TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý


 MỸ PHẢI RÚT QUÂN RA KHỎI IRAQ NGAY
 Trần viết Ðại Hưng chuyển ngữ 

Rút quân ngay lập tức hay duy trì tình hình hiện tại ? Ðó là câu hỏi chủ yếu về tình hình chiến tranh hiện nay ở Iraq.

Dư luận quần chúng Mỹ rõ ràng là chống lại cuộc chiến Iraq, ngay cả ở " những tiểu bang có khuynh hướng ủng hộ Ðảng Cộng Hòa " , hơn một nửa dân Mỹ muốn rút quân. Cảm xúc của họ có thể hiểu được.

Giấc mơ trước cuộc chiến về một nước Iraq dân chủ thân thiện với nước Mỹ xem ra không còn đáng tin. Không có cấp lãnh đạo Iraq nào đủ quyền lực và sự hợp pháp để kiểm soát quốc gia sẽ là loại người thân Mỹ. Tổng thống Bush vẫn nói là Mỹ vẫn duy trì đường hướng hiện tại . Tại sao vậy ? Chúng ta thử xét xem những sự lý lẽ thông thường nhất về chuyện không rút quân khỏi Iraq.

  • Nếu chúng ta rút đi, sẽ có nội chiến xảy ra.
  • Thật ra, nội chiến ở Iraq xảy ra chỉ vài tuần sau khi lực lượng Mỹ lập đổ Saddam Hussein. Ngay cả Tổng thống Bush, vốn vẫn khó tiếp thu được những thực tế khó chịu, mới đây cũng phải công nhận rằng Iraq đã lún sâu vào nội chiến. Ông ta cần phải nhìn gần hơn chút nữa. Người Iraq đang đánh nhau với người Iraq. Quân phiến loạn giết chết nhiều người dân Iraq hơn là người Mỹ. Ðó là nội chiến.
  • Sự rút quân sẽ khuyến khích quân khủng bố
  • Ðúng đó, nhưng đó là cái giá chúng ta phải gánh chịu mà trả . Cuộc chiếm đóng Iraq cũng khuyến khích thêm những kẻ giết người – rõ ràng là cuộc xâm lăng của chúng ta làm cho đất Iraq an toàn hơn cho bọn chúng. Cuộc chiếm đóng của chúng ta cũng làm cho những kẻ sống sót thuộc đảng Baath có một lựa chọn : Ðầu hàng, hay liên minh với bọn khủng bố Al Qaeda. Họ chọn cách thứ hai. Duy trì tình hình hiện tại sẽ không thay đổi được thực tế này. Rút quân ra sẽ có thể làm cho nhóm Sunni trở nên chống đối Al Qaeda và những kẻ đồng tình ủng hộ, và sẽ tống cổ chúng ra khỏi Iraq.
  • Trước khi quân Mỹ rút đi, những lực lượng an ninh Iraq phải đủ mạnh đứng lên. 
  • Vấn đề ở Iraq không phải là một vấn đề tranh đua quân sự. Vấn đề là sự trung thành. Những viên chức và quân lính Iraq trung thành với ai đây ? Tình hình chính trị ở Iraq thay đổi liên tục. Cho nên viên chức và binh lính Iraq sẽ bị nguy hiểm nếu chọn sai phe. Kết quả là đa số chọn giải pháp chần chừ trong chuyện chọn phe để trung thành. Tất cả những người huấn luyện của Mỹ trên thế giới cũng không thể thay đổi thực tế này. Nhưng sự vững bền về chính trị sẽ làm được chuyện đó. Quyền lực chính trị chỉ có thể thiết lập bằng súng Iraq và nội chiến, chứ không bằng những cuộc bầu cử hay một chế độ bù nhìn thân Mỹ. 
  • Ðề ra một hạn chót rút quân sẽ làm mất tinh thần quân Mỹ
  • Dấu diếm đằng sau sự tranh cãi về tinh thần quân sĩ cho thấy không có thiện chí chấp nhận những trách nhiệm chỉ huy. Sự thật là nhiều cuộc chiến tranh sẽ chấm dứt sớm nếu binh sĩ có sự lựa chọn là có nên tiếp tục hay không. Ðiều này chắc chắn là đúng ở Iraq, nơi mà một sự rút quân sẽ có thể nâng cao tinh thần quân Mỹ. Một cuộc thăm dò của cơ quan Zogby cho thấy đa số binh sĩ Mỹ đều hân hoan đón nhận một hạn chót rút quân sớm sủa. Nhưng câu hỏi chiến lược là làm thế nào Mỹ rút ra khỏi tai họa Iraq không phải là một chuyện được quyết định bởi binh lính. Nhà chiến lược gia cổ điển Carl von Clausewitz nói đến hai thứ can đảm : thứ nhất, sự can đảm đứng trước sự nguy hiểm chết chóc; thứ hai, sự mau mắn mạnh dạn nhận lấy trách nhiệm cá nhân cho những quyết định chỉ huy. Ðiều đầu tiên kỳ vọng ở quân lính. Ðiều sau đòi hỏi ở những cấp chỉ huy cao cấp, trong đó bao gồm luôn tổng thống.
  • Sự rút quân sẽ làm tổn hại uy tín Mỹ trên thế giới.
  • Nếu Mỹ là một thứ quyền lực bậc trung thì chuyện này còn có thể coi là hợp lý. Nhưng đối với một siêu cường duy nhất của thế giới như Mỹ, đó là một chuyện rõ ràng giả tạo. Một sự đổi ngược mau chóng đường hướng hiện nay của chúng ta ở Iraq sẽ tăng uy tín Mỹ trên trường quốc tế. Một sự tranh cãi tương tự đã được làm trong chuyện chống lại sự rút quân ra khỏi Việt Nam. Nó đã chứng minh trước đây là sai và ngày nay nó cũng sẽ được chứng minh là sai nữa. Kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, dư luận thế giới đối với Mỹ ngày càng đi xuống . Mỹ bây giờ ít tạo được sự kính trọng của thế giới như Nga xô vậy.Rút quân và chấp nhận lỗi lầm sẽ lật ngược chiều hướng này. Có rất ít quốc gia có khả năng sữa chữa sai lầm này. Mỹ có khả năng làm điều đó

    Có ai sự kiện, tuy đau lòng, phải được công nhận , hay chúng ta sẽ còn cứ hoang mang một cách nguy hiểm ở Iraq. Thứ nhất, xâm lăng Iraq không đem lại quyền lợi cho Mỹ. Ðó là quyền lợi của Iran và Al Qaeda. Ðối với Iran, nó giúp Iran trả một mối thù với Hussein vì bị Hussein xâm lăng Iran năm 1980. Ðối với Al Qaeda, chuyện xâm lăng Iraq làm cho tổ chức khủng bố này giết người Mỹ dễ dàng hơn. Thứ hai, cuộc xâm chiếm làm tê liệt Mỹ trên thế giới về cả mặt ngoại giao và chiến lược. Dù sự quan hệ với Âu châu có tiến triển chút ít, sự liên minh băng qua Ðại tây dương này cũng không thể tồn tại vì cuộc chiến tranh. Chỉ có việc rút quân mau chóng ra khỏi Iraq sẽ làm cho Washington lấy lại được tính năng động của ngoại giao và quân sự. Bị trói như anh chàng Gulliver trong truyện cổ tích ở vùng cát ở miền Iraq cổ xưa, chúng ta coi như không thể nhận lấy sự hợp tác ngoại giao và quân sự cần thiết để thắng cuộc chiến thật sự chống khủng bố.

    Thật ra, rút quân ra ngay có thể là cơ hội duy nhất của chúng ta để làm đúng mọi chuyện ở Iraq. Chuyện đầu tiên là nếu chúng ta rút quân, những chính trị gia Âu châu sẽ rất có thể cộng tác với chúng ta trong một chiến thuật để làm yên ổn vùng Trung Ðông. Theo sau sự rút quân, tất cả những quốc gia có biên giới chung với Iraq sẽ phản ứng thuận lợi để đưa ra lời đề nghị làm yên ổn tình hình. Ðiều quan trọng nhất trong những chuyện này là Iran. Iran,cũng như chúng ta, không thích bọn khủng bố Al Qaeda . Iran muốn có sự yên ổn khu vực như chúng ta muốn. Iran muốn sản xuất thêm nhiều dầu và khí đốt và bán đi. Nếu những cấp lãnh đạo Iran thật tình muốn chế tạo vũ khí nguyên tử, chúng ta không thể ngăn cản họ. Nhưng chúng ta có thể cam kết hứa hẹn với họ.

    Không có viễn cảnh nào có thể thực hiện được trừ phi chúng ta ngưng tiến sâu thêm vào " vùng cát lớn" của Iraq. Mỹ phải rút quân ngay bây giờ

    Tướng hồi hưu William E. Odom

    ( Bài xã luận này được đang trên báo LA times ngày 4 tháng 5 năm 2006)

    Trần viết Ðại Hưng chuyển ngữ 

    ( Muốn đọc tất cả những bài viết ,bài dịch của Trần viết Ðại Hưng ( email: [email protected]) xin vào www.nsvietnam.com, bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái)


     
    Hosted by www.Geocities.ws

    1