Ông Hồ Chí Minh đã biết lợi dụng Mỹ từ hồi ở trên rừng

Huỳnh Ngọc Chênh
 

hnc_ongHoBietLoiDungMy.jpg

Lúc còn sơ khai ở trên rừng, ông Hồ vẫn biết Mỹ là lực lượng mạnh nhất cần nhờ vả dù ông là cộng sản, người của Stalin và của cả Mao cử về.

Nhóm Việt Minh của ông đã cứu một phi công của Mỹ bị Nhật bắn rơi vào năm 1944. Ông dùng người phi công đó để lôi kéo sự chú ý của Mỹ về nhóm chống Nhật của ông và kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ.

Mỹ không gởi cố vấn quân sự và vũ khí qua như mong đợi của ông Hồ, mà thận trọng gởi các điệp viên OSS (tiền thân của CIA) qua để điều tra nhóm ông Hồ có phải là cộng sản không. Khi đã xác định Việt Minh là cộng sản, Mỹ cắt đứt luôn không giúp đỡ gì nữa.

Sau đó dù Việt Minh đã cướp chính quyền vào năm 1945, lập chính phủ đa đảng (trá hình) kêu gọi Mỹ giúp đỡ nhưng Mỹ vẫn lờ đi, rồi cho quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật và gián tiếp giúp Pháp trở lại Đông Dương. (Ngược lại vẫn cho Thái Lan tự quản dù trước đó Thái Lan đã đầu hàng làm chư hầu Nhật, Thái được ưu ái như vậy vì không theo cộng sản).

Đó là điều đáng tiếc cho vận mệnh dân tộc Việt Nam, vì sau đó là cuộc chiến 10 năm chống Pháp đẫm máu, 20 năm chống Mỹ cực kỳ đẫm máu nhân dân hai miền. Và tiếp theo gần 50 năm cả nước theo cộng sản sai lầm để phải sửa sai hoài mà rất không ra gì, kéo dài đến bây giờ và không biết bao giờ mới thoát ra.

Tui không trách ông Hồ và các đồng chí của ông, chỉ vì hồi đó các ông ấy đã nhận định sai lầm. Cho rằng Liên Xô mới là thế lực đang lên, mới là thế lực cứu rỗi nhân loại, còn đế quốc tư bản Mỹ dù đang mạnh nhưng là đang giẫy chết.

Ôi mịa nó đến chừ chúng nó cũng không chịu chết mà đang ra tay cứu giúp cả thế giới. Kể cả mấy đứa luôn mồm chống nó nhưng vẫn luôn tìm cách nhờ vả nó như ông Hồ ngày xưa, muốn ăn bơ sữa Mỹ mà vẫn thờ ma Liên Xô, dù Liên Xô đã thành ma thật rồi.

Vài suy nghĩ cảm hứng khi thấy tấm ảnh trên đây, có gì sai sót mong các nhà sử học chân chính vào góp ý.

Huỳnh Ngọc Chênh

03.09.2022
https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/09/huynh-ngoc-chenh-ong-ho-chi-minh-biet.html
 

www.geocities.ws/xoathantuong