tin nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Mạc Tư Khoa đã tổ chức tang lễ và Quốc tế cộng sản cử đại biểu đến truy điệu. (tác giả nhận xét: Chủ nhiệm Ban Việt Nam Vera Vasilieva chắc là sẽ cử một người không quen biết Nguyễn Ái Quốc đến viếng tang, ít ra bà cũng đã biết việc Nguyễn Ái Quốcbị bệnh chết).

3 - Mùa hè năm 1934, Hồ Chí Minh từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa, Vera Vasilieva, Dmitry Manuilsky và trùm đặc vụ Trung cộng Khang Sinh tạo thành nhóm ba người điều tra, phán xét Hồ Chí Minh. Do được Vera Vasilieva bảo vệ, Hồ Chí Minh thoát khỏi án tử hình nhưng bị giữ lại Mạc Tư Khoa học tập cải tạo, một mặt vào học trường Đại học Lenin, mặt khác nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc địa.

4 - Tháng ba năm 1935, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Áo Môn thông qua một Báo cáo chính trị dài 32 trang. Hội nghị đã bầu bổ sung 13 ủy viên Trung ương do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư gồm 8 đại biểu công nhân, 3 đại biểu trí thức, 1 đại biểu dân tộc thiểu số. (Tác giả nhận xét: Hồ Chí Minh xếp cuối cùng trong số 13 ủy viên Trung ương tuyệt nhiên không phải Nguyễn Ái Quốc. Xét về tiểu sử và quá trình hoạt động, thứ bậc của Nguyễn Ái Quốc xếp quá xa so với Lê Hồng Phong trong danh sách các Ủy viên Trung ương đặt ra một vấn đề đạo lý. Cho nên phải hiểu người xếp cuối cùng ấy là Hồ Tập Chương, bí danh P.C.Lin. Bởi vì, lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc đã chết, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cùng P.C.Lin ở Mạc Tư Khoa tham gia Hội nghị VII Quốc tế cộng sản. Đưa P.C.Lin vào danh sách Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn do Vera Vasilieva chủ trương).

5 - Tháng tư năm 1935, Đảng Cộng sản Việt Nam gửi Ban bí thư Cục Phương Đông công khai khiển trách Hồ Chí Minh, yêu cầu không để Hồ Chí Minh tham gia Hội nghị VII Quốc tế cộng sản. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Xiêm La còn cho biết, trước năm 1930, Hồ Chí Minh không phải là đảng viên cộng sản. Sau khi đọc văn bản kiến nghị, Vera Vasilieva trả lời Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: "Hồ Chí Minh đã dành ra 2 năm học tập nghiên cứu, không có thời gian làm công việc khác, sau khi Hội nghị kết thúc, chúng tôi sẽ có kế hoach đặc biệt giao cho ông ta". Ít lâu sau, Vera Vasilieva gửi một bức thư cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nói: "Đối với Nguyễn Ái Quốc, sau hai năm học tập, nhất định sẽ hiểu được nội dung và mục đích của chương trình đào tạo, vì vậy, không có lý do gì xử lý kỷ luật ông ta. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch đặc biệt sử dụng".

6 - Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại trường Đại học Lenin, năm 1936 chuyển sang Đại học Stalin làm giảng viên bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt. Tháng tư năm 1936, một bản báo cáo đã chỉ rõ, Hồ Chí Minh và Vera Vasilieva hợp tác xây dựng khóa trình giảng dạy bộ môn Đông Nam Á. Vera Vasilieva nhận xét về vai trò giảng viên của Hồ Chí Minh như sau: "Được làm việc với ông tôi thật vinh dự. Ông nghiên cứu về thực trạng xã hội trong nước rất công phu, chỉ có điều chưa được hệ thống lắm. Ông vốn có nhiều kinh nghiệm hoạt động cách mạng, nhưng cũng có lúc phạm phải sai lầm như sai lầm của người dân vùng Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ nghiên cứu cải tiến, nâng cao, chắc chắn ông sẽ tiến bộ".

Trước khi kết thúc năm 1936, Vera Vasilieva lên kế hoạch chi 3000 dollars để bồi dưỡng cho 10 học viên Đông Nam Á dự khóa huấn luyện 2 tháng. "Chúng tôi đã quyết định là, có nên cử Hồ Chí Minh đãtốt nghiệp Học viện Mạc Tư Khoa đến tổ chức và chỉ đạo khóa học này hay không?".

Nhưng ghi chép trên đã được lưu giữ tại Hồ sơ Quốc tế cộng sản ở Mạc Tư Khoa. Trong "Truyện Hồ Chí Minh" củaWilliam J. Duiker và "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", của Sophie Quinn - Judge đều đã viết rất rõ ràng về sự kiện trên. Việc công khai bí danh P.C.Lin là Hồ Chí Minh vào năm 1934, chắc chắn không phải là Nguyễn Ái Quốc. Quốc tế cộng sản yêu cầu Hồ Tập Chương lấy bí danh P.C.Lin để tiếp tục nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc mà chủ nhiệm đề tài Vera Vasilieva chính là người đạo diễn màn kịch "mượn xác hoàn hồn", "dời hoa tiếp cây".

Việc học tập và cải tạo của Hồ Chí Minh

Trong thiên "Ve sầu thoát xác thật giả kiếp người", tôi đã trình bày kỹ: "Mùa xuân năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi, khoảng giữa mùa xuân và mùa hè năm 1933, người từ Hạ Môn đến Thượng Hải rồi đi Mạc Tư Khoa không phải Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương". Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa, Vera Vasilieva, Dmitry Manuilsky, và trùm đặc vụ Trung cộng Khang Sinh, lập thành tổ đặc biệt ba người điều ra về ông, chỉ cần sai phạm một điểm là bị tuyên án tử hình. May mà được Vera Vasilieva bảo vệ, Hồ Tập Chươngmới thoát nạn. Tuy nhiênsau đó ông phải mất gần 5 năm học tập, cải tạo để sau này thay thế vai trò Nguyễn Ái Quốc. Trong 5 năm học tập cải tạo này, nhân vì Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương liên quan đến việc chuyển đổi thân phận, nên hồ sơ của Quốc tế cộng sản không thể ghi chép rõ ràng. Vì thế, chí có thể căn cứ vào những tài liệu liên quan, ta mới hiểu được trong 5 năm ấy, Hồ Tập Chương, học tập cải tạo như thế nào.

Trong "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc", trang 81, 82, giáo sư Tưởng Vĩnh Kính có nói đến: "Từ năm 1933 đến mùa thu năm 1938, Hồ Chí Minh ở Mạc Tư Khoa, bị bắt buộc học tập cải tạo. Thứ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn nhớ lại: 'Lúc ấy, khôngg khí khủng bố bao trùm, Hồ Chí Minh muốn gặp gỡ các đảng viên Cộng sản Việt Nam đều phải xin phép nhà đương cục Mạc Tư Khoa. Nếu trước khi được phép mà tự động gặp nhau thì không được nói chuyện'. Nguyễn Khánh Toàn kể tiếp: 'Các đồng chí Việt Nam ở Mạc Tư Khoa lúc ấy đều không biết Hồ Chí Minh đã đến Liên Xô. Có một nữ bí thư trong "Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa", nhân việc gặp một đồng chí phụ trách "Tổ Việt Nam" nói chuyện, mới biết tin ấy. Nữ đồng chí phụ trách "Tổ Việt Nam" này cũng là cán bộ Quốc tế cộng sản. (Tác giả nhận định: đồng chí nữ bí thư chỉ Nguyễn Thị Minh Khai), xem "Chị Minh Khai", phần 2, mục 13, còn đồng chínữ cán bộ Quốc tế cộng sản phụ trách "Tổ Việt Nam", chỉ Vera Vasilieva). Sau mấy năm, tôi gặp Hồ Chí Minh trên phố, nhưng do nguyên tắc tổ chức cũng không thể nói chuyện với nhau. Mãi mấy năm sau nữa, chúng tôi mới chính thức được làm quen với ông. Hồ Chí Minh một mặt học tập tại Học viện Lenin, mặt khác lại làm việc ở

Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Học viện Lenin là trường Đảng huấn luyện cán bộ đảng viên các nước. Hồ Chí Minh khi ở học viện này dùng bí danh bằng tiếng Nga là "Linov", nhưng tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa thì lại dùng tên "Lin" lãnh đạo tiểu tổ Việt Nam học tập. Tố chất học sinh Việt Nam rất kém, trình độ thấp, phần lớn họ đến từ Pháp, có tiền sử thường là đầy tớ hoặc thủy thủ. Hồ Chí Minh chỉ đạo nhóm này học tập chẳng khác gì dạy học sinh tiểu học. Mùa thu năm 1934, Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa lại thành lập thêm một tiểu tổ. Tiểu tổ này do một người mới đến Mạc Tư Khoa là Lê Hồng Phong cùng Nguyễn Thị Minh Khai và ba đảng viên cộng sản Việt Nam hợp thành. Lê Hồng Phong phụ trách công tác Đảng, Hồ Chí Minh kiêm nhiệm chỉ đạo học tập. Vì lý do bảo mật, hai tổ học tập Việt Nam bị cách ly hai địa điểm, không được liên lạc với nhau. Sau Đại hội đại biểu Quốc tế cộng sản VII, trước mắt Stalin, Hồ Chí Minh hiển nhiên không có vai trò gì dáng kể. Ông ta chẳng những không phải là Ủy viên chấp hành Quốc tế cộng sản mà còn mất đi địa vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí còn bị coi là phần tử không đáng tin cậy. Bị buộc phải lưu lại Mạc Tư Khoa học tập cải tạo, Hồ Chí Minh chẳng những không thực hiện được nguyện vọng của mình mà còn rơi vào hoàn cảnh bị đối xử lạnh nhạt.

Sau khi Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai lần lượt trở về Việt Nam, Hồ Chí Minh lại theo học "Ban nghiên cứu lịch sử" thuộc "Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa" một năm. Lúc này, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới đang sôi sục, Hồ Chí Minh làm sao có thể yên tâm ngồi học tập? Trong "Truyện Hồ Chí Minh", trang 212, William J. Duiker có dẫn ra hồi ức của một học sinh là Nguyễn Khai Quyền như sau: "Nguyễn Ái Quốc được chỉ làm giảng viên của 144 học sinh, văn phòng đặt tại tầng bốn của ngôi nhà thuộc đại lộ Ulyanovsk Mạc Tư Khoa. Có một số thanh niên trẻ không hài lòng hoặc tỏ ra ngạo mạn, thường chỉ vì một vài việc lặt vặt mà to tiếng với nhau. Lúc ấy thường là Nguyễn Ái Quốc phải đến hòa giải". Ngoài ra, ở trang 227 , tác giả cũng nói đến: "Mùa thu năm 1936, tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc sau khi soạn xong bài giảng, lại từ Học viện Lenin trở về căn phòng nhỏ của minh trong ngôi nhà thuộc đường phố Bố Lỗ nạp Nhã(3) (布魯納雅街). Học trình gồm triết học, lịch sử và Nga văn. Thế nhưng, Bí thư thứ nhất Cục Viễn Đông lại giao cho ông nghiên cứu về vấn đề nông dân, đồng thời phiên dịch 'Tuyên ngôn của Đảng cộng sản' của Karl Marx và 'Bàn về sự ấu trĩ của phái cực tả' của V.I. Lenin sang tiếng Việt. Trong niên học 1937-1938, Nguyễn Ái Quốc vừa soạn giáo trình, vừa làm việc tại văn phòng Bí thư thứ nhất Cục Viễn Đông, lại vừa giảng dạy tại lớp, chuẩn bị cho công trình nghiên cứu về ruộng đất Đông Nam Á".

Sophie Quinn - Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 217 có nói đến: "Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại Học viện Lenin, năm 1936 chuyển đến Học viện Stalin phụ trách giảng dạy bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt. Tháng tư năm 1936, một bản báo cáo chỉ rõ Hồ Chí Minh và Vera Vasilieva hợp tác xây dựng khóa trình giảng dạy bộ môn Đông Nam Á.Vera Vasilieva lên kế hoạch chi 3000 dollars để bồi dưỡng cho 10 học viên Đông Nam Á dự khóa huấn luyện 2 tháng. "Chúng tôi đã quyết định là, có nên cử Hồ Chí Minh đãtốt nghiệp Học viện Mạc Tư Khoa đến tổ chức và chỉ đạo khóa học này hay không?". Năm 1937, Học viện Stalin sắp xếp lại tổ chức, đưa những học sinh nước ngoài về bộ môn " Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa". Hồ Chí Minh thuộc hệ Lịch sử (kỳ thứ nhất), vừa là giảng viên, vừa là học sinh, tuy nhiên không có biểu hiện gì là nhiệt tình trong học tập. Thành tích của ông ta đối với các môn "Chủ nghĩa duy vật biện chứng", "Lịch sử cổ đại" cùng với "Lịch sử trung đại" đều thuộc loại trung bình, chỉ có "Lịch sử hiện đại" là xuất sắc. Với tư cách giảng viên, ông chỉ dùng Việt văn để giảng khóa trình "Nghiên cứu Đông Nam Á".

Trong tác phẩm "Chị Minh Khai", tác giả Nguyệt Tú đã viết ở trang 73: "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc dùng 'Linov' làm bí danh tại 'Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa'. Được sự ủy nhệm của Viện, đồng chí đến Đại học Phương Đông giảng cho học sinh Việt Nam về lịch sử và tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong nhận thức của chị Minh Khai, đồng chí Nguyễn Ái Quốc phân tích về quan điểm tư tưởng cộng sản Lenin vô cùng sâu sắc. Minh Khai và 5 học sinh Việt Nam ở Đại học Phương Đông cũng biết Nguyễn Ái Quốc đã gửi Cục Phương Đông Quốc tế cộng sản một lá thư, đề cập đến việc giáo dục cộng sản còn thiếu phần lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, khiến cho công tác tuyên truyền của các đảng gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn phạm sai lầm nghiêm trọng. Vì thế việc xuất bản sách giáo dục lý luận về Đảng Cộng sản dưới nhiều hình thức là điều cấp thiết phải làm. Đó cũng là điều mà Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai hết sức quan tâm.

Thành quả 5 năm học tập cải tạo

Như trên đã nói, từ năm 1933 đến 1938, Hồ Tập Chương học tập cải tạo ở Mạc Tư Khoa. Quốc tế cộng sản tích cực bồi dưỡng Hồ Tập Chương thành một đại biểu Việt Nam của Quốc tế cộng sản, tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng đến cách mạng giai cấp vô sản thế giới, thay thế Nguyễn Ái Quốc mà không một ai hoài nghi. Hơn thế nữa, Vera Vasilieva đã hết sức đào tạo ông thành một nhà lý luận kiêm thực tiễn cúa Chủ nghĩa Cộng sản. Trong 5 năm học tập và rèn luyện này, Hồ Tập Chương, ngoài việc nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Cộng sản và lịch sử văn hóa Việt Nam, ông còn tích cực học tập môn tiếng Pháp và tiếng Việt, nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất trong hồ sơ lý lịch Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh học Việt văn và Pháp văn đến mức có thể nghe, đọc, viết, nói thành thạo, thậm chí còn phiên dịch cả "Tuyên ngôn của đảng cộng sản" và "Luận về sự ấu trĩ của phái cực tả" từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Chỉ cần đọc mấy bài viết ở tập 3 trong "Hồ Chí Minh toàn tập" dưới đây, độc giả sẽ thấy rõ ràng Hồ Tập Chương đã làm mọi cách để tạo ra dấu vết Nguyễn Ái Quốc:

1 - Ngày 12 tháng mười năm 1937, Hồ Tập Chương dùng tên Nguyễn Ái Quốc ký vào một bức thư viết bằng tiếng Pháp gửi một người bạn Pháp là Marcel Gabriel, tỏ lòng vô cùng thương tiếc về việc Paul Vaillant Couturier từ trần. Tôi đã tra cứu văn bản thư tín đối ngoại của Hồ Chí Minh (bao hàm cả Nguyễn Ái Quốc) từ năm 1921 đến năm 1937, không có bất cứ một bức thư nào gửi Paul Vaillant Couturier hoạc Marcel Gabriel. Nguyễn Ái Quốc cũng không gửi một bức thư nào chia buồn với các đồng chí Việt Nam đã hy sinh vì tổ quốc. Trái lại, đột nhiên vào thời điểm này lại gửi thư tới Marcel Gabriel chia buồn về việc Paul Vaillant Couturier qua đời, ắt không tránh khỏi người ta nghi ngờ cố ý ngụy tạo. Hồ Tập Chương có khá nhiều bài viết với dụng ý hai mặt, một là bịa đặt P.C.Lin (Hồ Tập Chương) thành Nguyễn Ái Quốc, một là Quốc tế cộng sản kiểm tra trình độ tiếng Pháp của Hồ Tập Chương. Trong bức thư có một đoạn như sau:

"Đồng chí Marcel Gabriel thân mến! Chúng tôi vô cùng đau đớn được tin đồng chí Paul Vaillant Couturier từ trần. Đây là một tổn thất lớn đối với Đảng Cộng sản Pháp, với giai cấp vô sản Pháp và vô sản các nước thuộc địa cùng giai cấp vô sản thế giới. Vào lúc được tin đồng chí qua đời, lòng tôi vô cùng thương cảm. Đối với tôi mà nói, Paul Vaillant Couturier là một người đồng chí, một người anh em thân thiết. Chúng tôi quen biết nhau không thể nào quên tại Đại hội Tour. Đến năm 1934, chúng tôi cùng nỗ lực nghiên cứu về 'Chủ nghĩa thực dân' mà đồng chí đặc biệt quan tâm. Đồng chí là đại biểu tổ chức 'Hội nghị hòa bình phản chiến' và đã đến Viễn Đông, do vậy, chúng tôi gặp nhau tại Trung Quốc. Và lần ấy là một cơ hội, dồng chí đã giúp tôi thoát khỏi cảnh khốn khổ.

Mùa hè năm ấy chúng tôi gặp nhau, cùng thảo luận về vấn đề thực dân, đặc biệt là vấn đề Đông Dương. Giai cấp vô sản các nước thuộc địa mất đi một chiến sĩ, một người bạn chân chính. Paul Vaillant Couturier đã mất nhưng sự tận tụy công tác, phong cách mẫu mực và tinh thần dũng cảm, bất khuất mãi mái sống trong lòng chúng ta. Học tập phẩm cách cao quý của đồng chí, chúng tôi nguyện kiên trì đấu tranh cho đến khi sự nghiệp cách mạng thanh công. Ngày 12 tháng mười năm 1937, Nguyễn Ái Quốc".

Ngày 6 tháng sáu năm 1938, cùng lúc dùng cả tên Nguyễn Ái Quốc và P.C.Lin ký vào bức thư bằng tiếng Pháp gửi một đồng chí Quốc tế cộng sản:

"Đồng chí thân mến! Hôm này là kỷ niệm 7 năm ngày tôi bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ, nghĩa là dã 8 năm nay tôi không có bất cứ hoạt động nào. Dịp này viết thư gửi đến đông chí, thỉnh cầu đồng chí giúp đỡ tôi để có thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Phân công tôi về địa phương hay giữ tôi ở lại, mong đồng chí triệt để sử dụng. Đề nghị đồng chí không nên để tôi xa rời tổ chức Đảng quá lâu. Tôi rất cảm kích nếu đồng chí cho phép được gặp mặt. Mong đồng chí hãy tiếp kiến một người anh em cộng sản trung thành, tận tụy. Ngày 6 tháng sau năm 1938, Lin (Nguyễn Ái Quốc).

(Tác giả nhận xét: Bức thư bằng tiếng Pháp gửi một đồng chí Quốc tế cộng sản chính là gửi cho Vera Vasilieva. William J. Duiker, trong "Truyện Hồ Chí Minh",trang 228 có viết: "Hồ Chí Minh thông qua Vera Vasilieva nhờ giúp đỡ mới rời khỏi được Mạc Tư Khoa).

"Hồ Chí Minh toàn tập", văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam

Bộ "Hồ Chí Minh toàn tập" có một số bản in màu đẹp, tôi đã dùng bộ sách 12 tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in năm 2002 để nghiên cứu. "Hồ Chí Minh toàn tập" gồm những bài viết và nói bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt và Hán văn trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Nội dung văn bản ngắn thì chỉ có vài chục chữ đối với thư chúc mừng, dài thì hàng ngàn vạn chữ đối với các chuyên khảo như "Binh pháp Tôn Tử", "Chiến tranh du kích" v.v... Trước tác của Hồ Chí Minh phần lớn là các bài viết đăng báo, tạp chí, ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ thư từ, thơ qua lại giữa bạn bè với nhau. Tôi đã căn cứ vào thời gian, số bài, đặc trưng ngôn ngữ phân loại, chỉnh lý. Lấy năm 1932 làm chuẩnđể phân định, so sánh những bài viết trước với bài viết sau, kết quả phát hiện ra hai điểmquan trọng, một là, tiếp tục khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932, và một là, Nguyễn Ái Quốc không thông thạo Hán văn. Nay, tôi đem những bài viết được đưa vào "Hồ Chí Minh toàn tập", căn cứ thời gian, sau khi chỉnh lý, kê ra được một bản dưới đây:

Bảng thống kê các tác phẩm của Hồ Chí Minh

Năm Số bài Ngữ văn Loại hình
1919 7 Tiếng Pháp Chuyên văn 3, thư từ 3, phỏng vấn 1
1920 2 Tiếng Pháp Chuyên văn 1, bài giảng 1
1921 14 Tiếng Pháp Chuyên văn 12, thư từ 1, báo cáo 1
1922 35 Tiếng Pháp Chuyên văn 33, thư từ 2
1923 35 Tiếng Pháp Chuyên văn 30, bài giảng 2, thư từ 2, phỏng vấn 1
1924 62 Pháp 13, Anh 1, Nga 8 Chuyên văn 44, thư từ 12, bài giảng 5, phỏng vấn 1
1925 24 Pháp 13, Anh 9, Nga 2 Chuyên văn 13, thư từ 8, bài giảng 2, chuyên khảo 1 (100 trang)
1926 19 Pháp 10, Anh 4, Nga 2, Trung 1 Chuyên văn 10, thư từ 8, bài giảng 1
1927 11 Pháp 8, Anh 3 Chuyên văn 9, thư từ 2, sách 1 "Đường kách mệnh", 52 trang
1928 12 Pháp 11, Anh 1 Chuyên văn 7, thư từ 5
1929 0   Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm La chữa bệnh
1930 18 Pháp 5, Anh 11, Việt 1, Nga 1 Chuyên văn 6, thư từ 12, trong đó có 4 bài không rõ ngôn ngữ nào, tạm xếp vào tiếng Anh
1931 9 Pháp 3, Anh 5, Việt 1 Chuyên văn 3, thư từ 6
1932 0   Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng sau đó trốn khỏi Hương Cảng
1933 0   Hồ Chí Minh lưu vong ở Trung Quốc, Việt Nam và Xiêm La
1934 0   Thời gian Hồ Chí Minh lưu vong ở Mạc Tư Khoa
1935   Tiếng Pháp 1 "Báo cáo"(thời kỳ Hồ Chí Minh lưu vong ở Mạc Tư Khoa)
1936 0   Thời kỳ Hồ Chí Minh lưu vong ở Mạc Tư Khoa
1937 1 Tiếng Pháp Thời kỳ Hồ Chí Minh lưu vong ở Mạc Tư Khoa (thư)
1938 2 Tiếng Pháp Thư và báo cáo (8 trang)
1939 11 Pháp 3, Trung 8 Chuyên văn 3, thư từ 8 (Thời kỳ Hồ Chí Minh ở Mạc Tư Khoa)
1940 12 Tiếng Trung 12 Chuyên văn 11, thư từ1 (Viết từ TQ gửi về VN)
1941 12 Trung 3, Việt 9 Chuyên văn 10, thơ 2
1942 19 Trung 5, Việt 14 Chuyên văn , thơ ( Trung 2, Việt 8), giảng nghĩa: "Du kích chiến", Thơ: "Nhật ký trong tù" 134 bài
1943 2 Việt văn 2 Chuyên văn 1, thư từ 1
1944 8 Trung 2, Việt 6 Chuyên văn 3, thư 4 , sách "Phương pháp chiến tranh du kích", 13 chương
1945 86 Anh 8, Trung 5, Việt 73 Sách "Binh pháp Tôn Tử" 13 chương, "Thư Tổng khởi nghĩa", "Tuyên ngôn độc lập", chuyên văn, thư từ, bài nói chuyện
1946 175 Tiếng Việt 175 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1947 164 Việt163, Pháp1 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1948 108 TiếngViệt104, tiếng Trung4 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo, thơ chữ Hán 4 (đăng trên báo chí Việt Nam)
1949 114 Tiếng Việt 114 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1950 81 Việt 79, Trung 2 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo, thơ chữ Hán 2 (đăng trên báo chí Việt Nam)
1951 120 Tiếng Việt 120 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1952 116 Tiếng Việt 116 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1953 79 Tiếng Việt 79 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1954 96 Tiếng Việt 96 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1955 73 Tiếng Việt 73 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1956 86 Tiếng Việt 86 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1957 99 Tiếng Việt 99 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1958 98 Tiếng Việt 98 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1959 150 Tiếng Việt 150 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1960 109 Tiếng Việt 109 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1961 85 Tiếng Việt 85 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1962 78 Tiếng Việt 78 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1963 71 Tiếng Việt 71 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1964 64 Tiếng Việt 64 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1965 86 Tiếng Việt 86 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1966 83 Tiếng Việt 83 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1967 65 Tiếng Việt 65 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1968 60 Tiếng Việt 60 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)
1969 36 Tiếng Việt 36 Thư từ, chuyên khảo, phỏng vấn, điện báo (đăng trên báo chí Việt Nam)

Thuyết minh:

* Ngữ văn: Ghi chú Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Việt là căn cứ vào "Hồ Chí Minh toàn tập", phần cuối cùng có chú thích "Tư liệu tiếng Pháp", "tư liệu tiếng Anh", "tư liệu tiếng Trung". Tác giả dựa vào nơi công bố như báo, tạp chí, nhà xuất bản, ví dụ: Hà Nội, báo "Độc lập", Nhà xuất bản Sự thật, xếp vào mục "Tư liệu tiếng Việt".

* Từ năm 1919 đến 1923, bài được công bố trên các báo, tạp chí, nói chuyện, bài giảng, thư từ, bên dưới đều ghi chú: "Tư liệu đánh máy tiếng Pháp" hoặc công bố trên báo, tạp chí tiếng Pháp.

* Năm 1924 có 8 bài công bố trên mục "chuyên luận" các tạp chí tiếng Nga có một bản viết tay bằng tiếng Anh, còn lại đều ghi là "Tư liệu đánh máy tiếng Pháp" hoặc "Đã công bố trên báo và tạp chí tiếng Pháp".

* Năm 1925, có một thiên gần trăm trang, chia thành 12 chương tố cáo và lên án chế độ thực dân Pháp. Từ năm 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc lấy bí danh là Vương Đạt Nhân, thời kỳ ở Quảng Châu đã xuất bản tờ báo "Thanh niên" gửi về Việt Nam truyên truyền, ghi chú là chuyển dịch từ bản tiếng Pháp.

* Đầu năm 1926, có 2 thiên được ghi chú dẫn từ bản thảo của Viện Bảo tàng Cách mạng Quảng Châu, trong đó, một thiên là bức thư gửi Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc dân đảng Trung Quốc, chưa xác định được là tư liệu bằng ngôn ngữ nào. Ngoài ra, một thiên bản thảo diễn giảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc dân đảng Trung Quốc lần thứ II có ghi chú: "Tư liệu chữ Hán. Bộ "Hồ Chí MInh toàn tập" phần trước năm 1932 này, chỉ duy nhất có 1 tư liệu chữ Hán, tuy nhiên không biết có phải Nguyễn Ái Quốc viết hay không., tôi rât nghi ngờ.

Cũng trước đó khong lâu, Nguyễn Ái Quốc còn phải học Trung văn từ Đặng Dĩnh Siêu, vậy mà trong Đại hội lại tự mình diễn giảng thì chắc là nói bằng tiếng Pháp thông qua tư liệu Trung cộng do Lý Phú Xuân phiên dịch.

Khoảng tháng mười một đến tháng mười hai năm 1926, có 8 bài với tiêu đề "Sự biến Các Thung của Trung Quốc", miêu tả tình hình Quốc Cộng hợp tác

* Năm 1927, ở Quảng Châu xuất hiện cuốn sách "Đường kách mệnh" 52 trang, chia thành 16 tiêu đề, theo tư cách của nhà cách mạng bàn đến việc hợp tác quốc tế. Phần ghi chú không thấy nói đến tư liệu được viết bằng ngôn ngữ nào, nhưng theo nội dung là gửi về để tuyên truyền cách mạng ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu , suy đoán thấy văn chương của cuốn sách thuộc dòngbáo "Thanh niên", vốn được viết bằng tiếng Pháp.

* Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc không còn lưu lại bài viết nào. Ngô Đức Trị nói, sau khi nhận được báo cáo của Nguyễn Ái Quốc : "Ông ta đi Xiêm La già một năm, không làm được bất cứ việc gì". Từ đó ta có thể thấy, trong năm ấy Nguyễn Ái Quốc không có một liên lạc nào với Quốc tế cộng sản, chỉ đến khi "Thanh niên đồng chí hội" cử người đến Xiêm La yêu cầu ông ta đến Hương Cảng hòa giải việc tranh chấp giữa các đảng phái, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc mới về Quảng Châu để sang Hương Cảng.

* Đầu năm 1930, viết 5 bài: "Chính cương của đảng", "Sách lược của đảng", "Chương trình của đảng", "Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam", "Lời kêu gọi". Những bài này đều không ký tên, cũng không ghi rõ nguồn gốc văn bản, rất chung chung. (Dẫn từ "Văn kiện của Đảng"). Tác giả xác định, 5 bài viết trên, tương ứng với thời kỳ Hồ Tập Chương gửi báo cáo lên Quốc tế cộng sản. Đặc biệt bài "Lời kêu gọi", phần cuối có ghi tên Nguyễn Ái Quốc, bút tích bằng tiếng Anh, hình như không phù hợp với phong cách văn chương Nguyễn Ái Quốc. Thông thường, lúc liên lạc hay viết báo cáo Nguyễn Ái Quốc mới sử dụng tiếng Anh, còn phần lớn đều viết bằng tiếng Pháp. Rất khó có chuyện, viết bài kêu gọi đồng bào trong nước đấu tranh chống thực dân, đế quốc lại dùng thứ tiếng nước ngoài trong khi hầu hết nhân dân đều không biết chữ. Lại nói, "Lời kêu gọi"có một đoạn cường điệu, chứng tỏ "lạy ông tôi ở bụi này" (nguyên văn "thử địa vô ngân tam bách lượng"): "Tôi là Nguyễn Ái Quốc, trân trọng ngẩng cao đầu nói với đồng bào thuộc các thành phần công nhân, nông dân, binh sĩ, thanh niên, học sinh bị áp bức! các anh chị em! các đồng chí!"...là thứ ngôn ngữ chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc sử dụng, đặc biệt là đoạn mở đầu: "Chấp hành chỉ thị của Quốc tế cộng sản, giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời còn nhận trách nhiệm chuyển sang cho anh chị em, cho các đồng chí". Cường điệu "chấp hành chỉ thị", "giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta" v.v...đều rất không phù hợp với cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc.

Lại nữa, ngày 28 tháng hai năm 1930, Nguyễn Ái Quốc gửi một bức thư cho các đồng chí Liên Xô: "Người An Nam, đặc biệt là người lao động luôn hướng về nước Nga cách mạng. Phàm là báo chí có liên quan đều bị chế độ hà khắc của thực dân Pháp cấm đoán, huống hồ, đại bộ phận công nhân và nông dân An nam mù chữ, cho dù có biết chữ, thì người An nam chỉ đọc được chữ An Nam mà thôi. Chúng ta có nhiệm vụ là giới thiệu cho mọi người hiểu biết về tổ quốc và giai cấp của nhà nước Cộng sản này. Để hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta nên có ké hoạch dùng chữ An Nam viết một cuốn sách...". Điều đó chứng tỏ khả năng vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc khác hẳn với ngôn ngữ của Hồ Chí Minh thay thế ông hoạt động sau này. Những bài viết từ năm 1930 trở về sau còn lưu lại, phần lớn là do Hồ Tập Chương chấp bút. Phàm là những ghi chép bằng tiếng Anh, thư gửi Quốc tế cộng sản đều không phải do Nguyễn Ái Quốc viết. Điều này rất cần sự nỗ lực nghiên cứu, giám định, phân tích của các nhà chuyên môn có hứng thú với chuyên đề Hồ Chí Minh.

* Từ đầu năm 1931 đến 24 tháng tư năm 1931 ngừng viết, có 9 bài. Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng xuất hiện, cùng hoạt động với nhau, trong đó, phần lớn các bản báo cáo đều do Hồ Tập Chương chấp bút. Có một bức thư phần cuối chỉ ghi năm mà không có ngày tháng bằng tiếng Anh gửi Quốc tế cộng sản, theo phán đoán cũng là do Hồ Tập Chương viết.

* Từ năm 1932 đến năm 1934, không có bất cứ bài viết nào lưu lại. Tháng sáu năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam, năm 1932, mùa thu, chết vì bệnh lao phổi, trong khi đó, Hồ Tập Chương bị bắt giam từ tháng bảy năm 1931, sau đó thoát được, đến Mạc Tư Khoa vào khoảng giữa mùa xuân đến mùa hè.

* Năm 1935, chỉ có 1 bức thư còn lưu tại Ủy viên hội Phương Đông Quốc tế cộng sản, ký tên P.C.Lin bằng tiếng Pháp. Nội dung là, "P.C.Lin" hoặc "Lin", từ những kinh nghiệm hoạt động có được ở Hoa Nam Trung Quốc, Việt Nam, Xiêm La và Mã Lai Á, gửi kiến nghị đến các đồng chí Việt Nam. Cái người có bí danh "Lin" này hẳn là mượn bí danh của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ hoạt động 1930, 1931, gửi báo cáo lên Quốc tế cộng sản. Nói cách khác, đây chính là Hồ Tập Chương, lấy "Lin" làm bí danh. Các bản báo cáo bằng tiếng Pháp chính là kết quả nghiệm thu của Quốc tế cộng sản trong việc hoán đổi Hồ Tập Chương thành Nguyễn Ái Quốc

* Năm 1936 đến 1938, chỉ có 3 bài viết. Năm 1936 không có bài viết nào. Năm 1937, bức thư gửi Marcel Gabriel tuyệt đối không phải Nguyễn Ái Quốc. Trong mục "5 năm học tập cải tạo", tôi đã phân tích kỹ, xin được lướt qua. Năm 1938 có 2 bức thư, một viết tại Mạc Tư Khoa, rất ngắn bằng tiếng Pháp, nội dung báo cáo về thành quả nghiên cứu cá nhân. Chỉ có điều, bức thư này biểu thị những nét rất khác nhau là, P.C.Lin và Nguyễn Ái Quốc cùng ký tên. Thời gian vào ngày 6 tháng sáu lại càng phù hợp, trừ việc cùng với Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng một ngày ra, lại còn khớp cả với thời gian P.C.Lin chuẩn bị rời khỏi Mạc Tư Khoa, cũng là ngày thành lập "Mặt trận Việt Minh, ngày viết thư gửi đồng bào toàn quốc mà Nguyễn Ái Quốc ký tên. Có thể nói, ngày 6 tháng sáu là một ngày có quá nhiều sự kiện đáng cho ta phải suy nghĩ. Bức thư thứ hai viết năm 1938 bằng chữ Hán vào tháng mười hai, ký tên P.C.Lin tại Quảng Tây, Trung Quốc "Người Nhật Bản muốn khai thác Trung Quốc như thế nào?" gửi đến Việt Nam, (đăng tại tạp chí "Tiếng nói của chúng ta"), nội dung là một thiên bình luận dài "Người Nhật Bản xâm lược Trung Quốc tàn bạo như thé nào?" và "Tân tứ quân" của Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Bát lộ quân anh dũng chống Nhật". Vào lúc ấy, P.C.Lin tự xưng là người Trung Quốc.

Năm 1939, có 11 bài viết đều ký tên P.C.Lin. Trừ 3 bài bằng tiếng Pháp gửi Mạc Tư Khoa, 8 bài còn lại đều bằng Trung văn theo hình thức "Thư gửi từ Trung Quốc" đến Việt Nam đăng trên tạp chí "Tiếng nói của chúng ta" và tập san tiếng Việt "Dân chúng". Bảy bài viết, trừ 2 bài tố cáo hành vi xâm lược Trung Quốc tàn bạo của Nhật Bản, 5 bài còn lại thì, một là báo cáo tình hình kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc, một bài kiểm điểm về hoạt động quân sự của Việt Nam hai năm gần đây, ba bài giới thiệu về Chủ nghĩa Trosky và phái Troskism hoạt động tại Trung Quốc. P.C.Lin trong thời gian này, ngoài việc tự xưng là người Trung Quốc ra, còn lại đều viết bằng tiếng Việt, vậy mà đột nhiên lại biến thành người thông thạo tiếng Nhật. Tám bài trong trong "Thư gửi từ Trung Quốc" và các bài viết trong năm 1940 đăng trên "Cứu vong nhật báo" bao gồm 13 chuyên đề sẽ dược phân tích kỹ ở mục "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc".

* Năm 1940 có 11 bài, trong dó, 1 bài gửi Quốc tế cộng sản Mạc Tư Khoa, không ký tên, sử dụng lối văn tả rất đặc biệt. Nội dung báo cáo về tình hình Việt Nam hiện tại như hoàn cảnh địa lý, tài nguyên, dân tộc, kinh tế, quốc phòng, các đảng phái chính trị, trong đó không ít tư liệu được dẫn từ báo chí Nhật Bản. Ngoài 11 bài chuyên đề dùng bút danh "Bình Xuyên" viết bằng Trung văn đăng tải trên "Cứu vong nhật báo", thể hiện quan điểm về thời cuộc và Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt thái độ phản đối kịch liệt đối với Phát xít Nhật và đế quốc Pháp xâm lược. Phần lớn văn chương đều sử dụng thủ pháp cường điệu đề cao mối quan hệ đồng minh Trung -Việt trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

* Năm 1941, các bài viết đều có những nét đặc biệt. Đó là 2 bài thơ ngắn, một đề ngày 6 tháng sáu năm 1941, ký tên Nguyễn Ái Quốc, dưới hình thức thư từ nước ngoài "gửi toàn thể đồng bào". Tiếp đó là 9 bài bằng tiếng Việt đăng trên báo "Việt Nam độc lập", ngoài ra,chưa thấy các báo chí Việt Nam lúc ấy đăng các bài bằng tiếng Việt của ông.

* Năm 1942, các bài viết đều không ký tên, hầu hết đều đăng tải trên "Việt Nam độc lập", trong đó 2 bài thơ ngắn, 2 bài dưới dạng bút ký, 2 bài giải nghĩa về chiến tranh du kích. Một điều đặc biệt chú ý là, danh xưng Hồ Chí Minh bắt đầu được sử dụng từ thời kỳ này, và từ đó về sau, không dùng bí danh nữa. Cũng trong năm này, Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng bắt giữ, trong tù, ông đã viết 134 bài thơ chữ Hán lấy tên là "Nhật ký trong tù".

* Năm 1943, Hồ Chí Minh bị giam trong ngục, trừ việc viết "Nhật ký trong tù", còn có bài thơ ngắn gửi bạn bè, mộtbài giới thiệu về nước Syria làm thế nào để thoát khỏi bàn tay ma quỷ của chủ nghĩa đế quốc,một bài là "Máu và nước mắt trong giữ gìn tổ quốc độc lập" và bài "Đồng chí, đồng bào Việt Nam hãy cố gắng". Các bài này đều đăng trên tờ "Đồng minh báo" của "Việt Nam Cách mạng đồng minh hội" tại Liễu Châu, Trung Quốc, bút danh Hồ Chí Minh.

* Năm 1944 có 2 bài được ghi chú là Hán văn, bút danh Hồ Chí Minh đăng ở mục "chuyên đề" của "Đồng minh báo" Liễu Châu. Ngoài ra còn có bài "Phương pháp chiến tranh du kích" lấy bút danh "Việt Minh". Bài "Phương pháp chiến tranh du kích" này, tương ứng vào thời kỳ năm 1939, Hồ Chí Minh lúc ấy ở Hành Sơn, Hồ Nam, tham gia khóa huấn luyện cán bộ du kích, giải nghĩa cải biên thành.

* Năm 1945, trước tháng tám, Việt Nam gọi là "Cách mạng tháng Tám thành công", Việt Minh suy tôn Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Ngày 2 tháng chín năm 1945, tại Ba Đình Hà Nội, ông đọc "Tuyên ngôn độc lập", từ đó ba chữ "Hồ Chí Minh" nổi tiếng trên toàn thế giới.

* Từ năm 1946 đến 1969, trong "Hồ Chí Minh toàn tập" đã đưa vào hầu hết các loại hình tác phẩm của ông, gồm thư tín, chuyên đề, nói chuyện, điện báo v.v... đều ký tên Hồ Chí Minh, từng đăng tải trên các báo, tạp chí hoặc công bố trên Đài phát thanh rất rõ ràng. Trong số này, tuy đôi lúc có chen vào một, hai bài thơ chữ Hán hoặc thư từ bằng tiếng Pháp, tiếng Anh nhưng chủ yếu vẫn là các tư liệu tiếng Việt.

Tổng hợp các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong "Hồ Chí Minh toàn tập", có thể quy về một số đặc điểm sau:

1 - Từ năm 1919 đến 1923, thời kỳ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, các bài viết đều dùng tiếng Pháp.

2 - Từ năm 1924 đến 1927, cho dù Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu , chủ yếu vẫn sử dụng tiếng Pháp để viết bài. Tuy nhiên, cũng có một bài viết bằng Trung văn, hiện lưu giữ ở Viện bảo tàng Cách mạng Quảng Châu", có điều không chắc đấy là bút tích của Nguyễn Ái Quốc. Càng kỳ lạ hơn lá, bài viết gửi về Việt Nam đăng trên tờ báo "Thanh niên" hoặc cuốn "Đường kách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đều dùng tiếng Pháp chứ không dùng tiếng Việt.

3 - Từ năm 1929 đến 1931, những bài viết còn lại rất ít, hầu hết đều bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) cùng ở Thượng Hải, Hương Cảng, Singapore, Xiêm La hoạt động, mà thời gian này Nguyễn Ái Quốc bị bệnh phổi nghiêm trọng, nên hầu hết các báo cáo, thư từ gửi Quốc tế cộng sản đều do Hồ Tập Chương viết.

4 - Từ năm 1932 đến năm 1934, không còn bất kỳ bài viết nào lưu lại. Mùa thu năm 1932, báo chí cộng sản đã đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi. Tin này là chính xác, mà Hồ Tập Chương lúc ấy, cuộc sống vô cùng khó khăn.

5 - Từ năm 1935 đến 1938, thời kỳ này Hồ Chí Minh ở Mạc Tư Khoa, hầu như không để lại bất cứ bài viết nào. Người lúc ấy mang bí danh P. C.Lin có thể xác định được chính là Hồ Tập Chương. Một số bút tích, thư tín, chứng tỏ lúc ấy Hồ Tập Chương đã biến đổi thân phận, tiếp tục vai trò hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

6 - Từ năm 1938 đến năm 1945, đột nhiên dùng Trung văn để viết những lài trường thiên, chuyên đề, sáng tác thơ, viết thư pháp...càng cho thấy P.C.Lin chính là Hồ Tập Chương, rất uyên bác văn hóa Hán, có khả năng phân tích được tình hình quân đội Nhật qua các tư liệu báo chí.

Đại hội đại biểu Quốc tế cộng sản lần thứ VII

Ngày 25 tháng bảy năm 1935, Hội nghị VII Quốc tế cộng sản khai mạc tại Mạc Tư Khoa, khai trừ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Quốc tế cộng sản Lev Kamenev và cựu Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Quốc tế cộng sản Grigori Zinoviev ra khỏi đảng, đồng thời tiến hành xét xử, cuối cùng cả hai đều bị tử hình.

Mục tiêu hàng đầu của Hội nghị VII là vạch ra sách lược mới cho phong trào cộng sản thế giới để đối phó mới những nguy cơ của các thế lực mới đang trỗi dậy. Trước khi tiến hành hội nghị, tình hình thế giới đối với Liên Xô vô cùng bất lợi. Quân phiệt Nhật Bản nêu cao chính sách "diệt cộng" đã đem quân đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, với ý đồ thâm hiểm xâm lăng toàn bộ lục địa Trung Hoa, thực hiện cái gọi là "Chính sách Đại Đông Á". Chính phủ Adolf Hitler ở Đức xưng bá chủ châu Âu, lớn tiếng hô hào thành lập "Đế quốc thứ ba" chống lại chủ nghĩa Marx- Engels. Điện Kremli đã nhìn thấy đảng Nazi của nước Đức phát xít mỗi ngày một mạnh, cùng với quân đội Nhật Bản hiếu chiến, lúc nào cũng giương cao ngọn cờ chống cộng. Liên Xô đang đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm chiếm, Stalin quyết định hủy bỏ sách lược củaphái cực tả đã được thông qua tại Hội nghị VI Quốc tế cộng sản năm 1928. Bí thư thứ nhất Quốc tế cộng sản Grigori Dimitrov chủ trì hội nghị đề xuất cương lĩnh "Thống nhất chiến tuyến" để các đại biểu thông qua. Quốc tế cộng sản chuyến sang sách lược toàn thế giới phản đối chủ nghĩa phát xít, cùng với lực lượng dân chủ, tổ chức thành liên minh thống nhất chống chủ nghĩa phát xít và quân phiệt Nhật Bản.

Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cùng Hoàng Văn Nọn là 3 đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham gia Hội nghị VII Quốc tế cộng sản. Ban tổ chức chỉ đạo, mỗi đại biểu Việt Nam đều được đọc tham luận. Nguyễn Thị Minh Khai phát biểu về "Người phụ nữ châu Á bị chế dộ thực dân áp bức". Hoàng Văn Nọn nói về "Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp", còn trưởng đoàn Lê Hồng Phong có bài "Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua và nhiệm vụ cấp bách trước mắt". Sau khi Hội nghi bế mạc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản.

Hồ Chí Minh lấy "P.C.Lin" hoặc "Lý Nặc Phu" làm bí danh, lúc ấy là Bí thư Cục Viễn Đông, đến hội nghị với tư các quan sát viên, không có quyền phát biểu, chỉ giữ vai trò im lặng, rất không phù hợp với tác phong của một cán bộ từng đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên dày dạn kinh nghiệm của Quốc tế cộng sản Đông Nam Á. Việc Lê Hồng Phong trúng cử vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương, cùng với tiếng vang của những bản tham luận tại Hội nghi VII, chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý Hồ Chí Minh, một người gần như bị gạt ra ngoài lề mọi sự kiện chính trị lúc ấy.

Hội nghi kết thúc không lâu, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai làm lễ thành hôn tại Mạc Tư Khoa.

Từ nghị quyết Hội nghị VII, để hóa giải nguy cơ trước mắt, Quốc tế cộng sản hiệu triệu giai cấp vô sản thế giới, chuyển sang liên minh với các lực lượng dân chủ, hợp thành trận tuyến rộng lớn, chống lại chủ nghĩa phát xít ngày càng bành trướng. Cử hành lễ cưới xong,Lê Hồng Phong về Thượng Hải trước, đến năm 1936 thì triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra, đồng thời giải thích sự thay đổi chính sách của Mạc Tư Khoa.

Tôi đã nghiên cứu, thẩm định, Lê Hồng Phong trở về Thượng Hải với một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là, truyền đạt cho Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau: "Đảng viên cộng sản Hồ Tập Chương, trong 2 năm đã ra sức học tập, rèn luyện đạt được thành tịch tốt, sau này sẽ thay thế vai trò Nguyễn Ái Quốc, vì hai đảng anh em ra sức phấn đấu, tuy nhiên, thân phận của Hồ Tập Chương phải được tuyệt đối giữ bí mật".

Hồ Chí Minh, P.C.Lin, Lý nặc Phu, với tư cách quan sát viên tham dự Hội nghị VII Quốc tế cộng sản chỉ lẳng lặng ngồi nghe không nói một lời. Nếu đem đối chiếu với Hội nghị V Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ung dung lên diễn đàn, tranh thủ tối đa hoàn cảnh để phát biểu, thì hai người khác nhau một trời một vực. Nếu xem Hồ Chí Minh như là Nguyễn Ái Quốc, vậy thì vì sao, trong hội nghị lại không được phát biểu, hơn thế nữa, lại để cho người vợ yêu dấu của mình là Nguyễn Thị Minh Khai công nhiên tổ chức hôn lễ với Lê Hồng Phong? Trường hợp này, chỉ có một khả năng giải thích, người tham gia Hội nghị VII này, không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Tập Chương, đến từ Đài Loan, là phái viên liên lạc của Quốc tế cộng sản. Ông cũng là Hồ Chí Minh, đã trải qua khóa học tập cải tạo của Quốc tế cộng sản 5 năm ở Mạc Tư Khoa

Hồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa

Hồ Chí Minh phải qua 5 năm học tập cải tạo ở Mạc Tư Khoa, không phải vì nguyện vọng cá nhân mà là bị cưỡng bách, không biết làm thế nào, đành phải chấp nhận. Vào lúc Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn sắp trở về Việt Nam đã đến từ biệt Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chính là giảng viên đã dạy họ ở Mạc Tư Khoa, đã từng chỉnh sửa, bổ sung các bản tham luận của họ để đọc tại Hội nghịVII Quốc tế cộng sản. Ông cũng sẽ là đại biểu được phái đến Việt Nam trong thời gian tới. Vào lúc chia tay, Hồ Chí Minh đã hướng dẫn Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai về cách thức liên lac với các đảng phái trong và ngoài nước, đồng thời truyền đạt chỉ thị của Quốc tế cộng sản, giao cho Lê Hồng Phong ba việc như sau:

1 - Chính phủ Pháp hiện nay do Mặt trận Bình dân năm giữ, nhất định sẽ dẫn đến thay đổi cục diện chính trị ở Bán đảo Đông Dương. Các Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đang ở nước ngoài phải lập tức về nước ngay để chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, chỉ lưu lại một vài đồng chỉ để duy trì liên lạc.

2 - Các phần tử Troskism ở các nước và Việt Nam, bản chất là phản động và phản bội, đảng của chúng ta phải kiên quyết ly khai chúng, không được có bất cứ sự thỏa hiệp nào.

3 -Nhất định phải tập trung hình thành trận tuyến chống chủ nghĩa phát xít và phản đối chiến tranh, chỉ có điều, trong khi tổ chức liên minh này, không được quên lấy lợi ích của giai cấp cần lao làm nhiệm vụ hàng đầu.

Vào lúc mọi người đã rời khỏi Mạc Tư Khoa, hiển nhiên là Hồ Chí Minh có cảm giác trống văng nhưng không thể làm gì khác. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào năm 1935, ông nói chuyện với nhà bào Liên Xô Ilya Erenburg là, trước mắt chỉ có một hy vọng được trở về tổ quốc. Ngay sau Hội nghị VII kết thúc, Hồ Chí Minh đã đề nghị được tạm thời về nước, chỉ vì tình hình nội bộ Đông Nam Á lúc ấy rất phức tạp nên đã bị cự tuyệt. Cho đến mùa hè năm 1936, ông lại đề nghi được qua Berlin và Pháp trở về Việt Nam, cuối cùng do nội chiến Tây Ban Nha liên quan đến nước Pháp nên kế hoạch lại bị hủy bỏ. Năm học 1937 - 1938, ngoài việc soạn thảo, tu sửa một số giáo trình, Hồ Chí Minh còn làm việc ở Cục Viễn Đông. Hoàn cảnh hiện tại của ông khá là buồn thảm. Đối với phái hành động thiếu lý luận mà nói, qua thời gian phiên dịch tác phẩm của các nhà cộng sản chủ nghĩa và thảo luận về hình thái ý thức, nhất định là một sự thử thách gian nan. Tháng sáu năm 1938, Hội nghi VII Quốc tế cộng sản đã qua được ba năm, Hồ Chí Minh tuyệt vọng, viết thư gửi một cán bộ trong ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản như sau: "Tôi bị bắt giữ đến nay đã 7 năm, tức là đã 8 năm tôi không được hoạt động. Tôi thỉnh cầu được sự giúp đỡ để thoát khỏi tình thế đáng buồn này. Đưa xuống địa phương hay giữ lại thì nên sử dụng khả năng chuyên môn của tôi, chỉ xin đừng để tôi xa rời hoạt động quá lâu". Vì việc này nên Hồ Chí Minh yêu cầu được gặp người phụ trách của Quốc tế cộng sản, ông ta rất cần sự đồng tình của Vera Vasilieva. Cuối cùng nguyện vọng rời Mạc Tư Khoa đã được chấp nhận.

Sau khi nhận được mật lệnh, ngày 6 tháng sáu, Hồ Chí Minh đáp xe lửa về Trung Quốc với bí danh "Lin" là "học sinh đã hoàn thành khóa học". Vì sao Hồ Chí Minhđược phóng thích sau nhiều năm bị quản chế ở Liên Xô dưới danh nghĩa học tập cải tạo? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nội bộ Mạc Tư Khoa không muốn để ông ra đi. Thế nhưng, vào thời kỳ những năm 1930, hồ sơ liên quan đến Hồ Chí Minh còn lại rất ít, cho nên, để biết được nguyên nhân và động cơ thoát khỏi Mạc Tư Khoa của ông, ta chỉ có thể suy đoán. Tuy vậy, không thể biết Quốc tế cộng sản đã giao cho Hồ Chí Minh nhiệm vụ gì? Chỉ thấy ông ta hầu như đặt nhiều hy vọng vào Cộng sản Trung Quốc tích cực can thiệp đối với nhà đương cục Mạc Tư Khoa. Hồ Chí Minh báo về với người phụ trách mới của Mạc Tư Khoa ở Trung Quốc, tiếp đó là giúp đỡ ông thực hiện nhiệm vụ vận động cách mạng ở Việt Nam.

William J. Duiker cho rằng, việc Hồ Chí Minh rời Mạc Tư Khoa năm 1938 là do Quốc tế cộng sản cho phép, giao phó một mật lệnh, làm xong sẽ báo cáo giải trình. Vì sao lãnh tụ cách mạng Việt Nam không trực tiếp trở về nước tham gia chỉ đạo phong trào, mà lại trải qua ngàn dặm xa xôi đến tận căn cứ địa cách mạng Diên An, Trung Quốc, sau khi bàn mưu tính kế với trùm đặc vụ Khang Sinh mới cùng Diệp Kiếm Anh về làm việc ở Bát lộ quân Quảng Tây Trung cộng? Tôi có nhận xét, William J. Duiker giải thích: " Căn cứ vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1938 đến tháng năm năm 1943, có thể phán đoán những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mà chủ yếu là cung cấp tin tức về Mạc Tư Khoa". Giải thích như thế xem ra có vẻ hợp tình hợp lý nhưng rất không chính xác. Vì sao Hồ Chí Minh lại phải đi theo Diệp Kiếm Anh một chặng đường dài đến làm việc ở Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây? Duyên cớ gì trong thời gian 5 năm, ông chỉ hoạt động ở các tỉnh vùng biên giới Trung Quốc như Quế, Kiềm, Điền cùng với lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Khang Sinh, Lý Khắc Nông bàn mưu tính kế? Nội dung những vấn đề cơ mật là gì? Tôi cho rằng thân phận đích thực của Hồ Chí Minh có liên quan đến việc Quốc tế cộng sản giao cho ông nhiệm vụ bí mật. Căn cứ vào những hồ sơ ghi chép về những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, tôi đã thấy xuất hiện một vài manh mối mới. Kết hợp với những tài liệu lưu trữ trong gia tộc, tôi đem so sánh, đối chiếu, và, phần nào đã phục hồi được sự thật lịch sử.

Màn hai
Hồ Chí Minh ở Trung Quốc (1938 - 1945)

Ngàn dặm xa xôi đến Diên An

Đầu năm 1938, Hồ Chí Minh rời Mạc Tư Khoa bằng xe lửa xuyên qua vùng lãnh nguyên phía nam nước Nga, lưu lại Alma-Ata, thủ phủ của nước Cộng hòa Kazakhstan, sau đó tiếp tục đến vùng biên giới Trung Quốc, nhập vào một đoàn thương gia, qua Urumchi (Ô Lỗ Mộc Tề) rồi về Lan Châu. Tại Lan Châu, Hồ Chí Minh gặp được người của Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp đỡ tiếp tục hành trình tới Tây An. Đến Tây An, ông lại được thủ trưởng cơ quan Giải phóng quân nhân dân Tây An Ngũ Tu Quyền tiếp đón. Hồi ký Ngũ Tu Quyền viết: "Các đồng chí lãnh đạo cao cấp phân công tôi tiếp đón một nhân vật rất quan trọng. người châu Á, tuy không biết họ tên nhưng được lệnh phải tiếp đãi chu đáo, sau đó bảo vệ cẩn thận để ông ta đến Diên An an toàn". Tại Tây An, Hồ Chí Minh đợi hai ngày, sau đó nhập vào một đoàn xe trâu và xe ngựa, đi lên phía bắc chừng hơn trăm dặm thì đến sơn khu Diên An. Trên đường đi gặp khá nhiều quân đội Quốc dân đảng. Hồ Chí Minh cải trang thànhngười đánh xe đi cùng đoàn dân phu, vì thế, phần lớn hành trình đều phải đi bộ.

Cuối tháng mười, Hồ Chí Minh đến nhà khách "Vườn Táo" do đặc vụ Khang Sinh tiếp đón. Lúc ấy, Khang Sinh là Bộ trưởng Bộ Xã hội, phụ trách công việc an toàn điều tra, Lý Khắc Nông là Phó bộ trưởng kiêm nhiệm thủ trưởng Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây. Thật là, ở đời người ta gặp nhau khó lường. Những tưởng vào khoảng năm 1934, tại Mạc Tư Khoa, Khang Sinh đã đề xuất mức án xử tử Hồ Chí Minh, vậy mà ngày nay, tại "Vườn Táo", ông ta lại trở thành khách quý của trùm đặc vụ. Căn cứ vào những bằng chứng có được, Hồ Chí Minh và Khang Sinh bàn mưu với mật lệnh do Quốc tế cộng sản giao phó là có liên quan đến, một là, quét sạch chủ nghĩa Trosky và những phần tử theo chủ nghĩa Trosky, hai là, chấp hành tuyệt đối không được để lộ bí mật cho người ngoài biết". Trong tập 3 "Hồ Chí Minh toàn tập", có bức thư Hồ Chí Minh gửi "Tiếng nói của chúng ta" ở Việt Nam (Ngã môn chi thanh), năm 1939, nội dung đề cập đối với chủ nghĩa Trosky là phải phân định rạch ròi, có đầy đủ chứng cứ. Nhiệm vụ bí mật có thể liên quan đến thân phận người Đài Loan của Hồ Chí Minh. Theo quan niệm người đời "chết mà sống", "nghèo mà quý", vật đổi sao dời, họa phúc sớm chiều, thì rất khó dự đoán.

Sau khi đến nhà khách "Vườn Táo" một tuần, Hồ Chí Minh cải trang thành lính cần vụ của Diệp Kiếm Anh trên hành trình dặm trường cát bụi đến Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây. Đây là bước đi đầu tiên trong sự nghiệp vinh quang của Hồ Chí Minh sau này. Thời kỳ Hồ Chí Minhđến Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây không có cách nào tra cứu chính xác. Tài liệu Trung cộng thì ghi là cuối năm 1938. Căn cứ vào giáo sư Hoàng Tranh trong bài phỏng vấn Hà Khải Quân ngày 23 tháng chín năm 1982 như sau: "Vào khoảng cuối năm 1938 đến đầu năm 1939. lúc ấy, tôivàHồ Chí Minh,bí danh là Hồ Quang, cùng làm việc tại Tổng bộ Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây , hết giờ lại về ở trong một căn phòng lớn phía tây đường Mạc Thôn. Nghe giọng nói, tôi biết ông là người Quảng Đông.

Hồ Chí Minh phụ trách công việc vệ sinh kiêm viết báo tân văn, vì thế cũng là một vị lãnh đạo cơ quan. Ông còn phụ trác biên tập tờ nội san "Sinh hoạt tảo báo" (Sinh hoạt buổi sáng). Tất nhiên chúng tôi hoàn toàn không biết thân phận của ông, sau này mới phát hiện ra, Hồ Quang có rất nhiều nét đặc biệt. Có một lần, tôi phê bình ông ấy một vài vụ việc nho nhỏ, đến ngày thứ hai, Lý Khắc Nông phụ trách "Bát biện" (Quế Lâm Bát lộ quân biện sự xứ), tìm gặp hỏi tôi phê bình Hồ Quang về việc gì? Sao lại dám tự tiện phê bình như vậy? Đến lúc ấy tôi mới biết thân phận Hồ Quang không đơn giản. Ông là người rất có khí thế".

Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm

Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm đóng tại nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, cũng gọi là Cơ quan Tập đoàn quân 18 Quốc dân cách mạng quân, là một cơ quan bí mật của Cục Phương Nam Trung cộng. Hạ tuần tháng mười một năm 1938, căn cứ vào chỉ thị của Trung ương, sau khi Chu Ân Lai cùng Quốc dân đảng Quế Lâm hiệp thương, Lý Khắc Nông lấy tư cách Bí thư trưởng Cục Phương Nam kiêm chủ nhiệm Cơ quan Bát lộ quân, toàn quyền phụ trách Quế Lâm. Từ tháng mười hai năm 1938 đến tháng năm năm 1939, Chu Ân Lai đã ba lần đến Quế Lâm tực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Cơ quan Bát lộ quân và lãnh đạo Cục Phương Nam, tích cực tuyên truyền chủ trương kháng Nhật, đoàn kết các nhân sĩ yêu nước kháng nhật, hợp thành mặt trận thống nhất, triển khai các hình thức vận động cứu quốc.

Ngày 20 tháng giêng năm 1941, xảy ra sự biến "Miền nam An Huy" (Hoãn Nam sự biến), ảnh hưởng đến vận mệnh Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, nên buộc phải triệt hồi rút về Diên An. Thời gian này, Diệp Kiếm Anh, Diệp Đĩnh, Quách Mạt Nhược, Hạ Diễn cũng đã rút về đây tiếp tục hoạt động.

Từ cuổi tháng mười hai năm 1938, sau khi Chu Ân Lai đến Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm chỉ đạo công tác, Hồ Chí Minh cũng được bố trí là Phó chủ nhiệm "Cứu vong thất" kiêm Ủy viên phụ trách vệ sinh và Ủy viên biên tập báo tường. Lúc ấy, trừ chủ nhiệm Lý Khắc Nông ra, rất ít người biết Hồ Chí Minhlà Ủy viên Đông Phương bộ, Quốc tế cộng sản và thân phận thực của ông. Hồ Chí Minh là bạn rất thân thiết của Chu Ân Lai, tích cực vận động Diệp Kiếm Anh phụ trách quân sự và Lý Khắc Nông phụ trách đặc vụ, nên đã thành lập được "Đảng bộ Hải ngoại" của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động rất có hiệu quả.

Ban huấn luyện cán bộ chiến tranh du kích Hành Sơn, Hồ Nam

Tháng hai năm 1939, người chỉ huy quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Diệp Kiếm Anh chuyển từ Quế Lâm về phía đông bắc khoảng hai trăm dặm, đến phía nam dãy núi Hành Sơn, thành lập "Trung tâm huấn luyện cán bộ du kích". Kế hoạch này hình thành từ 25 tháng mười một năm 1938, khi tại Hành Sơn, triệu tập Hội nghị quân sự, đề xuất "hai giai đoạn kháng chiến". Hội nghị nhận thấy, chiến tranh du kích có ưu thế hơn chiến tranh chính quy nên đã quyết định thành lập. Giai đoạn thứ nhất của Ban huấn luyện cán bộ du kích bắt đầu từ ngày 15 tháng hai năm 1939. Giai đoạn thứ hai từ 20 tháng sáu đến 20 tháng chín năm 1939.

Hồ Chí Minh sau 6 tháng rời Quế Lâm, lấy bí danh Hồ Quang, tham gia giai đoạn hai lớp huấn luyện cán bộ du kích. Chương trình huấn luyện đã cung cấp cho Hồ Chí Minh rất nhiều phương tiện và kiến thức bổ ích. Sau này, khi rời khỏi sơn khu Tĩnh Tây, Hồ Chí Minh đã sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm quý đó, về căn cứ địa Việt Bắc, mở lớp huấn luyện chiến tranh du kích và lập ra một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên.

Một mặt tham gia huấn luyện "Du kích ban", mặt khác, Hồ Chí Minh còn đảm nhiệm công việc điện báo viên điện đài, nghe các thông tin từ đài phát thanh nước ngoài, đặt trụ sở trong một trang viên phía tây thành Nhạc Dương. Hồi ký của Ngô Khê Như, một người từng là giáo viên giảng dạy tại "Du kích ban", viết về Hồ Chí Minh như sau: "Đồng chí Hồ Chí Minh tham gia khóa học Huấn luyện cán bộ du kích vài tháng, cũng kiêm nhiệm luôn công việc phiên dịch, chức danh là Trưởng ban thông tin cơ quan Quế Lâm, thường gọi là Ngoại công". Hồi ký của Lý Bội Quần cũng viết: "Hồ Chí Minh nói chuyện bằng tiếng Quảng Đông rất giỏi nhưng tiếng phổ thông thì không được lưu loát. Khi ấy, các đồng chí được Đảng Cộng sản cử đến Ban huấn luyện cán bộ du kích ở Nhạc Dương rất ít người biết tiếng Quảng Đông, nhưng Hồ Chí Minh chỉ thích nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng phổ thông".

(Tác giả nhận định, Lý Bội Quần là liên lạc viên giao thông Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, sau khi khóa "Huấn luyện cán bộ du kích Hành Sơn" kết thúc, Hồ Chí Minh được đưa đến Long Châu Quảng Tây để liên lạc với người của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người chạp, không hoạt bát khó có thể làm liên lạc. Lý Bội Quần nói "Hồ Chí Minh nói tiếng Quảng Đông rất giỏi" chính là nói tiếng Khách, bởi Lý Bội Quần cũng là người Khách nên rất thông thạo thứ ngôn ngữ này. Vào năm 1930, Chu Ân Lai đã biết rõ Hồ Tập Chương là người Khách đến từ Đài Loan, cho nên, năm 1931, Hồ Tập Chương trốn khỏi Quảng Châu, một người Khách khác là Đào Chú đã cử một nữ đảng viên Khách Gia đi cùng để bảo vệ. Năm 1932, vào lúc Hồ Tập Chương đang lẩn trốn ở Long Châu, lại cùng một người Khách Gia khác là Đặng Tiểu Bình bàn mưu tính kế cho cuộc khởi nghĩa Long Châu. Năm 1938, lúc từ phía nam Diên An xuống Quế Lâm, Hồ Chí Minh được bố trí làm lính cần vụ cho một người Khách Gia khác là Diệp Kiếm Anh. Hàng loạt những sự việc trùng hợp nhau hoàn toàn không đơn giản, bởi lẽ đều là có sự sắp xếp từ trước).

Trong một cuốn sách nhỏ nhan đề "Thông tin về đợt hai Ban huấn luyện cán bộ du kích quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Ủy viên quân sự hội", có đăng tải công khai hồ sơ Hồ Chí Minh như sau:

Họ tên: Hồ Quang
Chức vụ: Thiếu tá, nhân viên Đài tân văn.
Tuổi: 38
Quê quán: Quảng Đông
Đơn vị: Tập đoàn quân 18.
Từng làm công tác: Giáo viên trung học, hiệu trưởng trường ngoại ngữ.

Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương

Tháng 9 năm 1939, sau khi lớp "Huấn luyện cán bộ du kích" kết thúc, Hồ Chí Minh lại trở về Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm. Tháng mười hai năm 1939, ông được điều dến Cơ quan Bát lộ quân Quý Dương giúp việc cho đồng chí cấp dưỡng. Mọi người đều hoan hỷ đón tiếp Hồ Chí Minh. Ông cũng thường dạy mọi người tiếng Nga và tiếng Anh, vào lúc có tiền thì bỏ ra một ít mua rau quả mời mọi người cùng ăn.

Đầu năm 1940, Hồ Chí Minh ở thôn Hồng Nham thuộc Cơ quan Bát lộ quân Trùng Khánh, đã có vài lần cùng Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh bí mật bàn bạc. Tháng hai năm 1940, Hồ Chí Minh đến Côn Minh, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã liên lạc được với Đảng bộ Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương dưới danh nghĩa Việt Kiều ở Côn Minh đã sớm xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động. Thời kỳ năm 1939, tại Côn Minh đã thành lập được bộ phận hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, những người lãnh đạo gồm Phùng Chí Kiên, Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải), Hoàng Văn Hoan (bí danh Lý Quang Hoa). Tháng năm năm 1940, Hồ Chí Minh cùng nhóm Phùng Chí Kiên tại Vân Nam (tỉnh Điền) đi xe lửa về Côn Minh. Lúc này, Phạm Văn Đồng (bí danh Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam) đã từ Việt Nam đến Côn Minh. Sau khi đến trụ sở Đảng bộ Hải ngoại, nhóm này được gặp Hồ Chí Minh tại công viên Thúy Hồ. Lúc ấy họ hoàn toàn không biết Hồ Chí Minh đã đề nghị Đảng Cộng sản Đông Dương thu nhập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương hải ngoại, đồng thời cử họ đi Diên An học tập. Đầu tháng sáu, Cao Hồng Lĩnh dẫn đường đưa Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đến Cơ quan Bát lộ quân Qúy Dương chờ để đi Diên An học tại "Đại học kháng Nhật Tây Nam" do trùm đặc vụ Khang Sinh chủ trì.

Ngày 27 tháng sáu năm 1940, quân đội Hitler dánh chiếm thủ đô Paris, nước Pháp đầu hàng. Ngày 22 tháng chín năm 1940, đại tướng Decoux vừa nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, đã thỏa thuận ngầm cho quân đội Nhật vượt qua ải Nam Quan tiến xuống Hải Phòng. Hồ Chí Minh suy nghĩ, tình hình này sẽ đẩy Việt Nam và Đông Dương đến một cục diện mới, liền triệu tập Đảng bộ Hải ngoại, đề xuất chuyển địa bàn hoạt động về vùng biên giới Quảng Tây-Việt Nam, sau đó về nước trực tiếp chỉ đạo đấu tranh vũ trang. Mọi người đều đồng ý kế hoach này. Sau đó, Hồ Chí Minh từ Côn Minh đi Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai, một tháng sau lại trở về Côn Minh.

Thời gian này, Đảng bộ Hải ngoại nhận được thư của Hồ Học Lãm do Văn phòng ủy viên quân sự Quế Lâm của tướng Lý Tế Thâm chuyển cho. Trong thư, Hồ Học Lãm nói, Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu Liễu Châu có một sĩ quan người Việt là Trương Bội Công, nhận được chỉ lệnh quan trọng của Quốc dân đảng là quân đội Trung Quốc sắp tiến vào Việt Nam. Để đối phó với sự kiện này, Trương Bội Công đã tiến hành chiêu mộ nhân sĩ Việt Nam, tổ chức tại biên giới một đội công tác. Hồ Học Lãm cũng đề nghị các đồng chí ở Đảng bộ Hải ngoại từ Côn Minh sang Quảng Tây để tiện khống chế Trương Bội Công. Hồ Chí Minh nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi, lập tức yêu cầu Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan phải nhanh chóng sang Quảng Tây, đồng thời thông báo đến Quý Dương cho Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tạm thời không đi Diên An mà trở lại Quảng Tây. Việc tếp theo là chuyển trụ sở Đảng bộ Hải ngoại về đóng tại Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, coi như trung tâm chỉ huy tác chiến, thành lập căn cứ địa cách mạng, triển khai phương thức đấu tranh mới.

Tháng mười năm 1940, Hồ Chí Minh trở lại Quế Lâm. Không lâu sau, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cũng từ chố Trương Bội Công ở Liễu Châu về Quế Lâm. Có Hồ Chí Minh tại Cơ quan Bát lộ quân ngầm yểm trợ, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng làm liên lạc, đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Hải ngoại đã tổ chức được lực lượng. Trong khi ấy, ở Quế lâm, Hồ Chí Minh thành lập cơ quan "Việt Nam độc lập đồng minh hội" do Hồ Học Lãm làm Chủ nhiệm, Phạm Văn Đồng làm Phó chủ nhiệm. Hồ Chí Minh lại bố trí Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng gặp gỡ Lý Tế Thâm, đồng thời mở tiệc chiêu đãi thư ký của ông ta để cho "Việt Nam độc lập đồng minh hội" được thành lập từ ngày 8 tháng mười hai năm 1940. Từ nay, những người cộng sản Việt Nam tại Quế Lâm đã có một tổ chức hoạt động công khai, hợp pháp.

Như vậy, mọi hoạt động của "Việt Nam độc lập đồng minh hội", thực tế là do Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Hải ngoại chỉ đạo, đồng thời, Hồ Chí Minh còn thông qua quan hệ với Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm để Hồ Học Lãm, Phạm Văn Đồng tiếp xúc với giới ký giả tân văn, nhân sĩ văn hóa, với mục đích quảng bá rộng rãi cho cách mạng Việt Nam. Tiếp sau đó lại thành lập "Trung Việt văn hóa công tác đồng chí hội' nhằm triển khai các hoạt động của "Việt Nam độc lập đồng minh", kiên trì dường lối đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh

Sau khi thành lập được "Việt Nam độc lập đồng minh hội" , dưới sự yểm trợ của Hồ Chí MInh, Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam lại tổ chức thành công "Trung Việt văn hóa công tác đồng chí hội'" để có chỗ dựa, đã tranh thủ lợi dụng hoàn cảnh, tạo điều kiện tối đa cho các đảng viên Đảng bộ Hải ngoại hoạt động công khai. Thời kỳ này, những người cộng sản Việt Nam lợi dựng sự kiện Pháp Nhật xung đột ở Lạng Sơn để tổ chức cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.Sau đó không lâu, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan chuyển về huyện Tĩnh Tây, thành lập "Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên hội" vào tháng bảy năm 1940 tại Liễu Châu với lời phát biểu "Tuyên ngôn thành lập" kêu gọi các dân tộc Việt Nam vùng lên đấu tranh thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật. Có được nguồn kinh phí do Trương Bội Công xin được từ Quốc dân đảng, "Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên hội" mở lớp huấn luyện cán bộ thanh niên Việt Nam, làm nòng cốt cho công cuộc giải phóng dân tộc. Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh đem "Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên hội" phân chia làm hai tổ. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan ở lại Tĩnh Tây, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Lê Quảng Ba về Cao Bằng làm cơ sở nòng cốt công tác. Sau khi thành lập cơ quan tại thôn Bắc Pha thuộc huyện Hà Quảng, Cao Bằng, Hồ Chí Minh lần này cải tên là Thu Ông, từ Tĩnh Tây về Bắc Pha. Bắc Pha là một thôn nhỏ hẻo lánh vùng núi cao, cư dân toàn là người Nùng. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh đến Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Nhóm Phạm Văn Đồng lưu lại Tĩnh Tây vẫn sử dụng mối quan hệ giữa Trương Bội Công và Quốc dân đảng làm chỗ dựa, đến ngày 12 tháng tư năm 1941 thì chính thức thành lập "Việt Nam dân tộc Giải phóng đồng minh hội".

Đến lúc này, những tổ chức thành viên do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra và chỉ đạo gồm có Đảng Dân chủ Việt Nam và "Việt Nam độc lập đồng minh hội". "Việt Nam dân tộc Giải phóng đồng minh hội" thành lập không lâu, Hồ Chí Minh lại thành lập Cơ quan Trung ương chỉ huy bí mật của Đảng cộng sản Đông Dương. Ngày 10 tháng năm năm 1941, tại Bắc Pha, triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh chủ trì. Tham gia Hội nghị gồm có Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan, Hoàng Quốc Việt. Hội nghị quyết định thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, thành lập "Mặt trận Việt Minh", lấy "Việt Nam độc lập đồng minh" làm trung tâm cùng 16 tổ chức "Cứu quốc hội". Ngày 19 tháng năm năm 1941, thành lập "Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là "Việt Minh". Hội nghị suy tôn Hồ Chí Minh là Tổng bí thư Đảng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tuy nhiên Hồ Chí Minh kiên quyết từ chối, đề nghị chuyển chức vụ này cho Trường Chinh, người đã có nhiều năm hoạt động bí mật trong nước. Cương lĩnh của Việt Minh quy định, mục tiêu phấn đấu trước mắt của nhân dân Việt Nam là, sau khi lật đổ phát xít Pháp, Nhật, sẽ thành lạp Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời sử dụng cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

Bị bắt ở Quảng Tây và tập thơ "Nhật ký trong tù"

Sau khi kết thúc Hội nghị VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập "Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh", trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thời gian này, Hồ Chí Minh thường qua lại giữa Bắc Pha và Tĩnh Tây. Ngày 6 tháng sáu năm 1941, Hồ Chí Minh viết bức thư nhan đề "Thư hiệu triệu gửi dồng bào Việt Nam", ký tên Nguyễn Ái Quốc, nguyên văn bằng chữ Hán, qua phương thức "thừ từ nước ngoài gửi về" kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên, thành lập "Hội cứu quốc", đánh đổ đế quốc Nhật, Pháp xâm lược. Bức thư hiệu triệu này rất nhanh chóng lan truyền đến các đia phương, cổ vũ mãnh liệt tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, làm cho không khí cách mạng lan rộng khắp các tỉnh, các giới nhân sĩ tham gia các "Hội cứu quốc" mỗi ngày một đông.

(Tác giả nhận định, căn cứ vào lời giáo sư Tưởng Vĩnh Kính, 16 tổ chức "Hội cứu quốc" dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương bao gồm các đoàn thể:công nhân, nông dân, quân nhân, văn hóa, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng, phụ lão, phật giáo, thiên chúa giáo, thương nhân v.v... Mặt trận Việt Minh có sức lan tỏa rộng khắp, ảnh hưởng ngày càng lớn đến quần chúng nhân dân, nguyên nhân cũng bởi hình tượng Nguyễn Ái Quốc bỗng nhiên sống lại trong lòng nhân dân Việt Nam sau 10 năm vắng bóngvì cái tin ông đã chết do bệnh lao phổi vào mùa thu năm 1932. Lần đầu tiên cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện công khai trước báo chí quốc tế.

Hạ tuần tháng tám năm 1942, được Lê Quảng Ba dẫn đường, Hồ Chí Minh lại mọt lần nữa rời Bắc Pha sang Trung Quốc. Mục đích sang Trung Quốc của ông lần này là để di Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai báo cáo tình hình Việt Nam hiên tại và trao đổi về tình hình thế giới.

(Tác giả nhận định, Hồ Chí Minh sau khi bị Quốc dân đảng bắt giữ, trong tập "Nhật ký trong tù" của ông có bài "Tưởng công huấn từ" (Lời dạy của Tưởng công), đã bị giải thích thành "Lần này đến Trung Quốc để gặp Tưởng Giới Thạch" là sai lầm. Từ những năm 1929, Chu Ân Lai đã sớm biết Hồ Tập Chương là người Đài Loan, cũng biết Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932, và đến năm 1935, Quốc tế cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc. Năm 1938, Hồ Tập Chương đến "Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm", họ Chu đã dành cho Hồ Quang sự giúp đỡ đặc biệt. Từ năm 1940 đến 1941, Hồ Quang và Chu Ân Lai nhiều lần gặp nhau tại Trùng Khánh bàn việc cơ mật. Được các Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quý Châu, Trùng Khánh hết sức yểm trợ, Hồ Quang đã có nhứng sáng tạo mới làm thay đổi sự nghiệp cách mạng. Về điểm này, chắc Hồ Tập Chươngghi nhớ rõ từng chi tiết trong lòng, cho nên đã nhiều lần xưng hô với Chu Ân Lai là "Ân ca". Tình cảm bạn bè giữa hai người còn hơn cả tình đồng chí).

Trước khi đi, Hồ Chí Minh đóng dấu tên mình, ở giữa là ba chữ Hồ Chí Minh, hai bên phải trái viết các chữ "Tân văn ký giả" và "Việt Nam Hoa kiều". Danh xưng Hồ Chí Minh này được bắt đầu dùng từ ngày 25 tháng tám khi ông đến Ba Mông Thành, huyện Tĩnh Tây, ở lại nhà người anh em kết nghĩa Từ Vĩ, vui vẻ đón tết rằm tháng bảy. Sáng sớm ngày 27 tháng tám, Hồ Chí Minh được một người dân biên giới là Dương Đào dẫn di Trùng Khánh. Vào lúc hai người đang trên đường đến Túc Vinh, huyện Đức Bảo thì bị đám hương cảnh thuộc Sở Cảnh sát bắt giữ. Khi hương cảnh Dương Phúc Mậu tra vấn Hồ Chí Minh, đối chiếu với lai lịch của ông, người này tỏ vẻ hoài nghi, phát hiện ngoài những giấy tờ chứng minh là hội viên "Phân hội quốc tế phản xâm lược" còn mang theo thẻ phóng viên "Trung Quốc thanh niên tân văn ký giả", thông tín viên đặc biệt "Quốc tế tân văn xã" cùng với giấy thông hành quân đội do Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu cấp. Những giấy tờ này đều được cấp vào năm 1940, đã hết hạn sử dụng, chứng tỏ lại lịch Hồ Chí Minh rất phức tạp, có khả năng là gián điệp nên bắt lại, giải đến trụ sở hương, giao cho điều tra viên Mã Hiển Vinh, sau đó, ông được chuyển đến cơ quan quân sự tối cao Quảng Tây thẩm vấn. Từ ngày 27 tháng tám bị bắt ở Túc Vinh, Hồ Chí Minh bị giả qua Tĩnh Tây, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâmv.v... tất cả 13 huyện, hương, trấn, tạm giam ở 18 nhà ngục. Tính ra, Hồ Chí Minh bị giam trong ngục 14 tháng, trong tù, ông dùng Hán văn viết tập thơ "Nhật ký trong tù" gồm 133 bài. Giáo sư Hoàng Tranh nhận xét: "Nhật ký trong tù" gồm thơ thất luật (thất ngôn bát cú), thất tuyệt (thất ngôn tứ tuyệt), ngũ luật (ngũ ngôn) và tạp văn, nội dung phần lớn đều để thư giãn đầu óc hoặc phản ảnh hiện thực, lúc hứng lên thì ngâm ngợi. Thơ ông thường xuất khẩu mà thành, không có sự gia công chỉnh sửa nhưng rõ ràng, dễ hiểu. 134 bài thơ (tính gộp cả bài "Mới ra tù tập leo núi") trong tù, không đơn giản chỉ là thơ, mà là một bộ sử thi tự họa chân dung của một nhà cách mạng. Mỗi bài thơ trên hành trình đều phản ánh một cách sinh động tư thế ung dung tự tại, một trí tuệ lớn của nhà cách mạng lão luyện, kiên nghị - hình tượng Hồ Chí Minh".

Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Việt cộng Trung ương vô cùng hoang mang, đã nhiều lần điện báo hỏi chính phủ Quốc dân đảng, lại thông qua các hãng thông tấn REUTERS Anh Quốc, AFP của Pháp và TASS của Liên Xô loan báo tin tức, tạo dư luận. Họ dùng trăm phương ngàn kế gây áp lực với nhà đương cục Trung Quốc, yêu cầu phóng thích Hồ Chí Minh, nhưng chính phủ Quốc dân đảng đều không chấp nhận. Lúc ấy, Chu Ân Lai ở Trùng Khánh biết tin, phải nhờ đến Phùng Ngọc Tường và Lý Tông Nhân, còn Tưởng Giới Thạch thì gây áp lực với các địa phương, đến cuối tháng giêng năm 1943, ra lệnh cho Đệ tứ chiến khu phóng thích Hồ Chí Minh, giao cho Ban chính trị thẩm tra, xử lý. Hồ Chí Minh từ nhà tù Quế Lâm đến trại tạm giam quân đội Liễu Châu. "Nhật ký trong tù" có 2 bài ghi lại sự việc xảy ra lúc ấy. Bài 108, nhan đề "Đến Ban chính trị Đệ tứ chiến khu":

Quảng Tây giải khắp mười ba huyện,
Mười tám nhà lao đã ở qua,
Phạm tội gì đây ? Ta thử hỏi,
Tội trung với nước, với dân à ?

Và bài: "Nhà giam của Cục chính trị":

Ba thước chiều dài hai thước rộng
Bốn người chen chúc ở bên trong.
Duỗi chân một tí cũng không thể,
Nhà hẹp mà người lại quá đông.

Ngày 10 tháng chín năm 1943, Hồ Chí Minh từ nhà tạm giam quân đội được trả tự do.

Trở lại Bắc Pha, tháng tám khải ca

Ra khỏi ngục không lâu, Hồ Chí Minh được Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê ngưỡng mộ đề nghị tham gia hoạt động "Việt Nam cách mạng đồng minh hội" và cử làm Phó chủ tịch (Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần). Tổ chức có sự hiệp trợ của nhân sĩ các đảng phái Việt Nam tại Đệ tứ chiến khu, được thành lập từ tháng mười năm 1942. Tháng ba năm 1944, "Việt Nam cách mạng đồng minh hội" khai mạc Hội nghị đại biểu "Hải ngoại cách mạng đoàn thể", bầu ta ban chấp hành. Tháng sáu năm 1944, Hoàng Văn Hoan sang Liễu Châu hội kiến với Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình cách mạng Việt Nam và những hoạt động của Việt Minh. Hồ Chí Minh nhân thời cơ khi Hội nghị đại biểu "Hải ngoại cách mạng đoàn thể" kết thúc, nói với Trương Phát Khuê ý định trở lại Việt Nam, đồng thời đệ trình ông ta một bản dự thảo tổng quát kế hoạch công tác là phát triển "Việt Nam cách mạng đồng minh hội", giành độc lạp hoàn toàn cho Việt Nam. Sau khi Trương Phát Khuê đồng ý, Hồ Chí Minh bèn tổ chức "Chiến địa công tác tổng đội", chọn được 18 thanh niên ưu tú rời Liễu Châu vào ngày 9 tháng tám năm 1944 về Bắc Pha.

Ngày 27 tháng chín năm 1940, phát xít Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua trận rút lui qua Bắc Sơn về Thái Nguyên. Phùng Chí Kiên, Chu Văn Tấn, Lương Văn Chi lấy danh nghĩa Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa, đánh bại quân pháp, thu vũ khí, xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Vũ Nhai. Năm 1943, tại căn cứ Bắc Sơn -Vũ Nhai, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh lãnh đạo xây dựng Cao Bằng thành căn vứ địa cách mạng trung ương. Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương nghiên cứu, khảo sát tình thế cách mạng, quyết định thành lập "Đội tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân" vào ngày 22 tháng mười hai năm 1944 do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng, Hoàng Văn Thái làm chính trị viên, đặt nền móng cho lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam sau này.

Ngày 4 tháng sáu năm 1945 "Việt Nam cứu quốc quân" và "Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" hợp nhất thành "Việt Nam giải phóng quân". Cũng trong tháng tám, chớp được thời cơ quân đội Nhật đầu hàng Đồng Minh, cao trào cách mạng bùng phát, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái chỉ huy đội "Việt Nam giải phóng quân" tiến về thủ đô Hà Nội, không mất một viên đạn, một người lính.

Trung tuần tháng tám năm 1945, Hồ Chí Minh sau khi được tin Nhật Bản đã chấp nhận "Tuyên bố Potsdam", từ ngày 13 đến 15 tháng tám năm 1945, tại Tuyên Quang, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập hội nghị chuẩn bị công tác vũ trang khởi nghĩa.

Ngày 15 tháng tám, Nhật Bản đầu hàng. Ngày 16 tháng tám, Tổng bộ Việt Minh tổ chức "Hội nghị toàn quốc" thông qua nghị quyết, tập trung toàn bộ lực lượng, phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc. Sau khi giành được hoàn toàn độc lập, sẽ thành lập nhà nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", thực hiện cải cách dân chủ với 10 chính sách lớn, suy tôn Hồ Chí Minh làm chủ tịch, quyết định trước khi quân đội Đồng Minh tiến nhập lãnh thổ Việt Nam, phải giành được chính quyền từ tay quân đội Nhật. Ngày 16 tháng tám, "Việt Nam giải phóng quân" tiến dánh Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa. Ngày 19 tháng tám năm 1945, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 23 tháng tám, tại Trung bộ, Huế khởi nghĩa. Ngày 25 tháng tám, Sài Gòn khởi nghĩa. Từ 16 đến 28 tháng tám, khởi nghĩa đã nổ ra ở sáu mươi tỉnh trong cả nước, từ Bắc đến Nam đều thành lập chính quyền mới.

Ngày 27 tháng tám, thành lập Chính phủ Lâm thời "Việt Nam, dân chủ cộng hòa", đề cử Hồ Chí Minh là chủ tịch. Ngày 30 tháng tám, tại triều đình Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Cách mạng tháng Tám toàn quốc thắng lợi, ngày 2 tháng chín năm 1945, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", tuyên bố chấm dứt ách thống trị tám mươi năm của thực dân Pháp và chế độ chuyên chế nghìn năm phong kiến, đồng thời tuyên bố nước Việt Nam độc lập và thành lập nhà nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Con người thật của Hồ Chí Minh

Trong Thiên I "Hài kịch tráo rồng đổi phượng" tôi đã dành khá nhiều trang phản biện, chứng minh Nguyễn Ái Quốc đã chết vào mùa thu năm 1932 do bệnh lao phổi. Ở Thiên II "Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người", tôi cũng chỉ ra từ năm 1929 đến 1933, có hai vị Hồ Chí Minh đồng thời xuất hiện, một người là Nguyễn Ái Quốc, còn người kia là Hồ Tập Chương. Và Thiên IV, Màn một, "Hồ Chí Minh ở Liên Xô", tôi cũng đã làm rõ, Hồ Tập Chương tiếp tục thân phận của Nguyễn Ái Quốc theo phương pháp "dời hoa tiếp cây" là bởi kế hoạch của Quốc tế cộng sản, đồng thời cũng là âm mưu của lãnh đạo Trung cộng, Việt cộng và bản thân Hồ Chí Minh phối hợp với nhau. Trong thiên này, tôi viết, Hồ Chí Minh từ năm 1938 đến 1945, những năm tháng ở Trung Quốc đã từng bước chứng minh thân phận của ông, chính là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan.

Vì sao vào tháng mười năm 1938, Hồ Chí Minh đi hàng ngàn dặm đường xa xôi để đến căn cứ địa Diên An mà không trở về Việt Nam? Tại nhà khách "Vườn Táo" Diên An, Hồ Chí Minh đã mật đàm những gì với trùm đặc vụKhang Sinh? Vì sao lại vội vàng theo Diệp Kiếm Anh về "Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm"? Vì sao đến Quế Lâm lại đột nhiên mất tích nửa tháng? Vậy trong nửa tháng ấy Hồ Chí Minh ở đâu? Trên đường đi Quế Lâm là biên giới Việt Trung, vậy vì sao không trực tiếp về Việt Nam mà lại theo dự "Lớp huấn luyện cán bộ du kích Hành Sơn, Hồ Nam"? Vì sao phải nhiều lần thông qua liên lạc Trung cộng mới gặp mặt phía Việt cộng? Càng kỳ lạ hơn nữa là, vào những năm 1938, 1939, phần lớn các bài viết của Hồ Chí Minh đều bằng Hán văn, điều mà trước đây hầu như chưa từng có. Những chuyện này khiến người ta không khỏi nghi ngờ là trong đó còn che giấu những chuyện bí mật chăng?

Thực ra, thời kỳ từ năm 1938 đến 1945, Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, lãnh đạo cao cấp Trung cộng đã biết rõ về lai lịch của ông, nhưng vì lợi ích tối cao của Đảng Cộng sản, ngoài việc giúp đỡ Hồ Chí Minh tạo ra một nước Việt Nam cộng sản độc lập, Trung cộng luôn che giấu thân phận Hồ Chí Minh nhằm mạo dụng thân phận Nguyễn Ái Quốc. Vì thế, những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến lai lịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này đều không hợp tình hợp lý, không phản ánh dúng diện mạo lịch sử, cho dù chúng đã được các học giả nổi tiếng viết thành truyện ký, tiểu sử, tuy vậy, tất cả đềulà những lầm lẫn lớn, hoặc vô tình, hoặc cố ý, biến Hồ Tập Chương thành Nguyễn Ái Quốc, tạo nên một huyền thoại Hồ Chí Minh lừa dối người đời.

Hồ Chí Minh chấp hành "nhiệm vụ bí mật"

Mùa thu năm 1938, vào thời điểm Hồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa, Liên Xô và chính phủ Quốc dân đảng lại tái lập đồng minh. Từ tháng Tám năm 1937, hai bên đã lần lượt gặp nhau tại Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau, đồng thời xúc tiến hợp tác hai đảng Quốc Cộng lần thứ hai đề chống lại quân đội Nhật xâm nhập Trung Quốc.

Từ năm 1939 đến 1944, Hồ Chí Minh hoạt động ở vùng tây nam Trung Quốc, rõ ràng là thực hiện nhiệm vụ Quốc tế cộng sản giao phó khuếch trương thanh thế hai đảng Trung -Việt, thống nhất chiến tuyến chống phát xít Nhật. Lúc này, Liên Xô phải đối mặt với sự uy hiếp của quân đội Nhật, ngoài việc viện trợ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch 300 đến 450 triệu rúp để thiết lập mặt trận chống phát xít, còn lại là chuyển giao vũ khí, khí tài quân sự. Đúng vào thời điểm và hoàn cảnh này, Hồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa đến Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản.

Vậy thì Quốc tế cộng sản đã giao cho Hồ Chí Minh nhiệm vụ bí mật gì? Không có bất cứ một nguồn thông tin công khai nào cho biết một cách đầy đủ nhiệm vụ ấy. Sau này, theo báo cáo của Hồ Chí Minh gửi các "Ủy viên Trung ương hội" và Quốc tế cộng sản, chẳng ngại "Chỉ thị 7 điểm" hay "8 điểm", đều không triển khai việc thanh trừng các phần tử Troskism, không khai triển trận tuyến liên hợp chống phái Trosky giữa Trung cộng và Việt cộng. Vậy mà, một năm sau, Hồ Chí Minh dựa vào trí nhớ, gửi Quốc tế cộng sản một bản báo cáo bằng Hán văn: "Khi tôi ở Diên An làm kẻ lữ hành, những ghi chép kẹp giữa bản chỉ lệnh về công tác chính trị của Quốc tế cộng sản bị mất, cho nên, bắt buộc phải căn cứ vào trí nhớ để báo cáo công tác".

Có phải Hồ Chí Minh bị mất tài liệu thật hay ông ta chỉ mượn cớ để tránh né? Tôi thật sự nghi ngờ, chỉ lệnh công tác có hay không có một điều "Yêu cầu đồng chí Hồ Chí Minh đến Quân khu Quảng Châu của Nhật Bản"? Mật lệnh này liên quan đến thân phận chân chính Hồ Chí Minh và những hoạt động của Hồ Chí Minh sau khi ông mất tích tại miền nam nửa tháng.

Sự mất tích nửa tháng kỳ lạ của Hồ Chí Minh

Các tài liệu trong và ngoài nước đều ghi chép rõ, tháng mười năm 1938, Hồ Chí Minh đến Diên An, sau khi nghỉ ngơi 2 tuần lại cùng quân đội Diệp Kiếm Anh hỏa tốc đến Cơ quan Bát lộ quân Trung công ở Quế Lâm Quảng Tây vào cuối tháng mười hai cùng năm. Giả thiết trung tuần tháng mười hoặc cuối tháng mười, Hồ Chí Minh xuất phát từ Diên An, hành trình được dự tính là nửa tháng, thế nhưng mãi đến cuối tháng mười hai mới đến Cơ quan Bát lộ quân Trung cộng Quế Lâm. Như vậy, từ đầu tháng mười một đến cuối tháng mười hai, ít ra thời gian cũng gần nửa tháng, Hồ Chí Minh mất tích một cách thần bí.

Thời gian nửa tháng này, Hồ Chí Minh dến nơi nào, làm những việc gì, đều chưa thấy được ghi chép trong bất cứ tài liệu nào. Liệu có phải Hồ Chí Minh thực hiện chỉ lệnh thần bí của Quốc tế cộng sản? Từ Mạc Tư Khoa, Hồ Chí Minh đi một chặng đường dài vất vả đến Diên An gặp trùm đặc vụ trùm đặc vụ Khang Sinh bàn mưu tính kế gì? Vội vàng theo Diệp Kiếm Anh đến Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm Quảng Tây gặp người chủ trì cơ quan đặc vụ Lý Khắc Nông bàn những chuyện gì? Những cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Lý Khắc Nông mật bàn những vấn đề gì? Và, trong nửa tháng mất tích Hồ Chí Minh ở đâu?

"Đài Loan nhật nhật tân báo"

Từ tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, Hồ Chí Minh đột nhiên mất tích nửa tháng, trong nửa tháng này, thật kỳ diệu, tôi tìm được trong "Đài Loan nhật nhật tân báo". Liên kết "Đài Loan Nhật nhật tân báo" với ngày tháng Hồ Chí Minh mất tích, tôi đã tìm được câu trả lời rõ ràng. "Đài Loan nhật nhật tân báo" số ra ngày 12 tháng 11 năm 1938 có bài viết: "Thông dịch viên quân đội Nhật là Hồ Tập Chương, người gốc Đài Loan, đã trốn khỏi nhà ngục Nam Thạch Đầu, Hà Nam (Quảng Châu). Sau khi tạm trú tại bản doanh quân đội Nhật Ōta, ông được tuyển vào làm thông dịch cho quan chỉ huy Nhật Bản Quân khu Quảng Đông Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy(4). (Tác giả nhận định: thông dịch tức là phiên dịch).

Nhận định hoạt động trong nửa tháng mất tích của Hồ Chí Minh, có liên quan đến việc Hồ Tập Chương làm thông dịch cho quân đội Nhật ở Quảng Châu hoàn toàn không phải là võ đoán hoặc tùy ý bịa đặt. Trong tay tôi có những chứng cứ tương đối sát thực để khẳng định Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương. Từ việc Hồ Chí Minh tại Liên Xô bị cưỡng chế học tập cải tạo 5 năm, vì sao đến mùa thu năm 1938, vào lúc quân đội Nhật chiếm đóng Quảng Châu mới đột nhiên để Hồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa? Sau khi vượt ngàn dặm xa xôi trở về Trung Quốc gặp trùm đặc vụKhang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Khắc Nông, Chu Ân Lai hội đàm mật, Hồ Chí Minh lại đến Cơ quan Bát lộ quân Trung cộng Quế Lâm. Đặc biệt lúc ấy, trên dọc các tuyến đường Quế Lâm, Liễu Châu Quảng Tây, quân đôi các nước Trung, Nhật, Pháp, Việt đang tranh chấp nhau. Quân cảnh, đặc vụ, gián điệp đủ loại thường xuyên bắt giữ, tra hỏi những đối tượng khả nghi. Trong khi ấy, một người không thuộc dường đi lối lại như Hồ Chí Minh làm sao dám công nhiên đi Quế Lâm? Chuyện này chỉ có một cách giải thích hợp lý là, Hồ Chí Minh thực hiện "nhiệm vụ bí mật" của Quốc tế cộng sản. Nhiệm vụ này phải tuyệt đối giữ kín. Một khi bí mật bị bại lộ, thân phận thực của Hồ Chí Minh cũng bại lộ theo. Vì thế, Quốc tế cộng sản, Trung cộng và Việt cộng luôn tìm cách giấu nhẹm bí mật này mà cho đến nay vẫn còn là một nghi án nằm trong bóng tối.

Vậy nhiệm vụ bí mật mà Hồ Chí Minh phải thực hiện là gì? Và Quốc tế cộng sản đã giao cho Hồ Chí Minh bao nhiêu nhiệm vụ bí mật?

Từ các chứng cứ ta có thể xác định theo hướng sau: Được nhân viên đặc tình giúp đỡ, Hồ Chí Minh thâm nhập vào Quân khu Quảng Châu của quân đội Nhật, tìm hiểu những hoạt động của chúng để báo cáo cho Quốc tế cộng sản. Về sự kiện này, giáo sư William J. Duiker, trong "Truyện Hồ Chí Minh" đã viết: "Hồ Chí Minh báo cáo về Mạc Tư Khoa nhưng hoạt động của mình tại Trung Quốc, đó là nhiệm vụ chính". Quốc tế cộng sản vì sao lại giao nhiệm vụ này cho Hồ Chí Minh? Căn cứ vào tình hình lúc ấy mà phân tích, kết hợp với bản tin trên "Đài Loan nhật nhật tân báo", có thể suy đoán như sau:

1 - Tìm hiểu những hoạt động của quân đội Nhật làm tài liệu tham khảo cho Quốc tế cộng sản và Đảng Cộng sản Liên Xô. Như bài viết của Hồ Chí Minh trên tờ "Cứu vong nhật báo" Quảng Tây ngày 18 tháng mười hai năm 1940: "Việt Nam phục quốc quân hoàn thị mại quốc quân", có thể chứng minh, sau năm 1931, Trần Văn An, từng là Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ Mãn Châu, sau năm 1938 Quảng Châu thất thủ, ông ta quay về vùng biên giới Quảng Đông - Việt Nam hoạt động. Cuối tháng chín năm ấy, Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, Nguyễn Cường Để, Trần Văn An theo sau quân Nhật về hoạt động tại vùng Lạng Sơn-Cao Bằng. Trước mắt, quân đội Nhật còn bị Anh, Mỹ, Nga ngăn trở, chưa dám xâm phạm Việt Nam nhưng vẫn nhòm ngó một cách thèm khát nguồn tài nguyên phong phú trên lãnh thổ của họ, nên đã tìm cách chiêu mộ Việt gian, mục đích nhiễu loạn dân tâm, mượn cớ đưa quân vào Việt Nam. Việc này, lẽ nào không phải do Hồ Chí Minh thâm nhập vào Quân khu Quảng Châu thu thập thông tin tình báo? (Xem thêm bài trong "Cứu vong nhật báo", chuyên đề 11 thiên).

2 - Hồ Chí Minh có đủ điều kiện, năng lực chọn một phụ nữ tuyệt đẹp để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Căn cứ vào "Đài Loan nhật nhật tân báo", Hồ Tập Chương tuyển chọn những thanh niên ưu tú Đài Loan đến quân đội Nhật Bản để huấn luyện gián điệp, sau đó phái đến các vùng hậu địch Trung Quốc để thu lượm thông tin tình báo. Hồ Tập Chương vốn sinh ra ở quận Miêu Lật, châu Tân Trúc, đã tốt nghiệp Khoa Hóa học, Đại học Công nghiệp Đài Bắc, thầy hướng dẫn là tiên sinh Tatara. Chỉ huy tối cao quân đội Nhật tại Quân khu Quảng Đông là Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy (小笠原太尉), những năm trước đã từng chỉ huy quân đội Nhật ở Đài Loan, với Tatara (Đa Điền La) là chỗ quen biết. Tôi dẫn ra hai sự kiên trên để chứng minh, Hồ Chí Minh thực hiện mật lệnh không phải do hai người này tuyển chọn. Khả năng tiếng Nhật của Hồ Chí Minh đã được trang bị từ trước. Ông hiểu rất rõ tình hình Nhật bản, phân tích thông tin có cơ sở khoa học, lại ở ngay Bộ chỉ huy Quân khu Quảng Châu, đồng thời được cơ quan đặc vụ Trung cộng yểm hộ nên mọi công việc tiến hành khá thuận lợi. Như vậy mới có thể giải thích, vì sao Quốc tế cộng sản chuẩn y cho Hồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa, cấp thời cùng Diệp Kiếm Anh đến Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm cùng Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Chu Ân Lai, Lý Khắc Nông mật đàm. Đây chính là nguyên nhân khi Hồ Chí Minh đến cơ quan đặc vụ của Lý Khắc nông thì đột nhiên mất tích nửa tháng, tạo nên những nghi vấn khó giải thích.

Quy nạp từ "Đài Loan nhật nhật tân báo", đặc phái viên Quảng Châu Tấn Trung ngày 12, 18, 21 tháng mười một và ngày 7 tháng mười hai năm 1938 tại "Đài Loan nhật nhật tân báo", có những điểm chủ yếu liên quan đến Hồ Tập Chương như sau:

1 - Hồ Tập Chương tuyển chọn các thanh niên ưu tú từ Đài Bắc, Tân Trúc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng đến học tại "Trung tâm huấn luyện gián điệp Nhật Bản". Sau khi mãn khóa, vào ngày 8 tháng... năm... được cử đến các vùng hậu địch của Trung Quốc hoạt động tình báo. Hồ Tập Chương vốn là người trang Đồng la, quận Miêu Lật, châu Tân Trúc, Đài Loan, tuổi 38, tốt nghiệp Khoa Hóa học ứng dụng, Đại học Công nghiệp Đài Bắc. Bài đăng kèm một tấm ảnh Hồ Tập Chương rất mờ.

2 - Vào năm Thiên Hòa thứ năm (1930), Hồ Tập Chương bất chấp nguy hiểm tính mệnh, từ biệt vợ con đến Quảng Đông thực hiện lý tưởng cúa mình. Ông từng mở xưởng sản xuất hương chống muỗi, hương sợi và nấu rượu, cũng từng cư trú ở khu Nam Đường đối ngạn với Quảng Châu làm kỹ sư khai thác, phân tích và giám định quặng của công ty khai thác quặng Nam Phương thực nghiệp.

3 - Sự kiện "Song thất" bùng nổ, Hồ Tập Chương bị quân đội Quốc dân đảng bắt với tội danh Hán gian, ông nhận là người Trung Quốc nên được thả, sau đó có người mật báo, ông là người Nhật nên lại bị bắt tống giam vào nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam. Lúc ấy, quân đội Nhật bất ngờ đột kích vào vùng tây nam duyên hải, chiếm đóng Quảng Châu, quân đội Trung Quốc thất bại thảm hại, Hồ Tập Chương thừa cơ trốn khỏi nhà giam về khu Nam Đường. Nhà giam Nam Thạch Đầu nhốt hai nghìn tù nhân, phần lớn là những kẻ bị tình nghi gián điệp Nhật, trước khi quân đội Nhật đột kích dã bị thảm sát.

4 - Khi Hồ Tập Chương thoát khỏi ngục về khu Nam Đường, lại bị quân đội Nhật của Ota tuần tra phát hiện. Ông ta nói rõ về thân phận mình, liền được đưa đến Bộ chỉ huy tối cao Quân khu Quảng Đông của tướng Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy làm thông dịch viên. Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy từng đóng quân ở Đài Bắc, sau sự biến "Song thất" về Nhật, ít lâu sau gia nhập bộ đội Kawaguchi, được phái sang Quảng Châu. Hồ Tập Chương: "Tôi có một người thầy giảng dạy ở Đại học Công nghiệp Đài Bắc là ngài Ota. Tôi rời quê hương đã 4, 5 năm, từng bị giam giữ trong nhà tù hơn một năm, có thời kỳ làm việc khai mỏ quặng ở vùng núi Lưỡng Quảng, hiện tại cuộc sống rất là khó khăn". Phái viên Tân Trung theo dõi quá trình hoạt động của Hồ Tập Chương, đặc biệt nhấn mạnh: "Trước mắt Hồ Tập Chương sống trong quân đội. Ông ta chỉ có một mình, nên trọng dụng, sẽ rất được việc".

Sau khi tin tức trên báo chí Đài Loan truyền đến, Đài Loan tổ chức đoàn Ủy vấn đến Quảng Châu thăm Hồ Tập Chương. Người anh thứ tư của Hồ Tập Chương là Hồ Tập Phỉ đã viết thư đặc biệt cảm ơn "Đài Loan nhật nhật tân báo". "Đài Loan nhật nhật tân báo năm Chiêu Hòa thứ mười ba (1938), tháng mười một và tháng mười hai có đăng tải 4 bài về Hồ Tập Chương. Dưới đây là ảnh chụp từ tờ báo đã được cắt ra.


Hồ Tập Chương thoát khỏi nhà giam ngày 12 tháng 11 năm 1938

Nhà giam Nam Thạch Đầu Hà Nam

"Đài Loan nhật nhật tân báo" số ra các ngày từ 19 tháng mười một đến ngày 7 tháng mười hai năm 1938 đã đăng tải các bài có liên quan đến Hồ Tập Chương ở Quảng Châu từ tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, bị mất tích ở Quế Lâm nửa tháng. Tại thời gian trên, địa điểm trên có mối liên hệ nhân quả với nhau, phù hợp một cách bất bình thường. Hơn nữa, lại có "Đài Loan nhật nhật tân báo" với những chứng cứ trực tiếp để khẳng định Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh chỉ là một người. Trong đó, chứng cứ quan trọng nhất chính là sự kiện Hồ Tập Chươngbị bắt giữ tại nhà giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam, và sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt giam ởnhà ngục Quảng Châu. Hai sự kiện này thực chất chỉ là một.

"Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin Hồ Tập Chương bị bắt giam tại nhà ngục Nam Thạch Đầu, Hà Nam, vậy rốt cuộc, dịa danh Hà Nam là ở đâu? Căn cứ vào "Lịch sử đảng bộ Đảng Cộng sản thành phố Quảng Châu", thì Hà Nam chính là bờ phía nam sông Châu, nhà giam Nam Thạch Đầu nằm trên đường phố Nam Thạch Đầu, thành phố Quảng Châu. Nhà giam Nam Thạch Đầu được thành lập vào thời kỳ phái phản động Quốc dân đảng thống trị. Đây là Nhà giam lớn duy nhất Quảng Châu, còn gọi là "Trại trừng giới". Ngày 15 tháng tư năm 1927, sau cuộc dảo chính phản cách mạng, phái phản động Quốc dân đảng đã bắt một số lớn phần tử cộng sản và dân chúng đem về giam giữ tại đây, trong đó có những nhân vật nổi tiếng của Đảng Cộng sản như Lưu Nhĩ Tung, Thẩm Tĩnh Trai, Tống Thời Luân, Tiêu Sở Nữ, Hùng Hùng, Lý Sâm, Đặng Bồi v. v...

Nói rằng, "khoảng thời gian từ tháng mười một đến tháng mười hai, Hồ Chí Minh bí mật đến Quảng Châu, trà trộn vào quân đội Nhật", tuy nhiên đó lại là mưu kế đã được bàn bạc kỹ giữa Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ là vì Hồ Tập Chương bị giam giữ tại nhà ngục Nam Thạch Đầu, Hà Nam, rốt cuộc sự thực sờ sờ trước mắt, không thể bác bỏ.

Tại Thiên III "Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người", tôi dã dẫn ra một đoạn "Hồi ký Trịnh Siêu Lân": "Mùa hè năm 1931, Phó Đại Khánh ở nhà giam Quảng Châu gặp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh nhờ Phó Đại Khánh chuyển lời đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách giải cứu". (Xem thêm: "Lịch sử và hồi ức - Ghi chép cuối đời của Trịnh Siêu Lân", quyển 2 "Truyện Phó Đại Khánh" trang 506, hoặc tham khảo "Hồi ức Trịnh Siêu Lân", trích yếu như phụ lục 2). Mùa hè năm 1931, Phó Đại Khánh bị giam ở nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam có gặp Hồ Chí Minh, tự nghĩ là, đây không thể nào là Nguyễn Ái Quốc, Thời gian ấy, Nguyễn Ái Quốc đang bị giam tại nhà tù Victorria Hương Cảng, không thể đồng thời lại bị giam ở nhà ngục Nam Thạch Đầu. Vì thế vị "Hồ Chí Minh" bị giam ở đây nhất dịnh phải là Hồ Tập Chương. Cả Trịnh Siêu Lân và Phó Đại Khánh đều là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc thuộc phái Troskism. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Nhật, Phó Đại Khánh bị hiến binh Nhật sát hại, Trịnh Siêu Lân bị giam trong ngục, hưởngthọ 98 tuổi.

Trước sau năm 1930, Hồ Tập Chương nhận nhiệm vụ tại "Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương", là liên lạc viên của Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản, do đó đã sớm có mối quan hệ mật thiết với các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, quen biết cả Trịnh Siêu Lân và Phó Đại Khánh. Hai người này nhất định nhận ra Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, chỉ có cái tên khác nhau mà thôi.

Trong bài "Mối tình sống chết giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan", Lương Ích Tân có viết một đoạn "Ẩn trốn tại Quảng Châu, tránh bị truy bắt" như sau:

"Năm 1930, Tưởng Giới Thạch điều động quân đội Quốc dân đảng bao vây tiễu trừ Hồng quân khu Giang Tây Tô, đồng thời ra lệnh cho các địa phương khẩn trương truy bắt các phần tử cộng sản. Dương Thành (Quảng Châu) cũng không ngoại lệ. Hồ Chí Minh lúc này đang ở Quảng Châu. Nơi đây, trước đó do nhu cầu công tác, ông đã mấy lần về Việt Nam, tuy nhiên, lần này thì khác, Hồ Chí Minh bị đặc vụ truy đuổi ráo riết, không chốn nương thân, chỉ còn cách liên lạc với Tỉnh ủy Quảng Đông nhờ giúp đỡ. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Đào Chú đã bố trí một nữ đảng viên là Lâm Y Lan, đóng giả làm vợ Hồ Chí Minh để bảo vệ an toàn cho ông ta". Tiếp đến mục "Lâm Y Lan lấy tư cách là vợ" đã chăm sóc Hồ Chí Minh trong sinh hoạt thường ngày vô cùng tận tình, chu đáo làm cho ông đặc biệt cảm kích, đã có lúc muốn thổ lộ tình cảm, nhưng vì thời cơ chưa chín muồi nên trong lòng vẫn trù trừ. Lâm Y Lan thấy Hồ Chí Minh nói với mình những lời chân thành, thâm tâm đã có phần ưng ý, nhưng vì là phận nữ nhi, không tiện nói ra. Không lâu sau, do bị một đồng chí phản bội, Hồ Chí Minh bị bắt. Lúc chia tay, Hồ Chí Minh ôm lấy Lâm Y Lan, dùng khăn tay lau nước mắt cho nàng : “ Hãy cứng rắn lên, đừng để kẻ thù cười chúng ta mềm yếu”, nói rồi lấy quyển nhật ký đưa cho Lâm Y Lan : “ Tâm sự của tôi đều ở trong này, sẽ cùng đi với em”. Tiếp đó là "Trong hoạn nạn mới thấy lòng thành", một lần nữa tác giả kể lại: "Ba ngày sau khi Hồ Chí Minh được cứu thoát, Lâm Y Lan nhìn đăm đăm vào khuôn mặt hốc hác của ông, hỏi : “Chí Minh, sao không đợi muội đến đón?”. Theo lời Lương Ích Tân tường thuật lại, ta sẽ thấy rất rõ, đây là những ghi chép về Hồ Chí Minh thời kỳ đầu những năm 1930, chính xác là bị Quốc dân đảng Quảng Châu bắt giữ, mà không phải là Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ. (Xem thêm Thiên V "Khúc ca buồn về tình yêu và hôn nhân".

Tại "Đài Loan Quốc hoa thư tịch", năm 1946, Ngô Trọc Lưu xuất bản cuốn "Hồ Chí Minh" bằng tiếng Nhật, sau này, khi dịch sang Trung văn, lấy tên là "Đứa con côi châu Á". Tại Thiên 3 gồm các chương "Xuân lành", "Bị giam", "Thoát ngục", tác giả có chèn lẫn vào một đoạn sử liệu về tình yêu giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan khi ông ta bí mật đến Quảng Châu. Đọc kỹ những tư liệu này cùng những tư liệu ghi chép về Hồ Tập Chương người Đài Loan, độc giả sẽ thấy ngay đó là Hồ Chí Minh ở Việt Nam (Xem bài báo "Hồ Chí Minh của Ngô Trọc Lưu Đài Loan").

Theo "Đài Loan nhật nhật tân báo", từ năm 1938 và "Hồ Chí Minh" của Ngô Trọc Lưu tại Đài Loan năm 1946, đều có ghi chép sự kiện Hồ Tập Chương bị bắt giữ ở Quảng Châu. Trong bài "Mối tình sống chết giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" (Hồi ký Trịnh Siêu Lân) viết cũng có sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu. Những tư liệu này đều chứng minh Hồ Tập Chương tức là Hồ Chí Minh, cũng chứng thực về bí mật của dòng họ Hồ Miêu Lật, Đài Loan mấy đời truyền khẩu cho nhau, nhất định không phải là ngụy tạo cố sự.

Năm 1938, người em út của Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng đã từ Đài Loan đến Quảng Châu gặp anh. Lúc ấy, Hồ Tập Dưỡng, cũng tốt nghiệp hạng ưu Đại học Sư phạm Đài Bắc, bị quân đội Nhật trưng dụng đưa đến Quân hạm hải quân Hương Cảng làm thông dịch.Tình cờ đọc "Đài Loan nhật nhật tân báo", biết tin về Hồ Tập Chương đã chín năm bặt vô âm tín, vì vậy Hồ Tập Dưỡng đã đến Quảng Châu gặp anh vào khoảng trung tuần tháng mười hai, báo tin về người con trai là Hồ Thự Quang. Năm 1939, Hồ Chí Minh lấy bí danh là Hồ Quang có lẽ là do nhớ đến tình cha con. Đây là lời Hồ Tập Dưỡng sau khi trở về Đài Loan đã thông báo cho gia đình:

"Tôi phải trải qua vô cùng khó khăn gian khổ, thậm chí còn xuống cả thuyền hải tặc mới gặp được Hồ Tập Chương". Câu đầu tiên khi gặp tôi Hồ Tập Chương hỏi: "Tại sao chú tìm được đến đây? Nguy hiểm lắm!". Sau khi hai anh em nói chuyện với nhau về tình hình gia đình, Hồ Tập Chương bảo: "Tôi hiện đang làm công tác đặc biệt, có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào". Rồi anh ấy dặn tôi chuyển lời đến gia đình: "Không được đến đây tìm tôi nữa, sắp tới tôi sẽ đi Vân Nam sang công tác ở Việt Nam, nếu không thành công sẽ không về nhà".

"Đài Loan nhật nhật tân báo" và "Những tư liệu về Nam Nhạc du kích ban"

Có một chứng cứ quan trong nữa để chứng minh Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin: "Hồ Tập Chương là người trang Đồng La, quận Miêu Lật, Đài Loan. tuổi 38". Cách đây không đến nửa năm, Ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, Hồ Nam có in cuốn sách nhỏ nhan đề "Thông tin về đồng môn", ghi danh Hồ Chí Minh, 38 tuổi là hoàn toàn phù hợp. Nếu so với Nguyễn Ái Quốc 49 tuổi thì khoảng cách chênh lệch những 11 tuổi, sẽ là sự lầm lẫn lớn. Vào năm 1939, Hồ Chí Minh ở Ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, có đầy đủ chứng cứ ghi trong cuốn sách "Thông tin về đồng môn", đã đưa công khai lý lịch của ông qua phần phụ lục dưới đây:

Tên họ: Hồ Quang
Chức vụ: Thiếu tá
Tuổi: 38
Quê quán: Quảng Đông
Đơn vi: Tập đoàn quân 18
Tốt nghiệp trường nào: Lĩnh Nam đại học
Từng làm công tác gì: Giáo viên trung học, hiểu trưởng trường ngoại ngữ.

Tên họ: Hồ Quang. Hồ Quang chính là bí danh Hồ Chí Minh từ năm 1939 đến 1942 sau khi từ Mạc Tư Khoa về Trung Quốc. Bí danh của Hồ Chí Minh ở Liên Xô là P.C.Lin (Lin là phiên âm của chữ "Lâm", cũng là họ bên vợ của Hồ Tập Chương tại Đài Loan Lâm Quế muội. "P.C" thì không rõ có dụng ý gì, nhưng chữ "Quang" trong "Hồ Quang" thì chính là tên người con trai duy nhất của ông ở Đài Loan "Hồ Thự Quang". Gia phả họ Hồ tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan có ghi như sau: Đời thứ 21dựa vào hàng chứ "Tập" như Tập Trân, Tập Phỉ, Tập Chương, Tập Dưỡng v.v... Đời thứ 22 dự vào hàng chứ "Quang" như Sùng Quang, Quan Quang, Hoán Quang, Thự Quang v.v...

Chức vụ: Thiếu tá, nhân viên điện đài tân văn (Tân văn đài thiếu hiệu đài viên. Hồ Quang đích thực là nhân viên điện đài của Ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, Hành Sơn, Hồ Nam, phụ trách thu thập thông tin từ các đài phát thanh. Tôi rất chú ý đến chi tiết, chưa đầy nửa năm, sau khi theo Diệp Kiếm Anh làm cần vụ, từ một anh binh nhì, Hồ Quang được thăng lên cấp bậc thiếu ta, điện đài viên, phụ trách thu lượm tin tức từ các đài phát thanh. Đối chiếu với Hồ Quang trong "Thông tin về đồng môn", ta sẽ thấy xuất hiện manh mối. Họ tên người xếp phía trước là Trần Tử Anh, cấp bậc trung tá trưởng đài, tốt nghiệp Đại học Nhật Bản đế quốc, đơn vị công tác là Tập đoàn quân 18. Người ở phía dưới là Tưởng Tuyết Ảnh, cấp bậc thượng úy, đài viên, lưu học sinh tại Nhật Bản, đơn vị công tác là Tập đoàn quân 18. Hồ Quang vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, phụ thuộc vào Tập đoàn quân 18. Những nhân viên chuyên môn điện đài thu thập thông tin tình báo từ Nhật Bản đều từng học tại Nhật và thông thạo tiếng Nhật. Hồ Quang (Hồ Tập Chương) phụ trách công việc này hiển nhiên là rất phù hợp. Tuy nhiên, ở mục "Quá trình học tập và tốt nghiệp trường nào", Hồ Quang lại không đăng ký "Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Đài Bắc". Rõ ràng, thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, Hồ Tập Chương từng học tiểu học, trung hoạc rồi Đại học Công nghiệp Đài Bắc, vì thế, trình độ tiếng Nhật và văn hóa Nhật của ông rất khá.

Tuổi 38: Ngày 11 tháng mười hai năm 1938, "Đài Loan nhật nhật tân báo" đăng tải bài viết về Hồ Tập Chương nói ông 38 tuổi mà năm sinh đích thực của Hồ Chí Minh không phải là năm sinh của Nguyễn Ái Quốc. Theo thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng năm năm 1890, đến năm 1939 đã 49 tuổi. Trong khi đó, giai phả họ Hồ Miêu Lật ghi, Hồ Tập Chương sinh vào giờ Thân, ngày 11 tháng mười năm Tân Sửu, tức năm Minh Trị thứ 34, chuyển sang dương lịch là năm 1901, vừa tròn 38 tuổi. Điều này càng chứng tỏ, Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam không phải là Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan.

Quê quán gốc Quảng Đông: Quê gốc Nguyễn Ái Quốc là làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Quê gốc của Hồ Quang (Hồ Tập Chương) ở huyện Trường Lạc, phủ Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vì thế ông mới đăng ký nguyên quán Quảng Đông. Là người Quảng Đông, nói tiếng Quảng Đông lưu loát, tự nhiên hợp tình hợp lý. Dưới đây là bản phụ lục gia phả giản lược họ Hồ Miêu Lật do thân phụ Hồ Tập Chương là Hồ Dần Lượng ghi chép:

"Đài Loan nhật nhật tân báo" và "Nhật ký trong tù"

Hồ Tập Chương tức là Hồ Chí Minh, nếu ta liên kết các sự kiện lại với nhau. "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin, Hồ Tập Chương tốt nghiệp Khoa Hóa học ứng dụng, Đại học Công nghiệp Đài Bắc, từng làm kỹ sư giám định chất lượng khoáng sản trong công ty khai thác và tinh tuyển khoáng thạch Nam Phương thực nghiệp Quảng Đông tại tỉnh Quảng Tây. Đối với Hồ Tập Chương, việc khai thác, tinh luyện, giám dịnh khoáng sản chính là chuyên môn của ông. Trong khi đó, Hồ Chí Minh vào năm 1942 - 1943 bị Quốc dân đảng bắt giam 1 năm 12 ngày. Trong thời gian bị giam giữ, Hồ Chí Minh viết tập thơ "Nhật ký trong tù", trong đó, bài thứ 28 có nhan đề "Bạn tù nguyên chủ nhiệm L" viết:

Quốc gia phó thác giữ biên khu
Sao nhãng việc công mải việc tư
Khoáng sản tuồn qua biên giới hết
Nên lò đúc bạc đúc thơ tù.

Giáo sư Hoàng Tranh chú giải bài thơ như sau: "Phía tây nam biên giới Quảng Tây có nhiều quặng antimoine (cứng và có ánh kim), Hồ Chí Minh viết bài thơ này để bình luận về một đồng sự đem loại quặng này bán lậu qua biên giới lấy tiền bỏ túi, chính là hành vi tham ô phá rối kỷ cương của nguyên chủ nhiệm L.".

"Đài Loan nhật nhật tân báo" viết: "Hồ Tập Chương từng làm kỹ sư giám định chất lượng khoáng sản trong công ty khai thác và tinh luyện khoáng thạch (antimoine) "Nam Phương thực nghiệp Quảng Đông" tại vùng mỏ Quảng Tây. Việc này rất phù hợp với tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. "Nguyên chủ nhiệm L." vốn là đồng sự ngày trước, vì bán trộm quặng antimoine lấy tiền bỏ túi, chẳng may lại gặp Hồ Chí Minh tại nhà ngục Tĩnh Tây nên rơi vào hoàn cảnh khó xử". Việc này há chẳng gián tiếp chứng thực Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh cùng là một người sao?

Chấp hành mật lệnh của Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh tìm cách thâm nhập vào Quân khu Quảng Châu Nhật Bản làm thông dịch, thời gian khoảng 2 tháng, động cơ không hoàn toàn rõ ràng. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc ấy mà nhận xét thì cũng không ngoài việc đánh cắp thông tin tình báo của quân đội Nhật, phân tích thông tin đối ngoại của Nhật, có thể lôi kéo được quân đội Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp, triển khai trận tuyến liên hợp giữa Đảng Cộng sản và quân đội Nhật.

Thế nhưng, vào thời điểm ấy, quân đội Nhật lại ưu tiên giúp đỡ chính quyền bù nhìn của hoàng thân Cường Để, cho nên Quốc tế cộng sản mới sử dụng thân phận Hồ Chí Minh với mục đích thân Nhật đã hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên, tình thế xoay chuyển, khó ai dự đoán chính xác được diễn biến thời cuộc, chính bởi việc Hồ Chí Minh thâm nhập vào quân đội Nhật Quảng Đông không đạt kết quả đã bộc lộ lai lịch phức tạp của ông. Việc này có lẽ phù hợp với câu cách ngôn "Lưới trời tuy thưa mà không lọt ", mặc cho bất cứ sự chối cãi nào.

Hồ Chí Minh có phải là người Trung Quốc?

Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay người Việt Nam? Có không ít Hoa kiều ở Việt Nam coi Hồ Chí Minh là người Việt Nam bị Trung Quốc hóa. Họ căn cứ vào lý do Hồ Chí Minh biết nói tiếng Quảng Đông, biết viết chữ Hán, lại biết làm thơ chữ Hán, từ đó cho rằng tổ tiên ông là người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, vì vậy đương nhiên là người Trung Quốc.

Những nhận định này, về cơ bản đều không giải thích được tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc, bởi họ chịu ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông chính thống nhà nướcViệt Nam khẳng định Nguyễn Ái Quốc biết nói tiếng Hán và làm thơ chữ Hán. Từ năm 1938 đến 1945, sau khi Hồ Chí Minh đến Trung Quốc, đã hoàn toàn biến thành một người khác, hầu như không còn bóng dáng Nguyễn Ái Quốc . Hồ Chí Minh chưa từng mở miệng nói tiếng Việt, thậm chí tự mình cũng không hiểu tiếng Việt, trái lại, nói tiếng Quảng Đông rất thành thạo hoặc dùng tiếng phổ thông nói chuyện với mọi người. Hồ Chí Minh cũng không dùng tiếng Pháp hoặc tiếng Việt viết văn, trái lại, đều sử dụng Hán ngữ với số lượng lớn trong các bài viết chuyên đề, chuyên luận, bao hàm cả 134 bài thơ trong tập "Nhật ký trong tù". Càng kỳ lạ hơn là, Hồ Chí Minh dùng chữ Hán viết thư gửi về Việt Nam, lại được các báo, tạp chí Việt Nam dịch sang tiếng Việt và tiếng Pháp, rồi phổ biến khắp các địa phương, tuyên truyền Trung Quốc kháng Nhật cùng những hoạt động của phái Troskism tại Trung Quốc. Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn không dám thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, chỉ biểu thị thái độ ba phải, tự cho mình là Hoa kiều. Hồ Chí Minh đã từng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham gia lớp huấn luyện cán bộ du kích của quân đội Trung Cộng. Tất cả những thái độ khác thường, những hành vi không phù hợp đạo lý trên, tác giả chỉ có thể giải thích, từ năm 1938 đến năm 1945,Hồ Chí Minh hoạt động ở Trung Quốc không phải là Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam. Liên quan đến khả năng nghe, nói, đọc và viết chữ Hán, tôi đã trình bày trong Thiên V, nhan đề "Chữ Hán, 'Nhật ký trong tù' và 'Di chúc'”. Ở phần này, thời gian từ năm 1938 đến năm 1945, Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc, tôi đã đưa ra những tư liệu để so sánh, đối chiếu, xem xét, vậy rốt cuộc, Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay người Việt Nam?

Bảy bức thư từ Trung Quốc

Từ tháng mười hai năm 1938 đến tháng sáu năm 1939, Hồ Chí Minh lấy tư cách ký giả Trung Quốc, bí danh P.C.Lin, qua phương thức "Thư từ nước ngoài", viết bằng chữ Hán (bản thảo viết tay), từ Quảng Tây gửi về Hà Nội: "Người Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?" (tháng mười hai năm 1938), "Thư gửi từ Trung Quốc" (tháng hai năm 1939), "Thư gửi từ Trung Quốc" (tháng ba năm 1939), "Chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Trung Quốc chống Nhật" (tháng tư năm 1939), "Thư gửi từ Trung Quốc" (tháng tư năm 1939), "Thư gửi từ Trung Quốc" (tháng năm năm 1939), "Thư gửi từ Trung Quốc" (tháng sáu năm 1939)... trong đó có một bài "Nhật Bản khai thác Trung Quốc như thế nào?" dài khoảng hai nghìn chữ. Tạp chí bằng tiếng Pháp "Tiếng nói của chúng ta", số ra ngày 12 tháng hai năm 1939 có đăng bài viết này nhưng nhan đề đã được đổi thành "Các hành động tàn bạo của đế quốc Nhật Bản". Tờ báo tiếng Việt "Dân chúng" kỳ 46, ra ngày 21 tháng giêng năm 1939, kỳ 47, ngày 24 tháng giêng năm 1939 và kỳ 48, ngày 28 tháng giêng năm 1939 dã đăng toàn văn bản dịch này.

Hồ Chí Minh lấy tư cách ký giả Trung Quốc, bút danh P.C.Lin thông qua phương thức"Thư gửi từ nước ngoài", gửi 7 bài bằng chữ Hán đến Việt Nam. Những sự việc bất bình thường này làm các nhà nghiên cứu bắt buộc phải chú ý. Hồ Chí Minh lấy bí danh P.C.Lin, việc này chứng tỏ, Hồ Quang đã ở Trung Quốc năm 1939 và P.C.Lin vào đầu năm 1934 ở Mạc Tư Khoa chỉ là một người. Trong khi ấy, theo hồ sơ lưu trữ tại Mạc Tư Khoa thì, P.C.Lin lại là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam, vậy thì tại sao ông ta lại đến Quế Lâm trong vai ký giả Hoa kiểu? Nguyễn Ái Quốc bỗng nhiên không biết dùng tiếng Việt, chữ Việt để viết văn mà bắt đầu viết những bài trường thiên đại luận bằng chữ Hán. Không những thế, phong cách văn chương, nội dung diễn đạt đều khác xa với cách viết của Nguyễn Ái Quốc trước đây, càng kỳ lạ hơn, khi mà trong nội dung các bài viết, nhiều lần xuất hiện cụm từ "Tôi là người Trung Quốc", "Tôi không hiểu tiếng Việt Nam".

Nếu so với thời kỳ năm 1925 - 1926, Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu viết 88 bài xã luận bằng tiếng Pháp đăng trên báo "Thanh niên" thì có vẻ như phong cách khác nhau rất xa. Thật sự không thể biết vì sao đột nhiên ông lại thành thục Hán ngữ như vậy? Trong 7 bài viết, trừ 2 bài lên án hành vi xâm lược tàn bạo của đến quốc Nhật, 5 bài còn lại dưới hình thức "Thư gửi từ Trung Quốc", một bài viết về tình hình kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, một bài kiểm điểm quá trình hoạt động quân sự ở Việt Nam, 3 bài giới thiệu chủ nghĩa Trosky và những hoạt động của phái Troskism ở Trung Quốc. Văn chương sử dụng kiểu xưng hô là "Bạn bè của chúng tôi" hoặc "Các bạn thân mến", cuối bài ký tên P.C.Lin. Xin trích lục một đoạn ở thiên thứ nhất "Nhật Bản muốn khai thác Trung Quốc như thế nào?". Phần đầu, Hồ Chí Minh viết: "Thân là người Trung Quốc, nếu như tôi nói tôi đã nhìn thấy tận mắt những hành vi tàn bạo của quân đội Nhật Bản, thì có lẽ người ta sẽ cho là nói quá lên. Vì vậy, xin trích lời một ký giả ngoại quốc đã viết về các hành vi bạo ngược của quân đội Nhật Bản. Bài báo này đã được in trong "Ý nghĩa của chiến tranh, sự bạo hành của quân đội Nhật Bản ở Trung Quốc", để báo cáo với các bạn. Ngoài ra, tôi còn kèm thêm một số bài đă đăng tải trên những tờ báo rất có uy tín, trong đó có lời kể của các vị tư lệnh Tân Tứ quân và Bát Lộ quân nhân dân cách mạng".

"Người Nhật Bản muốn khai thác Trung Quốc như thế nào?". Từ "khai thác" là theo bản tiếng Việt trong "Hồ Chí Minh toàn tập" được chuyển từ Hán ngữ. Giáo sư Hoàng Tranh trong tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Quảng Tây" đã trực tiếp đăng lại nguyên văn "Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?' mà không lưu ý đến hai từ "khai thác" và "khai hóa", như vậy không phù hợp với cách dùng từ của Trung văn. Chẳng những thế, phần nội dung lại chèn thêm những cụm từ "Tư lệnh Nhật Bản nói", "Tình hình quân đội Nhật Bản chứng tỏ" v.v... Tôi rất lấy làm lạ, Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào học tiếng Nhật, tiếp xúc với văn hóa Nhật mà có những bài viết sâu sắc như vậy?

Bảy bản báo cáo gửi Quốc tế cộng sản

Từ ngày 20 tháng tư năm 1939 đến 12 tháng bảy năm 1940, Hồ Chí Minh gửi Quốc tế cộng sản Mạc Tư Khoa 7 bản báo cáo. Trên đầu các báo cáo đều xưng là Ủy viên hội Quốc tế cộng sản Phương Đông hoặc Ủy viên chấp hành Quốc tế cộng sản, cuối bài ký tên P.C.Lin, hoặc phụ thêm cam kết "Tiếng nói của chúng ta". Có bản viết bằng tiếng Pháp, có bản viết bằng chữ Hán, nội dung báo cáo về tình thế cách mạng Việt Nam, sự phát triển cũng như hoạt động của phái Troskism tại Trung Quốc. Trong số này, có một báo cáo đề ngày 12 tháng bảy năm 1940, dùng tiếng Trung, dài 12 trang, ký tên P.C.Lin, gửi Ủy viên Phương Đông hội Mạc Tư Khoa mà trước đây, các báo cáo gửi đến Quốc tế cộng sản chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc dùng Trung văn. Từ nội dung văn bản báo cáo, tôi đã tiến hành phân tích và nhận thấy, về căn bản, không giống với văn bản của người Việt Nam viết. Điều đó chứng tỏ P.C.Lin không phải là Nguyễn Ái Quốc. Nội dung bài viết về Việt Nam hoặc giới thiệu địa lý, nhân văn, tài nguyên, chế độ chính trị Việt Nam đều dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, đặc biệt có một số danh từ khá kỳ lạ, ví như "Đảng Cộng sản An Nam đã vượt quá vạn người" (đảng viên Hoa kiều), có ba cái tên tay sai "Hán gian", truyền đơn cảnh cáo của "Việt kiều", gọi Tưởng Giới Thạch là "Tưởng công", Tống Tử Văn là "Tống công", Bạch Sùng Hy là "Bạch công" v.v... tất cả những từ ngữ đã dùng đều không phải là từ, ngữ thông dụng của người Việt Nam.

Cũng tương tự như vậy, khi Hồ Chí MInh nói về những vấn đề liên quan đến phái Troskism ở Trung Quốc, về cơ bản không phải là cách sử dụng giọng điệu của người Việt Nam. Ví dụ như: "Phái Troskism liên tục phản bội Tổ quốc chúng ta như thế nào?", "Phái Troskism Liên Xô chẳng những đã bán rẻ vùng duyên hải Siberie cho đế quốc Nhật mà còn có ý đồ bán cả đất nước Trung Quốc của chúng ta cho chúng", "Tháng chín năm 1931, chính vào lúc quân đội Nhật chiếm đóng Mãn Châu, Cục tình báo Nhật ở Thượng Hải bám theo bọn Troskism. Hai bên đã ký kết hợp đồng với nhau, nội dung như sau: Phái Troskism cam kết không tiếp tục tuyên truyền cản trở Nhật Bản xâm lược. Cục tình báo Nhật Bản cam kết, trả cho phái Troskism mỗi tháng ba ngàn dollars để Trần Độc Tú và đồng bọn hoạt động. Chúng lấy tiền của Nhật xuất bản báo chí, thay Nhật tuyên truyền cái gọi là "Quân đội Nhật đến Mãn Châu chỉ hy vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề tranh chấp, hoàn toàn không có một chút ý đồ xâm chiếm Trung Quốc". Cục tình báo Nhật đã thừa nhận, những người Troskism tại Thượng Hải, mỗi tháng nhận được mười ngàn dollars để hoạt động tại miền trung và miền nam Trung Quốc. Ở Thiên Tân và Bắc Kinh, phái Troskism nhận được năm mươi ngàn dollars mỗi tháng làm kinh phí hoạt động ở vùng Hoa Bắc. Mục đích của họ chỉ là phản đối Bát Lộ quân và các tổ chức yêu nước".

Trong các bức thư, tác giả thường dẫn dụng "Nhật Bản quân tình cục" (Cục tình báo Nhật Bản), "Nhật Bản mật thám", cùng với "Nhật Bản nội mạc đích tiêu tức" (Tin tức nội bộ nước Nhật). Ví như: "Chỉ cần 2 sư đoàn là có thể chinh phục Đông Dương", "Nhật Bản chi ra mười tỷ yên và hy sinh hoặc chịu thương tật bảy vạn người là cái giá để chiếm 12 tỉnh của chúng ta", xem ra chuyện này thật kỳ lạ. Nguyễn Ái Quốc học tiếng Nhật thông thạo từ lúc nào mà có mối quan hệ với "Nhật Bản mật thám", gọi phiên hiệu quân đội Nhật là "sư doàn", thậm chí, sau khi nước Pháp đầu hàng phát xít Đức, ông còn bình luận về tương lai của Việt Nam như sau: "Người Pháp... người Đức... ngưới Anh... người Mỹ... người Trung Quốc... người Nhật Bản...,chính phủ Pháp giải quyết vấn đề Việt Nam như thế nào? Dự định giao cho nước Đức? Hoặc là trao trả cho Việt Nam? Chẳng bằng đem Việt Nam trao cho Nhật Bản là tốt hơn cả. Ngược lại, người Việt Nam có suy nghĩ như thế nào về Nhật Bản? Bởi vì họ đã vô cùng căm hận nước Pháp mà lại chưa từng được nghe về việc Nhật Bản cưỡng bức, bạo hành,tàn sát nhân dân Trung Quốc. Vì thế, một khi họ nhận thấy đất nước vẫn không được đôc lập tự do, thì bọn giặc lùn này cũng chẳng khác gì giặc Pháp".

Đoạn văn trên đâu có phải là của Nguyễn Ái Quốc viết trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản. Ngoài ra, còn có những câu "Ở các tỉnh Bắc Kỳ có một đảng xưng là "Bảo hoàng". Họ ra một tờ báo, các quan lại dựa vào thế lực hoàng đế để hoạt động". Trung Quốc dưới tiều đại Mãn Thanh có một tổ chức gọi là "Đảng Bảo hoàng" ra đời nhằm củng cố chính quyền, trong khi đó , ở Việt Nam xuất hiện phong trào "Cần vương", chắc là chưa từng nghe tên tổ chức "Đảng Bảo hoàng". Cách dùng từ ngữ kiểu như thế rất nhiều, không thể liệt kê hết. Cho nên, tôi dám khẳng định, người ký tên P.C.Lin trong các bản báo cáo tuyệt nhiên không phải là Nguyễn Ái Quốc mà phải là một người tinh thông Nhật ngữ, đồng thời lại phải uyên thâm Hán văn viết.

Mười một (11) bài viết trong "Cứu vong nhật báo"

Sau khi Quảng Châu thất thủ, tờ "Cứu vong nhật báo" chuyển về Quế Lâm, Quảng Tây, đến đầu năm 1939 thì xuất bản trở lại do Quách mạt Nhược làm chủ bút, Hạ Diễn làm tổng biên tập. Các bài viết của Hồ Chí Minh trên "Cứu vong nhật báo đều ký tên "Bình Xuyên" với 11 bài chuyên đề, nguyên tác bằng Trung văn, gồm có: "Thiên thượng cố muội" (15 tháng 11 năm 1940), "Ếch đầm và trâu vàng" (24 tháng 11 năm 1940), "Tiên sinh Roosevelt và trò đùa dai" (27 tháng 11 năm 1940), "Hai chính phủ Versailles" (29 tháng 11 năm 1940), "Phao tin" (1 tháng 12 năm 1940), "Báo chí Trung Quốc nói về nhân dân Việt Nam" (2 tháng 12 năm 1940), "Ca dao An Nam về Trung Quốc kháng chiến" (4 tháng 12 năm 1940), "Thật giả lẫn lộn" (5 tháng 12 năm 1940), "Bàn về huyết thống" (8 tháng 12 năm 1940), "Nghĩa Đại Lợi (Italia) thực bất đại lợi" (16 tháng 12 năm 1940), "Quân Phục quốc Việt Nam thành quân Bán nước Việt Nam" (18 tháng 12 năm 1940). Đặc điểm của 11 bài chuyên đề là ngôn ngữ phong phú, ngụ ý sâu sắc. Nội dung văn chương đều nói đến thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai và quan điểm của mình về tình hình chính trị, đặc biệt là kịch liệt phản đối phát xí Nhật và phát xít Đức. Hầu hết các bài viết đền nhấn mạnh hai nước Trung - Việt là đồng minh chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít.

Từ 11 bài viết này, chưa cần nói đến nội dung thông tin phản ánh, chỉ căn cứ vào ngữ pháp câu văn và phong cách diễn đạt, ta cũng dễ dàng nhận ra, không thể do người Việt Nguyễn Ái Quốc mà phải là một người Trung Quốc có trình độ hiểu biết khá rõ về Nhật bản viết. Xin dẫn ra 3 ví dụ để chứng minh:

1 - Trong bài "Báo chí Trung Quốc nói về nhân dân Việt Nam", tác giả dùng ngôi thứ nhất: "Phong trào vận động giải phóng Việt Nam là quân Đồng Minh Trung Quốc kháng chiến chống Nhật. Trên tinh thần và vật chất, chúng ta dành cho họ sự cổ động và giúp đỡ. Tôn tiên sinh(5) thường dạy chúng ta là phải giúp đỡ các nước nhược tiểu, cùng nhau phấn đấu giành lấy độc lập tự do, vì vây, chúng ta phải thực hiện di huấn ấy".

2 - Tong bài "Ca dao An Nam nói về cuộc kháng chiến của Trung Quốc", Hồ Chí Minh lấy giọng ký giả Trung Quốc, đưa tin nhân dân Việt Nam chi viện Trung Quốc kháng chiến. Bài viết có đoạn: "Khi ký giả đến Việt Nam, ở thành thị cũng như nông thôn, đều lan truyền một bài hát, tuy tôi không biết tiếng Việt nhưng nghe đến câu "Giúp Tàu là tự giúp mình" (Niếp tào la tự niếp minh) cũng có thể hiểu được lời ca này đồng tình với nhân dân Trung Quốc. Sau này ở Hà Nội, tôi đem sự việc trên nói với một Hoa kiều đang sống ở Việt Nam, ông ta bảo, đại đa số nhân dân Việt Nam đều ủng hộ Trung Quốc kháng chiến, họ còn cấu mong cho chúng ta chiến thắng. Từ đoạn văn vừa dẫn, ta có thể biết được, thời kỳ đầu những năm 1940, việc nghe và nói tiếng Việt đối với Hồ Chí Minh là rất khó khăn. Trong bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã hướng đến độc giả Trung Quốc, giới thiệu việc ông đã chỉnh lý bài ca dao "Cứu Trung Quốc là tự cứu mình", xin trích dưới đây để bạn đọc tham khảo:

Nguyên văn:
Cứu Trung Quốc thị tự cứu tự kỷ

Nhật bản đông phương pháp tây tư(6)
Dã man, hung bạo hựu tàn khốc
Phát động liễu xâm hoa chiến tranh
Trung Quốc nhân dân bị đồ độc
Nhân bị sát liễu gia bị phần
Mãn địa huyết hồng mãn sơn cốt
Phi cơ tạc đạn vô khả miễn
Ngạ hàn tật bệnh nan sinh hoạt
Tha môn gian khổ địa đấu tranh
Bảo vệ dân chủ dữ hòa bình
Tha môn nhu yếu viện trợ giả
Tha môn nhu yếu hữu đồng tình
Nhật quỷ hướng thế giới tiến công
Tha thị nhân loại chi công địch
Việt Nam huynh đệ thư muội a
Khoái khoái khởi lai trợ Trung Quốc
Nỗ lực bang trợ Trung Quốc nhân
Trung Quốc Việt Nam như thần xỉ
Tu tri thần vong tắc xỉ hàn
Cứu Trung Quốc thị tự cứu kỷ.

Tạm dịch:
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.

Phương đông Nhật Bản nước phát xít
Dã man hung bạo lại tàn khốc
Phát động chiến tran xâm Trung Hoa
Nhân dân Trung Quốc bị thống khổ
Người thì bị giết, nhà bị đốt
Xương chất thành núi, máu ngập đất
Máy bay ném bon không chỗ ẩn
Bệnh tật, đói rét khó sống sót
Nhưng họ vùng lên quyết đấu tranh
Bảo vệ dân chủ và hòa bình
Trung Quốc rất cần sự giúp đỡ
Trung Quốc rất cần tình đồng chí
Quỷ Nhật tấn công cả thế giới
Trung Quốc kháng Nhật vì nhân loại
Việt Nam vỗn dĩ là anh em
mau mau đứng lên giúp Trung Quốc
Hết sức giúp đỡ người Trung Quốc
Trung Quốc, Việt Nam môi với răng
Nên biết môi hở tất răng lạnh
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.

3 - Trong bài "Quân Phục quốc Việt Nam thành quân Bán nước Việt Nam", Hồ Chí Minh bỗng nhiên lại không biết tiếng Nhật hoặc tỏ ra không hiểu mối quan hệ Việt - Nhật vào thời điểm ấy. Tôi lại xin trích dẫn một đoạn để chứng minh: Năm 1907, Nhật Bản xét thấy "Hiệp ước Nhật Pháp" đối với Nhật là rất có lợi, lập tức ra lệnh đuổi tất cả thanh niên Việt Nam về nước, chỉ còn hoàng thân Cường Để và con nuôi ông ta là Trần Văn An, được thủ tướng Inukai Tsuyoshi, lấy tư cách cá nhân cho phép ở lại Nhật Bản, với ý đồ, trong tương lai sẽ đưa ông ta lên làm vua bù nhìn Việt Nam. Sau năm 1931, Trần Văn An đã từng giữ chức vụ bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Mãn Châu. Năm 1938, sau khi Quảng Châu thất thủ, Trần Văn An trở về khu vực biên giới Quảng Đông - Việt Nam. Cuối tháng chín năm ấy, Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, Nguyễn Cường Để, Trần Văn An cũng theo về hoạt động ở vùng Lạng Sơn - Cao Bằng. Chúng tôi ở Trung Quốc rất hiểu lầm về tình hình Việt Nam. Ví dụ như, ngày mồng 5 tháng này, các báo đều đưa tin, bọn địch ở vùng phụ cận Lạng Sơn chiêu mộ dân chúng, tổ chức "Phục quốc quân", mỗi người được lĩnh 30 đồng một tháng, cán bộ các cấp dều do quân địch tuyển chọn, số người đã lên đến hàng vạn. Mục đích của họ là xúi giucj dân chúng giành chính quyền từ tay thực dân Pháp, sau đó đất nước sẽ do họ thống trị". Vào ngày mồng 10, các báo đưa tin khác nhau: "Những ngày gần đây, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam lại càng sôi sục, tư lệnhViệt Nam Phục quốc quân Trần Mỗ, mấy ngày trước đã phát động khởi nghĩa. Dân chúng chuẩn bị lương thực rầm rộ đi theo, trước mắt đã thu hút được vài vạn người...". Thế là ngày mồng 5 thành lập tổ chức Việt gian "Phục quốc quân" mà ngày mồng 10 "Phục quốc quân" lại biến thành đội tiên phong cách mạng dân tộc? "Phục quốc quân" là bộ đội vũ trang của nhân dân Việt Nam hay đã trở thành tổ chức Việt gian? Rốt cuộc, đó có phải là lực lượng vũ trang chân chính của nhân dân Việt Nam? Cái người họ Trần kia thực chất là ai? Ký giả căn cứ vào các thông tin, sau khi tiến hành điều tra, có thể khẳng định, Trần Mỗ chính là Trần Văn An. Ngụy "Phục quốc quân" và "Phục quốc quân" là hai hợp làm một, mà cũng là một phần của hai. Lực lượng vũ trang chân chính của nhân dân Việt Nam chưa ra đời. Trước mắt tôi xét thấy có mấy điểm như sau:

a - Người Nùng ở Lạng Sơn suy nghĩ đơn thuần, do đã căm thù đến tận xương tủy đế quốc Pháp, không hiểu rõ lai lịch Trần Văn An, chỉ nghe thấy mấy tiếng "Phục quốc quân" liền lập tức đi theo. Một khi được biết Trần Văn An là Việt gian, họ nhất định từ bỏ "Phục quốc quân", tham gia vào đội ngũ giải phóng dân tộc chân chính.

b - Lúc này, Nhật Bản đang bị Anh, Mỹ, Nga cản trở, chưa dám kéo quân vào Việt Nam. Chúng hy vọng Việt Nam có nhiều tài nguyên nên tìm cách chiêu mộ Việt gian, ra sức nhiễu loạn lòng dân, tạo cớ xâm lược Việt Nam.

c - Quân địch không ở Việt Nam nên chúng tìm cách tổ chưc, nuôi dưỡng lực lượng Việt gian chiêu mộ tại vùng biên giới Quảng Tây, Lạng Sơn, Cao Bằng. Sự kiện này khiến chúng ta phải thật chú ý.

d - Chúng tôi có nhu cầu cần phân biệt rõ ràng những đoàn thể chính trị và vũ trang chân chính của Việt Nam, quyết không chấp nhận các tổ chức hoạt động Việt gian, lại càng không thể chấp nhận những tổ chức hoạt động thổ phỉ hoặc bị kẻ địch lôi kéo.

(Tác giả nhận định:"Inukai Tsuyoshi" là thủ tướng Nhật lúc ấy, "uy khấu", "địch quân", "tha môn" là chỉ quân đội Nhật Bản, các báo là chỉ "Cứu vong nhật báo" lúc ấy ở Quảng Tây, "Quảng Đông nhật báo", "Tảo đãng báo" v.v... "ký giả" chỉHồ Chí Minh lúc ấy lấy bí danh Hồ Quang với tư cách Hoa kiều Trung Quốc. Khoảng năm 1940 đến 1941, hoàng thân Cường Để cũng đến Đài Loan với động cơ không rõ ràng. Thời gian từ tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, Hồ Tập Chương đến Quảng Đông, thâm nhập vào Bộ tư lệnh Quân khu Quảng Châu Nhật Bản làm thông dịch, hiển nhiên giai đoạn lịch sử này có mức độ liên quan tương đối với nhau).

4 - "Thiên thượng cố muội": Thật ra tôi cũng không hiểu bốn chữ "Thiên thượng cố muội" là như thế nào. Chúng có phải do từ ngữ Việt Nam chuyển dịch sang chữ Hán hay là nguyên bản chữ Hán? Nội dung "khai tông minh nghĩa" ("mới bắt đầu đã nêu ý nghĩa chủ yếu", chương I "Hiếu kinh"): Câu này vốn là tục ngữ Việt Nam tương ứng với câu trong Hán văn "Thiên công hữu mục" (ông trời có mắt) từ khi nước Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, hiện tại nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, há chẳng ứng nghiệm "ông trời có mắt" sao?

Theo nội dung văn bản mà cân nhắc câu chữ "Thiên thượng cố muội" nên chuyển đổi thành "Thiên công hữu mục" mới phù hợp với nội dung tiêu đề. Lẽ nào Hồ Chí Minh lại gửi "Cứu vong nhật báo" bản thảo chuyên mục nhan đề bằng chữ Việt còn nội dung mới bằng chữ Hán? Căn cứ vào "Hồ Chí Minh toàn tập", tập III, xuất bản năm 2002, nhan đề bài này là "ÔÔNG-TRÔI-CO-MAT" thì không thể nào dịch được, mà "Thiên công hữu mục" lại tương ứng với "Ông trời có mắt" của Việt Nam mới mới chính xác. Do vậy, tôi cứ băn khoăn, không hiểu lúc ấy Hồ Chí Minh chưa thông thạo tiếng Việt, hay tiếng Việt chưa thống nhất quy cách ngữ pháp, chưa tiêu chuẩn hóa hoặc cũng có thể là báo chí xuất bản mắc lỗi?

Chuyện cũ Trang Chu hiểu mộng

(Trang Tử, "Tề vật luận") , kết vĩ, môt truyện ngụ ngôn lưu truyền "Trang Chu mộng điệp":

"Ngày trước, Trang Chu nằm mơ thấy mình biến thành bướm, lướt bay bồng bềnh ngao du khắp nơi, quên mất bản thân mình trước đây là Trang Chu, bỗng nhiên giấc mơ tan sực tỉnh mới biết rõ mình lại là Trang Chu".

Không thể biết Trang Chu nằm mơ hóa thành bướm hay là bướm nằm mơ hóa thành Trang Chu ? Rốt cuộc Trang Chu và bướm là có sự phân biệt! Trang Tử căn cứ vào sự chuyển biến này mà viết truyện (vật hóa). Cái mà Trang Tử gọi là "vật hóa" là chỉ cái khoảng cách người và vật chuyển hóa. Quốc tế cộng sản mượn "phách" của Nguyễn Ái Quốc để hóa thành "hồn" Hồ Chí Minh. Ý đồ đem Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh hợp nhất hồn phách, chết mà lại sống, đây phải chăng có thể gọi là "vật hóa"? Thời gian Hồ Chí Minh bị bắt giữ, thẩm vấn ở Quảng Tây, thân phận của ông đã chuyển hóa giống như kết quả "vật hóa" của Trang Chu, chỉ là thời gian này, Hồ Chí Minh không dám đột nhiên tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc . Rốt cuộc việc này là như thế nào?

Thông thường, người đời đều nhận biết tác giả "Nhật ký trong tù" đương nhiên là Hồ Chí Minh, cũng chính là Nguyễn Ái Quốc. Việc này không có gì phải nghi ngờ. Thế nhưng, lúc ấy, vào hạ tuần tháng giêng năm 1943, Hồ Chí Minh bị giải tới Văn phòng của Ủy viên quân sự hội chính phủ Quốc dân đảng Quế Lâm để điều tra., vị Ủy viên này tuyệt đối không điều tra lai lịch Hồ Chí Minh mà lại cho là "hiềm nghi chính trị phạm", chuyển giao cho Ban chính trị "Đệ tứ chiến khu" Liễu Châu xác minh. Sau đó, ngày 10 tháng chín năm 1943, Hồ Chí Minh được "Đệ tứ chiến khu" Liễu Châu phóng thích, tiếp tục ở lại Ban chính trị để giám sát. Cuối cùng, Văn phòng Ủy viên hội Quế Lâm và "Đệ tứ chiến khu" Liễu Châu đã thống nhất phán quyết như sau: "Hồ Chí Minh bị nghi ngờ hoạt động chính trị chống lại nhà nước, nhận thấy, ông ta là Hoa kiều tại Việt Nam, là phần tử Đệ tam quốc tế, nhưng chưa khẳng định Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Ái Quốc".

Trong thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhờ Phân hội "Quốc tế chống xâm lược" ở Việt Nam, gửi điện đến viện trưởng Tôn Khoa và thông tấn xã TASS của Liên Xô đóng tại Trùng Khánh để công bố thông tin. Đồng thời họ cũng thông qua Chu Ân Lai nhờ Phùng Ngọc Tường và Lý Nhân Tông giải cứu, tuy vậy cũng không thấy nói đến Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Mãi đến ngày 10 tháng chín năm 1943, Hồ Chí Minh mới được phóng thích. Sau khi Hồ Chí Minh về Việt Nam, Trung ương Quốc dân đảng, thông qua "Việt Nam cách mạng đồng minh hội", đến ngày 1 tháng mười năm 1944, mới biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, từ tháng tám năm 1942, Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng bắt, đến 23 tháng giêng năm 1944, Trương Phát Khuê gửi thư đến Tưởng Giới Thạch đề nghị phóng thích, ông ta đều nói quanh co về nhiệm vụ được cử đến Việt Nam công tác. Đối với Hồ Chí Minh, chính quyền Tưởng Giới Thạch trước sau đều có sự nghi ngờ về lai lịch không rõ ràng, còn Trương Phát Khuê thì nửa tin nửa ngờ nên mới tạm trọng dụng.

Từ ngày 9 tháng tám năm 1944 "Kế hoạch đại cương nhập Việt công tác" được Trương Phát Khuê phê chuẩn cấp kinh phí là 7 vạn 6 ngàn đồng (nguyên), dẫn đầu gồm 18 cán bộ trở về Việt Nam khai triển nhiệm vụ mới.

Tác giả Vương Tâm Cương viết truyện "Trương Phát Khuê" trang 225 đã nói rất rõ ràng; "Hồ Chí Minh trở về Việt Nam không lâu, ngày 1 thang mười năm 1944, Trung ương Quốc dân đảng lúc ấy mới biết, Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Cộng sản Việt Nam và Việt Minh". Cũng trang đó, tác giả viết tiếp: "Trương Phát Khuê gửi công văn đến Tưởng Giới Thạch đề nghị phóng thích Hồ Chí Minh với lý do "tỷ dư nhiệm vụ":

1 - Chúng ta không phản đối những người Cộng sản chủ nghĩa, đặc biệt là người Quốc tế cộng sản.

2 - Hồ Chí Minh chỉ thừa nhận là cán bộ cách mạng Việt Nam, chưa từng tham gia Đảng Cộng sản nên không liên quan gì đếnĐảng Cộng sản Trung Quốc. Qua quá trình điều tra, chỉ thấy bằng chứng xác minh ông ta là phần tử Đệ tam quốc tế.

3 - Trương Phát Khuê có ấn tượng khá tốt về Hồ Chí Minh, cho rằng, theo ngôn ngữ văn tự mà suy đoán, đối với "Chủ nghĩa Tam dân" Hồ Chí Minh, chẳng những hiểu rất rõ về chính sách kháng Nhật, mà còn là người có tư duy sâu sắc, thái độ ôn hòa, rất xứng dáng là đại biểu của đất nước với hơn 20 triệu dân.

Theo phần trích dẫn trên, thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ ở Quân ủy hội Quế Lâm và Ban chính trị Đệ tứ chiến khu Liễu Châu, đều không coi Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chưa nói Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Bản thân Hồ Chí Minh cũng chưa từng thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, trong sự việc này tồn tại rất nhiều nghi vấn. Lúc ấy Trung cộng và Quốc tế cộng sản đang hợp tác với Quốc dân đảng chống Nhật, Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo Việt Minh cũng là đối tượng để Quốc dân đảng tranh thủ cho kế hoạch "Hoa quân nhập Việt".

Hồ Chí Minh chỉ thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc sau khi được phóng thích, vậy vì sao phải tổn hao tâm trí thông qua "Phân hội quốc tế chống xâm lược" ở Việt Nam, thông tấn xã Nga Xô TASS và Chu Ân Lai giải cứu? Sự việc bỏ đường tắt, phù phép đi đường vòng để giải cứu Hồ Chí Minh làm cho người ta cảm thấy phí công suy nghĩ.

Vì sao Hồ Chí Minh không thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc

Hồ Chí Minh ở Mạc Tư Khoa bắt đầu từ năm 1934, do áp lực của Quốc tế cộng sản phải sắm vai Nguyễn Ái Quốc. Trước ngày 6 tháng sáu năm 1941 không lâu, ông ta lại ký tên Nguyễn Ái Quốc trong bài báo "Thư hiệu triệu gửi đồng bào toàn quốc Việt Nam". Thếnhưng, vào ngày 27 tháng tám năm 1942, bị quân cảnh Quốc dân đảng bắt giữ điều tra, Hồ Chí Minh vẫn không dám nhận tên mình là Nguyễn Ái Quốc, việc này rốt cuộc vì sao?

Tôi phải suy nghĩ rất lâu mới phát hiện ra trò trí trá quỷ thuật trong thời gian này. Nguyên lai, quân Quốc dân đảng bắt giữ Hồ Chí Minh lúc đầu không biết ông là người có lai lịch phức tạp cho dù các giấy tờ tùy thân đều đã quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, công an huyện Đức Bảo, Quảng Tây lại nghi ngờ Hồ Chí Minh là gián điệp, tên thực là Hồ Quang, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã từng tham gia lớp huấn luyện cán bộ du kích Nam Hành Sơn. Ký giả Hoa Kỳ Andew Roth, vào năm 1948, trong cuốn sách "Nước Việt Nam mới", trang 89, đã viết rất rõ: "Hồ Chí Minh lấy Trung Quốc làm cơ sở, sau mười năm hoạt động, đột nhiên vào năm 1943, bị nghi ngờ là gián điệp Nhật nên bị nhà đương cục Trung Quốc bắt giữ". Cho nên, để điều tra lại lịch, ông ta bị chuyển đến Ủy viên quân sự hội Quế lâm của chính phủ Tưởng Giới Thạch. Lại căn cứ vào bản báo cáo điều tra về Cộng sản Việt Nam của chính quyền Quốc dân đảng năm 1941, thì: "Nhận định làViệt cộng và Trung cộng đã hợp thành một tổ chức", đồng thời có biểu hiện lợi dụng quân đội Nhật để chống lại Quốc dân đảng, nhân đó tạo thành sự kiện "Hoãn Nam Tân tứ quân".

Những nhân tố trên mới là nguyên nhân chủ yếu bắt giữ Hồ Chí Minh. Nhân đó, trong thời gian bị thẩm vấn, Hồ Chí Minh không dám thừa nhận mình là Hồ Quang, càng không dám thừa nhận bản thân từng bị bắt ở Quảng Châu. Lúc ấy, Hồ Chí Minh rất sợ bị mất đầu bởi các tin đăng tải trên "Nhật nhật tân báo" liên quan đến sự kiện "Gián điệp Nhật Bản".

(Tác giả nhận định: Lúc ấy, Thượng Hải, Quảng Châu thuộc khu vực Nhật Bản chiếm đóng, đều phát hành tờ "Nhật nhật tân báo"). Đương nhiên Hồ Chí Minh không dám thừa nhận mình là Hồ Quang, sợ bị Trung cộng nghi ngờ, cũng không dám thừa nhận là Hồ Tập Chương, sợ liên lụy đến tội danh gián điệp Nhật. Lúc này, tự nhận là Nguyễn Ái Quốc, tuy cũng chẳng phải là thượng sách nhưng có thể tránh được sự nguy hiểm một khi chính quyền Quốc dân đảng muốn lật lại bản án, tránh phải tái nhập nhà tù. Mặt khác, Hồ Chí Minh lại không dám côngnhiên thừa nhận là Nguyễn Ái Quốc, mà chỉ lén lút tung tin vỉa hè, kệ cho thiên hạ loan truyền như một tin đồn, bởi vì, ông rất lo, nếu tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, đến một ngày nào đó, lai lịch bất minh bị tố giác, chân tướng sẽ bị vạch trần. Thời gian từ năm 1924 đến 1927, nhân sự kiện hoạt động của nóm "Tân tâm xã" ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Hải Thầntừng là bạn bè tâm đầu ý hợp. Một câu nói, một việc làm của Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Hải Thần đều hiểu rõ ràng. Trước mắt, Nguyễn Hải Thần đang là khách của Đệ tứ chiến khu, nếu Hồ Chí Minh thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc , gặp nhau mặt đối mặt, nhất định Nguyễn Hải Thần sẽ vạch trần tại chỗ Hồ Chí Minh ngụy trang thân phận.

Cuối năm 1934, Trương Phát Khuê chỉ đạo ban tổ chức trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc "Việt Nam cách mạng đồng minh hội". Ông ta đề nghị Hồ Chí Minh giữ chức Phó chủ tịch, mà Chủ tịch lúc ấy là Nguyễn Hải Thần. Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần, vì thế, hợp tác làm việc với nhau một thời gian tại Liễu Châu. Có một ngày, Chủ nhiệm Ban chính trị Hầu Chí Minh mở tiệc chiêu đãi. Nguyễn Hải Thần, Hoàng Văn Hoan, Lê Hồng Sơn, Hồ Chí Minh được mời dự. Trong tiệc, Nguyễn Hải Thần cao hứng xuất một vế đối: "Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh"(Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai người dồng chí, chí đều sáng). Đọc xong, ông hỏi: "Vị nào có thể đối được?" Vào lúc mọi người còn đang tìm câu chữ chưa biết làm thế nào cho chỉnh thì Hồ Chí Minh thong thả đọc ngay vế sau: " Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách"(Ngài cách mạng, tôi cách mạng, mọi người cách mạng, việc tất thành). Nghe xong, Hầu Chí Minh luôn miệng tán thưởng: "Đôii giỏi quá! Đối giỏi quá!". Nguyễn Hải Thần cũng tâng bốc: "Hồ tiên sinh có tài suy nghĩ mẫn tiệp, bội phục, bội phục!". Với Nguyễn Ái Quốc trước đây là chiến hữu thân mật, nay gọi Hồ Chí Minh là "Hồ tiên sinh", đủ để chứng minh, Nguyễn Hải Thần biết rõ Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh. Cố nhiên, lúc ấy Hồ Chí Minh đang ở Liễu Châu, làm sao dám nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.

Tháng mười năm 1944, Trung ương Quốc dân đảng, sau khi Hồ Chí Minh trở về Việt Nam mới biết ông ta là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt cộng và Việt Minh. Trương Phát khuê được biết sớm hơn vào đầu năm 1943 khi mà Hồ Chí Minh bị chuyển giao cho Ban chính trị Đệ tứ chiến khu thẩm tra.

Trung cộng và Việt cộng đều không công khai thừa nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc nhưng lại lén lút để bí mật này lọt ra ngoài bằng con đương truyền miệng. Đây chính là thủ đoạn hai mặt, một mặt yêu cầu Hồ Chí Minh không thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc , nhưng mặt khác lại thông qua những đảng viên cộng sản như Hoàng Quốc Việt tán phát bí mật Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Thời kỳ ẩn mình làm việc dưới trướng của Trương Phát Khuê, hoạt động của những người cộng sản là rất rõ ràng. Ví như, Bí thư Trung cộng Tả Hồng Đào phục vụ trong chi đội đặc biệt của Tập đoàn quân thứ 8, thời kỳ năm 1941, thư ký cơ yếu của Trương Phát Khuê biết tin Hồ Chí Minh bị chuyển từ Quế Lâm đến Ban chính trị Đệ tứ chiến khu, lập tức liên lạc với những người thân tín của Trương Phát Khuê là Ngô Trọng Hy, Cao Nhược Ngu, Trương Lệ, Hoàng Trung Cẩn... truyền đạt tin tức can ngăn: Hồ Chí Minhchính là Nguyễn Ái Quốc, khuyên can Trương Phát Khuê hủy bỏ lệnh giam lỏng ông ta để "tỷ dư nhiệm vụ" (dùng vào việc sau này).

Không lâu sau, Chủ nhiệm Ban chính trị Hầu Chí Minh đi họp từ Trùng Khánh về, thực hiện lệnh phóng thích Hồ Chí Minh. Trương Phát Khuê tự mình đưa Hồ Chí Minh đến ở tại "Bân Lư" trên đường Diêu Phụ, coi như thượng khách.

Đoạn văn trên là do Vương Tâm Đồng viết trong "Truyện Trương Phát Khuê", chương 17, trang 215 và "Ghi chép về Tả Hồng Đào mười năm trong hang hổ"

Lai lịch Hồ Chí Minh vì sao không bị vạch trần?

Quá trình chuyển hóa thân phận từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn không phải mọi việc đều thuận lợi trong một sớm một chiều. Đó là cả một công việc diễn ra lâu dài, bền bỉ với không ít người tham gia thúc đẩy mới đạt thành hiệu ứng của màn hý kịch. Xét về mặt thời gian, sau khi Nguyễn Ái Quốc bị bệnh lao phổi chết vào mùa thu năm 1932, chẳng phải đã có ngay kế hoạch "mượn xác hoàn hồn" hay "dời hoa tiếp cây".

Năm 1934, Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa với bí danh P.C.Lin, sau khi chịu sự điều tra của tổ chuyên án ba người, Quốc tế cộng sản mới bắt đầu đề nghị Hồ Tập Chương thay thế vai trò Nguyễn Ái Quốc, lấy tư cách đại biểu Quốc tế cộng sản tiến hành hoạt động giành độc lập cho Việt Nam. Khoảng thời gian ấy, sự việc luôn ở trong tình trạng mập mờ, bán tín bán nghi, cho đến tháng sáu năm 1957, khi về thăm quê hương Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, Hồ Chí Minh mới chính thức công khai thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Thời gian này, song thân Nguyễn Ái Quốc đã qua đời từ lâu, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm mất vào năm 1950 và người chị là Nguyễn Thị Thanh cũng mất vào năm 1954. Ông Khiêm và bà Thanh, năm 1945 cũng đã ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, vội vàng nói chuyện về thời thơ ấu rồi lại trở về quê. Vậy tình hình lúc gặp mặt ra sao, Nói những chuyện gì, trước sau vẫn còn là một bí mật. Vì thế, vào năm 1957, khi Hồ Chí Minh về thăm quê hương Nguyễn Ái Quốc, những người trong làng, có thể nói, không một ai phát hiện ra vị Chủ tịch nước Việt Nam không phải là Nguyễn Ái Quốc. Huống hồ, các phe cánh đối lập như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng lưu lạc ở Trung Quốc Đại lục, chết vì bệnh tật chốn tha hương. Hồ Chí Minh đến lúc này với vượt qua các trở ngại, hoàn thành kế hoạch "dời hoa tiếp cây", thay thế vai trò Nguyễn Ái Quốcdo Quốc tế cộng sản sắp đặt.

Công bằng mà nói, Hồ Chí Minh hoàn thành nhiệm vụ "dời hoa tiếp cây" tuyệt đối không phải do năng lực cá nhân. Màn ký kịch này là sự hợp tác diễn xuất tuyệt vời của những nhân vật chóp bu Đảng Cộng sản Việt Nam mà đạo diễn chính là Vera Vasilieva, phụ trách thiết kế quy hoạch, trong đó, diễn viên chính là Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm biên tập kịch bản và thượng đài diễn xuất. Phối hợp diễn xuất là các lãnh đạo cao cấp như Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan, Nguyên Lương Bằng cùng với lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu, Lý Phú Xuân, Thái Sướng, Khang Sinh, Lý Khắc Nông..., phụ trách yểm hộ, bao che lai lịch Hồ Chí Minh. Họ giấu kỹ lai lịch cùng những chứng cứ liên quan đến Hồ Chí Minh. Họ dùng các phương thức yểm hộ khác nhau rối ren như tơ nhện để ngụy tạo thông tin, khiến cho nhất thời có người tỏ ra hoài nghi, thì bất quá cũng như một cánh hoa trôi giạt trên biển lớn, chỉ cần một đợt sóng trào là mất hút, không để lại dấu vết.

Năm 1945, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại đã từng nói: "Chỉ cần chứng minh được Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc tôi sẽ lập tức thoái vị". Không lâu sau, Bảo Đại thoái vị thật, có thể thấy, giới lãnh đạo Việt Nam che đậy lai lịch Hồ Chí Minh đặc biệt thành công. Một lần nưa, tôi nhấn mạnh, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi vào mùa thu năm 1932, năm 1942 mới thấy tên tuổi Hồ Chí Minh xuất hiện. Như vậy, từ trước năm 1932, người ta rất quen biết Nguyễn Ái Quốc, sau năm 1933, người ta không quen biết Hồ Chí Minh, vậy, theo lý mà nói, Nguyễn Ái Quốc không phải là Hồ Chí Minh, chỉ có điều, vì sao Nguyễn Ái Quốc có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với một lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Cộng sản Pháp là Paul Vaillant Couturier và vị luật sư Anh Quốc Frank Loseby đã từng tham gia giải cứu Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà tù Hương Cảng, đều chưa từng đề cập đến những nghi vấn về thân phận Hồ Chí Minh? Hồ Chí Minh và những người cộng sản đã dùng những cách gì mà lừa bịp thành công? Chỉ xin dẫn ra trường hợp Paul Vaillant Couturier và Frank Loseby làm ví dụ. Vậy thì làm thế nào Hồ Chí Minh và những đồng chí của ôngngụy tạo cố sự để che mắt người nước ngoài, khiến họ tin rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc? tôi xin lấy một tiêu đề trong thiên này là "Những năm tháng phiêu bạt" để làm lời kết.

Hồ Chí Minh ngụy tạo sự kiện Nguyễn Ái Quốc sống lại

Paul Vaillant Couturier là chuyên gia nước Pháp về "Chủ nghĩa xã hội", từng là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, chủ bút tờ báo "Nhân đạo". Tháng chín năm 1933, Paul Vaillant Couturier đã đến Thượng Hải tham gia "Hội nghị thế giới phản đối chiến tranh đế quốc". Thángmười hai năm 1920, Nguyễn Ái Quốccó tham gia "Hội nghị Tour" của Đảng Xã hội Pháp, sau khi Đảng Xã hội bị phân liệt, đã quen biết Marcel Gabriel và Paul Vaillant Couturier là thành đảng viên cộng sản. Dưới sự chỉ đạo của Marcel Gabriel và Paul Vaillant Couturier, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động tuyên truyền phản đỗi chủ nghĩa thực dân, trở thành chuyên gia nghiên cứu về vấn đề thực dân của Đảng Cộng sản Pháp.

Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương), từ đầu đến cuối, chưa bao giờ quen biết Marcel Gabriel và Paul Vaillant Couturier. Mùa thu năm 1937, Paul Vaillant Couturier qua đời, lúc ấy Hồ Tập Chương đang ở Mạc Tư Khoa, bí danh P.C.Lin, chấp hành chỉ thị của Quốc tế cộng sản, lấy danh nghĩa Nguyễn Ái Quốc, viết một bức thư bằng tiếng Pháp gửi tới Marcel Gabriel tỏ lòng thương tiếc và chia buồn về việc Paul Vaillant Couturier qua đời. Nói cách khác, Hồ Chí Minh sau khi Paul Vaillant Couturier chết mới mượn mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Paul Vaillant Couturier để liên kết Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh thành một người, dụng ý che mắt thế gian, tái hiện hình ảnh Nguyễn Ái Quốc vẫn sống trên đời.

Trần Đạt Nhân, vào năm 1963, trong cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện", và Nguyễn Lương Bằng năm 1965, trong cuốn sách "Tôi đã mấy lần được gặp Bác Hồ" đều nhắc đến sự kiện năm 1933 Paul Vaillant Couturier đến Thượng Hải, đồng thời gộp Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh làm một, ngụy tạo sự kiện Paul Vaillant Couturier gặp Nguyễn Ái Quốc ở Thượng Hải để tạo điều kiện thuận lợi cho Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa. Thời điểm những cuốn sách này xuất bản, Nguyễn Ái Quốc đã qua đời gần ba mươi năm, Paul Vaillant Couturier cũng đã mất hai mươi sáu năm. Trần Đạt Nhân là bút danh của Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng là Phó chủ tịch nước Việt Nam, hai người đều đồng lòng, nhất trí chế tạo Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc mà không bị lật tẩy bởi nhân chứng đã chết, Hồ Chí Minh vẫn đường đường chính chính tiếp tục sắm vai Nguyễn Ái Quốc.

Ngày 6 tháng sáu năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ, luật sư Frank Loseby nhận lời biện hộ. Sau chín phiên xử, Nguyễn Ái Quốc được phóng thích. Vợ chồng Frank Loseby cũng có mặt trong buổi tiễn đưa Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng. Mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao phổi sau đó qua đời. Tất nhiên, luật sư Frank Loseby cũng biết tin này qua báo chí. Năm 1956, trong đoàn ký giả Anh Quốc thăm Việt Nam, có một thành viên là đảng viên Cộng sản Anh. Hồ Chí Minh có cuộc gặp gỡ riêng với ký giả cộng sản này, sau khi được biết ông ta sẽ đến Hương Cảng nên có viết bức thư gửi luật sư Frank Loseby. Không lâu sau, Hồ Chí Minh lại gửi hai tấm ảnh chân dung kèm theo bức tranh thêu "Chùa Một cột" và bức tranh sơn mài tặng vợ chồng luật sư, đồng thời mời hai ông bà thăm Việt Nam.

Mùa xuân năm 1960, tại trụ sở tiếp khách Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đón tiếp vợ chồng luật sư Frank Loseby và ái nữ của họ là tiểu thư Patricia. Lúc ấy vợ chồng Loseby dã gần 80, Patricia cũng đã 30, mới gặp Hồ Chí Minh lần đầu, trong khi Nguyễn Ái Quốc đã qua đời 28 năm. Luật sư nói: "Từ sau năm 1933, tôi có nhận được của Nguyễn Ái Quốc một bức thư đề nghị gửi ảnh cùng địa chỉ, nhưng trong lòng tôi nghi hoặc, chỉ sợ đây là trò chơi "bịt mắt bắt dê" của cảnh sát nên không dám trả lời. Không lâu. lại nhận được bức thứ hai, nội dung giống như bức thứ nhất, tôi vẫn giữ cẩn thận, để nhớ lại hình ảnh Nguyễn Ái Quốc đã qua đời". Luật sư giải thích nguyên nhân không liên lạc với Nguyễn Ái Quốc là do không biết Nguyễn Ái Quốc chính là Hồ Chủ Tịch. Sau này vợ chồng Frank Loseby còn mấy lần được mời tham dự hội thảo tại Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, băng ghi âm lời phát biểu của ông và những tư liệu quý do ông tặng vẫn được lưu giữ. Luật sư Loseby còn căn cứ theo kiểu dáng quần áo Nguyễn Ái Quốc từng mặc năm 1931, đã dùng vải bông gai may một chiếc áo khoác dài gửi tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Năm 1967, Frank Loseby qua đời, Hồ Chí Minh gửi một vòng hoa đặc biệt đặt bên linh cữu ân nhân với dòng chữ: "Hồ Chí Minh đau xót tưởng nhớ luật sư Frank Loseby".

Trở lên trên là những ghi chép có liên quan đến Hồ Chí Minh và luật sư Frank Loseby được dẫn từ "Hồ Chí Minh, cha già dân tộc Việt Nam" của cựu Đại sứ Lý Gia Trung, từ trang 226 đến 228, Nguyễn Việt Hồng chuyển dịch, in trong chuyên mục "Hồ sơ Hương Cảng năm 1931". Từ những lời kể trên, vợ chồng Frank Loseby đã biết rõ Nguyễn Ái Quốc chết vào mùa thu năm 1932, vậy mà đến sau năm 1933 lại nhận được thư của Nguyễn Ái Quốc, vì thế ông cho là cảnh sát chơi trò "bịt mắt bắt dê", không dám trả lời. Đến năm 1956, một ký giả cộng sản Anh Quốc chuyển tới Frank Loseby bức thư của Hồ Chí Minh, sau này lại gửi tặng ảnh chân dung, tranh thêu, tranh sơn mài cùng với lời mời thăm Việt Nam, thậm chí còn cử người đại diện mậu dịch ở Hương Cảng là Nguyễn Văn Phối và Đỗ Xuân Phong đến thăm gia dình luật sư.

Tác giả không thể biết nội dung bức thư Hồ Chí Minh nói những gì, chỉ căn cứ vào những động tác liên hoàn từ năm 1956, có thể phỏng đoán, Hồ Chí Minh có ý ngầm thông báo cho vợ chồng luật sư Loseby biết là, Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, tin tức đăng trên các báo về sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bởi bệnh lao phổi chỉ là tin tức giả. Lật lại vấn đề, nếu như Nguyễn Ái Quốc không chết, chân thành báo đáp ơn cứu mạng, vì sao đến mãi năm 1956 mới ba lần liên lạc với vợ chồng luật sư Frank Loseby, năm 1960 mới chính thức nời thăm? Thời gian kéo dài những 20 năm, lẽ nào Nguyễn Ái Quốc không có cơ hội đến Hương Cảng cảm tạ ân nhân? Lại vì sao 28 năm sau, khi mà vợ chồng luật sư đã gần 80 mới mời đến Việt Nam gặp mặt? Tác giả nhận thấy "Hồ Chí Minh có thể làm bất cứ việc gì để chờ đợi thời cơ, sau đó chọn dịp thuận lợi nhất mới gặp mặt". Thử nghĩ, một ông già đã xấp xỉ 80 tuổi, sau 28 năm bặt vô âm tín, đặc biệt là người Âu Mỹ nhìn người phương Đông, liệu có khả năng phân biệt được thật giả? Hồ Chí Minh chơi trò bịp bợm chẳng qua là để vợ chồng Losely ghi nhớ "Hồ Chí Minhlà Nguyễn Ái Quốc" mà thôi. Hơn thế nữa, Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam lại còn mời vợ chồng Frank Loseby tham dự hội thảo, lưu lại các tài liệu liên quan và băng ghi âm lời phát biểu cùng chiếc áo khoác vải bông kiểu dáng năm 1931, làm cho khắp nơi nơi đều hiểu rõ mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với luật sư Loseby chính là bằng chứng tuyệt vời khẳng định Hồ Chí Minhchính là Nguyễn Ái Quốc.

Nguồn: http://ethongluan.org
 

www.geocities.ws/xoathantuong