TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý


 Phụ lục 1
NHỜ MÓN GÌ ÐÂY

MỪNG HỤT

Trong hai bài trước Kiều Phong đã trình bày cặn kẽ nỗi khổ của những độc giả Khởi Hành, những người bị ông Viên Linh và cô Tà Cúc khinh thường. Ðấy là nỗi khổ của những độc giả không đa sầu, đa cảm và chỉ lạc quan một cách vừa phải.

Quá lạc quan, tin tưởng hơi nhiều ở nhân cách nhị vị Viên Linh, Tà Cúc như độc giả Kiều Phong thì bị bài " Nhà văn Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam " hành hạ ác liệt hơn nhiều, bắt lên thác xuống ghềnh, gian lao không bút nào tả xiết.

Ít nhất có hai đoạn trong bài làm Kiều mỗ hồi hộp suýt đứng tim.

Trong phần cuối bài " Nhà văn VN, Chiến tranh VN" cô Cúc lên án tờ Văn Học đã tiếp tay Hà Nội đả kích Viên Linh. Cô viết:

" ..Cựu Tổng thư ký của Văn Học ( Cao xuân Huy) ký tên và phổ biến một bản quyết nghị vu khống nhà thơ ( cựu chủ tịch VBVNHN) Viên Linh mặc dù sau đó có văn thư minh xác của Văn Bút Quốc Tế, tổng thư ký Văn Học VẪN KHÔNG CHỊU NHẬN TRÁCH NHIỆM"..

" …..Viết sai, được cung cấp tài liệu xác thực để cải chính, mà không cải chính, tờ Văn Học sau giai đoạn vị chủ bút có sách được Hội Nhà Văn vì chủ nghĩa xã hội xuất bản ở Hà Nội, đã nhất định chỉ đi một chiều.."

Tóm tắt: hai ông Cao xuân Huy, Nguyễn mộng Giác viết sai về Viên Linh, khi được cung cấp tài liệu giải oan cho chàng thì các ông cứ lờ tịt, không chịu cải chính.

Những câu văn hùng hồn trên đây gợi nhớ đến lời cô Cúc quát tháo còn hùng hồn hơn nữa trong bài " Từ một góc Cali bay mùi tử thi " :

" Chèng đéc ơi! Sau nữa, nếu đã nhận là mình còn thiếu sót mà khi người ta chứng minh là quả có " thiếu sót", sai lầm thật thì phải LÊN TIẾNG NHẬN MÀ SỬA ÐỔI."

" Làm bậy, viết nhảm thì phải nhận trách nhiệm" " sai lầm thì phải lên tiếng nhận mà sửa đổi", những câu tuyên ngôn chém đinh, chặt sắt ấy vang lên giữa một thế giới đầy bọn thiếu đạo đức, vô trách nhiệm, hèn nhát..nghe sao mà uy nghi, lẫm liệt, làm chấn động lòng người như lời hịch truyền. Ða sầu, đa cảm như Kiều mỗ, làm sao khỏi nhìn cô Tà Cúc với lòng rưng rưng ngưỡng phục.

Danh ngôn đẹp đẽ của cô Cúc dựng sừng sững trước mắt Kiều Phong hình ảnh một con người ngay thẳng, can đảm, công chính, đạo đức, luân lý chức nghiệp cao thật là cao. Nó cũng làm Kiều Phong mừng húm, cuống quít bốc điện thoại gọi cụ Võ Phiến và ông Bùi bảo Trúc để báo tin mừng.

Kiều mỗ suy nghĩ như thế này:

Mặc dầu bị cô Tà Cúc bắt bẻ, mắng nhiếc về tội kể xấu Viên Linh một cách sai lầm, bậy bạ..hai ông Cao xuân Huy, Nguyễn mộng Giác chắc sẽ cứ ..ì ra, không chịu cải chính, cải tà gì hết trơn. Biết gầm gào thêm nữa cũng vô ích, cô Cúc sẽ áp dụng phương pháp dạy dỗ đã được nhiều chuyên gia về giáo dục mọi nơi, mọi thời công nhận là rất hữu hiệu: " lấy chính mình ra làm gương sáng ", chính cô sẽ sống đúng, hành xử đúng như lời cô rao giảng. Nếu đã viết bậy, cô sẽ anh dũng " nhận trách nhiệm " . Nếu đã viết sai, cô sẽ oai hùng " lên tiếng nhận và hứa sửa đổi " để làm gương cho hai ông Nguyễn mộng Giác, Cao xuân Huy. Như thế, cụ Võ Phiến chắc chắn sẽ nhận được tin vui, dưới hình thức một lá thư tạ lỗi của cô Tà Cúc.

Như các cụ đã biết, trong bài " Tạp luận không phải là phê bình văn học ", phê bình gia chính hiệu Nguyễn tà Cúc, trong cơn mê muội, đã la lối hơi to rằng Võ Phiến dốt tiếng Việt, dùng sai từ " chơi chữ " . Kiều Phong đã vạch cho cô Cúc rõ người dốt tiếng Việt ở đây chính là cô. Ðể hành xử đúng lời mình dạy dỗ thiên hạ, chắc chắn cô Cúc sẽ công khai lên tiếng nhận mình sai, và gửi thư đến cụ Võ Phiến xin tha lỗi.

Ôâng Bùi bảo Trúc cũng sắp được giải oan.

Là người hảo tâm, hẳn cô Cúc không giữ đức tính quí báu " làm lỗi dám nhận lỗi " cho riêng mình, mà sẽ ban phát cho cả những người thân. Như thế, chắc chắn cô sẽ túm cổ thi sĩ Viên Linh, bắt ra đầu thú.

Dưới sự hướng dẫn của một cô Cúc ngay thẳng, can đảm và công chính, ông Viên Linh sẽ khai rõ cho quốc dân đồng bào biết chi tiết vụ ông thuổng tập thơ Nguyễn chí Thiện, sẽ NHẬN TRÁCH NHIỆM, sẽ xác quyết rằng ông Bùi bảo Trúc chỉ là nạn nhân, không phải đồng lõa như báo Văn Nghệ Tiền Phong cáo buộc trước đây. Và Bùi bảo Trúc được giải oan. Suy đoán một cách lạc quan như thế, Kiều mỗ hoan hỉ chờ. Chờ dài cổ ra vẫn không thấy cây bút can đảm, công chính Nguyễn tà Cúc nhúc nhích. Lại chỉ thấy Viên Linh..viết bậy thêm, vu cho Kiều Phong năm 16 tuổi đã " ái " ông " Nhơn" !.(1)

Lúc đó mới biết luật " sai lầm phải nhận lỗi " chỉ dành cho thiên hạ, còn cô Tà Cúc và bè lũ thì hoàn toàn được..miễn !

Khi lớn tiếng nói lời đạo đức, cô Cúc làm Kiều Phong đứng tim. Khi cất lời dõng dạc lên án một nhà văn, cổ cũng làm Kiều mỗ hồi hộp gần nghẹt thở.

Ở đoạn giữa bài " Nhà văn VN, chiến tranh VN " cô tố Nguyễn mộng Giác, trong " Sông Côn mùa lũ " và " Mùa biển động " , đã tạo một nhân vật chuyên môn cắt tai xác địch đem xâu lại. Trong " Mùa biển động " nhân vật ấy là một người lính Nhảy dù thuộc Quân đội miền Nam tên Lãng. Nghĩa là sách ông Giác vẽ ra một hình ảnh xấu về người lính miền Nam.

Thấy cô Cúc hùng hồn tố Nguyễn mộng Giác, Kiều mỗ, dù không ưa Ðặng văn Nhâm, nhưng vì chút tình..đồng hương, vẫn cảm thấy phập phồng lo sợ cho tính mệnh ông ta. Ðiệu này thì chàng Nhâm hốc hác với cô Cúc tới nơi rồi.

Ôâng Giác mới tạo ra nhân vật lính xấu trong tiểu thuyết, đã phạm tội xúc phạm Quân Ðội. Ôâng Nhâm viết " sự thực lịch sử " chửi tướng tá miền Nam " hèn hạ, khiếp nhược, thua bọn đầu trộm đuôi cướp ", lính miền Nam tử trận còn đeo đủ đồ nghề chích choác v..v ..thì tội to đến chừng nào ? Bản án nhẹ nhất chắc cũng là " tru di tam tộc ". Cô Cúc sỉ vả Nguyễn mộng Giác xong, thế nào cũng hỏi tội tới Ðặng văn Nhâm.

Nhưng không, cô Cúc tuyệt đối không có chữ nào bình luận về tài chửi quân đội của ông Nhâm. Dường như học giả Nguyễn tà Cúc không hề biết đến những " bí mật lịch sử " nằm chình ình đầy trong tác phẩm của ngài chủ tịch.

Nghiên cứu khảo luận về nền văn chương " chửi quân đội miền Nam" mà bỏ sót Ðặng văn Nhâm thì có khác gì nói về văn thơ nước Việt mà quên mất..Nguyễn Du.

HÈN NHÁT VÀ ..

Tại sao học giả Nguyễn tà Cúc chỉ tố cáo văn Nguyễn mộng Giác mà lờ tịt văn Ðặng văn Nhâm?

Cô thiếu sót trong việc nghiên cứu, tìm tài liệu chăng ? Ðâu có chuyện bậy bạ ấy. Là một phê bình gia văn chương tập sự luôn luôn lên án nặng nề sự " thiếu sót" , " bất công", sẵn sàng cong cớn nặng lời với những bậc tiền bối, cô Cúc đời nào lại cho phép chính mình phạm những lỗi ấy. Khi tố cáo Nguyễn mộng Giác, cô đã phải đọc hai bộ sách dày cộm " Mùa biển động ", " Sông Côn mùa lũ " để tìm ra nhân vật " cắt tai" xấu xa trong cả hai tác phẩm. Coi bộ anh chị nhà văn nào dám nói xấu Quân đội miền Nam cũng bị cô truy lùng tận hang ổ, khó trốn lắm.

Thế mà Chủ tịch Nhâm lại thoát, dù chắc chắn đã long trọng kính biếu cô Trưởng ủy ban một cuốn " Bí mật hậu trường chánh trị miền Nam". Nghĩa là những dòng chữ chửi tướng miền Nam hèn hạ, Quân miền Nam nghiện bạch phiến đến chết v..v..chắc giờ này vẫn còn chiếm một chỗ trong tủ sách của học giả Cúc Ðã Mùa.

Cái vụ lờ tịt tội của phe ta, Ðảng ta..mà chỉ thấy lỗi của thiên hạ này Trần viết Ðại Hưng gọi là , " Thái độ hèn nhát và LƯU MANH TRÍ TUỆ ".

Trong bài " Hãy coi chừng thợ dịch Cộng sản thiếu lương tâm" tổ chức Hưng Việt phổ biến mới đây, Trần viết Ðại Hưng nêu ra sự man trá của CSVN trong vụ dịch cuốn sách " The bright shining lie" ( Sự lừa dối hào nhoáng ) của Neil Sheehan. Sách lên án nặng nề guồng máy chính trị và quân sự Mỹ trong chiến tranh VN, rất hạp ý Ðảng và nhà nước ta. Thợ dịch của Ðảng dịch vèo vèo, chỉ khựng lại khi gặp đoạn Neil Sheehan mô tả tội ác của Ðảng ở Huế trong vụ Tết Mậu Thân.

Neil Sheehan viết
" Ðám Việt Cộng địa phương lợi dụng sự chiếm đóng để trả thù. Họ tập họp những viên chức đương nhiệm và đã hưu trí, những công chức, những viên chức Cảnh sát, bất cứ ai có liên hệ hay có cảm tình với chế độ, và giết chết họ. Hầu hết nạn nhân bị bắn; một số bị chặt đầu; một số khác bị chôn sống. Không thể định được con số chính xác các nạn nhân. Một ước lượng cẩn thận đưa ra con số 3000. Sự giết chóc thật vừa ngu xuẩn vừa dã man. Vụ thảm sát này tạo ra nền tảng cho nỗi sợ rằng một cuộc tắm máu sẽ xảy ra nếu CS thắng cuộc chiến tranh ở Việt Nam." ( The bright shining lie – trang 720 – Trần viết Ðại Hưng tạm dịch ).

Ôâng Hưng đọc nguyên bản đã lâu. Thấy bản dịch của Hà Nội, ông nghi liền, mở sách, quả nhiên thấy đoạn văn " phản động" ấy đã..mất tiêu.(2)

Dĩ nhiên, dịch đoạn này ra thì bỏ mạng. Ðám thợ dịch của Hà nội bèn lờ tịt đi, coi như đoạn văn ấy không có trong nguyên bản.

Cũng khôn ngoan giống hệt như học giả Tà Cúc, giả vờ không biết đến những đoạn văn nhục mạ Quân đội trong sách Ðặng văn Nhâm.

Trần viết Ðại Hưng kết luận, " Thái độ hèn nhát và lưu manh trí tuệ này cần phải được đánh giá và phê phán thẳng tay."

Cám ơn Trần viết Ðại Hưng đã vạch mặt bọn lưu manh trí tuệ ở Hà nội. Cảm ơn cô Tà Cúc đã viết bài, " Nhà văn VN, chiến tranh VN" để Kiều Phong được dịp thấy ở phe tự do chúng ta, nhất là trong những góc Cali tăm tối, cũng có cái giống lưu manh ấy.

CHÙI DẤU VẾT CỦA ÐÊM

Ðể " đánh giá và phê phán thẳng tay " bọn thợ dịch Hà nội, Trần viết Ðại Hưng trích dẫn một bài thơ của Nguyễn chí Thiện, bài " Bồi bút " viết năm 1973

" Các loại bồi đều vô cớ bị ô danh
Bởi ông bạn cùng ngành
Có học có hành hẳn hoi là bồi bút
Ông bạn này chỉ viết ăn viết hút
Biết lách chui vào mọi khách sạn no say
Và to mồm hô vạn tuế : Hôm nay !
Ðể lương tâm không vò xé gắt gay
Ôâng cố gượng đeo vào đôi kính đỏ
Nhưng buồn thay từ nhỏ
Không viết làm gì bằng hai bàn tay
Việc sửa sang khách sạn hàng ngày
Ôâng đành phải vục đầu, thè lưỡi
Liếm đệm, liếm giường, tầng trên, tầng dưới
Cho sạch như chùi mọi dấu vết của đêm !
( Có lẽ không cần phải giải thích thêm
Là nhờ đôi kính đỏ lọc lừa
Ông mới không nôn bừa ra khách sạn! )

Nguyễn chí Thiện

Cứ lấy lời mô tả của Nguyễn chí Thiện để " đánh giá " thì thấy bọn bồi bút thợ dịch này còn thua xa cô " bồi bút tự do " của chúng ta.

Thợ dịch CS chỉ cắt bỏ những đoạn văn " phản động" trong nguyên bản, che dấu tội lỗi cho Ðảng và nhà nước một cách tiêu cực thôi.

Cô " bồi bút tự do " thì tích cực lắm. Cô lên tiếng bênh vực Chủ tịch Nhâm rất kịch liệt. Thấy Kiều Phong " phê phán thẳng tay" văn chương Ðặng văn Nhâm, cô Cúc chồm chồm lên chửi KP là tên cu li văn nghệ " đê tiện, gian trá, lươn lẹo ", là " sử dụng một lối viết hết sức hạ tiện ", là " cắt xén tài liệu để ngụy chứng " vu cáo cho Ðặng văn Nhâm v..v. ngụ ý rằng KP đánh bậy chứ sách ông Nhâm chẳng có tội lỗi gì !

Nghĩa là cô Tà Cúc quyết liệt, " …vục đầu liếm đệm, liếm giường, tầng trên, tầng dưới..cho sạch như chùi mọi dấu vết của đêm."

" Dấu vết của đêm " ở đây là " nền văn chương " chửi cả nước của Ðặng văn Nhâm.

Thưa ông Chủ nhiệm Viên Linh

Bắt chước độc giả X. ở San Diego, " độc giả dài hạn " Kiều Phong cũng có thắc mắc gửi ông đây: Theo nhà thơ Nguyễn chí Thiện thì bồi bút Cộng sản nhờ " đôi kính đỏ lọc lừa " mà sau khi thè lưỡi liếm đệm, liếm giường ..vẫn không bị " nôn bừa ra khách sạn ". Còn cô Tà Cúc, cây bút chủ lực uyên bác nhất của Khởi Hành, thì nhờ món gì để ngăn chận cái vụ " nôn bừa"..? Mong được ông trả lời sớm trong mục " Tâm thư ".

KIỀU PHONG

( Trích từ mạng http://kieu-phong.tripod.com)

(1). Nhà văn Võ Phiến có tên thật là Ðoàn thế Nhơn. Nói " ái ông Nhơn " tức là nói yêu mến nhà văn Võ Phiến

(2) Vào www.nsvietnam.com, bấm vào trang Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái rồi bấm vào bài " Hãy coi chừng thợ dịch Hà nội thiếu lương tâm " .

Kiều Phong là bút hiệu của nhà văn Lê tất Ðiều. Nhà văn Lê tất Ðiều còn sử dụng bút hiệu "Cao Tần " khi làm thơ.

Hosted by www.Geocities.ws

1