CỘNG ĐOÀN ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Từ Liên Đoàn Thế Giới của HHTM đến Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu

Từ Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu đến Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (CLC)

 

Hiệp Hội Thánh Mẫu (HHTM) đă có từ 05/12/1584 với trọng sắc Omnipotentis Dei. HHTM theo linh đạo Inhă. Ḍng Tên bị giải thể năm 1773. Năm 1814 Ḍng Tên được phục hồi nhờ ĐGH Piô VII, nhưng Hiệp Hội Thánh Mẫu (Marian Congregation) th́ không c̣n như xưa, mất dần căn tính ban đầu như khi được thành lập.

Đức Giáo Hoàng Piô XII, một cựu thành viên của Hiệp Hội Thánh Mẫu, đă bận tâm, lắng nghe, và suy tư về việc trở về nguồn của các hiệp hội tông đồ giáo dân. Ngày 27/11/1948 Ngài ban hành tông hiến (apostolic constitution) Bis Saeculari với ao ước Hiệp Hội Thánh Mẫu ngưng là một phong trào đại chúng nhưng trở về với căn gốc nơi Linh Thao để đào tạo những tông đồ giáo dân cho Giáo Hội.

 

Từ HHTM (Marian Congregation) đến Liên Đoàn Thế Giới của HHTM
(World Federation of Marian Congregation) => tách khỏi HHTM

Để đáp ứng yêu cầu của ĐGH qua tông hiến Bis Saeculari, cha Jansen- bề trên cả của Ḍng Tên đă mời 71 linh mục Ḍng Tên đang giúp Hiệp Hội Thánh Mẫu từ 40 quốc gia lúc đó, họp lại tại Rome năm 1950, phân định làm sao giúp Hiệp Hội Thánh Mẫu trở về tinh thần ban đầu như một hội đoàn tông đồ giáo dân quốc tế như Giáo Hội mong ước.

Năm 1951, đại hội thế giới đầu tiên bàn về tông đồ giáo dân được tổ chức tại Rome. 40 đại biểu từ 16 quốc gia tham dự đại hội này có dịp gặp nhau và bàn về ư tưởng lập một “liên đoàn thế giới” tách ra từ HHTM và độc lập với HHTM để có thể trở về nguồn với linh đạo Inhă.

Năm 1952 đại hội Thánh Thể ở Barcelona. Một số đại biểu dự đại hội này có dịp gặp nhau và tiếp tục bàn về một “liên đoàn thế giới” mà họ đă dự định năm 1951. Ban thư kư ở Rome được trao trách nhiệm viết điều lệ.

Năm 1953 “liên đoàn thế giới của Hiệp Hội Thánh Mẫu” được chuẩn nhận bởi cùng Đức Giáo Hoàng (Piô XII). Với sự phê chuẩn của ĐGH, Liên đoàn thế giới của HHTM (The World Federation of the Marian Congregations) chính thức hiện hữu đối với Giáo Hội.

Năm 1954 đại hội lần đầu của “liên đoàn thế giới của HHTM” được tổ chức ở Rome. Năm 1959 đại hội lần thứ hai tại Newark, USA. Đại hội lần 3 của liên đoàn/hiệp hội được tổ chức tại Bombay, Ấn Độ vào năm 1964.

 

Từ Liên Đoàn Thế Giới của HHTM đến
Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu
(World Federation of Christian Life Communities) => mang tên khác

Năm 1967, đại hội lần thứ 4 của “Liên đoàn thế giới của Hiệp Hội Thánh Mẫu” đă đổi tên thành Liên Đoàn Thế Giới của Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (World Federation of Christian Life Communities). Năm 1968, trong ngày lễ Truyền Tin, ĐGH Phaolô VI đă phê chuẩn Nguyên Tắc Tổng Quát của Liên đoàn thế giới của Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu. Như vậy thực thể mới này không c̣n gọi là HHTM (Marian Congregation) nữa mà gọi là Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (Christian Life Communities).

Năm 1967 được coi như năm khai sinh Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (CLC). Tuy nhiên cũng có thể nói Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu hiện hữu từ khi ĐGH Piô XII phê chuẩn “liên đoàn thế giới của HHTM” năm 1953. Bởi v́ CLC vẫn tính Đại Hội “liên đoàn thế giới của HHTM” năm 1954 là Đại Hội thứ nhất của CLC. CLC sẽ có Đại Hội thứ XVII vào 22-31/07/2018 này.

Năm 1970, đại hội 5 tại Santo Domingo sửa đổi NTTQ. Năm 1971 Ṭa Thánh đă phê chuẩn NTTQ vào ngày 31/05/1971 sau ba năm thử nghiệm.

 

Từ Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu
(World Federation of Christian Life Communities) đến Cộng Đoàn Thế Giới
Đời Sống Kitô Hữu
(World Community of Christian Life)

Đại Hội năm 1979 ở Roma và Đại Hội 1982 ở Providence không muốn dùng chữ Liên Đoàn Thế Giới Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu mà là Cộng Đoàn Thế Giới Đời Sống Kitô Hữu (World Community of Christian Life). Có lẽ v́ chưa được Ṭa Thánh phê chuẩn nên Progressio vẫn phải dùng Liên Đoàn Thế Giới Đời Sống Kitô Hữu (World Federation of Christian Life Communities) nơi các ấn phẩm từ 1968 cho đến 7/1986.

Đại Hội năm 1986 ở Loyola tiếp tục ư tưởng Một Cộng Đoàn Thế Giới (the world community) này. Progressio từ tháng 9/1986 đă dùng Cộng Đoàn Thế Giới Đời Sống Kitô Hữu (World Community of Christian Life). Trong thư của Ṭa Thánh gởi cho Đại Hội ngày 30/07/1986 không thấy nhắc chữ Liên Đoàn Thế Giới (World Federation); có lẽ đó là dấu chỉ cho thấy Ṭa Thánh đă chuẩn nhận chữ World Community.

 

Từ Cộng Đoàn Thế Giới Các Cộng đoàn Đời Sống Kitô Hữu
(World Community of Christian Life Communities) đến Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (Christian Life Community)

Ban Điều Hành tiếp tục trao đổi với Ṭa Thánh về việc sửa đổi NTTQ cũng như tên Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (Christian Life Community). Trong thư Ṭa Thánh gởi Đại Hội 1990 cho thấy đă nhắc tới việc Đại Hội muốn sửa đổi NTTQ (31/07/1990).

NTTQ và QTTQ đă được Đại Hội năm 1990 chuẩn nhận, và đệ tŕnh NTTQ cho Ṭa Thánh, và Ṭa Thánh đă phê chuẩn NTTQ và hàm chứa phê chuẩn tên Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (Christian Life Community) trong sắc lệnh phê chuẩn NTTQ ngày 3/12/1990.

Từ 3/12/1990 tên chính thức của CLC mới là Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (Christian Life Community), c̣n trước đó (từ 1968 đến 1986) vẫn phải là Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (World Federation of Christian Life Communities) và từ 1986 đến 1990 là Cộng Đoàn Thế Giới Đời Sống Kitô Hữu (the world community of Christian Life).

NTTQ hiện tại của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (CLC) là NTTQ đă được đại hội thế giới tại Guadalajara (Mêhicô) chấp thuận ngày 7/09/1990, và được Hội Đồng Ṭa Thánh về Giáo Dân phê chuẩn ngày 3/12/1990, thời của ĐGH Gioan Phaolô II.

Hiện tại Hiệp Hội Thánh Mẫu vẫn tồn tại trên khắp thế giới và có đông thành viên. Ở Việt Nam vẫn có HHTM. Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (CLC) được Ṭa Thánh phê chuẩn là một hiệp hội tín hữu quốc tế công cộng thuộc quyền Ṭa Thánh, là một thực thể hiện hữu song song với Hiệp Hội Thánh Mẫu.

 

Tại sao chuyển đổi Liên Đoàn thành Cộng Đoàn

Hai Đại Hội CLC Thế Giới năm 1979 và 1982 đă nhấn mạnh Một Cộng Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (World Community of Christian Life Communities), chứ không phải Một Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu (World Federation of Christian Life Communities).

1979 Đại Hội lần thứ 8 ở Roma: lời kêu gọi trở nên một Cộng Đoàn Thế Giới, để phục vụ Một Thế Giới.

1982 Đại Hội tại Providence: thách đố trở nên một Cộng Đoàn Thế Giới trong sứ mệnh mang lại công lư.

JULY/SEPTEMBER 1982 51st Year N.4-5

PUBLICATION OF THE WORLD FEDERATION OF CHRISTIAN LIFE COMMUNITIES *
C.P. 6139 * Borgo S. Spirito 5 * 00195 ROME * ITALY *
ENGLlSH·SPANISH-FRENCH EDITIONS. EDITOR: Jose GSELL

 

JULY 1986  55th Year N.4

PUBLICATION OF THE WORLD FEDERATION OF CHRISTIAN LIFE COMMUNITIES *
C.P. 6139 * Borgo S. Spirito 5 * 00195 ROME * ITALY"
ENGLISH-SPANiSH-FRENCH EDITIONS. EDITOR: Jose REYES

 

SEPTEMBER-NOVEMBER 1986: 55th Year, Nos.5-6

PUBLICATION OF THE WORLD CHRISTIAN LIFE COMMUNITY

C.P.6139 -(Borgo S.Spirito 8) -00195 Roma -ITALIA
Editions: English, Spanish, French Editor: JOSE REYES

 

“Không dễ để có thể làm rơ một cách chính xác các khái niệm “Liên Đoàn” và “Cộng Đoàn” và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Và c̣n khó khăn hơn để giải đáp yêu cầu làm rơ quá tŕnh chuyển đổi từ Liên Đoàn Thế Giới sang Cộng Đoàn Thế Giới. Như Pat và các thành viên khác của Ban Chấp Hành đă nói, chỉ có tương lai mới có thể cho thấy với sự chắc chắn Cộng Đoàn Thế Giới sẽ là ǵ.” (PS_20-21, p. 58).

“Cộng Đoàn là một nhóm mà một người tham gia v́ một ơn gọi cá vị và được nhóm phê duyệt (GP 9). Cộng đoàn dành cho những người cảm thấy một nhu cầu cấp thiết hơn để hiệp nhất đời sống con người của họ trong mọi chiều kích với sự tṛn đầy của đức tin Kitô (GP 3). Có một cam kết đối với một cộng đoàn cụ thể, được lựa chọn tự do (GP 6). Người đó tự cam kết với sự giúp đỡ của cộng đoàn, để chiến đấu nhằm phát triển liên tục chiều kích thiêng liêng, tông đồ và nhân bản (GP 11). Mỗi người chấp nhận trách nhiệm tham gia hội họp và các hoạt động của cộng đoàn, và giúp đỡ cùng khuyến khích người khác theo đuổi ơn gọi cá vị của họ, luôn sẵn sàng đưa ra và nhận những lời khuyên và sự giúp đỡ huynh đệ (GP 11).” (PS_20-21, p. 60). Có thể nói đó ư nghĩa từ “Cộng Đoàn” được NTTQ hiểu và muốn nói.

“Từ "liên đoàn" đến từ tiếng Latin foedus, "liên minh". Đây là một hệ thống tổ chức xă hội bao gồm quyền tự chủ của các nhóm địa phương và khu vực, dành riêng cho họ những quyết định quan trọng - không phải là những vấn đề tầm thường - trong việc đạt được mục tiêu của họ. Nhưng quyền tự chủ này là một phần bởi v́ mỗi nhóm địa phương hoặc khu vực, để đạt được mục tiêu mà nó không thể tự ḿnh đạt được, đă liên minh (foedus = để tham gia liên đoàn) với các nhóm khác t́m kiếm mục tiêu tương tự. Hiệp hội này, được thành lập dựa trên một hiệp ước (liên minh) hàm ư về một phần các nhóm, họ chuyển cho tổ chức trung ương một số quyền quyết định cần thiết để tất cả cùng nhau có thể đạt được kết quả mà họ hy vọng nhận được thông qua liên kết. Việc truyền tải hoặc phân phối quyền lực giữa các nhóm và tổ chức trung tâm có thể có nhiều h́nh thức và sự kết hợp khác nhau.” (cf. W. Anderson, "Federalism," A Dictionary of the Social Sciences, ed. J. Gould and W.L. Kolb, New York, 1964, p. 264. PS_20-21, p. 61-62).

Cộng đoàn nhấn mạnh đến sự hiệp thông (communion) giữa các phần tử, chia sẻ những tài sản thiêng liêng mà các phần tử có, có chung một sứ mạng (sứ mạng của Đức Giêsu), nâng đỡ nhau và cùng nhau thi hành sứ mạng. Có thể coi đó là tóm lại những lư do mà các Đại Hội CLC đă muốn được gọi là Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu hơn là Liên Đoàn Thế Giới Các Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu.

 

Giáo Hội hoàn vũ tuy nhiều Giáo Hội địa phương (các giáo phận khác nhau) nhưng chỉ là một Giáo Hội (tôi tin Giáo Hội duy nhất). Cũng tương tự vậy, một cộng đoàn CLC thế giới nhưng gồm nhiều cộng đoàn địa phương (cộng đoàn CLC quốc gia).

CLC chỉ là một. Dù là thuộc cộng đoàn (địa phương) nào, dù là thuộc cộng đoàn quốc gia nào, chúng ta cũng chỉ thuộc về một cộng đoàn CLC. Tuy chúng ta chỉ là một, nhưng không hàm ư không c̣n các cộng đoàn (đia phương) nữa.

CLC chỉ là một cộng đoàn, một sứ mạng, nhưng không loại bỏ những sứ vụ khác nhau. Tất cả cùng chia sẻ một sứ mạng, sứ mạng của Chúa Giêsu. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai anh em (Ga 20:21; 17:18).

G.PTL.SJ