TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý


CỨU CÁNH VÀ PHƯƠNG TIỆN

(cập nhật hóa ngày 31 tháng năm 7 năm 2002)

Từ xưa đến nay có hai loại kiểu làm chính trị: chính trị vương đạo và chính trị bá đạo. Chính trị vương đạo luôn đi theo chủ trương hợp đạo lý, hợp với lòng người và hợp với quy luật tự nhiên của trời đất. Chính trị bá đạo do những người gian ác theo đuổi để thực hiện mưu đồ tranh bá đồ vương, và trên con đường đấu tranh để đạt mục đích, những kẻ xấu này sẵn sàng dùng những mưu mô xảo quyệt cũng như những phương tiện tàn bạo nhất để đạt cho được mục đích. Ðối với những tên bá đạo, chúng luôn theo đuổi chủ trương: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Có nghĩa là cái cứu cánh cao đẹp sẽ biện minh, hóa giải và hợp lý hóa tất cả những phương tiện để đạt tới cứu cánh, dù những phương tiện được dùng đến là những phương tiện tàn bạo, bỉ ổi, dã man. Liệu cái cứu cánh sau cùng có thể biện minh cho những phương tiện gian ma, độc ác quỷ quyệt đã được dùng trên con đường tiến đến cứu cánh đó hay không? Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận những hậu quả thảm khốc của nền chính trị bá đạo cũng như đường lối cứu cánh biện minh cho phương tiện chưa chắc là một đường lối hữu hiệu để những người làm chính trị sử dụng nó như một kim chỉ nam hành động.

Trong Tam Quốc Chí có kể chuyện có lần Tào Tháo gặp cảnh thiếu lương thực cung cấp cho binh sĩ. Tào Tháo giải quyết vấn đề này bằng cách chặt đầu viên quan trông coi quân lương là Vương Cấu để rồi từ đó loan tin rằng sở dĩ lương thực thiếu là vì do viên quan trông coi lương thực ăn cắp kho chứa quân lương của quân lính. Cách giải quyết của Tào Tháo đã làm tình hình quân lính tạm yên ổn nhưng cách giải quyết bằng cách giết một người vô tội là viên quan coi quân lương khiến người đời sau luôn nguyền rủa Tào Tháo là một tay đại gian hùng, gian ác. Cái cứu cánh muốn làm cho tình hình quân sĩ yên ổn được giải quyết bằng phương tiện lấy đi thủ cấp một người lương thiện và vô tội là viên quan coi quân lương đã được nhà chính trị bá đạo gian ác Tào Tháo thi hành. Lối giải quyết tàn nhẫn độc ác của Tào Tháo nói chung cũng là cách giải quyết của những người làm chính trị bá đạo, sẵn sàng dùng bất cứ phương tiện tàn bạo nào để giải quyết cái cứu cánh tức cái nhu cầu chính trị đương thời của họ. 

Ðọc Tam Quốc Chí người ta nể trọng và kính phục những mưu mẹo thần tình của quân sư Khổng Minh của nhà Hán vì Khổng Minh luôn đi theo con đường vương đạo, lấy trí tuệ và nhân nghĩa làm phương châm hành động. Người ta chưa quên chuyện Khổng Minh bắt và tha Mạnh Hoạch 7 lần. Mục đích là để chinh phục con người Mạnh Hoạch và Khổng Minh đã thành công trong chuyện này. Ðó là lối đánh " tâm công" ( đánh vào lòng người) mà người làm chính trị theo đường lối vương đạo vẫn thường theo đuổi. Sau này nhà quân sư Nguyễn Trãi ở Việt Nam cũng chủ trương theo đuổi lối đánh "tâm công" này. Có chinh phục được lòng người thì mới coi như chiến thắng được lâu dài chứ chiến thắng quân sự chỉ là thành công tạm thời mà thôi.
Cho dù Khổng Minh không thành công trong chuyện phục hồi triều đại nhà Hán nhưng người đời dành cho ông những tìm cảm yêu quý và kính mến ông vì những hành vi đạo nghĩa, cũng như cung cách xử sự trung tín của ông. Riêng nhân vật Tào Tháo thì người ta cũng ngạc nhiên trầm trồ trước những kế sách cùng thủ đoạn xảo quyệt của y nhưng luôn dành cho ông sự ác cảm vì những hành vi phi nhân nghĩa và trái đạo lý luân thường của nhân vật bá đạo nổi tiếng nhất thời Tam Quốc này. 

Một chuyện nữa kể thêm về tên gian hùng Tào Tháo là khi ông ta đến trú ngụ ở một nhà nọ. Chủ nhà tốt bụng tìm cách đãi đằng Tháo nồng hậu. Tháo lúc ấy đang ở nhà trên và nghe loáng thoáng người trong nhà nói với nhau dưới bếp là " Nên trói lại để giết hay để vậy mà giết" . Thật ra người trong nhà đang đề cập đến cách giết con lợn trong nhà để đãi khách quý là Tào Tháo. Nhưng khi nghe như vậy, Tháo nghi là chủ nhà đang tìm cách giết mình nên Tháo ra tay hạ thủ trước và giết tất cả những người trong nhà. Sau này câu chuyện được kể lại cho Tháo nghe là những người trong nhà khi nói câu nói trên thực tình không có ý giết Tháo mà chỉ muốn bàn cãi cách giết lợn làm tiệc đãi khách, Tháo buông một câu nói bạo bẽo, bất cận nhân tình còn lưu xú muôn niên như thế này " Thà mình phụ người còn hơn để người phụ mình.". Lối suy nghĩ của Tháo nói chung cũng là lối suy nghĩ của những tay chính trị gian hùng, tâm địa xấu xa bạc bẽo, trong cuộc đời luôn nghĩ đến quyền lợi ích kỷ của bản thân, chứ không hề quan tâm đến quyền của tha nhân, đại chúng.

Trong một truyện ngắn thời tiền chiến, nhà văn hiện thực nổi tiếng Nam Cao đã cho một nhân vật thốt ra câu, " Tiên sư anh Tào Tháo". Câu nói bao hàm sự trầm trồ khen tặng này những quỉ kế thần sầu của Tào Tháo nhưng cũng đồng thời gói ghém sự lên án, chửi thề nhân vật gian hùng này vì mưu mẹo, kế sách nào của y cũng chứa đựng những yếu tố bất nhân, bất nghĩa, phụ bạc. Lời tán thán trên của nhân vật trong truyện Nam Cao cũng là thái độ phê phán của đa số quảng đại quần chúng sau này đối với tay bá đạo Tào Tháo. ( Truyện ngắn này sau này khi được in lại, được đổi tên luôn là " Tiên sư anh Tào Tháo ")

Câu nói " Thà mình phụ người còn hơn để người phụ mình."của Tào Tháo làm người ta nhớ đến một câu nói khẩu hiệu của Ðảng Cộng sản Việt Nam, " Thà giết lầm còn hơn bỏ sót." Với nguyên tắc độc đoán này Cộng sản đã gây bao nhiêu cảnh bất công, đau khổ cho quần chúng nhân dân. Nó đi ngược với nguyên tắc dân chủ pháp trị của một xã hội dân chủ là " Thà bỏ sót còn hơn bắt lầm." Kể lại sự hành xử của Tào Tháo cũng như nói đến chủ trương độc đoán của Cộng Sản để thấy đường lối chính trị bá đạo của những kẻ gian hùng có nhiều điểm tương tự với Cộng Sản : bất chấp sự công bằng mà chỉ chủ trương làm tất cả những điều tàn bạo độc ác dã man để đạt cho được cứu cánh chính trị, dù chỉ trong giai đoạn nhất thời".

Gian hùng bá đạo ngày xưa là Tào Tháo và gian hùng ngày nay có thể nói là Hồ chí Minh. Với cái chiêu bài ái quốc đẹp đẽ ( cứu cánh), Hồ chí Minh đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác để đạt được cái cứu cánh cứu nước. Và một chế độ xây dựng bằng những phương tiện bất công, độc ác như thế thì dù có đánh đuổi được ngoại xâm thì chính quyền sở tại được cũng tàn ngược không kém chính quyền cũ, nếu không muốn nói là tàn độc hơn và người dân là nạn nhân khốn nạn đầu tiên của thứ chính quyền bá đạo này.

Vào thập niên 40 và 50, cuộc kháng chiến chống Pháp là một biểu tượng vô cùng đẹp đẽ .Tuy nhiên, phải nhận định là đau đớn thật nhiều cho dân tộc Việt Nam khiø cuộc kháng chiến thiêng liêng, kỳ vĩ này được lãnh đạo bởi một tay gian hùng, độc ác quỷ quyệt là Hồ chí Mính. Người ta chưa quên chuyện Hồ lập chính phủ liên hiệp năm 1946 quy tụ đủ mọi thành phần dân tộc để tạo thêm sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tên tuổi bên ngoài Ðảng Cộng sản như Nguyễn hải Thần, Nguyễn tường Tam, Vũ hồng Khanh v..v đều có mặt trong chính phủ liên hiệp này. Nhưng chính phủ liên hiệp không tồn tại lâu dài vì Hồ đã ra tay tàn sát những thành phần khác trong chính phủ này dù cuộc kháng chiến chưa thành công. Bộ mặt tàn bạo, gian ác, vô đạo của Hồ chí Minh đã lộ ra từ những ngày đầu kháng chiến, tiếc rằng chỉ vì cái cứu cánh hào quang kháng chiến chống Pháp quá đẹp đẽ vinh quang nên người dân cũng như các thành phần quốc gia đã dễ dàng bỏ qua những âm mưu thủ đoạn do Hồ chí Minh gây ra. Ai cũng nghĩ đến câu, Ðánh Pháp cho thắng rồi sẽ hạ hồi phân giải, cùng là người Việt Nam cả mà." Nhưng rồi sau đó nhân dân Miền Bắc phải trả một giá rất đắc khi tên gian hùng quỷ quyệt Hồ chí Minh nắm được quyền thống trị. Khi này là lúc Hồ lộû rõ cái nanh vuốt tàn bạo của y chứ không còn dấu diếm, tránh né như thời gian chưa cướp được chính quyền. Ngoài ra, khi cuộc kháng chiến chưa thành công thì Hồ đã lùng diệt những thành phần quốc gia chống Pháp khác ngoài chính phủ liên hiệp như Ðức thầy Huỳnh phú Sổ của Phật giáo Hòa Hảo, các Ðảng phái như Ðại Việt, Quốc Dân Ðảng v..v.. Kháng chiến thành công rồi thì Hồ phát động chiến dịch cải cách ruộng đất giết hại chừng nửa triệu người vô tội. Cái cứu cánh chống Pháp quá đẹp đẽ khiến người dân Việt Nam quên đi những phương tiện thủ đoạn tàn độc, hung hiểm mà Hồ đã sử dụng để rồi sau đó người dân Việt phải trả một giá rất đắc khi bọn sài lang đã dựng xong nền thống trị. Không ai chối cãi là Cộng Sản đã đánh thắng giặc Pháp nhưng cũng không ai phủ nhận được chuyện Cộng Sản đã xây dựng nên một nền cai trị còn hà khắc, độc đoán còn hơn là đường lối bảo hộ, cai trị của thực dân Pháp. Ngay cả những đảng viên Cộng Sản có 50 tuổi đảng như Nguyễn văn Trấn cũng đưa ra nhận xét, " Tình trạng báo chí hiện nay của ta còn tệ hơn thời Pháp thuộc". Những đảng viên lâu đời như Trần Ðộ và Hoàng minh Chính cũng đồng ý như thế. Như thế thì Cộng Sản có công hay có tội với dân tộc Việt Nam khi dựng nên một nền cai trị còn tệ hại, tàn khốc hơn kẻ thù Pháp? Ðấu tranh để đưa đất nước đi lên hay đi xuống?

Có người cho rằng dù Cộng Sản Việt Nam dù có phạm tội ác gì chăng nữa thì họ cũng là người Việt Nam. Họ giành lại được nền độc lập cho đất nước cho nên họ có phạm lỗi lầm gì thì cũng nên bỏ qua. Nói thế là không hiểu gì cả. Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ giành được sự độc lập thực sự cho quê hương Việt Nam. Phải nhớù rằng trong Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi đất nước năm 54, chuyện vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước được lựa chọn không do Cộng Sản Việt Nam định đoạt mà do phái đoàn Nga, Tàu tham dự Hiệp Ðịnh Geneve quyết định. Nói thế để thấy Cộng Sản Việt Nam không hề có một thế đứng độc lập mà chỉ làm tay sai cho Nga, Tàu mà thôi. Năm 1974, Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Cộng Sản Việt Nam " nghẹn ngào" im thin thít, không thốt ra nổi một lời phản kháng, điều đó càng chứng tỏ cái bản chất tay sai không thể chối cãi nổi của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.

Cái cứu cánh đẹp đẽ chống Pháp ngày xưa đã không mang lại sự giàu đẹp, tươi mát cho dân tộc Việt Nam chỉ vì một bọn lưu manh, vô lại do Hồ chí Minh cầm đầu, đã dùng tất cả những phương tiện xấu xa, tàn độc để đạt cho tới cái cứu cánh đó. Và khi đạt tới cái cứu cánh đẹp đẽ đó rồi thì bản chất lưu manh bá đạo của Hồ chí Minh đã dần dần được thể hiện một cách rõ ràng bằng những hành động giết dân tàn bạo như giết kẻ thù mà cải cách ruộng đất là một bằng chứng điển hình nhất. Thật ra khi sử dụng những phương tiện hèn kém, độc ác để đạt cứu cánh, Hồ chí Minh đã lộ nguyên hình là một tay chính trị bá đạo gian ác mà người dân Việt Nam chỉ vì lòng yêu nước nồng nàn không để ý đến để rồi hôm nay đau đớn ngồi nhìn cái di sản tồi tệ xấu xa Hồ chí Minh để lại cho đất nước Việt Nam không biết đến bao giờ mới xóa sạch.

Ngày nay có một số ít người còn quan niệm chính trị đồng nghĩa với thủ đoạn, với gian trá. Nếu nghĩ như thế là coi như đã đồng ý với những thủ đoạn gian dối của những tên làm chính trị theo kiểu bá đạo như Tào Tháo, Hồ chí Minh. Phải nhớ Ðức Khổng Tử cũng là một nhà chính trị, nhưng đây mới là chính trị đúng nghĩa nhất của nó, nghĩa là làm sao cho lợi nước an dân. Làm chính trị dĩ nhiên phải có mưu lược, nhưng mưu lược không đồng nghĩa với sự gian trá, bịp bợm.

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị vương đạo với chủ trương chính tà rõ rệt, đạo nghĩa phân minh. Oâng nói rõ chủ trương tranh đấu của mình trong bài " Ðại Cáo Bình Ngô ":

Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo
Chủ trương đạo nghĩa của Nguyễn Trãi sáng ngời như thế mà hành động chính trị của Nguyễn Trãi cũng thật là mưu cơ, quyền biến. Người ta chưa quên chuyện ông cho quân dùng mật viết tám chữ " Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" lên trên lá và cho thả lá khắp mọi nơi, Kiến ăn mật làm hiện ra những chữ trên lá và làm cho người dân khi nhặt được lá, cho rằng điềm trời đã định như vậy và họ càng cảm thấy phấn chấn nhiều hơn trong công cuộc kháng quân Minh đô hộ. Ðây là đòn tâm lý chiến tuyệt vời của nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi ,có tác dụng tăng cường và thôi thúc tinh thần quân dân kháng chiến lúc đó. Ðó là mưu lược của một nhà chính trị tài ba. Có những kẻ hôm nay rắp ranh và lăm le đi làm chính trị, tiếc rằng không học được những cái hay chính trị của người xưa, chỉ có theo đuổi cái chính trị xôi thịt, lưu manh dối trá của bọn đầu đường xó chợï, để rồi chẳng làm nên được trò trống gì và rồi bị nhân dân nguyền rủa không nguôi.

Nhìn qua phương Tây không ai không nhớ đến nhà chính trị Mỹ kiệt xuất là Tổng thống Abraham Lincoln. Ôâng là một người tây phương nhưng có một cách ứng xử một một người quân tử, hiền sĩ phương Ðông. Ôâng được coi như là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ. Oâng có mưu lược, khéo léo nhưng không bao giờ sử dụng những hành vi gian dối, tráo trở để đạt cứu cánh chính trị của mình. Nhắc đến ông người ta còn nhớ đến câu nói bất hủ của ông, " Anh có thể lừa nhiều người trong một thời gian ngắn và ít người trong một thời gian dài, nhưng anh không thể lừa tất cả mọi người mãi mãi được." Nền chính trị Mỹ hôm nay cũng đầy rẫy những tay làm chính trị theo kiểu bá đạo và họï rồi cũng chỉ làm cho nước Mỹ xấu hổ như Tổng thống Nixon. Vụ nghe lén Watergate đưa đến sự truất phế ông Nixon đã là một vết nhơ khó tẩy sạch nổi trong lịch sử chính trị Mỹ. Mong sao đất Mỹ sẽ có những nhà chính trị vương đạo như Tổng thống Lincoln để thế giới trông vào và ngưỡng mộ nước Mỹ nhiều hơn nữa.

Những tên bạo chúa trên thế giới như Hitler, Mao trạch Ðông, Polpot đều có một điểm tương đồng giống nhau là cùng dùng những phương tiện tàn bạo, độc ác để đạt cho được cứu cánh chính trị của chúng. Hitler lên nắm chính quyền một thời gian rồi cũng làm cho dân tộc Ðức tan nát, nhục nhã vì chính sách Phát xít tàn bạõ, Mao trạch Ðông khi thành công lên nắm quyền thì giết cả chục triệu người Trung quốc trong cuộc cách mạng văn hóa, Polpot sau khi lên nắm quyền cũng tàn sát cả 3 triệu dân Miên trong cuộc cách mạng Cộng sản quái đản của y. Nói chung Hitler, Mao trạch Ðông và Polpot đều dùng chiêu bài ái quốc để che dấu đường lối chính trị bá đạo của họ. Chính chiêu bài ái quốc này đã làm cho quần chúng ủng hộ họ và đưa họ đến thành công, nhưng khi thành công rồi , lúc đó những tên chính trị bá đạo này mới lộ rõ nguyên hình bản chất xấu xa, tàn bạo của chúng, và nhân dân là người chịu những hâu quả thảm khốc do những con quỷ đội lốt người này gây ra. Nói tóm lại, khi những tên chính trị bá đạo thành công là lúc chúng lộ rõ ra bản chất khát máu, tàn bạo của chúng và nhân dân là thành phần đầu tiên lãnh đủ sự cai trị man rợ của chúng.

Ðề cập đến hai nhà chính trị lỗi lạc Nguyễn Trãi và Abraham Lincoln ở trên để thấy những người làm chính trị lưu tiếng thơm muôn đời là những nhà chính trị vương đạo, luôn theo đuổi một đường lối chính trị nhân nghĩa, lấy trí tuệ và tình thương làm tư tưởng chỉ đạo để hành động. Mưu lược, kế sách nào của họ cũng đặt trên căn bản nhân tâm và đạo nghĩa, không có những trò bịp bợm, thủ đoạn như những tên bá đạo. Những nhà chính trị vương đạo này khi thành công là đưa cả đất nước đi lên như Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh để từ đó xây dựng nên nhà Hậu Lê kéo dài hàng mấy trăm năm. cũng như Tổng thống Lincoln thống nhất nước Mỹ và giải phóng người nô lệ da đen. Ðiều này trái ngược và khác xa với sự thành công của bọn chính trị bá đạo, luôn lấy những phương tiện hèn kém, bẩn thỉu để đạt mục đích. Khi bọn này lên nắm quyền hành là coi như tai họa của đất nước quê hương đã bắt đầu. Vì bản chất không có lòng thương yêu nhân dân sâu sắc và bản chất tâm tính xấu xa nên mới có thể dùng những thủ đoạn ma đầu dối trá nên khi lên cầm quyền rồi rốt cuộc bọn chính trị ma đầu này cũng làm cho đất nước rách nát, đau thương. Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Nhà hiền triết Mạnh Tử ngày xưa có nói một câu đáng làm gương muôn đời cho những người làm chính trị, " Nếu phải giết một người vô tội để lấy hết û thiên hạ thì đó cũng là chuyện không nênå làm." Không có lòng nhân thì khó theo đuổi sự nghiệp làm vương, làm bá lâu dài được và biết bao nhiêu nhà chính trị bá đạo độc ác đã không học được chữ Nhân đó để rồi gây nhiều tai họa cho đồng bào và nhân loại.

Ngày nay, cuộc chiến đấu để giật sập bạo quyền Cộng Sản Việt Nam là một cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa và quang vinh. Nhưng xin lưu ý những nhà chính trị hôm nay đừng dẫm lên vết xe đổ chính trị bá đạo, dùng bất cứ phương tiện xấu xa nào để đạt cho được cứu cánh giải phóng quê hương. Nếu may mắn thành công khi sử dụng những phương tiện sai trái, tàn bạo thì những nhà chính trị này thành công rồi cũng tạo dựng lên một chế độ không khá hơn chế độ Cộng Sản tàn bạo vừa bị đánh đổ là bao nhiêu û. Cần phải theo gương người quân sư vương đạo Nguyễn Trãi, đem đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy nhân nghĩa mà hóa giải con vi trùng Mác- Lê nin hiện đang tồn tại trong người của những người Cộng Sản Việt Nam. Lúc cần thiết thì phải sử dụng bạo lực và sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề nhưng cốt tủy vẫn là làm sao chinh phục và lôi kéo những người trong chế độ còn lầm đường lạc lối trở về với cội nguồn dân tộc. Chủ nghĩa tư bản và Cộng Sản coi như đã thất bại ở Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa dân tộc mới là nguồn cội cho người Việt Nam hôm nay tìm về để hàn gắn bao đau thương mất mát đã xảy ra cho dân tộc Việt Nam trong gần thế kỷ vừa qua.

Có làm được như thế thì những nhà chính trị tranh đấu hôm nay mới mong hoàn thành được sự nghiệp cứu nước, cứu dân và đem lại một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc Việt Nam.

Lawndale, một chiều nắng nhạt đìu hiu cuối thu năm 2001.
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG

Hosted by www.Geocities.ws

1