TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý

THÔNG ÐIỆP CHÍNH TRỊ TRONG ÐOẠN TUYỆT

(Update Feb.08.02)

Từ trước đến nay, những nhà phê bình văn học vẫn coi tiểu thuyết " Ðoạn Tuyệt" của văn hào Nhất Linh là một cuốn tiểu thuyết luận đề. Luận đề ở đây là sự xung đột giữa cái mới và cái cũ. Loan, nhân vật chính trong truyện, tượng trưng cho phái mới tân học, đã xung khắc kịch liệt với phái cũ, mà Thân chồng Loan cùng bà Phán Lợi, mẹ của Thân là người đại diện.

Tôi thuyết trình cuốn tiểu thuyết này trước lớp từ lúc còn ở trung học. Ðã mấy chục năm qua rồi mà trong đầu óc tôi còn lấn cấn một tình tiết trong truyện. Ðể dàn xếp cho cái mới, cái cũ gặp nhau rồi sự xung đột không thể tránh nổi đã xảy ra để cuối cùng dẫn đến sự " đoạn tuyệt", tác giả Nhất Linh cho bà Hai mẹ của Loan mắc nợ bà Phán Lợi ( mẹ của Thân) một món nợ để rồi phải gả Loan cho Thân như là một cách để trừ nợ. 

Thật ra đối với một người thanh niên như Thân, sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả như nhà bà Phán Lợi vào thời Pháp thuộc, chuyện Thân kiếm một người vợ không thể là một chuyện quá khó khăn, thế thì Thân cần gì phải đi lấy vợ theo cái kiểu trừ nợ cho gia đình vợ. Thân sẽ dễ dàng lấy một người con gái làm lụng tần tảo và đẻ nhiều để làm vừa lòng nhà chồng ( mẫu người đàn bà này có thể tìm thấy ở Tuất, người vợ kế của Thân mà bà Phán Lợi đã cưới cho Thân sau khi Loan bị tuyệt tự). Từ đầu chuyện, Nhất Linh chưa bao giờ cho thấy Thân say mê sắc đẹp của Loan một chút gì. Nếu Thân say mê Loan để rồi nhất định phải lấy Loan cho bằng được, và Loan dù không thích lấy Thân, nhưng cũng đành chấp nhận lấy Thân để trừ nợ cho gia đình thì câu chuyện sẽ trở nên hợp lý hợp tình biết bao. Cho nên chuyện Loan lấy Thân để trừ nợ trong khi Thân chưa tỏ vẻ gì yêu thích Loan đã nói lên cách dựng chuyện khá gò ép của Nhất Linh. Dù sao đây cũng chỉ là một hạt bụi trong tuyệt phẩm Ðoạn Tuyệt.

"Ðoạn Tuyệt " đã gây ra hai thái độ thưởng thức chống đối nhau. Trương Chính thì cho rằng :

" Ðoạn Tuyệt là một kiệt tác trong văn học hiện đại. Và " Ðoạn Tuyệt " không chỉ có một giá trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được."

Nguyễn công Hoan, trái lại, phản đối :

" Ðoạn Tuyệt " theo ý ông, nếu không là khí giới của kẻ chủ tâm phá hoại thì cũng là phương lược cuối cùng của nhà cách mạng cực đoan." 

Tuy nhiên, dù " Ðoạn Tuyệt " có đôi chỗ quá khích, nhưng Nhất Linh đã đưa ra một quan niệm để giải phóng cho cá nhân khỏi bị sự câu thúc vô lý của chế độ đại gia đình. Sự dằng co của cá nhân và gia đình đã được giải quyết ổn định. (1)

Ðọc xong cuốn Ðoạn Tuyệt , người đọc thấy thương Loan và ghét cay ghét đắng bà Phán Lợi thì coi như Nhất Linh đã thành công trong chuyện cổ võ lối sống mới và từ bỏ chế độ đại gia đình tù túng cổ hủ vốn đã giết hạnh phúc của biết bao thiếu nữ lớn lên như Loan.

Ngoài việc đưa ra sự xung đột giữa cũ và mới, Nhất Linh còn đưa vào một thông điệp chính trị mà phải tinh ý lắm người ta mới nhận thấy. Trong đoạn tả Dũng ăn tết ở nhà một người bạn tên Ðộ ở một vùng đồn điền xa xôi, Nhất Linh viết :

" Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió.

Dũng và Ðộ, hai người thẫn thờ, không nói, ngả đầu vào lưng ghế, nhìn khói thuốc từ từ tan ra ngoài nhà rồi tan vào khoảng không.

Trên bàn phủ vải trắng, có để một chai rượu mùi, hai cái cốc đầy rượu và một đĩa quả: sắc thủy tinh trong, pha với màu xanh,vàng, đỏ của trái cây, diễn ra trong một quang cảnh ấm áp.

Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà gần như không có sức lên cao nữa, tỏa ra thành những đám màu lam ôm lấy các mái tranh.

Tiếng người gọi nhau ở dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẽo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm. Ðã mấy nghìn năm, họ sống như bám lấy mảnh đất già cỗi, xưa thế nào giờ vẫn thế, vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông này, không hề khao khát một cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngàỳ mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay.

Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước đây không phải là những vua chúa danh nhân, mà chính là đám dân hèn không tên không tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân.

Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiễn năm trong một tòa nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hòa với đám dân không tên tuổi, sống cái đời của họ sống, mong ước như họ mong ước, khác nào một cây cỏ lẫn trong muôn nghìn cây cỏ ngoài nội.."

(Ðoạn Tuyệt) Trang 103- 104

Thông điệp chính trị mà Nhất Linh muốn nhắc nhở ở đây là , " Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân."

Trong tác phẩm " Ðôi bạn" một lần nữa Nhất Linh lại bày tỏ lòng yêu dân chân thành qua những suy nghĩ của nhân vật Dũng trong truyện :

" Dũng châm một điếu thuốc lá hút rồi đưa mắt ngắm nghía đám người nhà quê thảm đạm, quần áo xơ xác trước gió, đương đứng đợi bên bờ sông. Họ đứng yên, không nói, vẻ mặt bình tĩnh, không nghĩ ngợi gì về chuyến đò mà họ đợi sang. Dũng thấy là hình ảnh của cả cuộc đời ; họ sinh ra, sống thản nhiên không hiểu vì cớ gì , rồi lại khuất đi như những người bộ hành, một chiều đông, qua bến đò, in bóng trong chốc lát trên dòng nước trắng của cuộc đời chảy mãi không ngừng."

Ðôi Bạn ( trang 70-71)

Nói chung suy nghĩ của Dũng trong " Ðoạn Tuyệt " và " Ðôi Bạn" đều là biểu hiện lòng thương cảm sâu xa với người dân nghèo khổ ở thôn quê cũng như ước mong họ sẽ có một cuộc đời tươi sáng hơn trong những ngày sắp tới. Họ là hình ảnh tiêu biểu của đất nước. Yêu nước là yêu những người dân nghèo khổ, bất hạnh này. 

Cái điều Nhất Linh đưa ra trên đây xem ra có vẻ đơn giản nhưng cứ nhìn lịch sử Việt Nam thì mới thấy câu nói trên là một câu nói sâu sắc, thâm trầm. Hưng Ðạo Ðại Vương trước khi mất đã trăn trối với vua Trần anh Tông bí quyết giữ nước hay nhất chính là phải " khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc" ( thương dân). :

" ..Làm thế nào thu hút được quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước, không còn gì hơn." 

Cuộc đời Trần Hưng Ðạo là một tấm gương phản chiếu chính xác các quan điểm trung hiếu của ông. Ông quả là một tấm gương đẹp đẽ và trong sáng cho muôn đời soi. Ông coi quyền lợi của tổ quốc là quyền lợi tối thượng nên ông không vâng lời trối trăn của cha để trả thù riêng cho gia đình. Bản thân ông, ông giải tỏa mối hiềm khích lâu ngày với Thượng thư Trần quang Khải. Ông đối xử với gia nô như khách quý, thương quân ( " cùng sĩ tốt ăn uống thì sĩ tốt quên được nỗi đói khát trên lưng ngựa, cùng sĩ tốt lên đài đi giày thì sau sĩ tốt quên được nạn chông gai ở ngoài quan ải, cùng sĩ tốt cùng dậy cùng nghỉ thì sau sĩ tốt quên được nỗi lao khổ của chiến chinh, lo cái lo của quân lính thì sau quân lính quên được vết thương vì gươm tên"), thương dân như con ruột nên dưới sự chỉ huy của ông, dân quân nước Nam ta đã đánh quân xâm lăng Mông cổ mấy lần xiểng niểng, tô đậm thêm nét vàng son hoa gấm cho lịch sử dân tộc.

Ðầu thế kỷ 20 có một người thanh niên tên Nguyễn tất Thành lên đường ra hải ngoại. Lúc đầu anh viết thư xin vào trường Thuộc địa để học. Không được chấp nhận anh đi hoạt động cách mạng với cái tên là Nguyễn Aùi Quốc ( Ái Quốc nghĩa là yêu nước ấy mà!). Dĩ nhiên không phải anh ta lấy cái tên " Ái Quốc" là chúng ta đã mặc nhiên công nhận anh là người " yêu nước". Cần phải nhận rõ ở đây là trong đầu óc của Nguyễn ái Quốc, tình yêu nước gắn liền và đồng hóa với chủ nghĩa xã hội. Lúc mới về nước để hoạt động dưới cái tên Hồ chí Minh , anh ta đã lấy tên Lê Nin và Các Mác để đặt tên cho sông núi Việt Nam ( Kia suối Lê Nin đây núi Mác- Hai tay gầy dựng một sơn hà! - ( thơ Hồ chí Minh) ). Khi đã nắm được chính quyền anh đưa ra quan niệm yêu nước thật kỳ quái " Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội." Có nghĩa yêu nước là phải yêu Các Mác, yêu Lê Nin, hay có thể nói ngược lại là " Không yêu Các Mác, Lê Nin là..không yêu nước." Tới ngày hấp hối trước khi lâm chung, anh để lại di chúc ao ước được đi gặp cụ Mác, cụ Lê Nin. Thật là từ trước đến nay chưa bao giờ thấy một người Việt Nam vong bản như Nguyễn ái Quốc. Phải nói là anh đã bán linh hồn cho quỷ đỏ, mở mắt ra là thấy Mác, Lê Nin, không hiểu anh ta yêu nước ở chỗ nào mà lấy tên là " Ái Quốc"! 

Chủ nghĩa Mác Lê Nin ngày nay đang phá sản trên toàn thế giới, ngay cả đất nước sản sinh ra nó là Liên Xô, thế mà ngày nay nếu không còn yêu chủ nghĩa Mác- Lê Nin thì coi như không còn yêu nước nữa hay sao? Nói lên điểm này để thấy cái bế tắc của tư tưởng Hồ chí Minh nói riêng và chế độ cộng sản Việt Nam nói chung hiện nay. Cho nên phải nhận định thẳng thắn là tình yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đối với đất nước Việt Nam khác với những nhà ái quốc dân tộc như Phan đình Phùng, Nguyễn thái Học. Chuyện anh ta chống Pháp vì lòng yêu nước hay chỉ làm tay sai cho Quốc tế thứ ba thì chuyện đó hãy còn gây tranh cãi trong giới chính trị và sử học.

Hãy nhìn kỹ những đồ đệ hậu duệ của anh ta như Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm văn Ðồng, Võ nguyên Giáp đã lộ rõ là một bọn phản dân, hại nước, đã im thin thít một cách hèn hạ và vô liêm sĩ lúc Trung Cọng cho quân đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xem thế thì đủ thấy cái quan điểm chống ngoại xâm của những người cộng sản Việt Nam nó không thuần túy giống quan điểm của người dân thường mà đã pha màu chủ nghĩa và ý thức hệ. Nếu Nguyễn ái Quốc có sống đến năm 1974 thì chắc chắn phản ứng của anh cũng không khác đám đồ đệ của anh vì bản thân anh, anh đã tình nguyện làm tên lính tiên phong hung hãn nhất của quốc tế vô sản. Quốc tế vô sản ( Trung Cọng) có xâm chiếm đất nước anh thì anh chỉ còn biết lặng thinh mà thôi. Ngay cả lúc thời Hồ chí Minh còn sống, một người tay chân của ông là thủ tướng Phạm văn Ðồng đã viết công hàm ngoại giao xác nhận chủ quyền của Trung Cọng trên quần đảo Hoàng Sa. Ðúng là những người cộng sản đã bán nước có văn tự hẳn hoi! Ðối với người cộng sản Việt Nam thì chuyện chống Tây, đánh Mỹ để làm nghĩa vụ với Quốc tế Cộng sản chứ chưa chắc là chuyện thuần túy đem lại độc lập cho xứ sở như Hai bà Trưng đánh quân Hán, Lê Lợi đánh quân Minh và Quang Trung đánh quân Thanh, và sự im lặng của chế độ Cộng sản Hà Nội lúc Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa đã chứng minh hùng hồn bản chất phi dân tộc của bọn lãnh đạo Bắc bộ phủ.

Cho nên chuyện Nguyễn Ái Quốc có yêu nước hay không thì hãy còn hạ hồi phân giải nhưng dứt khoát ông không phải là người thương dân. Cứ nhìn cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo ở Miền Bắc do anh ta phát động đã giết đi hàng trăm ngàn người thì mới thấy cái " lòng lang dạ thú" của Nguyễn Ái Quốc đối với đồng bào ruột thịt. Những nhà báo, nhà sử học Tây Phương đưa ra con số nạn nhân của cải cách ruộng đất chừng hai đến ba trăm ngàn người, Nguyễn chí Thiện đưa ra con số nửa triệu người ( " Nó là tên trùm đao phủ năm nào. Hồi cải cách đã đem tù đem bắn. Ðộ nửa triệu nông dân rồi bảo là nhầm lẫn! ( Nguyễn chí Thiện ( Không có gì quý hơn độc lập, tự do) ). Chuyện đem Trường Chinh ra thanh trừng sau khi toàn dân Miền Bắc phẫn nộ chỉ là trò " dê tế thần " . Phải sáng suốt nhận rõ thủ phạm trong cuộc cải cách ruộng đất chính là người có tên rất đẹp là Nguyễn Ái Quốc. Tự nhận mình là người yêu nước mà lại không thương dân, giết dân như giết kẻ thù, đúng là chỉ có cộng sản mới có thể làm như thế. Phải nói mà không sợ sai lầm rằng Nguyễn ái Quốc đã giết nhiều dân Việt Nam còn nhiều hơn là thực dân Pháp, đó là một sự thật phũ phàng và mai mỉa và là một vết nhơ trong lịch sử mà người cộng sản không bao giờ có thể rửa sạch được.

Nếu xét đoán tổng thống Ngô đình Diệm của miền nam dưới tiêu chuẩn " Yêu nước thì phải thương dân" thì lại lòi ra một nghịch lý trớ trêu là " Ngô đình Diệm yêu nước chứ không thương dân".

Từ thập niên 30 lúc quan thượng thư Ngô đình Diệm treo áo từ quan đã làm nhiều người kính phục. Nhà văn Nguyễn Vỹ trong tác phẩm " Tuấn, chàng trai nước Việt" cho rằng Ngô đình Diệm từ quan vì thấy không đương đầu nổi với địch thủ là học giả Phạm Quỳnh. Nhưng dư luận chung đánh giá ông Diệm là người yêu nước, quyết từ quan vì thấy thái độ của người Pháp không thật lòng trao trả quyền hành cho triều đình Huế. Ông sống một cuộc đời thanh liêm trong sạch trong khi làm quan nên sự đánh giá ông là người yêu nước là một sự đánh giá khả tín.

Hồ sĩ Khuê, một trong những người cộng tác với ông Diệm từ những ngày phôi thai của chế độ Ðệ nhất cộng hòa, sau này có viết một cuốn sách tên " Hồ chí Minh, Ngô đình Diệm và mặt trận giải phóng" có đưa ra những lời nhận định chính xác về ông Diệm như sau:

" ...Ông ( Diệm) chỉ tin dùng những người ông vừa ý. Ông tập họp và dung túng một lớp tay chân khuyển mã, chỉ đau đáu giữ mình thế nào cho khỏi bị thất sủng, lo làm vừa lòng ông hơn là làm nên việc cho ông. ( Trang 321, 331)

.... Ở thượng tầng, người Trung, người Bắc đều bị kỳ thị tất, chứ chẳng phải chỉ người Nam. Chẳng có lấy một ai chen vào trung tâm quyết định quyền chính được. Việc nước là việc riêng của anh em ông, của gia đình ông.. Người trong nước gọi chung là " Gia đình trị ".

... Ông Diệm yêu nước cách trọn vẹn, lấy đất nước làm cứu cánh tuyệt đối của ông. Tất cả con người ông, ông dành trọn cho đất nước. Nhưng ông Diệm thì không yêu dân, chỉ bắt dân phải yêu ông."( trang 31)

Có câu chuyện nhỏ sau đây đã nói lên chuyện Ngô đình Diệm không thương dân. Cụ Trần trung Dung khi tới Mỹ sau một thời gian tù đày trong trại tù cải tạo Cộng sản có trả lời một cuộc phỏng vấn và có tiết lộ một câu chuyện như sau. Số là Tổng thống Ngô đình Ðiệm, thường ra Huế, vừa để giải quyết tình hình ở miền Trung vừa thăm thân mẫu cư ngụ tại Huế. Mỗi lần tổng thống ra Huế, bộ thông tin phải điều động học sinh tại các trường ở Huế đi đón. Một số em khi đi đón không chịu nổi ánh nắng chói chang của mặt trời và vì phải ở ngoài nắng qúa lâu nên bị xỉu. Một số người ở bộ thông tin muốn trình bày vấn đế này lên tổng thống để xin miễn cho chuyện học sinh đi đón. Nhưng vì ngại trình bày trực tiếp với tổng thống Diệm nên họ nói lại với ông Trần trung Dung, lúc ấy đang làm bộ trưởng quốc phòng, nhờ ông Dung thưa lại với tổng thống. Ông Dung ghi nhận ý kiến và sau đó trình bày lại vấn đề này với tổng thống Diệm. Theo lời cụ Dung kể lại, khi nghe ông Dung trình bày xong vấn đề tổng thống nên miễn cho chuyện học sinh đi đón vì có nhiều em xỉu vì nắng thì tổng thống Diệm sa sầm nét mặt và nói với ông Dung, " Bộ tổng thống không phải là vua sao?" Sau chuyện này, tổng thống Diệm ngày càng lạnh nhạt với ông Dung để rồi đưa đến chuyện ông Dung phải từ chức Bộ trưởng quốc phòng. Cũng xin nhắc một chi tiết nhỏ ở đây là ông Dung vốn là cháu rễ của ông Diệm, ông không có gì để hận thù ông Diệm, nên chuyện kể lại của ông về ông Diệm có thể coi là trung thực chứ không giống như những chuyện tố cáo ông Diệm của những đối thủ của ông Diệm mà mức độ chính xác còn phải hạ hồi phân giải. 

Nói ra chuyện này để thấy một chuyện nhỏ là chỉ vì đi đón tổng thống mà các em học sinh bị xỉu thế mà tổng thống chẳng thèm quan tâm đến sức khỏe của các em, chỉ nghĩ đến cá nhân mình nên muốn có nhiều người đi đón thì mới oai,...mới giống vua! Ông Diệm đã thể hiện rất rõ cái lòng dạ dửng dưng lạnh nhạt với dân mà chuyện coi thường việc mấy em học sinh bị xỉu là một ví dụ điển hình rõ rệt nhất.

Rõ ràng ông Diệm có yêu nước nhưng không thương dân. Nhận xét này xem ra có vẻ nghịch lý nhưng thực tế phũ phàng cho thấy tổng thống Diệm đã xử sự như vậy. Yêu nước không có nghĩa là thương dân. Yêu nước là một chuyện mà thương dân là một chuyện khác. Tấm lòng đối với đất nước không nhất thiết là coi như có lòng thương đến đồng bào. Thường hai chữ " yêu nước" đi chung với " thương dân" nên người ta có thói quen nghĩ rằng hễ yêu nước là đương nhiên phải thương dân rồi. Thực tế cho thấy không nhất thiết như vậy. Câu thông điệp chính trị Nhất Linh gửi gấm trong " Ðoạn Tuyệt " Yêu nước là thương dân" thoạt mới nghe qua thì trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng cứ nhìn cách hành xử của hai ông Nguyễn ái Quốc và Ngô đình Diệm thì mới thấy câu nói trên thâm thúy và sâu sắc đến dường nào..

Còn nếu nói chuyện thương dân thì thương như thế nào? Qua bài thơ " Cây" , nhà thơ Nguyễn chí Thiện đã xót ra trước quê hương đau khổ và sự còi chột của đồng bào. Ðó là sự thể hiện rõ ràng nhất của lòng thương dân:

CÂY

Cùng với muôn loài, Ta sinh ra và lớn lên trong 
không gian man rợ
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở.
Nhờ ánh sáng mặt trời và những hạt nước mưa
Từ những chất vô cơ ngày đêm vận hành trong vũ trụ
Ta hút vào, nhả ra, thành hoa, thành nụ
Và lớn lên, nhọc nhằn từng vụ
Quê hương ta thường ăn chẳng đủ
Nắng hạn, sâu trời, binh lửa ly tan.
Ðàn em ta còi chột cơ hàn
Nhựa sống kiệt dần, héo rũ.
Bao năm qua sài lang làm chủ 
Bách tính muôn loài hiến máu phơi da
Ðêm đêm thường thao thức cùng ta
Sông núi âm thầm chẳng ngủ
Ta không có giấc mơ, mơ mình thành loài tượng thụ
Muôn đời trụ với thời gian
Ta chỉ mong sao trên mảnh đất suy tàn
Ðược góp một phần trái hoa phong phú
Thân mình ta thời gian tụ mủ
Những mũi tên thù, những vết dao đâm
Nơi rừng thiêng giam hãm thầm câm
Hoa trái của ta thâm bầm nở nụ
Xung quanh ta màu rêu xám phủ
Lá rụng, thu buồn, mốc ẩm, âm u
Ta đứng im, in bóng xuống ao tù
Gió lộng tầng cao ào ào nhắc nhủ
Ta vững tin, đất trời kia chẳng phụ
Công đất vun bồi nuôi dưỡng thân ta
Trong đêm cùng vùng nhiệt đới bao la
Trái lửa của ta sẽ bùng lên vạn ánh !.

(1974)

Nguyễn chí Thiện không chỉ yêu quê hương và đồng bào bằng những lời thơ suông. Năm 1979 ông đã dũng cảm xông vào tòa đại sứ Anh tại Hà nội để giao tập thơ " Hoa địa ngục" nhằm tố cáo những tội ác man rợ của cộng sản đối với đồng bào Việt Nam. Lá thư viết bằng tiếng Pháp kèm theo tập thơ có đoạn viết, " Tôi nghĩ rằng không phải ai khác mà chính chúng tôi, những nạn nhân có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi, hiện vẫn còn đang bị áp bức và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một hy vọng là mong được thấy thế giới ý thức rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng khiếp của nhân loại. Xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi cũng như những đồng bào bất hạnh của tôi." Chính vì lòng thương đồng bào sâu xa mà ông quên đi những cực hình đang chờ đợi ông sau khi quăng xong tập thơ. Ðồng bào hải ngoại cũng như quốc nội đều yêu quý ông vì tấm lòng thiết tha,vì ý chí dũng cảm của ông với dân, với nước. Hành động anh hùng này xem ra cũng hào hùng, đẹp đẽ như hình ảnh của người hùng Lý Tống cướp máy bay tung 50000 tờ truyền đơn xuống Sài gòn kêu gọi dân chúng nổi dậy. Phải có những người anh hùng như Lý Tống, Nguyễn chí Thiện thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày cởi bỏ gông cùm cộng sản. Mới đây, trong một bài tham luận gửi tới một hội nghị tại Hòa Lan, Thượng Tọa Tuệ Sỹ cũng khẳng định." Trí thức chân chính Việt Nam không bao giờ khiếp nhược."

Trở lại với tác phẩm Ðoạn Tuyệt, khi kín đáo gửi gấm thông điệp chính trị của mình trong một cuốn tiểu thuyết, Nhất Linh đã phần nào hé mở tâm tư của mình với dân với nước. Cuộc đời của Nhất Linh Nguyễn tường Tam là một hình ảnh trong sáng, tuyệt đẹp của một người trí thức chân chính. Chúng ta có thể tìm thấy thấp thoáng hình ảnh của Nhất Linh trong nhân vật Dũng của " Ðoạn Tuyệt " và " Ðôi Bạn" . Ngay thời gian còn viết lách, ông đã quan tâm đến chỗ ở của dân nghèo và đã đề ra chương trình " Nhà Ánh Sáng " với ước mong chiếu rọi tia sáng vào nơi tối tăm, thêm một ít vui cho cái đời buồn tẻ của dân nghèo. Trong bài diễn văn đọc khi khai mạc chương trình, Nhất Linh đã nói lên tấm lòng thương dân của ông:

" ....Ðã từ lâu, những người nhiễm học mới nhiều lần được thấy, khi đọc sách, đọc báo, xem tranh ảnh, hoặc trong các rạp chiếu bóng hay khi đi du lịch nước ngoài, những cảnh đời khác hẳn với cảnh đời ảm đạm, buồn nản của dân quê trong những túp nhà tăm tối -chung quanh mình - những người đó chắc đã nhiều lần nảy ra trong trí câu hỏi đau đớn này :

- Liệu có thể đổi khác được không?

Nhưng ai nấy cũng chỉ chua chát nhận ra rằng việc ấy khó khăn quá, gần như không thể được.

Câu hỏi trên kia nảy ra trong óc các bạn chỉ như một tia sáng yếu ớt lóe ra trong đêm tối dày đặc, chỉ như một giây phút hy vọng biến ngay thành một nỗi thất vọng dài và chua xót.

Nhưng bao giờ cũng vậy: đã nghĩ đến thay đổi thì rồi sẽ có sự thay đổi..

... Vì thế hội ta không phải là một hội chỉ lập ra để làm phúc. Ðem một người yếu vì ở khổ sở về săn sóc, chữa chạy cho khỏi, rồi lại thả người ta về chỗ ở khổ sở, rồi người ta lại đau yếu như trước, tức là làm một việc từ thiện, nhưng chỉ biết làm một việc từ thiện thôi không đủ, cần xét đến căn nguyên và trừ tiệt cội rễ của những sự khốn khó ở đời.

... Xin các bạn nhiệt liệt cổ động cho hội Ánh Sáng để hội có hàng nghìn, hàng vạn , hàng triệu người. Thêm một hội viên tức là thêm một tia sáng chiếu rọi vào nơi tối tăm, thêm một ít vui cho cái đời buồn tẻ của dân nghèo, thêm một sự thay đổi cho cái xã hội rất chậm thay đổi của ta.

Các bạn sẽ thấy một cái mộng của đời mình biến thành sự thực, các bạn sẽ được vui thấy hội Ánh Sáng đem ánh sáng chiếu rọi vào tận các làng xa, xóm hẻm, và cái xã hội thảm đạm, tối tăm của ta đây, nhờ đó không bao lâu sẽ biến thành một xã hội đẹp đẽ, vui tươi, một xã hội ánh sáng."

( Ngày Nay số 74- 29.8.1937) (2)

Chỉ riêng hành động đề ra và cổ võ xây nhà Ánh Sáng cho dân nghèo cũng đủ nói lên tấm lòng thương dân của Nhất Linh. Còn đối với nước, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cũng như bao nhiêu người dân yêu nước khác đều lên đường đấu tranh. Ông bôn ba trong và ngoài nước để rồi sau đó. giữ chức bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp của Hồ chí Minh. Ông có lần làm trưởng đoàn ( Võ nguyên Giáp làm phó ) dẫn phái đoàn chính phủ Việt Nam đi Ðà Lạt dự hội nghị với Pháp.

Một người yêu nước thương dân như Nhất Linh để rồi phải chấm dứt cuộc đời một cách bi thảm vì sự xuẩn động của chính quyền đệ nhất của cộng hòa của Miền nam thì quả làø một sự mất mát to lớn cho quê hương đất nước. Trước ngày bị đưa ra tòa, ông quyết định tự hủy mình và đã để lại lời di chúc chính trị bất tử:

" Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản.

Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình, cũng như Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu , để cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do." 

Nhất Linh Nguyễn tường Tam (7-7-1963)

Cái chết thảm khốc của Nhất Linh đã là tiếng cá đóng vào quan tài của chế độ Diệmä, bốn tháng sau, chế độ đệ nhất cộng hòa của Tổng thống Ngô đình Diệm sụp đổ. Luật sư Dương Kiền có nhận xét :

" Con người mang tên hai chữ Nhất Linh trong suốt cuộc đời đã không làm điều gì vô ích, kể cả điều mà thông thường con người không có quyền làm, là sự chết." 

Nhất Linh tuyên bố là đời ông để cho lịch sử xử ông. Và cho tới giờ phút này lịch sử Việt Nam ghi nhận ông là một con người yêu nước, thương dân, ông đã làm đúng như cái thông điệp chính trị mà ông gửi trong Ðoạn Tuyệt " Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân." Cái chết oan nghiệt của Nhất Linh làm cho ta nghĩ đến cái chết thảm của thánh Gandhi của Ấn Ðộ. Thật là khó hiểu và đau đớn khi thấy những người hết đời tận tụy với nước với dân như Gandhi và Nhất Linh lại có đoạn cuối cuộc đời bi thảm tàn khốc đến như vậy. Nói chung là vì còn có những thế lực gian ma, phản nước hại dân đã giết hại đi những người con ưu tú của đất nước. Họ chết đi nhưng tấm lòng trung trinh với nước với dân vẫn còn sáng vằng vặc như ánh trăng ngày rằm đến muôn đời.

Ðất nước Việt Nam mấy chục năm nay còn lầm than, điêu linh khốn khổ vì những người lãnh đạo, nói chung cả hai miền Nam Bắc, đã không có được cái tinh thần của thông điệp trong Ðoạn Tuyệt . Họ đã không yêu nước mà cũng chẳng thương dân, chỉ cam phận làm tay sai cho những thế lực quốc tế nên đất nước vẫn còn đen tối như đêm ba mươi. Tuy nhiên, khi nhìn tấm lòng đối với dân, với nước của Nguyễn chí Thiện, của Lý Tống và những nhà tranh đấu khác như Nguyễn đan Quế, Nguyễn thanh Giang, Hòa Thượng Quảng Ðộ, Huyền Quang, Trí Siêu, Tuệ Sỹ làm cho ta vững tin là một bình minh của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ tới. Ngày sụp đổ của bạo quyền Việt Cộng chắc chắc là điều tất yếu sẽ đến và dĩ nhiên ngày cáo chung của bạo quyền không phải là một ngày êm ả. Guồng máy cái trị theo kiểu bọn Mafia quốc tế của bọn Bắc bộ phủ Hà Nội hung hiểm đang mục rã đến tận xương tủy và coi như đã hết thuốc chữa. Chúng sẽ kèn cựa, tranh giành quyền lực và giết nhau theo chiều hướng " trâu cột ghét trâu ăn" vì bản chất Ðảng của chúng là một đảng cướp, ăn ở theo lề thói " lừa thầy phản bạn". Và khi guồng máy nhà nước của chúng rã rời, tê liệt đến mức không còn che đậy được nữa là lúc các lực lượng đấu tranh dân chủ vùng lên lật đổ chúng..Vấn đề chỉ còn là thời gian. Cả nước Việt Nam như một thùng thuốc súng chờ ngòi nổ, và ngòi nổ rồi sớm muộn gì cũng sẽ được những chiến sĩ đấu tranh yêu nước, thương dân đem đến châm ngòi. 

Những ngày đầu năm Nhâm Ngọ ( 2002) đồng bào trong và ngoài nước hết sức căm phẫn trước chuyện Việt Cộng bán nước cho Trung Cộng. Lịch sử suốt bốn ngàn năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã cho thấy mỗi lần quân xâm lược Trung Quốc đến bờ cõi Việt Nam là bị đánh cho tan tành. Thế mà hôm nay là thời bình, không hiểu vì lý do gì mà Ðảng Cộng sản Việt Nam lại cam tâm dâng nước cho Bắc triều. Ðây là một trọng tội không thể tha thứ được. Ðây là một việc làm sai trái , phi pháp và phản bội lại dân tộc nên phong trào trong nước đấu tranh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đang dâng cao và đồng bào hải ngoại cũng nhiệt liệt ủng hộ chuyện làm chính đáng đó.

Trên bảy mươi năm có mặt trên đất nước Việt Nam , Cộng sản Vyết Nam đã gây nhiều tội ác không thể tưởng tượng với nhân dân và đất nước. Nhưng cho đến chuyện bán nước hôm nay cho Trung Cộng mới chính là giọt nước làm tràn ly và báo hiệu cho biết sẽ có nhiều biến động bùng nổ trong những ngày sắp tới.

Những chiến sĩ " yêu nước , thương dân" ở hải ngoại và trong quốc nội dứt khoát không bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở này để đứng dậy lật đổ bạo quyền để mang lại sự toàn vẹn lãnh thổ và đem lại hạnh phúc nhân quyền cho đồng bào Việt Nam mến yêu. Bạo quyền tồn tại là do đầu cơ lòng yêu nước, đến nay thì bộ mặt thật xấu xa buôn dân bán nước đã phơi lộ ra rõ ràng và ngày cáo chung sụp đổ cũng đến nơi rồi.

Mau hay chậm là do sự tính toán ý chí chiến đấu, sự dũng cảm của những người lãnh đạo " yêu nước, thương dân". Lòng phẫn uất của dân đang ngùn ngụt bốc cháy và chắc chắn sẽ cùng chung với những người đấu tranh " yêu nước , thương dân " đứng dậy thiêu rụi bọn bạo quyền bán nước trong một ngày rất gần.

Ngày triệu triệu trái tim bùng nổ tung trời dứt khoát và chắc chắn sẽ còn không xa...

Lawndale, một chiều đầu thu lành lạnh và ảm đạm đầu tháng 7 năm 2001 
Trần Viết Ðại Hưng

(1) Chân dung Nhất Linh của Nhật Thịnh ( trang 83) 
(2) Chân dung Nhất Linh của Nhật Thịnh( trang 113- 120)
 


Hosted by www.Geocities.ws

1