THIÊN VI

Hạ màn và đôi lời cảm nghĩ
 

Lặng lẽ suy tư khi màn hạ

Lịch sử là tài sản văn hóa chung của nhân loại, bất cứ một cá nhân hoặc quốc gia nào cũng không được tự coi là lợi ích của riêng mình, cho dù người ấy, tập đoàn ấy nắm quyền lực thống trị tối cao mà làm biến dạng hoặc hủy diệt lịch sử. Đương thời, các chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh như giáo sư William J. Duiker, Sophie Quinn - Judge v.v... đã đem hết tâm huyết để dựng lại sự thật về con người Hồ Chí Minh. Họ đã sưu tầm được những tấm ảnh cùng vô số những vấn đề còn nghi hoặc trong quá trình hoạt động của nhân vật huyền thoại này. Bản thân tôi đang nắm giữ những bí mật liên quan đến thân phận Hồ Chí Minh, tuy nhiên, sẽ là không công bằng với lịch sử nếu chỉ giữ làm của riêng, cho dù trong người tôi cũng có dòng máu Hồ Chí Minh. Thế nhưng, do còn chưa tìm dược đầy đủ chứng cứ có tính thuyết phục, sợ người đời chỉ trích nên chưa dám công khai, cho du từ lâu, trong gia tộc đã lưu hành lời khẩu truyền về một "bí mật dòng họ".

Bản thân tôi từng tốt nghiệp Khoa Lịch sử, gánh trên vai sự ủy thác của gia tộc, xét thấy, cần phải vô tư đem những tư liệu lịch sử về Hồ Chí Minh công khai với thế nhân, để các chuyên gia, học giả làm cơ sở nghiên cứu, nhằm đưa đến cho người đọc một Hồ Chí Minh đúng với sự thật lịch sử.

Hiện tại, tác giả chính thức viết bài công bố: Người mang tên Hồ Chí Minh, "Cha già dân tộc Việt Nam", xuất hiện vào thời kỳ sau năm 1933, chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan, hoàn toàn không phải tự bản thân bịa đặt bởi ham hố hư danh. Thực ra, cẩn thận nhìn lại toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh, đứng trên lập trường gia tộc mà xét, nghĩ lại thật vô cùng đau xót khi người con trai duy nhất của Hồ Tập Chương là Hồ Thự Quang nói chuyện với tôi: "Thấy cha đẻ Hồ Chí Minh của mình là Chủ tịch nước Việt Nam mà không biết làm thế nào, chỉ nhìn rồi thương cảm". Vào lúc chú Thự Quang lâm chung, lòng vẫn không nguôi ngoai nhớ đến phụ thân.

Từ lâu, tôi đã nhận sự ủy thác của gia tộc, trường kỳ tìm hiểu những chứng cứ có liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh. Hơn nữa, vào lúc hấp hối, cha tôi còn dặn lại: "Một số tấm ảnh chụp cuối đời Hồ Chí Minh, nhìn kỹ càng giống ông nội con. Thời cơ đã đến, chớ ngại đem sự thật dòng họ viết thành sách để người đời hiểu rõ". May thay, sau khi hỏi chuyện những bậc cao niên trong họ, cùng nhiều năm sưu tầm tư liệu, đối chiếu với các tác giả viết truyên ký về Hồ Chí Minh, kể cả những điểm còn mù mờ trong cuộc đời hoạt động của ông, tôi đã sọan được cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" (Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh), sau đó thì ngừng viết nhiều năm, trong lòng luôn thắc thỏm bất an, nhưng cuối cùng cũng hoàn thành được công việc gia tộc giao phó. Tác giả tự thấy phải có trách nhiệm công bố trước độc giả: "Hồ Chí Minh sau năm 1943 tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc". Về điểm này, tôi hoàn toàn có đầy đủ chứng cứ đích xác. "Còn Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan".

Lịch sử giống  như một tấm gương luôn nhắc nhở chúng ta, phàm là các dấu vết sửa chữa, ngụy tạo, làm lại như nguyên mẫu, cho dù trải qua năm tháng, nhưng cuối cùng vẫn bộc lộ hình tích.

Ngày tháng thoi đưa, tác giả nhẫn nại chờ đợi thời cơ. Vào năm 2000, giáo sư William J. Duiker, xuất bản cuốn "Truyện Hồ Chí Minh" tại Mỹ (Ho Chi Minh, by William J. Duiker, Hyperion, New York, 2000).

Năm 2001, tại Anh Quốc, Paul Draken công bố "Nhật ký Paul Draken - Nguyễn Ái Quốc", năm 2003, cũng tại Anh Quốc,  Sophie Quinn - Judge xuất bản cuốn "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941" (Ho Chi Minh: the missing Years 1919- 1941, by . Sophie Quinn - Judge, Hurst, Company. London, 2003). Sau đó ít lâu, vào năm 2004, tại Đại lục Trung Quốc, cac báo và tạp chí lần lượt cho đăng tải nhiều bài viết về tình yêu và hôn  nhân của Hồ Chí Minh. Các chứng cứ từ những tác phẩm nghiên cư có uy tín dần đần xuất hiện. Thời cơ từng bước chín muồi, lúc ấy tôi mới bắt tay viết "Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh".

Từ năm 1971, khi được đọc tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" của nhà sử học Đài Loan Tưởng Vĩnh Kính, trong đó có đoạn nói về việc "Nguyễn Ái Quốc mất tích vì bị bệnh chết", tôi nhận thấy, đây có khả năng là sự thật. Năm 1993, tôi lại đọc cuốn "Chú giải Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh" của giáo sư Hoàng Tranh, trong đầu càng nảy sinh nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc khó có thể là tác giả tập thơ này. Tuy vậy, tôi vẫn còn e ngại, chưa dám động bút, sợ chưa đủ chứng cứ, bị dư luận phản ứng, thành trò cười, liên lụy đến cả gia tộc.

Tôi đã biết rất rõ ràng, thời gian từ 1929 đến 1933, Hồ Tập Chương hoạt động ở Đại lục Trung Quốc, hẳn là còn lưu trữ trong hồ sơ của Đảng bộ Thượng Hải, cũng như thời kỳ từ năm 1933 đến 1938, Hồ Tập Chương hoạt động ở  Mạc Tư Khoa cũng còn lưu tại hồ sơ Trung tâm Quốc tế cộng sản. Tại hai nơi này, ta có thể tìm được những chứng cứ quan trọng bậc nhất về lai lịch Hồ Tập Chương, cho dù từ lâu nay, tầng lớp lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ra sức che giấu.

Xét thấy, bản thân kiến thức và khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, sự hiểu biết về lịch sử nông cạn, và nhất là chưa có được sự can đảm, thế nhưng, may mắn thay, như kẻ "mò kim đáy bể", tôi đã tiến một bước trong việc tìm được cứ liệu lịch sử quan trọng bậc nhất. Từ những  tư liệu của giáo sư William J. Duiker, và Sophie Quinn- Judge, tôi kiểm tra, so sánh, đối chiếu, cuối cùng đã tìm ra được sự thật lịch sử trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, trả lại thân phận chân chính cho Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương. Tôi từng đặt tay lên ngực tự hỏi: "Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài Loan?", rồi tự thấy đã rõ ràng liền trả lời: "Đương nhiên là người Việt Nam, bởi Hồ Chí Minh chẳng qua chỉ sinh ra tại Đài Loan mà thôi". Sứ mệnh của Hồ Chí Minh là phụng sự nền độc lập Việt Nam, hy sinh gia đình, bỏ vợ con ở Đài Loan, cống hiến trọn đời cho dân tộc Việt, thậm chí không oán thán, không hối hận, cam chịu hóa thân thành Nguyễn Ái Quốc.

Từ năm 1934 , bắt đầu thời kỳ đỉnh cao hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trong lòng đã tự nhận mình là người Việt Nam, chỉ là vì thời cơ bên ngoài chưa chín, nên không dám công khai thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, dù cho, tháng chín năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, ông đã đọc "Tuyên ngôn độc lập" với danh xưng "Hồ Chí Minh" truyền đi khắp thế giới. Việc này cũng chẳng phải là dụng ý tư tâm của Hồ Chí Minh vì muốn nổi tiếng mà không lấy danh nghĩa Nguyễn Ái Quốc để phát ngôn. Bởi lẽ, lúc ấy trong Chính phủ lâm thời có phe đối lập. Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Trương Trung Phụng thuộc phái Troskism như cú nhòm nhà bệnh, bởi họ đều biết rất rõ, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Nếu Hồ Chí Minh công nhiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc điều hành chính phủ, sẽ là điều kiện thuận lợi để họ vạch trần ông đã lừa dối nhân dân Việt Nam cầm quyền, kích động quần chúng đứng lên phản đối Việt Minh, hủy hoại hình ảnh yêu nước, thương dân của "Cha già dân tộc".

Năm 1946, Hồ Chí Minh đích thân tham dự Tổng tuyển cử toàn quốc, bầu chọn dược 323 đại biểu Quốc hội, nhất trí đề cử Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời suy tôn ông là "công dân số một". Thời kỳ này, nhóm Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đều đã theo quân đội Quốc dân đảng về Trung Quốc. Năm 1951, Việt cộng thành lập Đảng Lao động, độc quyền lãnh đạo đất nước, đến lúc ấy, Hồ Chí Minh mới công khai thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Mãi đến năm 1969, trước khi Hồ Chí Minh qua đời, trong bản "Di chúc", ông vẫn canh cánh trong lòng, không quên nền độc lập dân tộc, không quên sự đoàn kết phấn đấu của Đảng, không quên các liệt sĩ, không quên sự bình đẳng giới đối với phụ nữ, không quên sự giáo dục thiếu niên nhi đồng, không quên cuộc sống cần phải có hạnh phúc, tự do của nhân dân. Hồ Chí Minh đã dành hết sức lực, tinh thần và tình cảm cho đất nước và nhân dân Việt Nam, vậy thì ai dám bảo ông là người Đài Loan? Bởi lẽ ông chỉ miễn cưỡng sinh ra ở đất Đài Loan mà thôi.

Có người bạn biết tôi đang viết cuốn "Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh", đã tỏ thái đọ khiếp sợ mà nói: "Ông viết Hồ Chí Minh là người Đài Loan không sợ bị phản ứng sao? Việc ông làm có thể sẽ xúc phạm đến dân tộc Việt Nam ". Nghe xong, tôi bình tĩnh trả lời: "Hồ Chí Minh qua đời đã 40 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc đã 35 năm. Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định Mậu dịch song phương và gia nhập tổ chức WTO. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch đạt 970 triệu dollar, tăng trưởng kinh tế mỗi năm ước tính 20%. Hai nước đã sớm bắt tay nhau đối thoại hòa bình, tích cực phát triển quan hệ song phương. Việt Nam và Đài Loan cũng đã thiêt lập quan hệ ngoại giao 15 năm. Căn cứ vào con số thống kê của Bộ Kinh tế, năm 2007, kim ngạch đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam khoảng 10 tỷ dollar, là nhà đầu tư đứng thứ hai ở nước này.

Năm 1946, Hồ Chí Minh có dịp trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài. Bài phỏng vấn này, sau đó được đăng tải trên báo "Cứu quốc" ngày 21 tháng giêng năm 1946. Tiếp đó, Hồ Chí Minh trả lời một người bạn:

"Một là, tôi, Hồ Chí Minh không có mảy may tham vọng công danh phú quý, hiện tại ở cương vị chủ tịch nước là do sự ủy nhiệm của đồng bào toàn quốc, tôi sẽ đem hết sức mình mà làm, giống như một người lính, nhận mệnh lệnh đất nước, xông ra chiến trường. Tôi chỉ có một nguyện vọng khắc sâu trong lòng là, làm thế nào để đất nước hoàn toàn độc lập, dân tộc dược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Ngày khác, nếu đồng bào yêu cầu từ chức, tôi sẽ rất vui sướng trút bỏ trách nhiệm, sau đó làm một gian nhà nhỏ bên núi xanh, suối biếc, có thể trồng hoa, câu cá, suốt ngày làm một lão tiều phu thả trâu, cùng lũ mục đồng kết thành bè bạn, không còn bất cứ mối liên hệ nào đến chuyện danh lợi.

Hai là, trong một nhà nước dân chủ, mọi người đều tự do tín ngưỡng, tự do thành lập đoàn thể, bởi hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi chỉ đứng ngoài các đảng phái, tìm kiếm nền độc lập dân tộc. Nếu như nhà nước chỉ có nhu cầu thành lập một đảng, thì đó sẽ là "Đảng Việt Nam Quốc gia Dân tộc". Nhiệm vụ duy nhất của đảng này, tựu trung là làm thế nào để quốc gia, dân tộc hoàn toàn tộc lập. Đảng viên của đảng này, mọi công dân Việt Nam đều có thể tham gia, nhưng những kẻ bán nước và những kẻ tham ô thì cấm cửa. Hy vọng các nhân sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước hiểu rõ cho điều này".

Ngày nay, khi luận về thân thế Hồ Chí Minh và công lao của ông, chúng ta nên để cho lịch sử phán xét. lấy việc Hồ Chí Minh nhận lời phỏng vấn ký giả ngoại quốc làm cơ sở kiểm nghiệm, có phải ông đã thành tâm thể hiện lòng trung thành với nhân dân Việt Nam qua những lời hứa hẹn? Có phải những nhà lãnh đạo Việt Nam chân chính trên con đường gian nan tìm kiếm nền độc lập dân tộc không suy nghĩ đến lợi ích riêng tư? Tự mình không làm mất thanh danh, phá hoại công khí quốc gia? Sinh thời, Hồ Chí Minh đã vận động thực hiện "cần kiệm liêm chính", tự mình làm gương cho mọi người noi theo. Hồ Chí Minh còn vận động phong trào xóa nạn mù chữ, vận động phong trào thể dục thể thao để nâng cao sứckhỏe, vì thế, việc nhân dân Việt Nam gọi ông là "Bác Hồ" liệu có phải xuất phát từ lòng kính trọng? Bỏ đi những phán xét của ông chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam mới chính là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân tộc và sự tôn nghiêm của ông.

Tôi đã từng hỏi chuyện một số bạn bè Việt Nam tại Đài Loan: "Có tin tức loan truyền Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, thậm chí là người Đài Loan, bạn nghĩ như thế nào?". Một người có trình độ đại học trả lời: "Hồ Chí Minh mất cách đây đã khá lâu, ông đã có cống hiến nhiều cho Việt Nam. Mục đích của chúng tôi sang đây là kiếm tiền cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Chúng tôi luôn cố gắng phấn đáu học tập kỹ thuật, trau dồi học vấn để tăng khả năng cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế, làm cho dân giầu nước mạnh. Còn chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay Đài Loan hãy để cho lịch sử phán xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc này không phải là quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ tươi sáng trong tương lai". Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan thì nói: "Trước đây hình như tôi đã nghe nói đến Hồ Chí Minh là Hoa kiều. Việc này nên để lịch sử thẩm định. Chúng tôi không có ý kiến gì nếu quả thật Hồ Chí Minh là người Đài Loan". Rồi chị cười nói vui: "Hai nhà thành một nhà thân thiết, chẳng là rất tốt sao?".

Nghe các bạn trả lời, tôi có cảm giác như mình từng đến Việt Nam nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát sau cuộc chiến, đang từng bước hồi sinh phát triển.

Ghi nhớ lời dặn, nhìn về tương lai

Hồ Chí Minh có phải là người ủng hộ đường lối của Quốc tế cộng sản hay là người theo Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc? Từ lâu nay, người Mỹ luôn tranh luận về vấn đề này. Những năm gần đây, các học giả Mỹ đã đi đến thống nhất nhận định, thời kỳ đầu đúng là Hồ Chí Minh theo đường lối Dân tộc chủ nghĩa, sau đó mới là Cộng sản chủ.nghĩa

Lúc ấy, chính sách chống cộng của Harry Truman rất cứng rắn khiến cho nước Mỹ hiểu lầm về Hồ Chí Minh và tình hình chính trị Việt Nam. Sai lầm này khiến cho quân đội Pháp tái chiếm Hà Nội, làm mất đi thời cơ hòa bình và phát triển đất nước mà lịch sử dành cho, thậm chí còn ảnh hưởng đến mãi sau này, khi mà Mỹ đem nửa triệu quân vào Việt Nam tiến hành cuộc chiến chống cộng nhưng đã thất bại.

Nước Mỹ nhận đinh sai lầm về Hồ Chí Minh chỉ vì Mỹ đem sự kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Cộng sản Pháp, năm 1924 đã có chỗ đứng trong ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản, nhưng năm 1945, ông lại tích cực tìm kiếm mối quan hệ hữu hảo với Mỹ, thậm chí còn giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Do hoàn cảnh bắt buộc, thực chất chỉ là đóng vai diễn chứ không phải Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là một người.

Năm 1944, nhân việc giải cứu một phi công do máy bay bị bắn rơi tai sơn khu Việt Bắc là Rudolph Shaw, vì thế, lần đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp xúc với người Mỹ và quen biết với một số nhân viên cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ (Office of Strategic Services) là Allison Thomas, Charles Fenn và Archimedes Patti. Những nhân viên tình báo này, chẳng những đã có một thời kỳ dài cùng sống với Hồ Chí Minh ở sơn khu Việt Bắc mà còn đi với ông về Hà Nội, cùng Việt Minh tham gia vào cuộc Khởi nghĩa tháng Tám. Họ tuy biết Hồ Chí Minh là đặc vụ của Quốc tế cộng sản, nhưng họ cũng nhận thấy ông là người theo chủ nghĩa thực dụng, cho nên đã giúp đỡ Việt Nam giành độc lập.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói với Patti rằng, ông không phải là con rối của Mạc Tư Khoa, ông là một đặc vụ tự do. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa theo Mỹ sẽ được chi viện nhiều hơn so với Nga Xô. Việt Nam sẽ là đồng minh của nước Mỹ. Ông cũng nhờ Patti chuyển lời đến nước Mỹ: "Cảm ơn người Mỹ hỗ trợ, Việt Nam sẽ coi nước Mỹ là bạn bè".

Tiếc thay, câc quan chức ngoại giao Hoa Kỳ không nhận ra sự thành tâm tìm sự hợp tác, trước sau họ vẫn cho rằng Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Ái Quốc. Đây chính là chiêu bài của những kẻ ủng hộ ý kiến coi ông là người theo đường lối Quốc tế cộng sản. Tổng thống F. Roosevelt đã truyền đạt: "Việt Nam tìm kiếm ở Hoa Kỳ tinh thần độc lập, Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là mẫu mực của Việt Nam", thậm chí, ông còn khẩn thiết yêu cầu nước Mỹ lấy mô hình Philippines để đối xử công bằng với Việt Nam. Việt Nam sẽ mở cửa eo biển Kim Lan cho Hoa Kỳ sử dụng làm căn cứ hải quân Viễn Đông, đồng thời còn dành cho quy chế tối huệ quốc về lợi ích kinh tế.

Từ tháng mười đến tháng mười một năm 1945, Hồ Chí Minh liên tiếp gửi ba bức thư đến Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ, thỉnh cầu nước Mỹ giúp đỡ Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, vào lúc ấy, tổng thống F.Roosevelt vừa qua đời, người kế nhiệm là Harry Truman, một nhà lãnh đạo chống cộng cực đoan. Bao nhiêu nỗ lực của Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm sự hợp tác giúp đỡ của Mỹ đều thất bại. Ngày 6 tháng ba năm 1946, quân đội Pháp được Mỹ viện trợ, quay lại chiếm đòng Hà Nội.

Vào dịp Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 60 năm lập nước, cựu thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt viết bài "Đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân thành công của chúng ta" đăng trên các báo quốc nội, kêu gọi nhân dân thực hiện chủ trương dại đoàn kết. Trong bài viết của mình, Võ Văn Kiệt đã dẫn lời của Hồ Chí Minh, đồng thời đề cập đến một số sự kiện xảy ra trong mấy chục năm qua. Ông cũng nhắc đến việc năm 1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo chính phủ, chủ trương xóa bỏ chế độ cũ, vốn là nguyên nhân gây thù hận và phân hóa xã hội, hướng đến việc xây dựng đất nước trong tương lai, tiếp nhận những người tài năng, trọng dụng những người có nguyện vọng xây dựng đất nước mà không cần biết những việc làm của họ trong quá khứ.

Phần kết luận, Võ Văn Kiệt viết: "Sử dụng đối kháng và bạo lực để giải quyết vấn đề chỉ là từ trong hận thù phát sinh hận thù mới. Lấy phương thức cảm hóa giải quết tranh chấp, hận thù có thể loại bỏ. mà lại có cơ hội tăng cường sức mạnh. Nếu như lấy ý thức giai cấp phân biệt nhân dân, vì thua mà hận thù, vì thắng mà kiêu ngạo, với chính mình, với quốc gia, thì hình ảnh ấy trước thế giới chẳng có chút ý nghĩa gì". Võ Văn Kiệt tin tưởng: "Đất nước, núi sông, văn hóa không phải là của riêng bất cứ ai, của giai cấp nào hoặc đảng phái nào. Nó là của mỗi người Việt Nam, là tài sản chung của nhân dân Việt Nam. Dân tộc mà phân hóa, đối địch, cho dù tài nguyên đất nước phong phú, nguồn nhân lực dồi dào cũng không thể có động lực sáng tạo mà địa vị quốc tế cũng không bền vững. Nhìn ra thế giới, các kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Nhân lực tập hợp vùng lên, mọi sức mạnh được huy động, lòng người không còn nghi ngại. Có được sức mạnh tổng hợp, sẽ đến một ngày đất nước cất cánh.

Tôi xin lấy "Ghi nhớ lời dặn, nhìn về tương lai" làm lời kết cho cuốn sách. Cái gọi là "Ghi nhớ lời giáo huấn" chỉ là chớ quên những bài học và kinh nghiệm lịch sử. Nhận lầm Hồ Chí Minh không phải không có thể là đồng minh chống cộng, vì thế, đã tạo nên cuộc chiến thảm khốc mười năm ở Việt Nam. Cái gọi là "nhìn đến tương lai là chỉ trong sự dối lập và thù hận, nếu nắm được thời cơ xoay chuyển tình thế thì sẽ có kết cụ tốt đẹp.

Chú thích:

(1) Chưa đối chiếu được tên bằng tiếng Pháp.
(2) Chưa đối chiếu được tên tác giả bằng tiếng Nga.
(3)Chưa tìm được tên phố bằng tiếng Nga.
(4) Chưa tìm được nguyên danh bằng tiếng Nhật
(5) Nguyên văn là "Quốc phụ"(Chỉ Tôn Trung Sơn)
(6) Phát xít Pháp
(7) Chưa đối chiếu được họ của tác giả bằng tiếng Pháp
(8)Chưa đối được với nguyên danh bằng tiếng tiếng Nga

Tài liệu tham khảo

I - 中文書目

1."胡志明在中國"蔣永敬著, 傳記文學出版社, 1971,台北。

2."胡志明與中國" 黃錚編著, 解放軍出版社, 1987, 北京。

3. "胡志明獄中詩注釋" 黃錚注釋, 廣西教育出版社,1992, 廣西。

4. "胡志明與越南獨立" 楊碧川著, 一橋出版社, 1998, 台北。

5. "龍保羅日記  -  阮愛國"  保羅德芮肯YAOX集團發行電子檔, 2000, 台北。

6."抗日戰爭在中國的外國家元首國" 曹晉杰著, 人民出版社, 2002, 黑龍江。

7. "越南國父 - 胡志明" 李家忠編譯, 世界知識出版社, 2003,  北京。

8. "胡志明漢文詩抄, 注釋, 書法",  黃錚編著, 廣西師範大學出版社, 2004, 桂林。

9."越南胡志明在柳州"  柳州巿文化局編, 廣西人民出版社,2005,柳州。

10."胡志明與廣西", 廣西社會科學院編著, 廣西人民出版社, 2006, 廣西。

11. "戰鬥中的新越南" 麥浪著, 新越南出版社, 1948, 河內。

12. "越南人民反帝鬥爭史" 呂毅著, 東方書社出版, 1951, 上海。

13. "越南人的解放鬥爭" 陳懷南著, 世界知識社, 1954, 北京。

14. "八月革命史" (1945年) 越南外文社出版編, 文外出社, 1972, 河內 。

15. "滄海一粟" 黃文歡革命回記錄, 解放軍出版社, 1987, 北京。

16. "日据時代臺灣共產黨史(1928 - 1932)" 盧修一著, 前衛出版社, 1989, 台北。

17. "越南歷史" 吳鈞著, 自猶僑聲雜誌社, 1992, 西貢 (Sài Gòn)。

18. "陶鑄傳" 鄭笑楓,舒玲著, 中國青年出版社, 1992, 北京。

19. "康生與 '內人黨' 冤案" 祝東力著, 中共中央黨校出版社, 1995, 北京。

20. "亞細亞的孤兒" 吳濁流著, 草根出版社, 1995,  台北。

21. "李富春傳" 房維中,金沖及著, 中央文獻出版社,, 2002, 北京。

22. "中外領袖之間 , 卷 13-14 胡志明" 南哲著, 紅旗出版社, 2003, 北京。

23. "李克農傳" 徐林祥,朱玉編著 安徽人民出版社, 2003, 合肥。

24. "葉劍英的非常之路" 氾碩著, 安徽人民出版社, 2003, 北京。

25. "李立三紅色傳奇上 . 下" 李思慎著, 中國工人出版社, 2004, 北京。

26. "張發奎傳" 王心鋼著, 珠海出版社, 2005, 珠海市。

27. "生死歲月 - 胡志明小到紀行" 趙銳著, 軍事誼文出版社, 2005, 北京。

28. "廬山檔案" 馬社香著, 安徽人民出版社, 2006, 北京。

29. "陳賡傳" 陳賡傳編寫組, 當代中國出版社, 2007, 北京。

30. "蘇聯史論" 吳恩遠著,人民出版社, 2007, 北京。

31. "日据時期台灣人反抗史", 楊碧川著, 稻香出版社, 1988,  台北。

II -  外文中譯的書目

1. "胡志明第一 四篇日文版" 吳濁流著, 國華書局出版, 1946, 台北。

2. "胡志明第一五篇日文版"  吳濁流著,學友書局出版, 1948, 台北。

3. "新越南" Andrew Roth 著, 移模譯, 時代書報出版社, 1948,  上海。

4. "自猶越紀行" Leo Figueres 著, 陳占元譯, 世界知識社, 1954, 北京。

5. "十七度線以北" 威 . 具卻敵著, 曾浩譯, 世界知識社, 1956, 北京。

6. "亞細亞的孤兒" 傳恩榮譯,  南華出版社, 1962, 台北。

7. "北越內幕" P. J. Honey 著, 陳銘感譯, 篝火出版社, 1966,香港。

8. "為了獨立自由為了社會主義" 胡志明著, 外文出版社, 1971, 越南河內。

9. "與河內分道揚鑣" 張如磉著, 強名,華實譯, 世界知識社, 1989, 北京。

10. "宋慶齡傳上. 下" Istael Epstein 著, 沈蘇儒譯, 日臻出版社, 1994, 北京。

11. "周恩來與現代中國" Han Suyin著, 張連康譯, 絲路出版社, 1995, 台北。

12. "胡志明" D.O. Lloyd, 尤淑雅譯, 鹿橋文化事業出版, 1966, 台北。

13. "胡志明主席傳略和事業" 阮芳草編輯, 文化通訊出版社, 2007, 越南河內。

14. "胡伯伯日常生活的故事" 歐越興編輯, 世界知識社, 2007, 越南河內。

15. "台灣抗日運動史研究" 若林正文著, 台灣日文史料典籍研讀會譯,   播種者出版社, 2007, 台北。

III. 英文書目

1. From Colonialism to Communism a case  History of  North Vietnam, by Hoang Van Chi an introduction by P.J. Honey, Frederick A. Praeger, New York. London, 1965.

2. Ho Chi Minh a Biographical Introduction, by Chrales Fenn. Charles Scr1bnwr's Sons, New York, 1973.

3. Who's who in political revolutions: seventy- three men and women who changed the world, Jack A. Goldstone, Congressional Quarterly, Washington, D.C. 1999.

4. Ho Chi Minh, by William J. Duiker, Hyperion, New York, 2000.

5. Ho Chi Minh: the missing Years 1919- 1941, by . Sophie Quinn - Judge, Hurst, Company. London, 2003.

6. Down With Colonialism Ho Chi Minh, by Walden Bello. Verso, New York. London, 2007.

7. Ho Chi Minh a Biographi, by Pierre Brocheux, Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, 2007.

IV. 越文書目

1. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 1 (1919 -1924), Nhà xuất bản Chính trị Quốc   gia, 2002, Hà Nội.

2. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 2 (1924 -1930), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

3. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 3 (1930 -1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

4. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 4 (1945 -1946), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

5. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 5 (1947 -1949), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

6. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 6 (1950 -1952), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

7. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 7 (1953 -1955), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

8. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 8 (1955 -1957), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

9. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 9 (1958 -1959), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

10. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 10 (1960 -1962), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

11. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 11 (1963 -1965), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

12. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 3 (1966 -1969), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.

13. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Thanh niên, 1958, Hà Nội.

14. "Nghệ thuật thư pháp với thơ 'Nhật ký trong tù' của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Nguyễn Việt biên soạn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2003, TP. Hồ Chí Minh.

15. "Chị Minh Khai", Nguyệt Tú, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

16. "Bác Hồ viết di chúc", Vũ Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ Chí Minh.

17. "Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Vũ Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ Chí Minh.

18. "Kỷ niệm về Bác", Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tông tin, 2007, TP. Hồ Chí Minh.

19. "Hồ Chí Minh, nhà dự báo thiên tài", Trần Đương, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.

20. "Chuyện kể về thời thiếu niên của Bác Hồ", Đỗ Hoàn Linh -Nguyễn Văn Dương biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2008, Hà Nội.

21. "Hồ Chí Minh, nhà báo cách mạng", Cao Ngọc Thắng, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.

22. "Những năm tháng bên Bác Hồ kính yêu", Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.

23. "Hỏi đáp về thời thanh niên của Bác Hồ", Nguyễn hương Mai biên soạn,Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.

24. "Bác Hồ trên đất nước Lê nin", Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.

25.. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Trẻ, 2008, TP. Hồ Chí Minh

V. 論文,期刊,報紙,網欄專文

1. "台灣日新報" 國家圖書館視聽室微膠捲, 1938 年11月12日, 18日, 21日, 12月, 7日。

2. "胡志明在香港 1931- 1932年" DennisDuncanson "中國季刊 1- 3期" 1974   年。

3."胡志明和他的中國夫人曾雪明" 徐雙明 "武漢文史月刊" 2001 年第一期。

4. "李克農在桂林"(八辦)的傳奇鬥爭" 庾晉 "文史春秋" 2003年第十二期。

5. "一九三十一年香港案件" 阮越鴻 "越南國父胡志明附錄" 2003年。

6. "胡志明遺體保存祕聞" 李家忠, "世界新聞報" 2004年12月10日。

7. "胡志明與林依蘭的生死戀" 梁益新 "人民文摘" 2004年第十二期。

8. "越南戰爭實錄" 解力夫 "網路電子書" 2004年

9. "胡志明私人生活離不開中國" 李家忠 "世界新聞報" 2005年7 月11日。

10. "見證中越友誼追憶胡志明" 熊紅明 "越南早報" 2006年 8月14日。

11. "胡志明的妻妾情人們" 嶺南遺民 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2006年   10月。

12. "胡志明在龍州的革命祕事" 李偉東 "廣西日報" 2006年 12月27日。

13. "胡志明之政治道路" 阮世英 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2007年。

14. "吳濁流 '胡志明' 研究" 河原功 "台灣文學學報" 第10期 2007年。

15."中國共產黨早期為收回臺灣主權所作的努力3"田鶴年 "台海歷史縱橫"  2007年。
 

Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh
Tác giả: Hồ Tuấn Hùng
Tháng giêng năm 2013
Người dịch: Thái Văn

Nguồn: http://ethongluan.org
 

www.geocities.ws/xoathantuong