Thậm chí dụng cụ tập tay của Bác Hồ
cũng đóng góp cho công cuộc cách mạng

Robert E Kelly - Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
 

đồ dùng cá nhân ông Hồ

Hiệp hội các giảng viên khoa học chính trị của chúng tôi đã tổ chức một chuyến thăm Việt Nam vào tuần trước. Chuyến đi thật kỳ thú. Đây là chuyến đi lần đầu tiên của tôi, và tôi không biết nói tiếng Việt, vì thế rõ ràng tôi chỉ đánh giá mò một cách tổng quát về nó. Như Gabriel Almond từng nói, “bạn đừng bao giờ đánh giá chung một đất nước cho đến khi ít nhất bạn bay qua nó.” Vì thế tôi cho rằng ít nhất tôi đã đối diện với thử thách này. Sau đây là một số giai thoại theo cảm nhận của khoa học chính trị:

1. Thần thánh hoá kiểu cộng sản làm tôi kinh sợ. Đến nay tôi đã đi thăm những lăng tẩm ‘đất thánh’ của Lenin, Mao và Hồ Chí Minh, và chúng là những di sản quái đản nhất của nhân loại mà tôi từng thấy qua. (Kim Il Sung cũng có một cái lăng. Với những tư tưởng tương tự về sự rẻ tiền của Cộng Sản ở Bắc Hàn, nên xem qua.) Nếu bạn chưa từng xem qua một lăng tẩm Cộng sản, ít nhất bạn nên thăm một cái, đặc biệt nếu bạn là một nhà khoa học chính trị. Dựa trên khuôn mẫu của lăng Lenin tại Quảng trường Đỏ, lăng của ông Hồ là một chiếc hộp chữ nhật lớn, được thiết kế theo phong cách Xô Viết xấu xí bằng bê tông xám xịt. Hồ được đặt bên trong - mặc dù ông nói rõ rằng ông muốn được hoả táng (Lenin cũng đã muốn được chôn cất). Và vâng, họ sẽ gọi ông bằng Bác Hồ thẳng vào mặt của bạn. Bên cạnh lăng là hai bảo tàng - và một cửa hàng lưu niệm trong đó bạn có thể mua chuỗi khoá và bài có hình Hồ Chí Minh. Khoan đã, anh vừa nói gì?!

Tôi nghĩ đặt kèm một cửa hàng quà lưu niệm bên cạnh một lăng tẩm Mác xít (tại lăng của Mao cũng có một cửa hàng - tôi cũng đã mua một chiếc kẹp cà vạt có ảnh Mao) đã nắm bắt được sự quái dị thật sự khó chịu của những khu lăng tẩm này:

a. Người cộng sản không được tin vào Thượng đế, nhưng những khu này cho thấy chúng căn bản phục vụ cho cơn lên đồng tôn giáo về tính huyền thoại và siêu việt. Ở Nga, gia đình chủ nhà nói với tôi rằng Stalin đã đem Thượng đế từ thiên đàng và đặt người ở Quảng trường Đỏ. Nhưng điều này có vi phạm mục đích duy lý của Mác? Có phải những người Mác xít đã tuyên bố từ lâu rằng họ đang biến chủ nghĩa xã hội mang tính “khoa học,” với “luật lệ thép” và “thời kỳ” của lịch sử, vân vân? Thế mà lại có những thứ như thờ phượng, một dạng “thuốc phiện của quần chúng,” còn thêm ngôi đền thờ lớn với những di vật nói về những câu chuyện huyền thoại cho quần chúng, có phải thế không? Liệu điều này đã đấm thẳng vào mặt tư tưởng Mác xít khi đi xây những phiên bản trần tục cho những câu chuyện và huyền thoại tôn giáo, còn thêm cả việc sùng bái rập khuôn, những “di vật thần thánh” như chiếc gậy của ông Hồ (xem ảnh ở trên), và những khu vực thiêng liêng như lăng tẩm?

b. Bên trên sự khó hiểu về tư tưởng này là việc chuyển hoá những khu lăng tẩm này thành chốn hấp dẫn du khách cho những vị khách tư bản phương tây. Hừ! Những thứ này không chỉ đã vi phạm những căn bản duy lý của chủ nghĩa Mác xít Lê nin nít bằng cách tạo ra một loạt những huyền thoại mới, chúng còn không được đa số người trong nước tin theo, mà lý do duy nhất mà chúng còn được giữ lại vì người ngoại quốc sẽ trả tiền để xem. Một lần nữa, khi tôi đến Nga, đã có những thảo luận về việc chôn cất Lenin cho xong theo ý nguyện của ông, ngoại trừ việc thành phố Moscow phản đối vì giá trị du lịch. Đấy có phải là việc giảm phẩm giá lớn nhất đối với những người chống tư bản nổi tiếng này? Điều này dẫn đến...

c. Bạn đến không phải để thực sự thương nhớ Hồ hoặc Lenin (tôi cho rằng người Việt và người Trung Quốc cũng chẳng còn tin tưởng vào tư tưởng của “vị thánh thế tục” này nữa). Thay vì thế bạn đến để chứng kiến sự bản chất của sự sùng bái cá nhân. Mọi chi tiết đều trở nên đáng để quan tâm quá độ, và với ông Hồ dường như điều này còn nhiều hơn cả Lenin và Mao. Ngay phía sau lăng của Hồ là dinh chủ tịch kiêm bảo tàng trong đó có vô số vật dụng cá nhân được lưu giữ - thậm chí cả dụng cụ tập thể dục (cũng ảnh ở trên) và những chiếc xe đã dùng qua. (Tôi đọc được rằng ở Bắc Hàn, người ta còn chăng dây rào chung quanh những băng ghế mà Kim Il Sung từng ngồi.) Nói tóm lại, sự hấp dẫn của những khu này đối với chúng tôi là nhìn thấy được chủ nghĩa cộng sản trên thực tế thì tồi tệ và đồi bại đến dường nào, chứ không phải để thực sự học hỏi những gì từ Mao hoặc những vị khác. Chúng tôi đến để xem việc cộng sản tạo dựng ra thứ huyền thoại gần như tín ngưỡng một cách hoàn toàn quái đản - xong rồi mua cục chặn giấy có ảnh Hồ Chí Minh làm quà Giáng sinh.

2. Tôi cho rằng điều đầu tiên bạn để ý trong tư cách một nhà khoa học chính trị là cảm giác không phải “xã hội chủ nghĩa”, mà là phát triển nhanh chóng của nơi này. Nó hiện hữu ngay từ lúc bạn rời khỏi máy bay, ngay cả mùi không khí cũng thế. Ngoại trừ khi trời mưa, không khí luôn đặt sệt mùi ammonia và carbon; khẩu trang che mặt ở mọi nơi. Thực tế là nó quá tồi tệ đến nỗi đã kích động chứng dị ứng của tôi và làm tôi bị nhức đầu; nó còn tồi tệ hơn cả Trung Quốc, vốn là nơi tồi tệ nhất mà tôi từng trải qua từ trước đến nay. Kẹt xe, vốn là tai hoạ chỉ thường thấy ở các quốc gia thế giới thứ hai; thì vô cùng trầm trọng; giao thông tại Hà Nội là điều kinh khủng nhất mà tôi từng chứng kiến, chỉ sau Cairo. Mật độ dân số ở Hà Nội thì cực kỳ đông - không bằng Ấn Độ nhưng cũng gần. Đường phố tràn đầy người bán mọi thứ có thể tưởng tượng được. Cũng như những nước đang phát triển ở châu Á, có một khu vực khổng lồ của tiểu thương gồm những hàng quán nhỏ bên góc phố chuyên bán vải vóc, đồ chơi, đĩa lậu, quà vặt, đồ gia dụng và những mặt hàng điện tử khác. Xe gắn máy ở khắp mọi nơi. Mọi người đều có vẻ bận rộn và đều đang nói chuyện trên máy di động. Sự hối hả dường như có thể nắm bắt được. Điều này thật khác biệt so vơi những gì tôi thấy ở miền nam châu Phi. Với tôi dường như chúng ta đang nhìn thấy Hàn Quốc vào 40 năm trước, đây cũng là ấn tượng chung mà các đồng nghiệp đồng ý với tôi.

3. Tình trạng nghèo đói không quá tệ như những số liệu cho thấy. Tỉ lệ bình quân GDP mỗi đầu người chỉ có 1000 Mỹ kim hằng năm, nhưng tôi đã ngạc nhiên một cách dễ chịu khi nhìn chung mọi người đều răng tóc sạch sẽ, da dẻ khoẻ mạnh, quần áo trung lưu (quần jean, giày tennis, với, mũ baseball...), điện thoại di động và tai nghe, xe gắn máy và xe đạp, vân vân. Phụ nữ trang điểm và mang giày cao gót. Thậm chí cảnh sát cũng mang Ipod. Chẳng ai có vẻ phải sống bụi đời hoặc chỉ có mỗi bộ quần áo trên người như được thấy tại Mumbai. Ngay cả ở miền quê, nơi cơ sở hạ tầng rõ ràng là tồi tệ hơn như căn bản cũng khá hơn. Tôi nghĩ rằng ở những vùng rừng núi xa xôi như Tây Nguyên thì tình hình tồi tệ hơn nhiều. Nhưng Hà Nội thì ồn ào, giàu có và trôi chảy hơn những nơi như Mumbai, chưa kể những nơi như Windhoek hay Maputo. Sự khác biệt giữa vùng thôn quê của Việt Nam và Nambia thì rất lớn.

4. Những nước cộng sản và bê tông có liên hệ gì? Eo ôi. Thật là tồi tệ xấu xí. Và nó còn tồi tệ và lạc lõng hơn trong môi trường nhiệt đới. Mozambique và Việt Nam trông giống như ông Đức trong rừng rậm. Nền kiến trúc Cộng hoà Dân chủ Đức xưa đã đủ xấu xí với phong cách hình hộp hiện đại khổng lồ bằng bê tông cốt thép vô hồn. Giờ hãy đặt khuôn mẫu này vào khung cảnh nhiệt đới của một đất nước thế giới thứ ba, và kết quả trông còn thậm tệ hơn nữa, chưa kể đến sự rối loạn và thiếu cá tính. Cả Việt Nam và Mozambique đều đã tàn phá hằng trăm dặm phong cảnh với vô số những khu nhà bê tông vuông vức đâm thẳng từ màu xanh bao la của vùng quê. Chúng hoàn toàn không phù hợp với phong cảnh địa phương tí nào, chưa kể là chúng thường được xây dựng nửa vời và/hoặc đang bị hư nát vì hơi nước biển trong không khí nhiệt đới. Chúng trông vô cùng tồi tệ. Trời ơi. Sô Viết liệu chẳng làm được điều gì đúng cả sao? Họ có cần phải xuất khẩu những chiếc hộp bê tông lười biếng, vô vị với cái mặt nạ kiến trúc “hiện thực xã hội chủ nghĩa”? Frank Floyd Wright ở đâu khi chúng ta cần ông?

5. Sự giao thoa Đông Dương - Trung Quốc tại Việt Nam khiến cho nền nghệ thuật địa phương thành một trong những nơi lý thú nhất mà tôi biết được ở châu Á. Viện bảo tàng mỹ thuật quốc gia có một tượng Phật thanh tĩnh tuyệt vời, tay chắp lại với khuôn mặt tự tại (tương đối phổ biến) cộng thêm 30 cánh tay. Chà! việc này làm tôi chưng hửng: Phật + Thần Vishnu = tôi không hề biết. Tôi có thể mường tượng những vị sư ở Hàn Quốc (vợ tôi là một Phật tử) sẽ phản ứng ra sao. Nhưng điều này thật sự đặc biệt, và tôi nhận thấy nghệ thuật Khổng giáo với những vị thần nghiêm túc, cứng nhắc khuyên bảo tôi phải là một thần dân ngoan ngoãn trở nên buồn tẻ. Hãy xem bức tượng Champa hoang dã với Phật bà Quan âm trông như những vị tu sĩ và vũ nữ Hindo với chân cong ngược đụng đến đầu. Tuyệt vời.

6. “Xin hãy để tôi biến chuyến đi của ông đến Việt Nam mang tính phi Việt Nam càng nhiều càng tốt.” Eo ôi. Những công ty du lịch làm gì với việc cách ly văn hoá thế này? Chúng tôi ăn uống hầu hết tại những tiệm ăn Hàn Quốc; chúng tôi gặp vị đại sứ Hàn Quốc và ông nói rằng người Việt có một “giấc mơ Hàn Quốc” và khoái thương hiệu Samsung; họ đãi rượu Thiêu Tửu (soju) trong mọi bữa ăn; chúng tôi được đưa đến những cửa hàng lưu niệm đặc biệt dành cho du khách Hàn Quốc mà ở đó bạn có thể mua sắm những thứ mà bạn có thể thấy ở bất cứ siêu thị nào ở xứ Hàn, nhân viên cũng nói tiếng Hàn, và thậm chí những người chủ cửa hàng rõ ràng cũng là dân Hàn; đến nỗi chúng tôi không cần phải đổi tiền! Tôi cho rằng đi máy bay của Hàng không Việt Nam và ăn chả giò đã là một sự nhượng bộ lớn.

7. Một số những suy nghĩ tản mạn khác:

a. Tôi chưa từng thấy một ngôi đền “hoà hợp” Phật - Lão - Khổng ở bất cứ nơi nào trước đây; một lần nữa nền nghệ thuật ở Việt Nam thì thật đặc biệt và hấp dẫn đến ngạc nhiên. Người ta lạy đứng, lạy ngồi, thắp hương. Thật khó mà hiểu được chính xác phải làm gì (đứng lạy ba xá thường phù hợp nhất).

b. Bạn còn nhớ trong sách dạy tiếng Pháp năm trung học nói rằng Việt Nam nằm trong khu vực “nói tiếng Pháp” không? Sai. Những gì có tiếng Pháp mà tôi thấy được là những thứ được cố tình giữ lại. Chẳng có một bản hiệu hoặc dịch vụ tiếng Pháp nào cả. Chẳng ai nói thứ tiếng này. Tôi đã đi tìm rất nhiều. Nhưng tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ đang thống lĩnh. Nhưng hầu như không có du khách người Mỹ - có khoảng phân nửa là khách châu Âu và phân nửa châu Á (Hàn Quốc và Trung Quốc, không có Nhật).

c. Vâng, bạn có thể đến thăm Hà Nội Hilton. Vâng, điều này thật sự khó chịu; thậm chí bạn có thể xem được bộ quần áo bay được bảo quản kỹ lưỡng mà John McCain mặc khi ông bị bắn rơi và bắt sống (đây là cũng một địa điểm du lịch quái dị và khó chịu khác). Nhưng trong thời đại hậu Abu Ghraib, thật đạo đức giả nếu tôi thấy căm phẫn. Đấy là một nơi thật khó chịu khi đến thăm. Trọng tâm của khu bảo tàng này là sự đàn áp của người Pháp (có cả chiếc máy chém được bảo quản - trông rất rùng rợn). Nói chung, viện bảo tàng Hà Nội không mang vẻ chống Mỹ như bạn tưởng. Lòng căm thù được chú trọng vào người Pháp hơn là chúng tôi, và đại đa số sự chú ý đều hướng về ông Hồ như nhà lập quốc huyền thoại giống Lycurgus hoặc George Washington.

Robert E Kelly là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pusan

Nguồn: Robert E Kelly - The Duck of Minerva

18.02.2012
http://www.x-cafevn.org/node/3107
 

www.geocities.ws/xoathantuong