TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý


 HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI ÐÃ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA 
QUỐC GIA VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ TIẾN HÀNH 
NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH DU KÍCH 
MỘT CÁCH CỰC KỲ HOÀN HẢO 


Một gương mặt gầy yếu có chòm râu dài khoác một chiếc áo lạnh xơ xác và đi đôi dép râu cọ sờn, Hồ chí Minh đã tạo ra hình ảnh một " Bác Hồ " khiêm tốn, nhân từ . Nhưng ông ta là một nhà cách mạng dạn dày và một người quốc gia nhiệt thành lúc nào cũng nung nấu bởi một mục đích duy nhất: độc lập cho quốc gia ông. Chia xẻ với sự nhiệt tình tha thiết đó của ông, những chiến sĩ rách rưới tả tơi của ông đã vượt qua những chướng ngại nặng nề để phá tan cố gắng tuyệt vọng của Pháp nhằm tái lập đế quốc của nó ở Ðông Dương; sau đó, đã xây dựng thành một quân đội quy ước, họ làm thất bại nỗ lực to lớn của Mỹ muốn ngăn chận những người Cộng sản theo Hồ khỏi sự kiểm soát Việt Nam. Ðối với người Mỹ, đó là cuộc chiến dài nhất – và là thất bại đầu tiên – trong lịch sử của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ đến cách thức họ cảm nhận về vai trò của họ trên thế giới.

Dưới con mắt của người Tây phương, thật là điều không thể tưởng tượng khi nhìn thấy Hồ đã có sự hy sinh to lớn vô vàn như ông đã làm. Nhưng vào năm 1946, khi cuộc chiến tranh với Pháp hiện ra lờ mờ trước mặt, ông cảnh cáo họ, " Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi trong khi chúng tôi chỉ giết 1 người của các ông, cho dù với tỷ lệ như thế, các ông sẽ thua và tôi sẽ thắng." Người Pháp cứ nghĩ đến sự ưu việt của họ, đã làm ngơ lời cảnh cáo đó của ông và hậu quả là nhận lấy sự tổn thất đau đớn . Tương tự như thế, những viên chức Mỹ kỳ cựu nuôi dưỡng một ảo tưởng rằng những vũ khí tối tân của họ sẽ chắc chắn bẻ gãy chí khí quân thù. Nhưng như viên tướng chỉ huy tài giỏi lỗi lạc của Hồ là Võ nguyên Giáp đã nói với tôi ở Hà Nội năm 1990 rằng sự quan chính của ông là chiến thắng, Khi tôi hỏi ông bao lâu ông có thể chống lại sự tấn công dữ dội của Mỹ, ông lớn tiếng khẳng định, " Hai mươi năm, có thể 100 năm – bao lâu cũng được để chiến thắng, bất chấp cái giá phải trả ." Sự thiệt hại nhân mạng thật là khủng khiếp. Ước chừng 3 triệu quân nhân và dân Bắc và Nam Việt Nam đã chết trong chiến tranh.

Hồ là người con nhỏ nhất trong gia đình có 3 người con, sinh năm 1890 với cái tên Nguyễn sinh Cung trong một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam. Khu vực này gián tiếp được cai trị bởi người Pháp thông qua một vị hoàng đế bù nhìn. Những nông dân nghèo khổ, những nhà đối kháng truyền thống đã chống lại sự hiện diện của người Pháp; và cha của Hồ, là một quan lại của triều đình, đã bày tỏ sự cảm tình của ông ta đối với họ bằng cách từ chức và trở thành một thầy giáo lang thang, nay đây mai đó. Kế thừa khuynh hướng đối kháng của cha ông, Hồ tham gia nhiều cuộc biểu tình chống thuế, được mệnh danh là một kẻ phá rối. Nhưng ông quen thuộc với những nguyên tắc cao cả của Pháp như tự do, bình đẳng, thâân ái và mong muốn nhìn thấy chúng thành hiện thực ở Pháp. Năm 1911 ông đi tàu đến Marseilles với nghề phụ bếp trên một chiếc tàu chở khách. Thành tích chống đối của ông đã làm cho ông có tên trong hồ sơ của mật thám Pháp. Những lời nhận xét cảnh sát ghi trong hồ sơ về ông cũng không được đẹp đẽ cho lắm ," Hình dáng ngượng nghịu, vụng về.. miệng hé mở ".

Ở Paris, Hồ hành nghề rửa ảnh. Những khách sạn sang trọng coi như ngoài vòng tay với của ông, nhưng ông yêu thích một thứ hàng đắt đỏ : thuốc lá Mỹ, ông thích hút loại thuốc Camels hay Lucky Strikes. Ðôi khi ông đi đến rạp hát để nghe Maurice Chevalier, vốn có những bài hát mà ông không bao giờ quên.

Năm 1919, Tâổng thốngb Mỹ Woodrow Wilson đến Pháp để ký Hiệp định chấm dứt Thế chiến 1, và Hồ cứ nghĩ là học thuyết tự chủ của Tổng thống áp dụng cho vùng Á châu, nên Hồ vận một áo choàng và cố gắng dâng lên Tổng thống Wilson một danh sách dài về những sự ngược đãi hành hạ của Pháp ở Việt Nam. Bị khước từ, Hồ gia nhập Ðảng Cộng sản Pháp vừa mới thành lập lúc đó. Ông sau này giải thích , " Chính chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa Cộng sản, đã gây sự hứng khởi cho tôi." 

Ít lâu sau Hồ đi khắp địa cầu như là một nhân viên chìm cho Moscow. Giả dạng làm một ký giả Trung Hoa hay là một nhà sư, ông ló mặt xuất hiện ở Quảng Ðông, Ngưỡng Quang ( Rangoon) hay Tân đề ly ( Calcutta) – rồi sau đó biến mất để điều trị bệnh lao phổi và nhiều bệnh kinh niên khác. Ðể có thể thích hợp với người chủ mưu chuyên nghiệp, ông sử dụng một số tên để đánh lạc hướng kẻ thù. Nhiều lần ông được báo cáo là chết rồi, rồi sau đó ông lại xuất hiện ở một nơi khác. Năm 1929 ông tập hợp một số quân nhân ở Hồng Kông và thành lập Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Ông đóng vai một người sống độc thân, đóng vai một con người đạo đức một cách có tính toán, nhưng ít nhất ông có hai vợ hay nhiều người tình. Người đầu là một phụ nữ Trung Hoa; người kia là chị vợ của Võ nguyên Giáp, là người bị Pháp chặt đầu ( 1)

Vào năm 1940, những đoàn quân Nhật tràn vào Ðông Dương và những viên chức Pháp ở Việt Nam, trung thành với chính phủ Vichy thân Ðức ở Pháp, đã hợp tác với họ. Những người quốc gia trong vùng mừng rỡ chào đón đoàn quân Nhật như những người giải phóng, nhưng đối với Hồ thì chúng không khá gì hơn bọn Pháp. Vượt băng qua biên giới Trung Hoa để vào Việt Nam – đây là lần đầu tiên ông về quê hương sau ba thập niên xa cách – ông thúc giục những người theo ông chống cả Nhật và Pháp. Tại đây ở một trại xa xôi,ông thành lập phong trào Việt Minh, viết tắt của " Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh", và ông lấy tên bí danh chiến đấu Hồ chí Minh – tạm diễn dịch là " mang sự sáng sủa tới " .

Những gì ông mang lại là tinh thần đối kháng – một lần nữa đầu tiên đối với người Pháp và sau đó là người Mỹ. Khi cuộc chiến tranh do Hồ chủ trương ngày càng leo thang vào giữa thập niên 1960, rõ ràng đối với Tổng thống Lyndon Johnson là Việt Nam sẽ làm nguy hại đến chức vụ tổng thống của ông. Năm 1965, Johnson cố gắng đi đến một thỏa hiệp ngoại giao. Quá quen biết với sự bảo trợ miễn chấp bỏ qua cho đến sự cứng đầu của những nhà làm luật, ông tự tin rằng chiến thuật của ông sẽ thành công, " Già Hồ không thể làm tôi thất vọng " .

Không có sự uyển chuyển co dãn trong niềm tin của Hồ, cũng như không ai bẻ gãy được ý chí của ông. Ngay cả khi chiến tranh leo thang tàn phá đất nước, ông vẫn theo đuổi mục đích giành độc lập cho Việt Nam. Và hàng triệu người Việt Nam chiến đấu và chết để đạt cho được cùng mục đích đó.

Hồ chết ngày 2 tháng 9 năm 1969, vào tuổi 79, sáu năm trước khi đoàn quân của ông tiến vào Sài gòn. Với niềmï khao khát được phơi bày sự phản ánh vinh quang của chiến thắng sau khi chết, những người kế tục ông đã cho ướp xác của ông và trưng bày trong cái nhà mồ bằng cẩm thạch ghê rợn xây theo mẫu lăng của Lênin ở Moscow. Họ đã vi phạm những lời nguyện cuối cùng của ông. Trong di chúc ông nói rõ là tro thiêu xác của ông bỏ vào trong những hộp đựng và chôn vào 3 ngọn đồi ở Việt Nam, và nói thêm, " Chuyện hỏa táng không những tốt về mặt vệ sinh, mà nó còn giúp tiết kiệm đất trồng trọt nữa." 

STANLEY KARNOW

( Trần viết Ðại Hưng chuyển ngữ )

( Ðã đoạt giải Pulitzer năm 1990 với cuốn sách " In our Image: American"s Empire in the Philippines", và là tác giả cuốn " Vietnam: A history)
 

Hosted by www.Geocities.ws

1