CÁC TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO
CỘNG ĐOÀN ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
(CĐĐSKTH – CLC- CVX)

 

 

 

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 2

I. THÀNH VIÊN CĐĐSKTH TIÊU BIỂU. 4

A. KHÁM PHÁ VÀ SỐNG ƠN GỌI ĐẶC THÙ TRONG HỘI THÁNH. 4

Khám phá và sống ơn gọi và sứ mạng riêng. 5

Có khả năng thông đạt và giúp đỡ tha nhân. 6

Kiến thức khoa học và chuyên môn. 6

B. SƯ PHẠM CĐĐSKTH ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ SỐNG ƠN GỌI KITÔ-HỮU. 6

1. Vai tṛ trung tâm của linh thao trong việc nhận định ơn gọi 7

a). Được gọi với tư cách là thụ tạo. 7

b). Đức Giêsu Kitô: lựa chọn của Linh Thao và của CĐĐSKTH. 8

2. Các đặc điểm của “đối tượng y-nhă” 8

3. Những giây phút nhận định ơn gọi ki-tô hữu. 9

4. Chuẩn bị trước và xác chuẩn sau cuộc linh thao lựa chọn. 10

C. SƯ PHẠM CĐĐSKTH NHẮM TỚI SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ.. 11

1. Sứ mạng tông đồ. 11

2. Nhận định tông đồ. 13

3. Tiêu chuẩn Ynhă nhằm nhận định tông đồ. 13

4. Sư phạm xét ḿnh. 14

D. DẤN THÂN VÀ NHẬN ĐỊNH ƠN GỌI TÔNG ĐỒ.. 15

1. Dấn thân dựa trên Nguyên Tắc và Quy Tắc Tổng Quát 15

2. Dấn thân tạm thời 15

3. Dấn thân vĩnh viễn. 17

II. MẪU H̀NH CĐĐSKTH TIÊU BIỂU. 19

A. MỘT CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI 19

B. MỘT CỘNG ĐOÀN SỐNG ĐẶC SỦNG YNHĂ. 19

C. MỘT CỘNG ĐOÀN SỨ VỤ. 20

Sứ vụ có tính cộng đoàn, cá nhân và tổ chức. 20

Sứ vụ được phân định. 21

Một cộng đoàn nhận định. 21

Một cộng đoàn cầu nguyện. 22

Một cộng đoàn xác chuẩn. 22

III. CHIỀU KÍCH PHỔ QUÁT CỦA CĐĐSKTH. 23

A. NGUỒN GỐC THẦN HỌC: CHÚA BA NGÔI, ĐỨC GIÊSU VÀ THẾ GIỚI 23

B. ƠN GỌI TÔNG ĐỒ: MỘT CỘNG ĐOÀN PHỤC VỤ THẾ GIỚI 23

C. ĐỂ CÓ THỂ PHỤC VỤ TỐT HƠN (MAGIS) 24

 

 


 

 

 

Trong tài liệu này, chúng tôi muốn mô tả đặc sủng CĐĐSKTH. Ư hướng của chúng tôi là làm sao tŕnh bày được tính đơn giản và sự phong phú, những cội rễ lịch sử và những phát triển thêm của đặc sủng CĐĐSKTH. Bài tŕnh bày này được dựa trên những kinh nghiệm của các cộng đồng quốc gia, nhưng lại vượt trên bất cứ cộng đồng quốc gia nào. Ơn gọi và đặc sủng của chúng ta là một lư tưởng và một thách đố đối với tất cả chúng ta. Đóng góp của các phần tử ưu tú CĐĐSKTH là cần thiết để áp dụng tài liệu này vào trong mỗi cộng đồng quốc gia, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải luôn luôn cùng nhau t́m kiếm sự canh tân liên tục đặc sủng chúng ta. Tôi có cảm thấy được mời gọi bởi những tiêu chuẩn này không? Những tiêu chuẩn này có thể cải tiến và khởi hứng cho cộng đồng của tôi không?

I. THÀNH VIÊN CĐĐSKTH TIÊU BIỂU

Nền tảng việc huấn luyện và canh tân CĐĐSKTH là chính giá trị của mỗi người và xác tín của mỗi người về ơn gọi thần linh, khởi từ đó có thể xây dựng một đời sống cộng đoàn, đảm nhận các trách nhiệm tông đồ và chia sẻ các trách nhiệm trong sứ mạng chung.

A. KHÁM PHÁ VÀ SỐNG ƠN GỌI ĐẶC THÙ TRONG HỘI THÁNH

Một người đầy sức sống, với những lư tưởng, yêu mến Chúa Giêsu, thiết lập một tương quan cá nhân, sâu xa và có khả năng tái định hướng, cả chỉnh đốn nếu cần, các nhu cầu và ước vọng, các thương tích và yếu đuối. Lành mạnh và quân b́nh, dấn thân trong cuộc sống, với hiện tại và những hoàn cảnh cụ thể như ân huệ Chúa ban cho ḿnh bây giờ; Không khoanh tay tiếc nuối quá khứ hay mơ tưởng tương lai viễn vông; cũng không bị tê liệt v́ sợ hiện tại hay tương lai, biết phán đoán lành mạnh và có khả năng đưa đến những quyết định; cho thấy được là kiên tŕ trong các cam kết và thành thật trong việc lượng giá. Quảng đại và sẵn sàng dâng hiến trọn vẹn ư chí, con người và tất cả những ǵ của ḿnh để phục vụ Chúa chí tôn và mưu ích cho tha nhân.

Cũng như đối với mọi ơn gọi khác, việc tháp nhập vào CĐĐSKTH là điều năng động, có tiến có lui, chứ không luôn luôn đứng yên một chỗ.

Trong các giai đoạn đầu, ơn gọi CĐĐSKTH chưa chỉ dành cho giáo dân. Nhưng đến giai đoạn trưởng thành, khởi từ cam kết vĩnh viễn, ơn gọi CĐĐSKTH có tính cách giáo dân, và v́ thế, có những mục tiêu và những đặc tính biệt loại.

Năm 1949, đức Piô XII nói: “Các tín hữu, chính xác hơn là giáo dân, có vị trí tiên phong trong Hội Thánh. Đối với họ, Hội Thánh là nguyên lư sống của xă hội loài người. V́ thế, họ phải ư thức ngày càng rơ hơn ḿnh không chỉ thuộc về Hội Thánh nhưng cũng là Hội Thánh nữa; nghĩa là cộng đoàn tín hữu trên trần gian, có vị lănh đạo chung là đức thánh cha, và các giám mục hiệp thông với Ngài. Họ là Hội Thánh.

Theo công đồng Vatican II, tính cách thế tục là đặc thù của giáo dân… Giáo dân được kêu gọi t́m kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách xử lư và xếp đặt các vấn đề thế tục theo ư Thiên Chúa (LG. 31). Như vậy, “trần gian” trở thành môi trường và phương thế cho ơn gọi kitô hữu của các tín hữu giáo dân, v́ trần gian được đặt định để tôn vinh Thiên Chúa Cha trong Đức Kitô. Công đồng cho thấy đâu là ư nghĩa đặc biệt của ơn gọi Thiên Chúa dành cho các tín hữu giáo dân. “Họ không được kêu gọi bỏ nơi ḿnh đang ở trong trần gian… nhưng ơn gọi của họ liên hệ đến chính t́nh trạng của trần gian. . . như thế, đối với các tín hữu giáo dân, sống và làm việc trong trần gian không chỉ là một thực tại nhân học và xă hội học, nhưng c̣n, và đặc biệt là có tính cách thần học và giáo hội” (Ch.L. 15).

Khám phá và sống ơn gọi và sứ mạng riêng

“Cộng đoàn chúng ta bao gồm những kitô hữu- nam và nữ, đă trưởng thành hay c̣n trẻ, thuộc đủ mọi thành phần xă hội- muốn theo sát Chúa Yêsu hơn và cộng tác với Ngài để xây dựng Nước Trời, những người nh́n nhận trong CĐĐSKTH ơn gọi đặc biệt trong Hội Thánh. Mục đích của chúng ta là trở nên những chứng nhân kitô hữu dấn thân, làm chứng về những giá trị nhân bản và Tin Mừng liên hệ đến phẩm giá con người, thiện ích của gia đ́nh, và sự toàn vẹn của vạn vật, cả trong Hội Thánh cũng như xă hội. Chúng ta ư thức nhu cầu khẩn thiết phải phát huy công b́nh, phải ưu tiên chọn lựa người nghèo, và phải sống đơn giản để diễn tả sự tự do và liên đới với họ. Để chuẩn bị tốt hơn cho thành viên của chúng ta, cho công cuộc làm chứng và phục vụ tông đồ, đặc biệt trong chính môi trường sống của ḿnh, chúng ta tập hợp trong các cộng đoàn những người cảm nhận một nhu cầu cấp bách hơn phải hiệp nhất đời sống nhân bản, trong tất cả các chiều kích, với đức tin Kitô giáo trọn vẹn, theo đặc sủng của chúng ta. Chúng ta t́m đến sự hiệp nhất đời sống ấy để đáp lại tiếng mời gọi của Đức Kitô, giữa thế giới chúng ta đang sống” (PG. 4).

Nguồn suối riêng của đặc sủng chúng ta là linh đạo Ynhă. Gương mẫu và công tŕnh của thánh Ynhă là như một cây xum xuê hoa trái trong vườn Hội Thánh. Cành chính của cây ấy là Ḍng Tên. Từ cây ấy cũng mọc những cành nhiều hoa trái khác như những ḍng tu và các nhóm giáo dân. Trong các cành ấy, cành liên quan đến chúng ta hơn là cành Hiệp Hội Thánh Mẫu, ngày nay gọi là CĐĐSKTH. Muốn hiểu hơn về đời sống và tiến tŕnh huấn luyện CĐĐSKTH, chúng ta phải nhớ lại cuộc đời thánh Ynhă, hành tŕnh huấn luyện của Ngài, khoa sư phạm của Ngài trong việc huấn luyện người khác.

Đối với thánh Ynhă, người bạn đường Chúa Yêsu, cộng tác vào sứ mạng của Chúa, là một người vận dụng mọi khả năng để tôn vinh Thiên Chúa hơn và phục vụ anh em. Muốn nên khí cụ đắc dụng để phục vụ sứ mạng Đức Kitô, điều quan trọng nhất là kết hiệp với Thiên Chúa và nhu thuận trong tay Chúa, hết ḷng để Chúa dẫn dắt. Muốn vậy, cần

a). Đức mến và ư hướng chỉ muốn phục vụ Thiên Chúa. Đời sống trong Thánh Thần được xây dựng trên đức tin, đức cậy và đức mến là những ân huệ thuần túy của Chúa. Phải chuẩn bị để đón nhận bằng ước muốn và cộng tác với hoạt động của Chúa Thánh Thần.

b). Ḷng tốt và các đức hạnh. V́ yêu mến và ước muốn làm được tối đa cho tha nhân, chúng ta loại trừ dần dần các khuyết điểm, cố gắng thận trọng, liêm khiết, khắc khổ, can đảm, kiên tŕ. Yù thức ḿnh bất toàn, bất trung với Thiên Chúa, yếu đuối và nghèo nàn trong t́nh yêu, chúng ta đặt tin tưởng nơi Chúa là Đấng cứu độ và ban Thánh Thần để chúng ta biết yêu mến và làm việc thiện.

c). Thân thiết với Thiên Chúa, dễ dàng thấy Chúa trong kinh nguyện cũng như trong mọi sự. Theo thánh Ynhă, thân thiết với Thiên Chúa là hoa trái “đương nhiên” của việc kiên tŕ t́m kiếm Chúa.

d). Thành thực ước muốn và giúp đỡ người khác cách hữu hiệu, nhất là những người nghèo và những người bị gạt ra lề, để họ có được cuộc sống tṛn đầy và đích thực. Thánh Ynhă gọi điều ấy là “nhiệt thành với các linh hồn”. Ḷng yêu mến Thiên Chúa dẫn chúng ta đến chỗ yêu mến tha nhân và quan tâm giúp mọi người và mỗi người phát triển. Đức Kitô là vị Vua mời gọi mọi người cộng tác vào sứ mạng cứu thế của Người. Ước muốn cộng tác với Đức Kitô trở nên nguyên lư vận động và định hướng toàn bộ cuộc sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta.

Có khả năng thông đạt và giúp đỡ tha nhân

Có khả năng thông đạt với người khác và giúp đỡ tha nhân, với những phẩm tính giúp chúng ta hợp tác với ơn Chúa để phục vụ con người. Đối với thánh Ynhă, các phẩm tính chính yếu là

a). Kiến thức thiêng liêng và thần học vững chắc. Muốn giúp đỡ người khác, chứng từ của chính kinh nghiệm thiêng liêng chưa đủ, mặc dù đó là điều không thể thiếu trong việc loan báo Lời Chúa. Cùng với kinh nghiệm ấy, càng hiểu biết vững chắc và có hệ thống về sứ điệp Kitô giáo, chúng ta càng có thể giúp người khác lớn lên trong đời sống thiêng liêng.

b). Cách tŕnh bày kiến thức cho người khác: bao gồm cả cá phương pháp sư phạm và các phương tiện truyền thông, cùng với việc hội nhập Lời Chúa vào văn hóa, điều này giả thiết chúng ta phải hiểu biết năo trạng, những thắc mắc về những vấn đề của mỗi nhóm (phân tích xă hội và văn hóa).

c). Cách cư xử và nói năng: lịch sự, dễ mến, “nhập vai” (đặt ḿnh vào địa vị người khác) v. v. trong các cuộc đàm thoại thiêng liêng cũng như trong tất cả những ǵ liên hệ đến sứ mạng Tin Mừng hóa.

Kiến thức khoa học và chuyên môn

Các kiến thức này cho phép chúng ta giúp đỡ người khác phát triển nhân bản, cá nhân cũng như tập thể, cũng như thăng tiến công b́nh và hoà b́nh. Cũng như kiến thức thiêng liêng và thần học giúp phục vụ đức tin, các “kiến thức chuyên môn” về khoa học nhân văn và xă hội giúp thăng tiến công b́nh.

B. SƯ PHẠM CĐĐSKTH ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ SỐNG ƠN GỌI KITÔ-HỮU

“Công việc đào tạo các tín hữu có mục tiêu cơ bản là phát hiện ra ơn gọi riêng của mỗi người mỗi lúc một rơ ràng hơn và tạo tư thế mỗi lúc một sẵn sàng hơn để thực thi ơn gọi ấy trong khi thi hành sứ mệnh riêng của ḿnh” (Christifidelis Laici 58).

Nhận xét khởi đầu:

Trong khoa sư phạm Ynhă, lối sống ki-tô hữu là một ơn gọi. Nghĩa là:

a). Đó là một cuộc đối thoại luôn mở ra giữa Chúa và mỗi cá nhân, trong đó Chúa có sáng kiến như ân sủng và ân huệ, thế nào để người cho Linh Thao…, để cho Đấng Tạo Hoá làm việc trực tiếp với thụ tạo, và thụ tạo với Đấng Tạo Hoá và là Chúa của họ (LT 15). Chính chúng ta phải dọn ḿnh, phải t́m kiếm, phải van xin và phải ôm ấp ơn gọi ấy như ân sủng và t́nh yêu cao trọng nhất có thể đến với chúng ta: “… trong khi chiêm ngắm cuộc đời của Chúa, chúng ta sẽ bắt đầu t́m kiếm và cầu xin để biết xem Thiên Chúa uy linh muốn ḿnh phụng sự Người theo lối sống nào, ở bậc sống nào:… cũng như chúng ta dọn ḿnh để đạt tới sự trọn lành trong bậc sống hay theo lối sống nào mà Thiên Chúa, Chúa chúng ta, đưa ra chúng ta chọn lựa” (LT 135). Làm như vậy, chúng tôi tin rằng chúng ta có thể thoát ra khỏi được lối đi rập khuôn phán ra cho chúng ta một bậc sống và một kiểu sống. Chúng ta có thể thoát được thuyết định mệnh đă bị loại bỏ. Công việc định hướng lối sống và bậc sống của chúng ta có thể xuất phát từ những khát vọng sâu xa nhất của chúng ta, bởi v́ đấy chính là nơi mà Chúa mặc khải cho chúng ta biết bậc sống mà Người mời gọi chúng ta.

b). Trong khoa sư phạm Ynhă, sáng kiến này của Chúa là một lời mời gọi vào sống thân mật với Người và nối tiếp sứ mệnh của Người: Bởi đấy, ai muốn đến với Ta th́ phải lao nhọc với Ta, để v́ theo Ta trong lao khổ, th́ cũng theo Ta trong vinh quang (LT 95). Nhưng lời mời gọi như thế của Chúa không phải là một cái ǵ đó mà chúng ta có thể thêm vào sự an lạc của chúng ta, các t́nh bạn của chúng ta, nền giáo dục của chúng ta, lợi ích của chúng ta và các lư tưởng của chúng ta. Trong ơn gọi, Chúa gọi chúng ta lột bỏ tất cả những cái ấy, dám liều ḿnh trút bỏ mọi an toàn đang che chở chúng ta. Ơn gọi là một lời mời gọi các bạn đường của Đức Giêsu, Đấng vừa có mặt lại vừa vắng mặt, buớc đi trong ánh sáng của niềm tin tưởng và ḷng trông cậy; đó là lời mời gọi sắp xếp lại toàn bộ cuộc sống của chúng ta, sự an lạc của chúng ta, các t́nh bạn của chúng ta và các lư tưởng của chúng ta, bằng cách đăït Người vào trung tâm của cuộc sống của chúng ta.

c) Lối đi là nhận định. Trong trường Linh thao th́ nhận diện là dâng tiến một cách có trách nhiệm và tự do của người nghĩ là đă nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa trong các tiếng kêu của anh em, và ư Chúa trong một chương tŕnh đầy hứa hẹn hoặc trong một t́nh huống tuyệt vọng: đi t́m Người trong mọi sự và trong mỗi giờ khắc.

1. Vai tṛ trung tâm của linh thao trong việc nhận định ơn gọi

Linh Thao là chính yếu trong kinh nghiệm thiêng liêng Ynhă và đồng thời trao tặng chúng ta khoa sư phạm để đạt tới sự viên măn trong cuộc sống. Đối với CĐĐSKTH, th́ Linh Thao là nguồn suối đặc thù và khí cụ đặc biệt thuộc linh đạo của chúng ta (PG. 5).

          Mục đích của Linh Thao là để thắng ḿnh và để sắp xếp cuộc sống của ḿnh. . . (LT 21): “ để dọn ḿnh mà đi đến chỗ hoàn thiện trong bất cứ bậc sống hay lối sống nào mà Thiên Chúa, Chúa chúng ta sẽ cho chúng ta lựa chọn”(LT 135); Linh Thao là một trường học tuyệt vời dạy lắng nghe và trả lời cho cho những lời kêu gọi của Thiên Chúa, để sống cuộc sống của ḿnh như việc lắng nghe và đáp trả quảng đại cho Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta và sai chúng ta đi. Linh Thao chuẩn bị cho chúng ta sống cuộc sống như “ơn gọi-đáp trả”, bằng cách làm cho chúng ta nhậy bén với các tiếng gọi của Thiên Chúa ở ba mức độ: tạo dựng, Đức Giê-su Ki-tô, và Thánh Thần.

a). Được gọi với tư cách là thụ tạo

Sự kiện làm thụ tạo gồm có một trách nhiệm: phải sống theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa (Kn. 1, 26-30), phải sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất và làm chủ lấy trái đất, nh́n nhận sự tốt lành từ nguồn gốc của mọi sự.

Nguyên lư và Nền tảng khắc ghi vào tâm trí chúng ta rằng chúng ta là những hữu thể biết đối thoại, chúng ta được mời gọi để nh́n nhận các ân huệ cùng sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự- sức khoẻ cùng bệnh tật, cái dễ chịu cùng cái khó chịu- và đáp trả cho những điều ấy bằng lời ngợi khen, tôn kính và phụng sự (LT 23). Cuộc đối thoại bằng cuộc sống như thế trở thành công việc hằng ngày trong việc xét ḿnh, trong đó chúng ta nh́n nhận “những điều tốt lành đă nhận được” trong các sự vật, con người và hoàn cảnh (LT 23). Đấy là một cách sống việc Chiêm niệm để đạt được t́nh yêu trong những sự việc hàng ngày, nó đưa chúng ta đến chỗ cầu xin để được ơn nhận biết từ bên trong mọi điều tốt lành đă nhận được, để tôi. . . có thể yêu mến và phụng sự Thiên Chúa uy linh trong mọi sự (LT 233-234).

Các thành viên của CĐĐSKTH phải vượt qua Nguyên lư và Nền tảng và kinh nghiệm về một Thiên Chúa dễ thương và thương xót mà chúng ta t́m thấy được b́nh an và an toàn: vượt qua một “chủ nghĩa tiều tụy” (consumérisme) thiêng liêng. Thành viên của CĐĐSKTH phải đi đến chỗ cầu xin: “Con có thể làm ǵ cho Đức Ki-tô? ” và chuyển sang tuần thứ hai, khi nghe tiếng gọi phục vụ th́ sẵn sàng trả giá để làm môn đệ.

b). Đức Giêsu Kitô: lựa chọn của Linh Thao và của CĐĐSKTH

Người làm Linh Thao chẳng những cảm thấy ḿnh được Đức Ki-tô cứu độ mà c̣n thấy ḿnh được Người t́m kiếm và kêu gọi. Vị Vua đời đời mời gọi họ ở với Người, chia sẻ lao nhọc và vinh quang với Người. Ở với Đức Giê-su và bước theo Người trong công việc của Vương Quốc là một lụa chọn duy nhất và không thể tách rời nhau ra được. Bước theo Chúa có nghĩa là t́m cách để biết Người hơn, để mỗi lúc mỗi say mê Người hơn, và đi theo Người trong công việc của Vương Quốc (LT 104). Đấy là mục đích của mọi bài Chiêm niệm trong Linh Thao.

Công việc chọn lựa duy nhất chỉ chọn Đức Ki-tô và công việc Vương Quốc cho thấy rằng I-nha-xi-ô đưa chúng ta đến chỗ chỉ chọn có Đức Ki-tô toàn diện. Nhận biết, yêu mến và phục vụ anh chị em của chúng ta có nghĩa là nhận biết Đức Ki-tô một cách sâu xa hơn, yêu mến Người hơn và phụng sự Người hơn. Đó là làm cho Ngưới lớn lên. Đó là tham gia vào việc hoà giải mọi sự với Người và trong Người cho đến chỗ Cha bắt đầu trị v́ trong “cuộc sống thực” (LT 139).

CĐĐSKTH được thấm nhuần việc Lựa Chọn lớn lao này: Cộng đoàn chúng ta gồm có các ki-tô hữu. . . muốn bước theo sát Đức Giê-su Ki-tô hơn và làm việc với Người để xây dựng Vương Quốc (PG. 4).

2. Các đặc điểm của “đối tượng y-nhă”

Khái niệm “đối tượng” quy chiếu vào “khả năng” đối với một kinh nghiệm nào đó: kinh nghiệm Linh Thao Ynhă. Khả năng nằm trong toàn bộ các điều kiện thuộc con người khiến cho kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc sống trở nên dễ dàng hay khó khăn.

Trong những chú dẫn (LT 1-20), chúng ta gặp được một bức ảnh của thao viên trưởng thành. Họ vừa là điểm bắt đầu, vừa là điểm tới. Đó là cái tối thiểu mà I-nha-xi-ô đ̣i phải có để bắt đầu cuộc mạo hiểm và đấy cũng là kết quả của cuộc mạo hiểm. Như chúng ta đă nói ở trang 3: ơn gọi cá nhân vào CĐĐSKTH là một cái ǵ năng động nó có tiến lên là cũng có thụt lùi, nhưng nó không bao giờ đứng yên bất động tại một chỗ. Trong những cách định hướng này, chúng tôi muốn nêu ra những tiêu chuẩn tối thiểu để người ta có thể dựa vào đó mà xét xem một người có c̣n thuộc vào CĐĐSKTH hay không. Tất nhiên, chúng tôi có quan tâm đến sự kiện là hoặc lời mời gọi hoặc lời đáp trả là một ơn mà chúng ta phải mở ḷng ra mà tiếp lấy. Như vậy là mọi chủ nghĩa duy ư chí thiêng liêng và tông đồ đều được loại đi.

Vậy, khi miêu tả thao viên như “đối tượng” có khả năng làm Linh Thao, người ta cũng miêu tả luôn con người như “ đối tượng” có khả năng yêu mến và phụng sự Thiên Chúa chí tôn trong mọi sự (LT 233). Đấy cũng là những tiêu chuẩn về con người có khả năng là thành viên dấn thân trong CĐĐSKTH.

“Đối tượng có khả năng Ynhă” là một người:

Yêu mến Chúa Giê-su và thiết lập với Ngài một tương quan riêng tư, sâu xa và có thể định hướng lại và sửa chữa những nhu cầu và những khát vọng, những vết thương và những yếu đuối nếu cần.

Quảng đại và cao thượng, họ có can đảm đặt việc t́m ṭi, t́m thấy và làm trọn ư Thiên Chúa vào trung tâm của cuộc sống của ḿnh. Là người học tập để không đi t́m kiếm chính ḿnh, không xuất phát từ những nhu cầu và những khát vọng của riêng ḿnhmà hành động, nhưng một cách nhưng không và cho Chúa.
“Làm Linh Thao bằng cách dâng cho Ngài tất cả ḷng muốn của ḿnh và tất cả tự do của ḿnh, để cho Thiên Chúa chí tôn sử dụng chính họ và tất cả những ǵ họ có, theo ư muốn rất thánh của Người” (AIE. 5).
“Đến nỗi, động cơ để muốn giữ lại hay bỏ đi một vật này hay mọt vật khác sẽ chỉ là việc phụng sự, vinh dự và vinh quang Thiên Chúa chí tôn mà thôi” (AIE. 16).

Có thể chịu gian khổ và nhẫn nại để sống, như một ki-tô hữu, công việc chuyên môn của ḿnh, những giải trí, việc quản lư của cải và sức khoẻ; có thể chịu đựng mệt nhọc, những liều lĩnh và những nghịch thời.
“có thể thắng những cám dỗ. . . ; chống cự kẻ thù và c̣n có thể quật ngă nó” (LT 13).
“đem hết lực của ḿnh ra mà chống lại với đối tượng mà ḿnh bám víu vào một cách không lành mạnh” (LT 16).
“người ấy càng tránh xa hết các bạn hữu, hết các người quen biết và hết các sự lo lắng thế gian. . . ” (LT 20).

Mở ra với ngưởi khác như trung gian với Thiên Chúa. Là một người có thể thông truyền với người khác và tín nhiệm người khác: “mọi ki-tô hữu tốt đều phải mau mắn cứu văn lời phát biểu của tha nhân hơn là lên án lời ấy (LT 22). Vậy là một người để cửa sổ mở ra bên ngoài, mở ra đón gió mát của người khác, của người khác với ḿnh, của người xa cách.

Lành mạnh và quân b́nh, biết dấn thân trong cuộc sống, trong hiện tại và ở giữa những hoàn cảnh cụ thể, v́ coi tất cả các hoàn cảnh ấy như một ơn huệ của Thiên Chúa. Là một người không để cho ḿnh lầm lạc vào trong những luyến tiếc quá khứ hay trong những nhiệt t́nh sai lầm về ngày mai; một người không để cho ḿnh bị tê liệt v́ sợ hiện tại hay tương lai; người chứng tỏ có phán đoán tốt và có khả năng quyết định; người kiên tŕ trong những dấn thân của ḿnh và thành thực trong những lượng giá của ḿnh.

Với một cảm thức đúng về Giáo Hội, là hiền thê đích thực của Chúa Ki-tô, không phải chỉ là Giáo Hội hoàn vũ, mà c̣n là Giáo Hội phẩm trật, mà không để cho những luồng dư luận hay những tiên kiến bất lợi (cho Giáo Hội) lôi kéo ḿnh.

3. Những giây phút nhận định ơn gọi ki-tô hữu

Ynhă có nói về cách thức thực hiện một cuộc lựa chọn tốt, một cuộc lựa chọn cách sống và bậc sống riêng. “Công cuộc lựa chọn” phải là một lời đáp trả tự do và quảng đại từ phía chúng ta cho một lời mời gọi từ phía Thiên Chúa. I-nha-xi-ô chỉ cho chúng ta thấy cách thức dọn ḿnh từ bên trong để lắng nghe tiếng gọi của Chúa, cách thức chúng ta phải xử sự theo cách Thiên Chúa nói với chúng ta.

Việc nhận định ơn gọi là một tiến tŕnh diễn ra thành những giai đoạn mà phải biết và phải tôn trọng. Những giai đoạn này không nối tiếp nhau theo đường thẳng. Đúng hơn nó là một chuyển động biện chứng trong đó liên hệ đến cảù ân sủng của Thiên Chúa lẫn tự do của chúng ta.

Ơn b́nh tâm- Hơn (magis)- cấp ba của t́nh yêu (LT 23, 155, 166 và 167).

Lựa chọn nền tảng: dâng hiến quư giá hơn và có tầm quan trọng cao hơn (LT 97 và 98)- lời đáp trả hợp lư và tín thác khi lựa chọn Chúa và sự sống.

Sẵn sàng để thực hiện “một cuộc lựa chọn lành mạnh và rất tốt”.

Việc nhận định “kiểu sống” riêng (LT 189): tương quan giữa người và môi trường sống của ḿnh (gia đ́nh, bè bạn, cộng đoàn, học tập, lao động, v. v.) là nền tảng. Không phải mọi môi trường đều thuận lợi cho việc tăng trưởng của đối tượng; cho việc lớn lên trong tự do cần thiết để nhận định các bậc sống. Phải làm cho việc nhận định này trở nên dễ dàng. . . Thường thường, v́ người ta không chịu làm công việc này một cách can đảm và cương quyết, cho nên việc nhận định như vậy về các bậc sống bị bế tắc.

Việc nhận định bậc sống của mỗi người: lối sống giáo dân trong CĐĐSKTH - lối sống tu sĩ/ linh mục.

4. Chuẩn bị trước và xác chuẩn sau cuộc linh thao lựa chọn

Theo truyền thống Ynhă, Linh Thao là thời mạnh của công cuộc nhận định ơn gọi. Nhưng thánh I-nha-xi-ô đă biết rơ rằng chúng ta không thể nào làm Linh Thao lựa chọn một bậc sống mà không được chuẩn bị những điều phải có. Công cuộc chuẩn bị có thể kéo dài nhiều năm. Sau Linh Thao chúng ta cần phải có một thời gian xác chuẩn và giải thích về tiếng gọi đó của Chúa, có quan tâm đến những biến cố bên ngoài và bên trong trong môi trường sống của chúng ta. Đối với công việc chuẩn bị này cũng như đối với thời gian xác chuẩn, I-nha-xi-ô mời gọi chúng ta đi vào những t́nh huống khác nhau, vào những kinh nghiệm, và được tháp tùng bởi một người giúp đỡ chúng ta để nhận định các tiếng gọi của Chúa.

a). Dùng những cuộc thử nghiệm như những tác vụ thực, như những bằng chứng về những tiến bộ đă đạt được và như những khởi điểm cho những tiếng gọi mới của Chúa:

Học hành- đào tạo: với ư định tông đồ rơ ràng; chỉ để “ giúp đỡ các linh hồn”

Linh Thao 3, 5, 8 ngày và trong cuộc sống.

Trách nhiệm phục vụ: làm người điều phối một cộng đoàn với thái độ “phục vụ”.

Tông đồ: những kinh nghiệm đặt người ta vào biên giới, vào một ngă tư, trong một kinh nghiệm về sự khó nghèo của chính ḿnh.

Cộng đoàn Sứ vụ: cộng đoàn “nhóm bạn” trở thành “cộng đoàn bạn trong Chúa trong Sứ Vụ”.

 Việc sử dụng các cuộc thực nghiệm lệ thuộc vào những giai đoạn khác nhau của việc tháp tùng để nhận định ơn gọi ki-tô hữu:

Trong những năm đầu tiên ở cộng đoàn, những cuộc thực nghiệm này không khác ǵ những cuộc thực nghiệm mà các thanh niên khác và những hiệp hội khác vẫn làm: thăm nhà tù và nhà thương, dạy giáo lư, tham gia vào các khoá và chương tŕnh huấn luyện, tĩnh tâm và làm Linh Thao hai hay ba ngày, gặp người tháp tùng. . .

Với những người cảm thấy ḿnh được Chúa gọi một cách rơ ràng hơn, th́ ta có thể tổ chức những cuộc thực nghiệm hai hay ba tuần, chia sẻ, theo những nhóm nhỏ, cuộc sống nhóm trưởng thành CĐĐSKTH gồm những hiệp hội khác hay những tu sĩ nam nữ.

Khi việc nhận định ơn gọi được đặt ra một cách rơ ràng hơn, th́ trong một số nước người ta có tổ chức những cuộc cắm “trại” kéo dài chừng hai chục ngày, hướng về việc lựa chọn lối sống và theo một chương tŕnh cấp tốc về chia sẻ, làm việc, suy nghĩ và Linh Thao được cá vị hoá.

b). Việc tháp tùng thiêng liêng về phía người hướng dẫn thiêng liêng và cộng đoàn. Các Chú dẫn đưa ra cho chúng ta những nguyên tắc nền tảng thổi hứng cho việc tháp tùng thiêng liêng tôn trọng những thúc đẩy của Chúa và những điều kiện cụ thể của mỗi người.

Công việc tháp tùng này phải được chú ư tới một cách đặc biệt trong giao đoạn Chuẩn bị Linh Thao lựa chọn và thời gian xác chuẩn theo sau.

Người tháp tùng cần phải tiêu hoá những chú dẫn và tháp nhập tiến tŕnh tăng trưởng thiêng liêng vào những đ̣i hỏi xă hội-văn hóa của một ơn gọi tông đồ. Chính người tháp tùng đă phải tháp nhập, ngay trong cuộc sống của chính ḿnh, công cuộc phục vụ đức tin với việc thăng tiến công b́nh và cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo như những chiều kích chính yếu của việc loan báo Tin Mừng.

C. SƯ PHẠM CĐĐSKTH NHẮM TỚI SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ

1. Sứ mạng tông đồ

Sứ mạng nói đây chỉ về một t́nh trạng hơn là một sinh hoạt. Kitô hữu đồng nghĩa với người được phái đi. Đặc sủng Ynhă tự bản chất là đặc sủng tông đồ để phục vụ.

Ynhă đặt niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô, nh́n nhận Người được Chúa Cha phái đến để giải phóng nhân loại. Chính người qui tụ lại xung quanh Người những tông đồ và môn đệ để sai họ lên đường thi hành sứ mạng thuộc riêng về Người. Ynhă đến lượt cũng nghiệm thấy ḿnh được Đức Giêsu Kitô mời gọi và sai đi dấn thân vào lối sống của các tông đồ nhằm phục vụ Vương Quốc. Hơn nữa, Ynhă c̣n nghiệm thấy ḿnh được đặt sát gót bước Đức Giêsu với thập giá trên vai, để phục vụ Người và Vương Quốc.

Vậy nói tới sứ mạng, người thuộc CĐĐSKTH hiểu ngay đó chỉ là đào sâu căn tính Kitô riêng của ḿnh, đào sâu vai tṛ ḿnh được mời gọi thể hiện trong Giáo Hội. Ơn gọi CĐĐSKTH chính là ơn gọi được phái đi, là nh́n nhận ḿnh và sự sống riêng của ḿnh bao gồm tất cả cái là của ḿnh, cũng như tất cả điều ḿnh trải qua và điều ḿnh làm nên, đều thuộc về kẻ được Thiên Chúa phái đến với thế giới, nhằm mục đích cùng với Đức Giêsu vác thập giá Người giao, để trong mọi sự, phục vụ kế hoạch Vương Quốc của Thiên Chúa.

Áp dụng vào hiện hữu như kinh nghiệm linh thao cho thấy, sứ mạng nói đây chính là ḷng ước ao luôn tăng trưởng nơi con tim người nghiệm thấy ḿnh được Thiên Chúa yêu thương cách vô điều kiện nơi Đức Giê-su Kitô, nên người ấy cùng với Đức Kitô mang cũng t́nh yêu ấy cho tha nhân.

Sứ mạng ấy trở nên một lối sống, tức là trở nên dụng cụ để t́nh yêu Thiên Chúa và Nước Chúa sử dụng trong mọi khía cạnh và mọi lănh vực thuộc đời sống con người.

Sứ mạng CĐĐSKTH trước hết là những đường hướng cũng như những lư tưởng ưu tiên do sự cần phải đáp ứng những nhu cầu của thế giới và của con người, đó là sứ mạng khởi đi từ Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô và của khởi hứng đặc sủng riêng của CĐĐSKTH. Sứ mạng ấy được thể hiện cách cụ thể bằng những chọn lựa, những dự án và những hành động, đó là những điều làm cho hữu thể của ta trở thành người một cách cụ thể trong sứ mạng. Cho nên những dự án và những hành động vừa nói phải đáp ứng nhu cầu có thực của thế giới và của con người, phải đáp ứng sự thôi thúc của Phúc Âm cũng như đáp lại ḷng trung thành đối với đặc sủng riêng của ta.

Với CĐĐSKTH, sứ mạng là điều đứng hàng đầu. Không thể quan niệm việc huấn luyện tách rời khỏi sứ mạng cũng như khỏi cộng đoàn. Việc huấn luyện cũng như cộng đoàn đều nhằm sứ mạng. Vậy không thể nói: hăy huấn luyện trước đă, kế đến mới đề cập tới sứ mạng. Cũng là chuyện vô nghĩa luôn nếu sống sự sống của nhóm như sự sống ấy tự nó đă là mục đích. Nhóm thuộc CĐĐSKTH có thể và thực ra, phải đổi thay theo chức năng của sứ mạng cũng như theo chức năng của công cuộc huấn luyện nhằm sứ mạng. CĐĐSKTH là một cộng đoàn trong t́nh trạng phân tán v́ lư do sứ mạng; đó là bản chất của CĐĐSKTH tuy sống theo bản chất như vậy không phải chuyện dễ.

Môi trường hoạt động của sứ mạng CĐĐSKTH không có biên giới. Môi trường ấy trải rộng ra trong Giáo Hội và trên thế giới nhằm phục vụ những con người và xă hội. Bằng cách nào? Thưa bằng cách đụng chạm tới trái tim con người, bằng cách đấu tranh để thay đổi những cơ cấu phát sinh ra áp bức, làm sao để Tin mừng của ơn cứu độ đến được với mọi người qua mọi hoàn cảnh và biến cố. Trong CĐĐSKTH, sứ mạng Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội không được b́nh giải theo chiều hướng giới hạn hoặc chiều hướng thiết lập nên những khác biệt song đối.

Điều ưu tiên giữa các ưu tiên trong CĐĐSKTH, chính là thăng tiến công b́nh mà chọn lựa ưu đăi dành cho người nghèo, đi đôi với lối sống đơn giản là lối sống diễn tả tính tự do và liên đới của ta đối với người nghèo. Ưu tiên đó không được tách rời khỏi công việc ta thực hiện để cùng với Chúa Kitô xây dựng Vương Quốc, cũng không đuợc tách rời việc ta làm chứng về những giá trị Tin Mừng trong Giáo Hội và nơi xă hội. Nói tóm lại, ưu tiên đầy đủ chính là ưu tiên nhằm truyền đạt niềm tin đối với Đức Giêsu Kitô và ưu tiên đấu tranh cho công bằng.

Ưu tiên giữa các ưu tiên như vừa nói, được triển khai giữa những đường hướng đặc loại. Những đường hướng này không có cùng một tầm quan trọng như nhau. Tùy ở mỗi địa phương, mỗi nền văn hoá và mỗi hoàn cảnh xă hội kinh tế, mà những đường hướng ấy được mời vào cụ thể và thực hành. Đó là hướng dấn thân để phát triển và mang lại ḥa b́nh, hướng thể hiện công bằng và bác ái, hướng giành lại tự do và phẩm giá cho mọi người, hướng làm chứng về những giá trị nhân bản và Tin Mừng thiết yếu đối với phẩm giá nhân vị và gia đ́nh, hướng bảo vệ sự toàn vẹn của tạo thành và hướng phổ biến sự hiểu biết giáo thuyết Kitô giáo v. v.

Nhận một trong những ưu tiên như vừa kể sẽ kéo theo những điều thuộc cung cách và lối sống. Bước theo Đức Giêsu nghèo và khiêm hạ chính là hoa trái mà ta nài xin Chúa ban cho ta trong khóa Linh Thao và đó là ơn ta hy vọng Chúa sẽ ban. Tin vào Đức Giêsu Kitô có nghĩa là bước theo Người, là sống một niềm tin thật sự mang lại công lư, thật sự đặt ta bên cạnh những người nghèo, có nghĩa là theo sát gót bước Đấng Kitô trong cái nghèo của Người và duy tŕ sự tự do tông đồ.

Đức Maria là người mẫu của ta đối với sứ mạng: việc Đức Mẹ phục vụ cách tích cực như Mẹ tự diễn tả ḿnh trong chuyến viếng thăm bà I-sa-ve, cũng như t́nh liên đới của Mẹ đối với người nghèo như được phản ảnh qua kinh Magnificat, khiến Mẹ trở nên nguồn khởi hứng cho hành động của ta nhằm thăng tiến công bằng trong thế giới hôm nay.

Những cấp độ mà sứ mạng bao hàm gồm có việc tông đồ cá nhân và việc tông đồ do nhóm tổ chức. Việc tông đồ cá nhân chủ yếu có nghĩa làm cho Đức Kitô và hành động cứu độ của Người hiện diện nơi môi trường thuộc về con người về xă hội cũng như về Giáo Hội, cả trong những việc khiêm tốn nhất của đời sống hằng ngày. Riêng việc tông đồ có tổ chức do nhóm th́ hoặc có cơ cấu riêng hay trong cộng tác với người khác.

Những lư tưởng cao cả c̣n tồn tại và hiện thực hoá được trong thế giới ngày nay, đều cần phải có những trung gian mạnh mẽ đặc loại về cơ chế, về tổ chức cũng như về cơ cấu. Cho nên CĐĐSKTH sẽ cần có những cơ cấu làm điểm tựa đầy đủ dành cho sứ mạng. Phải nh́n nhận rằng nhóm nhỏ không luôn là nơi thích đáng nhất, cũng chẳng phải là nơi nhất thiết sẽ phát sinh mọi sáng kiến tông đồ.

2. Nhận định tông đồ

Phân định tông đồ chính là việc chăm chú một cách thông minh và chiêm niệm của người Kitô trưởng thành đối với Chúa Thánh Linh, khi người đó đặt ḿnh đối diện với những cuộc dấn thân ḿnh thực hiện ngay nơi gia đ́nh, nghề nghiệp cũng như trong xă hội và Giáo Hội.

Mục đích của việc phân định tông đồ hệ ở việc t́m kiếm và t́m ra ư Chúa liên quan tới sứ mạng của chúng ta: tôi tự xem Chúa muốn ǵ ở tôi trong hoàn cảnh hiện có vào thời điểm này? Để thành thật t́m kiếm ư Chúa th́ ngọn lửa thiêu đốt con tim Đức Kitô cũng phải thiêu đốt con tim tôi. Hơn nữa, tôi c̣n phải nhận ra Chúa cho tôi biết ư Nguời bằng cách nào, và có những tiêu chuẩn nào để chọn điều làm vinh danh Chúa hơn, cũng như mang lại lợi ích phổ quát hơn.

Các tài liệu chính thức của CĐĐSKTH đều nhấn mạnh nhu cầu phân định: Cộng Đoàn Đời Kitô giúp chúng tôi sống lối dấn thân tông đồ như vừa nói theo những khía cạnh khác nhau, cũng như giúp chúng tôi luôn mở ra trước những ǵ là cấp bách và phổ quát, đặc biệt nhờ việc duyệt xét lại đời sống và qua việc phân định cá nhân và cộng đoàn. Chúng tôi cố công mang lại cảm thức tông đồ cả với những thực tại khiêm tốn nhất của đời sống hằng ngày” (Những Nguyên Tắc Tổng Quát Của CĐĐSKTH, 8c). V́ Cộng Đoàn Đời Kitô nhằm hoạt động cùng với Đức Kitô để mở mang triều đại Thiên Chúa, mọi thành viên đều được mời gọi dự phần vào lănh vực phục vụ tông đồ một cách rộng răi. Phân định tông đồ trên b́nh diện cá nhân và cộng đoàn là đường lối b́nh thường để khám phá ra cách tốt nhất nhằm mang lại sự hiện diện của Đức Kitô cách cụ thể nơi thế giới ta đang sống (NTTQ, 12b). Vậy, các thành viên CĐĐSKTH sẽ cung cấp như một tiểu luận về những tiêu chuẩn cho thấy tại sao ḿnh chọn những thừa tác và sứ vụ đặc thù như dư âm của lời dâng hiến của Ynhă. Chẳng hạn, các thành viên CĐĐSKTH cần mở rộng đối với những lời mời gọi khẩn cấp và phổ quát (NTTQ 8c).

3. Tiêu chuẩn Ynhă nhằm nhận định tông đồ

Những tiêu chuẩn nói đây về việc chọn các tác vụ, ngỏ lời cùng con tim cũng như cùng trí khôn.

Sách Linh Thao chứa đựng không những một kế hoạch tương ứng với những bài suy gẫm và chiêm niệm, nhưng c̣n chứa đựng một loạt những lời khuyên về phương pháp tiến hành nhằm đạt mục tiêu cách tốt đẹp. Ta có ư nói về những điều phụ thêm, những luật giúp nhận ra những thúc đẩy nội tâm cùng với những cuộc xét ḿnh.

Các cuộc chiêm niệm của Linh Thao cho ta thấy Đức Giêsu phái các môn đệ của Người đi sứ vụ như thế nào cùng với những lời dặn Người dành cho họ: Người dạy họ về khôn ngoan và kiên nhẫn khi nói: Này Thầy phái anh em đi như chiên ở giữa sói rừng. Vậy anh em hăy khôn ngoan như loài rắn và đơn sơ như chim bồ câu. Người chuẩn bị họ lên đuờng khi nói: Đừng sở hữu vàng bạc, điều anh em nhận không th́ cũng hăy cho không. Rồi người giao cho họ chất liệu để rao giảng. Trên đường, các con sẽ rao giảng và nói rằng: Này đây, Nước Trời sắp đến (LT 281).

Ngoài Linh Thao ra, Ynhă c̣n cho ta cuốn Tự Thuật, trong đó ta đọc được đường đi nước bước riêng của Ynhă, rồi đến Hiến Luật cùng với các thư nơi Ngài đề ra những chiến lược, ấn định những mục tiêu và cung cấp những tiêu chuẩn cho việc phân định tông đồ. Toàn bộ những ǵ xảy ra, kể cả việc phân định tông đồ, đều mang ấn dấu của tinh thần hơn nữa.

Lợi ích phổ quát và bền bỉ hơn cả:
Hăy suy nghĩ theo cái nh́n toàn cầu nhưng khi hành động th́ phải hành động theo địa phương, tức là: cơ cấu thay v́ cơ hội đuợc dành ưu tiên.
Cơ chế thay v́ hành động đúng lúc nên được khơi dậy.
Ưu tiên dành cho việc có thể lặp lại hơn là việc xảy ra có một lần.

Nhu cầu lớn nhất, việc cấp bách nhất, điều ta bị mắc nợ nhất
Tới nơi chưa có ai tới
Chọn ưu tiên những con đường chưa ai biết thay v́ những con đường đă biết. Chọn ưu tiên những hoàn cảnh khó khăn thay v́ những hoàn cảnh dễ dàng.

Nhắm tới hoa trái lớn nhất
Huấn luyện những tác viên để nhân hoa trái thêm nhiều.
Sáng tạo nên những không gian truyền thôâng v́ ư thức rằng loài người chúng ta khắp nơi chỉ là một đại gia đ́nh.

4. Sư phạm xét ḿnh

Sinh hoạt của Ynhă có nghĩa hơn cả về phân định có lẽ là những cuộc xét ḿnh. Hăy nh́n thoáng qua những loại xét ḿnh mà Ynhă đề nghị chúng ta làm trong sách Linh Thao:

Xét ḿnh về cầu nguyện và cách cầu nguyện thứ hai có thể được kể như một lời cầu nguyện mà mục tiêu nhắm là duyệt lại ḷng trung thành của thao viên đối với các giới răn, duyệt lại thái độ của thao viên đối với các mối tội đầu và đối với các nhân đức đi ngược lại (LT 241, 245).

Xét ḿnh riêng nhằm mục tiêu tuần tự điều chỉnh lại những chiều hướng và cảm t́nh lệch lạc (LT 24-31).

Xét ḿnh chung (đọc lại cả ngày) để làm sao cho đời sống tông đồ diễn tả được bài thao luyện chiêm niệm để đạt được t́nh yêu mà điểm nhắm là ngang qua mọi sự, ta có thể yêu mến và phụng sự Chúa bằng cách đưa ra thực thi, tất cả những điều thao viên đă thấy trong cầu nguyện và trong phân định v. v.

Với Ynhă việc duyệt xét lại một ngày đúng ra là một cuộc than thở với ḷng biết ơn khiêm hạ đầy tràn, thấm nhuần tin, cậy, mến.

Người làm cuộc thao luyện thiêng liêng này được giả thiết là một người tông đồ suốt ngày đă cộng tác với Đức Giêsu theo bài thao luyện Vương Quốc: Ai muốn theo tôi (LT 93) để cuối ngày có thể thưa thốt như “một người bạn nói với bạn ḿnh” (LT 54). Người đó sẽ đọc lại và cùng với Chúa, nhận xét về những biến cố trong ngày: đó là hai mươi bốn giờ của sử cứu độ.

Vậy xét ḿnh chính là bước dừng chân không thể thiếu của người tông đồ trên đường. Bước dừng này sẽ cho phép nh́n lại quĩ đạo trong viễn tượng, đồng thời cho phép lấy lại sức để đi tiếp với đà tiến mới với sự trong sáng lớn hơn đối với bước đường kế tiếp vào ngày tiếp theo: mục đích nhắm là cùng bước đi với Chúa.

D. DẤN THÂN VÀ NHẬN ĐỊNH ƠN GỌI TÔNG ĐỒ

1. Dấn thân dựa trên Nguyên Tắc và Quy Tắc Tổng Quát       

Nguyên Tắc Tổng Quát xác định muốn làm thành viên Cộng Đoàn Đời Kitô mỗi người phải được kêu gọi riêng biệt (NTTQ 7) và đích thân (NTTQ 10). Ơn gọi này được sống và diễn tả bằng việc cam kết trong cộng đoàn thế giới qua trung gian một cộng đoàn cụ thể. Đời sống của những người được gọi để sống sứ mạng này, thiết yếu mang tính cách tông đồ (NTTQ 8) và bao hàm việc cam kết tông đồ nhằm phục vụ sứ mạngï (NTTQ 8c; NTTQ 11).

Ơn gọi cá nhân là đối tượng của nhận định (NTTQ 10; NTTQ 12) và được diễn tả trong cộng đoàn dưới h́nh thức “dấn thân tạm thời” (NTTQ 10) bày tỏ ư muốn sống theo nếp sống Cộng Đoàn Đời Kitô (NTTQ 2).

Sống t́nh trạng ấy trong một khoảng thời gian nhất định có thể khẳng định ơn gọi nên một với Cộng Đoàn Đời Kitô thế giới và sứ mạng của Cộng Đoàn. “Cam kết tạm thời” sẽ diễn tả điều ấy (QTTQ 3; QTTQ 4).

Trong suốt tiến tŕnh ấy, Linh Thao của thánh Ynhă sẽ là ch́a khóa và phương tiện cần thiết để nhận định các tác động của Thánh Linh và để được tự do chọn lựa theo tiếng Chúa gọi từng người (QTTQ 2; QTTQ 4), nhờ sự giúp đỡ của cộng đoàn (người phụ trách, phụ tá, các thành viên khác) (QTTQ 2).

2. Dấn thân tạm thời

Đọc Nguyên Tắc và Qui Tắc Tổng Quát, có thể suy ra đời sống trong Cộng Đoàn Đời Kitô xuất phát từ tiếng Chúa mời gọi riêng từng người, và đó là một ơn gọi tông đồ, phổ quát, được sống trong Hội Thánh khởi từ cộng đoàn cụ thể.

Điều then chốt này về ơn gọi cho thấy rơ nhất tiến tŕnh khai tâm trong Cộng Đoàn Đời Kitô. Những người cảm thấy được Cộng Đoàn Đời Kitô thu hút, lúc khởi đầu, phải được cộng đoàn giúp đỡ để tiếp thu nếp sống Cộng Đoàn Đời Kitô và xác định có cảm thấy được gọi gia nhập không (QTTQ 2).

Ơn gọi hay tiếng gọi ban đầu mới chỉ là một sự hấp dẫn mơ hồ và vu vơ, nhưng đủ để dẫn đến việc tham dự vào đời sống cộng đoàn. Khi trở nên thành phần của cộng đoàn, họ được cộng đoàn giúp đỡ để biết những phương thế riêng của cộng đoàn để tăng trưởng trong Thánh Linh (x. NTTQ 12). Họ sẽ được dẫn đi từ từ, theo một tiến tŕnh của khoa sư phạm, trong đó người hướng đạo đóng một vai tṛ quan trọng (x. QTTQ 41b).

Trên đường tăng trưởng, họ phải có những quyết định: trải qua kinh nghiệm một cuộc tĩnh tâm, tham dự vào một cộng đoàn địa phương, khai tâm việc đồng hành thiêng liêng, tham dự vào hoạt động tông đồ, tập Linh Thao bốn ngày, tám ngày, v. v. . . Khi có những quyết định như vậy, họ sẽ cảm thấy những tác động, và họ sẽ nhận ra con đường này có giúp họ tiến đến gần Thiên Chúa không, có giúp họ thiết lập được tượng quan phong phú hơn với Thiên Chúa không. Ở những cấp độ khác nhau (x. QTTQ 39a), cộng đoàn nâng đỡ họ bằng bầu khí nhận định, và khai tâm họ theo đuổi con đường tăng trưởng này.

Như vậy, họ sẽ đến lúc phải suy xét trong Thánh Linh xem con đường này, con đường họ đă được khai tâm và tháp tùng trong một thời gian (từ một đến bốn năm theo QTTQ 2), có phải là tiếng gọi và ân sủng Thiên Chúa dành cho họ không. Thời điểm nhận định có thể bộc phát trên đường, hoặc có thể được đề nghị như kết một giai đoạn trong tiến tŕnh sư phạm.

Dấn thân tạm thời không chỉ diễn tả hay công thức hóa chính xác ước nguyện muốn chia sẻ cách sống Cộng Đoàn Đời Kitô, nhưng đó đă là chính tiến tŕnh “nhận định ơn gọi Kitô giáo” của giai đoạn đầu tiên trong Cộng Đoàn Đời Kitô rồi.

Tiến tŕnh nhận định ơn gọi này không giả sử là đă có ơn gọi Cộng Đoàn Đời Kitô, nhưng phải sẵn sàng mở ra với Ư Thiên Chúa và sẵn sàng đón nhận Ư Ngài trong bất cứ bậc sống hay đời sống nào trong Giáo Hội.

Tiến tŕnh này được sống theo cách thức Cộng Đoàn Đời Kitô cho thấy khi dấn thân như vậy, họ đă thuộc về Cộng Đoàn Đời Kitô rồi, dù chỉ một thời gian, dù chưa “vĩnh viễn”.

Điều quan trọng cần hiểu là ở đây nhận định, xem điều “tôi t́m kiếm và ước nguyện” có phải là đào sâu một kinh nghiệm về Thiên Chúa đă được ghi dấu trong Linh Thao của thánh Ynhă, được sống trong cộng đoàn, nhằm phục vụ hơn không. Người ta nhận định xem tôi có nhận ra trong Cộng Đoàn Đời Kitô con đường phù hợp với con đường Thiên Chúa chỉ cho tôi không, và tôi có “cởi mở, tự do và sẵn sàng” để tiếp tục sâu xa hơn con đường với “quyết tâm chín chắn” (LT 98) theo một nếp sống tông đồ không.

Đây là giai đoạn t́m hiểu ơn gọi, nên mở ra với nhiều khả thể. Trong các Cộng Đoàn Đời Kitô giới trẻ, một số người khám phá ra ḿnh được Thiên Chúa kêu gọi sống đời tu tŕ, hay đến một hội đoàn đạo đức, và họ bỏ Cộng Đoàn Đời Kitô. Lại có những người khám phá thấy động cơ thúc đẩy họ đến với Cộng Đoàn Đời Kitô chỉ có tính cách xă hội hay t́nh cảm, và nh́n nhận ḿnh không ước nguyện đi xa hơn. Trái lại, những ai khám phá trong Cộng Đoàn Đời Kitô lời đáp trả những ước nguyện cao đẹp nhất của họ, họ sẽ phóng ḿnh trên con đường Cộng Đoàn Đời Kitô với một đà mới.

Như vậy, “dấn thân tạm thời” được bày tỏ và tiếp nhận trong cộng đoàn, diễn tả về phần họ, họ đă quyết tâm sử dụng phương pháp thánh Ynhă để t́m kiếm thánh ư Thiên Chúa. C̣n về phần cộng đoàn tiếp nhận họ, “dấn thân tạm thời” nói lên việc cộng đoàn trao cho họ một cách vô vị lợi con đường đặc biệt của ḿnh là khoa sư phạm của thánh Ynhă.

Điều quan trọng là “dấn thân tạm thời” không chỉ nối kết với ư chí, như việc lựa chọn, nhưng nhất là với t́nh yêu và đức tin, như của lễ cao quí nhất và quan trọng nhất. Khi dấn thân, chúng ta cần lưu ư đến sáng kiến đầy yêu thương của Thiên Chúa, đến ḷng nhân từ vô biên và ḷng trung tín vĩnh cửu của Ngài (NTTQ 1), trước sự hiện diện của Mẹ vinh hiển của chúng ta (LT 98), người gợi lên trong chúng ta ước nguyện kết hiệp với Mẹ mà hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa (NTTQ 9). Đừng chỉ nối kết việc dấn thân với hàng loạt những ràng buộc, nhưng nên nối kết vào lời đáp trả quảng đại được thực hiện theo Thánh Linh của Tin Mừng và luật nội tâm là Yêu Mến (NTTQ 2).

Linh Thao của thánh Ynhă phải là bản lề của tiến tŕnh nhận định ơn gọi Kitô hữu và của việc lựa chọn. Việc huấn luyện trong tiến tŕnh “dấn thân tạm thời” trước hết nhằm chuẩn bị “đối tượng” sẽ tập Linh Thao, hướng đến ơn gọi tông đồ.

Dấn thân là một hành vi cá nhân, nhưng mang ư nghĩa cộng đoàn và Hội Thánh sâu xa. Người dấn thân được minh nhiên nối kết với Cộng Đoàn Đời Kitô thế giới, trong khi nhấn mạnh rằng việc dấn thân liên kết chúng ta bằng t́nh yêu và trong cầu nguyện với mọi anh chị em trong truyền thống thiêng liêng của chúng ta mà Hội Thánh đă đặt làm bạn và những người chuyển cầu có thế giá để chúng ta hoàn thành sứ mạng (NTTQ 3). Việc dấn thân nên được cử hành trong phụng vụ, nhất là khi dâng tiến lễ vật trong Thánh Lễ.

Có nhiều cách tổ chức “dấn thân tạm thời”. Có thể mỗi năm mời tất cả các thành viên Cộng Đoàn Đời Kitô cam kết tăng trưởng cá nhân, bằng cách trao cho họ một “thẻ” giới thiệu với họ những cơ hội khác nhau có được trong năm thuộc các lănh vực linh đạo, cộng đoàn, sứ mạng. Một cách khác là tập họp tất cả những người đă có một số năm sống kinh nghiệm Cộng Đoàn Đời Kitô và mời gọi họ suy nghĩ về ư nghĩa việc họ “dấn thân tạm thời”. Như vậy, họ được mời gọi để nhận định, và những ai ước nguyện dấn thân họp nhau lại để thỏa thuận về dịp, h́nh thức và thể thức. Cách thứ ba là có một h́nh thức và thể thức cho Cộng Đoàn Quốc Gia hay Miền, và dịp hằng năm (thí dụ đêm Vọng Phục Sinh hay lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống), trong đó những ai ước nguyện có thể tuyên hứa.

Nếu được tiến hành tử tế trong Cộng Đoàn Đời Kitô, thời điểm nhận định, lựa chọn và tự hiến ấy là điều đương nhiên. Nếu không thành công, có thể v́ ba lư do:

a). tiến hành đứt quăng, lặp lại như cũ, không tiến lên thêm;

b). quan niệm sai về dấn thân, gán cho dấn thân những “râu ria” và những ư nghĩa sai lạc;

c) những khó khăn với các h́nh thức bên ngoài.

Thách đố của chúng ta ngày nay là phải phơi bày những ǵ chúng ta sống và t́m kiếm trong ḷng, làm cho nó trở thành hữu h́nh và bộc lộ trong đời sống Hội Thánh, đem lại cho nó những ư nghĩa thiêng liêng, thần học và sư phạm hấp dẫn.

3. Dấn thân vĩnh viễn

“Dấn thân vĩnh viễn” phản ánh giai đoạn viên măn trong tiến tŕnh của đời sống tông đồ: khi ơn gọi cá nhân được sống như một sứ mạng tông đồ. Mọi ơn gọi đều được triển khai và bộc lộ trong sứ mạng. Những thành viên đă hoàn tất việc nhận định ơn gọi, và đă lựa chọn bậc sống, sẽ “dấn thân vĩnh viễn”. Giai đoạn này nhất thiết phải được liên kết với việc nhận định tông đồ, coi đây là yếu tố thiết yếu để triển khai sứ mạng.

“Dấn thân tạm thời” trong Cộng Đoàn Đời Kitô được nối kết với tiến tŕnh đào tạo, sao cho đồng điệu với tiếng gọi của Đức Vua và với lựa chọn. “Dấn thân vĩnh viễn” nối kết chúng ta với Cộng Đoàn Đời Kitô như một nếp sống, sao cho đồng điệu với sự phó thác đầy tin tưởng trong bài Chiêm Niệm để đón nhận T́nh Yêu. Dấn thân của chúng ta là “Lạy Chúa, xin nhận lấy. . . ”, điểm thứ nhất của bài Chiêm Niệm ấy. Nhưng, c̣n quan trọng hơn nữa là các điểm hai, ba và bốn, những điểm diễn tả Thiên Chúa dấn thân thế nào: 2) Nh́n xem Thiên Chúa ngự trong tôi thế nào, Người làm cho tôi sống động, đem lại cho tôi ư nghĩa; 3) Suy xét xem Thiên Chúa gian nan khổ cực v́ tôi thế nào; 4) Nh́n xem mọi sự tốt lành và mọi ân huệ từ trên cao xuống thế nào, và nghĩ xem như các tia sáng xuất phát từ mặt trời, như các ḍng nước xuất phát từ nguồn mạch, th́ cũng vậy, sức mạnh, sự công chính, ḷng nhân hậu, ḷng thương xót và cả ư chí cần thiết để chúng ta sống điều chúng ta dân thân trong Thiên Chúa, đều xuất phát từ Người (LT 235-237).

Trong cụ thể, “dấn thân vĩnh viễn” được diễn tả như thời điểm tột cùng của việc nhận định ơn gọi Kitô hữu, chúng ta bày tỏ ước nguyện thực sự muốn t́m kiếm và thi hành thánh ư Thiên Chúa trong đời sống tông đồ, chấp nhận những tiếng gọi cụ thể và đặc thù, và được gởi đi thi hành sứ mạng.

Tại sao dấn thân vĩnh viễn khi chúng ta chỉ là những con người?

Thay v́ nh́n “dấn thân vĩnh viễn” như một quyết định liều lĩnh có thể tổn hại đến tự do của chúng ta trong tương lai, điều quan trọng là nên khám phá xem tự do tinh thần là nền tảng đích thực cho việc dấn thấn, và là một trong những hoa trái của việc dấn thân, đến mức độ nào. Thực vậy, tự do đích thực của chúng ta được nối kết với định hướng của chính đời sống chúng ta. Chúng ta tự do trong mức độ chúng ta chúng ta biết và có thể đem lại cho đời sống của chúng ta định hướng đáp ứng những ước nguyện thâm sâu nhất của ḿnh. Những hành vi tự do nhất của chúng ta không phải là những hành vi ư chí, nhưng là những hành vi đức tin và đức cậy. Tính triệt để trong những dấn thân của chúng ta không chủ yếu dựa trên những khả năng của ḿnh, nhưng dựa trên việc “Đức Kitô đă giải thoát chúng ta để chúng ta được hưởng tự do” (Gl 5, 1).

Như vậy, khi chúng ta đi đến kết luận về điều “tôi muốn và ước ao, và quyết tâm sau khi đă suy đi nghĩ lại” (LT 98), điều đó muốn nói rằng Chúa đă dẫn dắt chúng ta qua một chặng đường dài. Tự do với tư cách là khả năng hiến dâng không chỉ là khả năng lựa chọn. Hiến dâng là dâng ḿnh cho Chúa, là phó thác cho Chúa, là tin tưởng hoàn toàn. Theo ư nghĩa thiêng liêng này, thánh Ynhă nói: “Lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí khôn, và toàn thể ư chí con, tất cả những ǵ con có và thuộc về con. Mọi sự đều do Chúa ban cho con, nay con xin dâng lại cho Chúa. Mọi sự đều là của Chúa, xin Chúa sử dụng hoàn toàn tùy ư. Xin cho con được sống trong t́nh yêu và ân sủng Chúa: thế là con măn nguyện” (LT 234). Tự do của chúng ta được t́nh yêu của Thiên Chúa đánh động, và chúng ta tự hiến cho Người. Chính Người đă yêu mến chúng ta trước; Thiên Chúa đă dấn thân trước.

Tại sao dấn thân công khai?

Khi tuyên hứa “dấn thân vĩnh viễn” trước mặt cộng đoàn, chúng ta xin Chúa ơn để có thể quảng đại đáp lại ḷng trung tín của Người. Khi dấn thân trước mặt cộng đoàn, để cộng đoàn làm chứng, chúng ta xin cộng đoàn giúp đỡ bằng cách tháp tùng chúng ta trên đường. Việc diễn tả ra bên ngoài của việc dâng hiến bên trong mang một ư nghĩa, một tính cách bí tích.

Đây là thời điểm tái khẳng định việc lựa chọn, quyết tâm dấn thân cho sứ mạng và phục vụ (NTTQ 11). Linh Thao vẫn phải là bản lề của tiến tŕnh đời sống trong sứ mạng, để theo Đức Kitô nghèo khó và khiêm tốn hơn (NTTQ 8dc).

Việc huấn luyện trong giai đoạn này phải được quan niệm như việc “huấn luyện thường xuyên”, để luôn luôn ở lại trong “bậc sống tông đồ”, nhờ đó tùng giây từng phút có thể đáp trả một cách thích đáng hơn câu hỏi: “Tôi phải làm ǵ cho Đức Kitô? ”.

II. MẪU H̀NH CĐĐSKTH TIÊU BIỂU

A. MỘT CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI

CĐĐSKTH được sinh ra trong Giáo Hội. Chính trong Giáo hội, CĐĐSKTH h́nh thành căn tính và tính phổ quát của ḿnh. Mối tương quan cốt tủy của CĐĐSKTH với Giáo Hội dựa trên sự hiệp nhất với cùng một Đức Kitô. Quả thực, sự hiệp nhất với Đức Kitô đ̣i chúng ta hiệp nhất với Giáo Hội, từ đó Đức Kitô, hôm nay và ở đây, đang tiếp tục sứ mạng cứu thế của ḿnh “ (NTTQ 6). Với cách thế đó CĐĐSKTH cổ vơ:

Một Giáo Hội hiệp nhất trong đa dạng các đoàn sủng và các thừa tác vụ; hiệp nhất trong tinh thần đồng trách nhiệm với sứ mạng duy nhất của Đức Kitô.

Một Giáo Hội không đóng kín vào chính ḿnh. Bởi v́ “Giáo Hội có sứ mạng loan báo và thiết lập Nước Chúa Kitô và Nước Thiên Chúa cho muôn dân tộc. Giáo Hội là mầm mống và nguyên lư của vương quốc này” (LG. 5).

Những yếu tố xác định tính-giáo-hội của CĐĐSKTH:

1. Trung thành với sứ mệnh của Đức Kitô

Một cộng đoàn luôn lớn lên với sự hiểu biết sâu xa và sống động về giáo lư Tin Mừng mà các tông đồ để lại, Giáo Hội giữ ǵn và giải thích, Huấn Quyền đích thực xác quyết.

2. Mở rộng với Giáo Hội địa phương và toàn cầu

Một cộng đoàn thấy ḿnh là một phần tử hoàn toàn thuộc về Giáo Hội; dấn thân cách trung thành, trong sự đổi mới của Giáo Hội, ư thức về những nhu cầu và những vấn đề của Giáo Hội; ḥa nhịp với những đường hướng và những ưu tiên phục vụ của Giáo Hội, sẵn sàng cộng tác để thực hiện sứ mệnh của Giáo Hội.

3. Hiệp thông với các mục tử

Một cộng đoàn luôn gắn bó với những đường hướng của hàng giáo phẩm, bằng thái độ của ḷng tin trưởng thành, ḷng kính trọng và sự cộng tác có trách nhiệm, để luôn hoàn thiện công cuộc phục vụ Dân Chúa và xă hội nhân loại của Giáo hội.

4. Yêu mến Thánh Thể

Một cộng đoàn cầu nguyện với Giáo Hội, tích cực tham gia đời sống phụng vụ lấy Thánh Thể làm trung tâm. Nhờ việc tạ ơn, cộng đoàn làm chứng về “một kinh nghiệm cụ thể của sự hiệp nhất yêu thương và hành động” (NTTQ 7).

B. MỘT CỘNG ĐOÀN SỐNG ĐẶC SỦNG YNHĂ

Chính phương diện thứ hai này xác định lư tưởng của CĐĐSKTH, những đặc tính riêng và linh đạo phải là đoàn sủng Ynhă. Linh thao của thánh Ynhă là nguồn cảm hứng, là phương tiện đào tạo và là một cách sống. Nói rằng linh thao của thánh Ynhă tạo nên một cách sống, chúng ta muốn nói đến một ơn gọi cá nhân: một lời mời sống ơn gọi Kitô hữu theo đường hướng Ynhă; và một ơn gọi cá nhân khi chúng ta sống trong cộng đoàn.

Như thế, CĐĐSKTH là một cộng đoàn huấn luyện, thực hiện việc cá nhân hóa ḷng tin qua phương pháp linh thao. Đó là một cộng đoàn có mục tiêu khách quan; nối kết đức tin và cuộc sống, thể hiện sự sung măn của đức tin nơi cuộc sống, với mọi chiều kích: cá nhân, gia đ́nh, xă hội, nghề nghiệp, chính trị và Giáo hội. Đó là một cộng đoàn của nhận định thiêng liêng và tông đồ ở hai mức độ: cá nhân và cộng đoàn; và đó là một cộng đoàn sứ vụ, v́ theo một linh đạo tông đồ phục vụ.

Những đặc tính của lối nh́n qui-Kitô theo thánh Ynhă; một Đức Kitô nghèo khó và khiêm nhường, được Cha sai đến cứu chuộc nhân loại, là gương mẫu cho cách sống của CĐĐSKTH.

Đó là tính đơn sơ, giản dị, liên đới với những người nghèo và bị bỏ rơi nhiều nhất, kết hợp chiêm niệm và hành động, yêu mến và phục vụ mọi người với tinh thần nhận định.

Những nguyên tắc tổng quát mới củng cố tính chất đặc sủng Ynhă của CĐĐSKTH. Những cách diễn tả nằm rải rác khắp bản văn đề cập đến một kinh nghiệm linh thao hay đặc sủng Ynhă, khi nhấn mạnh đến điểm trung tâm mà hành tŕnh theo Đức Kitô sẽ dẫn đến; khi chỉ định rơ ràng việc qui chiếu vào những nguồn gốc đặc sủng Ynhă trong tiến tŕnh và cách h́nh thành CĐĐSKTH, khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận định tông đồ nhằm mở ra với những tiếng gọi khẩn cấp và phổ quát nhất của Chúa, như một cách thế b́nh thường để có những quyết định.

Tính đặc sủng Ynhă của CĐĐSKTH được cụ thể hoá trong việc sử dụng thường xuyên, ở b́nh diện cá nhân cũng như cộng đoàn, những phương cách Ynhă trong việc cầu nguyện, xét ḿnh, lượng giá, nhận định tông đồ, cá nhân và cộng đoàn.

C. MỘT CỘNG ĐOÀN SỨ VỤ

Sứ vụ có tính cộng đoàn, cá nhân và tổ chức

Những nguyên tắc tổng quát, số 8 đă diễn tả cách rơ ràng và thống nhất, theo hướng cộng đồng Vat. II, tầm quan trọng của đời sống tông đồ cá nhân và sụ cần thiết phải tổ chức các việc tông đồ. Việc này có thể phát triển do: “ hành động của nhóm đang hoạt động hay đang được một cộng đoàn nâng đỡ, nhờ vào những cơ cấu thích hợp ”. Từ “cộng đoàn” trong bản Nguyên Tắc Tổng Quát bao hàm nhiều cấp độ: thế giới, quốc gia, miền, địa phận, trung tâm mục vụ.v.v; và những động từ được dùng là “khai mở” hoặc “nâng đỡ” hành động của nhóm. Bản văn muốn gợi ư một điều là một cộng đoàn địa phương (cũng được gọi là: “nhóm Sống Đời Kitô”) không phải lúc nào cũng có cơ cấu thích hợp nhất cho sứ vụ, hay là nơi phát sinh mọi sáng kiến. Chắc chắn cộng đoàn địa phương rất quan trọng cho sứ vụ. Công việc tông đồ được tổ chức có thể phát triển hơn nhờ: “ Sự dấn thân của các phần tử với những sáng kiến của các tổ chức đời hay đạo đă có từ trước”, thành một dạng thức mở rộng cho nhiều khả thể khác.

Trong ư nghĩa này, sứ vụ luôn là của cộng đoàn, cho dù một cá nhân nào đó đă thực hiện. để trở nên sứ vụ, một phân vụ cụ thể phải được Giáo hội sai làm để bổ túc cách cụ thể sủ mệnh của chúa con. Khi đưo95c nh́n nhận và tháp nhập vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, cộng đoàn thế giới trở nên một trung gian cho chúng ta - một bí tích, có thể nói như thế, được các cộng đoàn quốc gia và địa phương thực hiện để qui hướng những phận vụ tông đồ và những việc phục vụ con nguời vào sứ vụ.

Khi chúng ta nói đến sứ vụ cộng đoàn của CĐĐSKTH là chúng ta đang muốn mở ra với chiều kích cộng đoàn mà sứ vụ có thể mang đến trong nhiều trường hợp: Một phận vụ khi được cộng đoàn chấp nhận (cho dù không phải tất cả hay mỗi một thành viên đă thực hiện) sẽ là của riêng cộng đoàn, hay là sự hợp tác với những CĐĐSKTH khác, hoặc thuộc Giáo Hội hoặc thuộc xă hội. Trong ư nghĩa đó, với sự nhận định sáng tạo của nhóm hay của các hệ thống tông đồ trung gian, đối với những phạm vi đặc biệt hay những lợi ích tông đồ chung, đáp ứng nhu cầu của các cơ cấu điểm tựa cho sứ vụ.

Cũng thế, khi chúng ta nói rằng CĐĐSKTH là một cộng đoàn thế giới, đang phục vụ một thế giới duy nhất, chúng ta muốn mở ra với chiều kích quốc tế sẽ có của sứ vụ, mở ra với việc cộng tác giữa các phần tử, hay giữa các nhóm SĐKT của các nước khác nhau nhưng cùng một sứ vụ chung. Ít nhất, những lựa chọn tông đồ của CĐĐSKTH trong một nước và được chuẩn nhận, phải là điều mà tất cả CĐĐSKTH coi như của chính ḿnh và đón nhận với niềm vui.

Sứ vụ được phân định

Để sẵng sàng được sai đi vào sứ vụ, phải khiêm tốn “trong suốt” với cộng đoàn, chính cộng đoàn trao cho cá nhân hay cho nhóm SĐKT công việc phục vụ con người hay công việc tông đồ được phân định một cách cá nhân và được nh́n nhận như tiếng gọi thiết thân Thiên Chúa gửi đến để hoán cải họ cho sứ vụ. Việc phân định cá nhân để giúp lựa chọn được bổ túc bằng việc phân định cộng đoàn để sai đi.

Điều đó không có nghĩa là trong CĐĐSKTH mọi người phải làm cùng một thứ, nhưng mọi người đều cảm nhận được sứ vụ, cho dù là của ḿnh hay là của những người khác, sứ vụ vẫn là của cộng đoàn. Như thế, hết thảy chúng ta đều tham gia vào điều chuyên biệt nhất của CĐĐSKTH. Sống cộng đoàn để nhằm sứ vụ. Trong cộng đoàn, mọi sự như đào tạo, cách sống… là để cho sứ vụ.

Nhóm nhỏ hay cộng đoàn địa phương rất thiết yếu cho sự tham gia liên vị cần thiết để được lớn lên trong ḷng tin và trong sự phân định sứ vụ. Nhưng nó không luôn luôn là một cơ cấu điểm tựa thích hợp cho sứ vụ. Ít nhất chỉ nó không sẽ không đủ, nhất là khi sự phân định sứ vụ liên quan đến những thách đố lớn lao của xă hội loài người và của Giáo Hội ngày hôm nay đang luôn t́m kiếm ích lợi phổ quát nhất và muốn trả lời cho những nhu cầu lớn nhất hay là cho những điều mà những nhóm khác không làm.

Từ đó nảy sinh ra sự cần thiết của việc cộng tác giữa các nhóm để tạo nên bàn đạp những hệ thống hay những cơ cấu điểm tựa cho những sứ vụ cụ thể. Việc công tác này không chỉ liên quan đến những CĐĐSKTH khác nhau, nhưng liên quan đến cả những điều khẩn thiết khác của Giáo hội hay những cơ cấu xă hội và dân sự khác, cho dù không thuộc Giáo Hội. Trong những điều này và những điều khác cộng đoàn SĐKT sẽ đóng góp đặc sủng biện phân tông đồ của ḿnh.

Một cộng đoàn nhận định

Nhằm xác định những ưu tiên tông đồ của sứ vụ, hay cụ thể hóa chương tŕnh hành động thực hiện sứ vụ. Điều đó tương tự với điều Công Đồng Vat. II, gọi là việc nhận định dấu hiệu thời đại.

Để nhận định, cộng đoàn cần phải được dành thời giờ thích hợp để từng bước phân tích thực tế, hoặc ở phạm vi trực tiếp, hoặc ở phạm vi liên vị với những hoàn cảnh quốc tế khác nhau, ví dụ tương quan Bắc Nam.

Chỉ như thế cộng đoàn mới có được một thông tin đầy đủ để cụ thể hóa và minh bạch hóa đối tượng tông đồ của việc nhận định cộng đoàn. Những nhu cầu chúng ta phải lưu tâm, trước hết là những tiếng kêu chính chúng ta nghe thấy, những kiến nghị được làm từ một t́nh trạng “kêu thấu trời” và làm xúc động ḷng người.

Tuy nhiên, với th́ thứ hai, chúng ta phải vượt qua những nhu cầu trước mắt, những kiến nghị minh nhiên, để thấy được những nhu cầu sâu xa hơn, căn đế hơn, nằm ẩn ở bên dưới, chúng ta cần nghe thấu những tiếng kêu cứu ẩn khuất, hiểu được những ước muốn sâu xa và bằng tia sáng của ḷng tin yêu rực cháy, thấy được những nhu cầu đích thực của con người.

Những nhu cầu sâu xa và căn đế hơn thúc đẩy chúng ta mở rộng để phát hiện ra những nhu cầu phổ quát và khẩn cấp giúp đáp ứng tính căn đế hơn và t́m ra nhiều phương thế đáp ứng nhu cầu.

Một cộng đoàn cầu nguyện

Cộng đoàn mang vào cầu nguyện kết quả t́m hiểu sát thực tế của ḿnh để lắng nghe Chúa Thánh Linh đang hiện diện và hoạt động trong cộng đoàn, người đang tác động và mời gọi đi vào sứ vụ và việc phục vụ. Kết quả của việc cầu nguyện cá nhân có phân định sẽ được chia xẻ với nhóm.

Đó là một cộng đoàn quyết định ngang qua việc chia xẻ những tác động của Chúa Thánh Linh, theo tiêu chuẩn “gần như nhất trí”. Bằng cách này hay bằng cách khác, những lựa chọn và những việc tông đồ mà cộng đoàn quyết định bao gồm tất cả mọi thành phần của cộng đoàn.

Một cộng đoàn xác chuẩn

Đó là một vai tṛ khác của cộng đoàn trong việc nhận định tông đồ, dù được thực hiện bởi một hay nhiều người của cộng đoàn. Đó là một cộng đoàn lắng nghe với tất cả tâm trí những vấn nạn tông đồ (lựa chọn, quyết định) ở b́nh diện cá nhân hay nhóm. Cộng đoàn cầu nguyện khởi từ những điều nghe thấy để nh́n ra sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong cộng đoàn. Cộng đoàn tỏ lộ những ǵ đă cầu nguyện và theo cách thế đó, cộng đoàn giữ vai tṛ xác chuẩn những lựa chọn tông đồ ở b́nh diện cá nhân hay nhóm.

III. CHIỀU KÍCH PHỔ QUÁT CỦA CĐĐSKTH

Một cuộc nhận định cộng đoàn đă được Hiệp Hội Toàn Cầu khởi đầu tại Rôma và kết thúc tại Providence năm 1982. Nhờ cuộc nhận định này, Hiệp Hội đă quyết định trở thành một cộng đoàn duy nhất toàn cầu. Cộng đoàn này sẽ được điều hành bởi các cuộc hội nghị toàn cầu. Đó là những thời điểm ưu việt để thực hiện việc nhận định cộng đoàn về sứ mạng của CĐĐSKTH. Chiều kích toàn cầu của CĐĐSKTH được diễn tả cách rơ nét trong một cộng đoàn toàn cầu. Tuy nhiên, chiều kích phổ quát này phải được hiện diện như một thái độ trong tất cả mọi thành viên và trong mọi cộng đoàn địa phương, bởi lẽ chiều kích này đă ăn rễ sâu trong nền thần học của chúng ta, và nó là một yếu tố thiết yếu của ơn gọi ynhă.

A. NGUỒN GỐC THẦN HỌC: CHÚA BA NGÔI, ĐỨC GIÊSU VÀ THẾ GIỚI

Trong số 1 và số 4 của Nguyên Tắc Tổng Quát, việc chiêm ngắm Chúa Ba Ngôi quyết định trao ban trọn vẹn chính ḿnh cho nhân loại đă khơi dậy nơi các thành viên CĐĐSKTH ḷng khao khát tham dự vào sứ mạng của Đức Kitô, bằng cách sống như anh em, con cùng một Cha. Càng sống sâu xa niềm tin của ḿnh vào Đức Giêsu Kitô bao nhiêu, ḷng ước muốn được hiệp thông với tất cả mọi người nam và nữ nơi chúng ta càng mạnh mẽ bấy nhiêu, và một khi vượt ra khỏi những cộng đoàn bé nhỏ của ḿnh, chúng ta đến với tất cả “mọi người thành tâm thiện chí” (PG 7) như Thiên Chúa Ba Ngôi đă thực hiện điều ấy trong Đức Kitô. Năm 1979, một số điều sau đây đă được công bố tại Rôma:

Chúng ta được mời gọi sống một cảm thức sâu xa hơn của cộng đoàn: cộng đoàn được mời gọi phản ánh gia đ́nh của Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng là một cộng đoàn.

Các thành viên CĐĐSKTH nỗ lực chiêm ngắm thế giới, thế giới mà họ được sai đến, với đôi mắt của Chúa Ba Ngôi, để đưa các công tŕnh mà Vị Vua Muôn Đời muốn thực hiện trong lịch sử của mỗi người đến chỗ hoàn tất tốt đẹp.

Như thành viên của Giáo Hội, CĐĐSKTH được mời gọi đảm nhận trách nhiệm toàn cầu, là t́m kiếm những mục tiêu giống nhau và có cái nh́n như nhau về thế giới, cho dù nơi chúng ta vẫn có những khác biệt.

B. ƠN GỌI TÔNG ĐỒ: MỘT CỘNG ĐOÀN PHỤC VỤ THẾ GIỚI

“Sự trao ban chính ḿnh được diễn tả bằng sự dấn thân cá nhân trong cộng đoàn toàn cầu, ngang qua một cộng đoàn địa phương mà chúng ta được tự do chọn lựa… Trách nhiệm của chúng ta trong việc phát triển các mối liên hệ cộng đoàn không dừng lại ở cộng đoàn địa phương, nhưng vươn đến Cộng Đoàn Đời Kitô Toàn Quốc và Toàn Cầu, đến những cộng đoàn giáo hội mà chúng ta là thành phần (giáo xứ, giáo phận), đến toàn thể Giáo Hội và đến tất cả mọi người thành tâm thiện chí” (PG. 7).

Chúng ta đă được mời gọi chia sẻ sứ mạng của Chúa Kitô. Với tư cách là cộng đoàn toàn cầu, chúng ta được mời gọi tiến đến sự hiệp nhất một ḷng một ư chặt chẽ hơn nữa, đến một cảm thức về t́nh huynh đệ, đến một cái nh́n chung đầy phong phú nhờ chiều kích phổ quát. Trong cái nh́n phổ quát này, chúng ta có thể hội nhập tốt hơn về linh đạo và về sứ mạng, như đă được công bố tại Rôma năm 1979:

Chúng ta được mời gọi sống nhậy bén hơn trước những nhu cầu của tha nhân. Với tư cách là những thành viên của một cộng đoàn toàn cầu, chúng ta được mời gọi thiết lập những mối dây thân thiết hơn với những nền văn hóa khác, loại bỏ khỏi ḿnh mọi thứ thành kiến, hướng tầm nh́n về những viễn ảnh của các nước khác, quan tâm đến tất cả những ai sống bên kia biên giới đất nước, khám phá hơn nữa sự phong phú ẩn giấu nơi từng người trong số họ.

Chiều kích phổ quát của CĐĐSKTH củng cố chúng ta trong việc phục vụ hướng đến Giáo Hội và mọi người: đó là một thách đố, một lư tưởng, và việc phục vụ này làm xuất hiện nơi chúng ta một mức độ dấn thân sâu xa hơn. Đó là một sự dấn thân hướng đến mọi người, bởi lẽ mọi người chúng ta đều hết sức quư giá trước mặt Thiên Chúa.

Căn tính và ơn gọi của cộng đoàn nhỏ sẽ được soi sáng và gợi hứng nhờ chiều kích phổ quát này. Một thành viên CĐĐSKTH và một cộng đoàn nhỏ, khi có cùng một cái nh́n phổ quát, sẽ được mở ra tới sứ mạng của Chúa Kitô, Đấng ôm lấy toàn thể thế giới. Thế giới cần đến chứng từ của một cộng đoàn t́nh yêu vượt qua mọi biên giới.

C. ĐỂ CÓ THỂ PHỤC VỤ TỐT HƠN (MAGIS)

Như những thành viên CĐĐSKTH, chúng ta “không được tiền định cho bất cứ điều ǵ, nhưng lại sẵn sàng trước mọi sự”. Trước khi dấn thân vào một hoạt động cụ thể, chúng ta nhận định đâu là những nhu cầu khẩn thiết nhất và phổ quát nhất. Thực ra, trong khi những hiệp hội khác trong ḷng Giáo Hội ưu tiên hướng đến một loại công việc tông đồ xác định nào đó, th́ sứ mạng của CĐĐSKTH lại hướng đến những ǵ khẩn thiết nhất và phổ quát nhất (Gaudalajara ‘90). Hướng khai mở này được phản ánh trong PG. 8: “Lănh vực sứ mạng của CĐĐSKTH không hề có giới hạn: nó hướng đến Giáo Hội và thế giới, để có thể đem lại cho tất cả mọi người Tin Mừng cứu độ”. Năm 1979, các điều sau đây đă được công bố tại Rôma:

Là một cộng đoàn toàn cầu, khi càng được nối kết trong những vấn đề chung, chúng ta lại càng có thể đem lại một lời giải đáp thích đáng hơn cho hoàn cảnh thế giới hôm nay.

Mỗi thành viên và mỗi cộng đoàn càng sống chiều kích phổ quát bao nhiêu, chúng ta lại càng có thể thấy những chiều kích đích thực của các vấn đề quốc gia bấy nhiêu, chúng ta có thể mở ra mỗi ngày một hơn với những nhu cầu của tất cả mọi hiệp hội; chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn những biến cố quốc tế mà các cộng đoàn khác trải qua, và chúng ta sẽ cùng nhau chống lại những bất công.

Khi trở thành một cộng đoàn duy nhất toàn cầu, chúng ta sẽ vững mạnh hơn và sẽ ứng trực hơn; chúng ta sẽ là một khí cụ thích hợp trong tay Chúa độc nhất của chúng ta để đem lại ích lợi cho thế giới duy nhất.

Chiều kích phổ quát này mời gọi chúng ta làm cho nhau được phong phú, nhờ sự trao đổi sâu xa về thiêng liêng, về chương tŕnh huấn luyện, về các kế hoạch xă hội, về những trực giác thiêng liêng và về các phương thế.