TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý

MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ PHE TALIBAN

Nhiều ký giả và nhà nghiên cứu đã đào sâu và phân tích rõ ràng về những hệ thống giá trị và ảnh hưởng của chúng đối với hành động của phe Taliban, cũng như với dân chúng và những cơ quan thiện nguyện. Tuy nhiên thật là ngây thơ khi cho rằng những hành động ấy chỉ là do những hệ thống giá trị, cũng như không được khôn ngoan lắm khi loại trừ đóng góp của những hệ thống giá trị đến những phát triển lịch sử. Quyền lợi riêng của những nhân vật múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị A phú hãn cũng là những yếu tố chính hình thành nên tình hình hiện tại của xứ sở bất hạnh này.

Như đã giải thích trước đây, A phú hãn là một quốc gia mới tồn tại chỉ trên trăm năm nay. Trong hàng thế kỷ, những tỉnh lỵ và làng mạc nằm trong những đường biên giới hiện nay đã dính chặt không rời ra được với thảo nguyên ở Iran, vùng Trung Á và lục địa nhỏ Ấn độ bằng sự đổi chác, văn hóa, tôn giáo, và những sự chinh phục chủng tộc và quân sự. Dù những thung lũng vùng núi của nó đã tạo ra một phần nào đó sự ngăn cách và đưa đến sự độc lập hiểm trở, tính lưu động trong lịch sử đã chứng tỏ rằng những sự phát triển trong vùng lớn rộng hơn đã ảnh hưởng đến khung cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo của A phú hãn và những lãnh tụ của những thế lực mạnh trong vùng đã có những quyền lợi khi can thiệp vào những biến cố ở nơi đây.

Khi quân đội Liên Xô rời A phú hãn vào tháng 2 năm 1989, Pakistan đã đóng một vai trò tích cực trong cố gắng mang những phe kháng chiến Mujahidin, cả phe cấp tiến lẫn truyền thống, vào chung một ô dù duy nhất. Pakistan cũng mang những đảng phái lại với nhau vào năm 1992 và sau đó đã đạt đến một sự dàn xếp làm cho họ có thể điều hành đất nước một cách hữu hiệu. Sự thỏa hiệp đạt tới lần đầu tiên ở Peshawar vào tháng 4 năm 1992, trước sự chứng kiến của thủ tướng Pakistan và những đại biểu của Iran, Saudi Arabia và Liên Hiệp Quốc, tất cả bao gồm một ủy ban gồm 50 người, được cầm đầu bởi Sibghatullah, sẽ giành lấy sự kiểm soát Kabul và chuẩn bị một con đường đưa đến sự thành lập một chính phủ lâm thời, được lãnh đạo bởi Chủ tịch Rabbani, người sẽ tiếp tục cầm quyền thêm 4 tháng để đưa đến sự thành lập một hội đồng để bầu ra một chủ tịch cho nhiệm kỳ 2 năm nữa. Rabbani bố trí tìm cách tham gia vào cuộc tái bầu cử bằng một tập hợp một số người được chọn vào tháng 12 năm 1992, nhưng sự chống đối từ những đảng khác đã dẫn đến chuyện đánh nhau dữ dội ở Kabul. Chuyện giao tranh chỉ đi đến chấm dứt khi có sự can thiệp của viên cựu giám đốc cơ quan tình báo Pakistan, vốn là người đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc hỗ trợ bảy đảng kháng chiến Mujahidin trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Xô. Pakistan cũng bảo trợ một hội nghị giữa những đảng ở Islamabad vào ngày 7 tháng 3 năm 1993 và đi đến sự đồng ý để cho Rabbani giữ chức chủ tịch thêm 18 tháng nữa.

Trong khi chuyện này đang tiến hành thì Dostam củng cố vị trí của ông ở miền Bắc và phát triển chuyện đổi chác và những mối liên hệ khác với những nước Cộng Hòa Trung Á. Ðồng thời lúc đó thì Ismail Khan cũng thành lập một tiểu vương quốc bán độc lập nằm ở Herat, và xây dựng một liên minh gượng gạo đặt trên căn bản quyền lợi hỗ tương với Iran. Iran hoan nghênh sự yên ổn mà Ismail Khan mang lại cho vùng miền Tây A phú hãn và điều này đã mang lại cơ hội cho ba triệu người tỵ nạn A phú hãn được hồi hương. Ismail Khan nhận được nhiều viện trợ từ Iran, và do đó ông giảm bớt sự tùy thuộc nhiều vào sự lãnh đạo của Rabbani và Masoud mà ông vẫn còn nghi ngại. Tuy nhiên ông vẫn lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng bất thường của Iran ở vùng phía Tây A phú hãn.

Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết đã làm cho Hoa Kỳ không còn lý do để tiếp tục chương trình ủng hộ A phú hãn. Những viện trợ quân sự đến cho kháng chiến quân Mujahidin chính thức bị ngưng vào ngày 31 tháng 12 năm 1991 và viện trợ nhân đạo chấm dứt vào đầu năm 1993. Hoàn cảnh này đã mở ra cho Pakistan theo đuổi quyền lợi của riêng họ.

Khi chuyện trật tự dần dần được tái lập ở Kabul sau những tháng vô chính phủ kể từ khi có phe lên nắm quyền vào tháng 4 năm 1992 là chính phủ kháng chiến Mujahidin và câu hỏi về quyền lãnh đạo được giải quyết từ Hiệp ước Islamabad, Pakistan vẫn tiếp tục can dự vào những cuộc thảo luận với những đảng kháng chiến Mujahidin như là một phần trong những nỗ lực của họ để tạo ra một chính quyền vững mạnh ở Kabul vốn sẽ ủng hộ quyền lợi của Pakistan.

Tuy nhiên, Rabbani ngày càng giữ khoảng cách với Pakistan. Phe Pakistan lúc nào cũng đặt nhiều hy vọng đến nhân vật Hekmatyar như là một lãnh tụ có năng lực, có quyền lợi hỗ tương với Pakistan, và ngày càng cảm thấy bất mãn khi nhìn thấy sự bất lực của Hekmatyar có thể tạo thành một sự chống đối hữu hiệu với Rabbani và Masoud.

Pakistan cũng còn trở nên ưu tư với chuyện Iran và Thổ nhĩ kỳ đã đang phát triển những mối liên hệ thương mại mạnh mẽ với vùng Trung Á và riêng với nước Iran thì họ đang tạo ra một tiêu thụ quan trọng cho sự đổi chác ở vùng Trung Á ra tới biển Ấn độ dương băng ngang qua Bandarabas, và như thế là coi như cạnh tranh với Karachi của Pakistan. Bộ trưởng nội vụ Pakistan là Naseerullah Babar tìm cách để đương đầu lại với khuynh hướng này, và để nhấn mạnh rằng Pakistan cũng là một nơi tiêu thụ có triển vọng cho sự đổi chác ở vùng Trung Á, thông qua sự đề ra những quan hệ quần chúng táo bạo đầu tiên. Ông đánh động quần chúng bằng cách du hành băng qua A phú hãn một mình, xuyên qua Kandahar và Heart, vào tháng 10 năm 1994 và rồi thiết lập một đoàn đổi chác để lo chuyện mua bán trên lộ trình này. Phe Taliban đã bảo vệ lộ trình này, do đó mới có sự phỏng đoán là Pakistan hỗ trợ cho phe Taliban.

Pakistan vẫn kiên quyết từ chối lời đồn là họ ủng hộ phe Taliban và không có bằng chứng rõ ràng nào về chuyện hỗ trợ của họ, mà chỉ có những bằng chứng do hoàn cảnh mạnh mẽ tạo rã mà thôi. Tuy nhiên lời đồn vẫn cứ cho rằng Pakistan đã cung cấp tiếp liệu và huấn luyện quân sự để hỗ trợ cho sự tiến công của Taliban chiếm những tỉnh phía Ðông A phú hãn trong suốt mùa Ðông năm 1994-1995 và chuyện chiếm đóng Herat và phía Tây quốc gia vào tháng 9 năm 1995. Nhiều tin đồn khác cho rằng liên minh cũ của Hoa Kỳ, Pakistan và Saudi Arabia một lần nữa lại tái hoạt động, lần này là để ủng hộ Taliban hơn là ủng hộ phe kháng chiến Mujahidin.

Khi phe Taliban tiến vào Jalalabad và rồi Kabul vào tháng 9 năm 1996, họ đã làm nhiều người ngạc nhiên. Tất cả những nguồn dự đoán đều cho rằng phong trào Taliban đã đuối sức vì thất bại không tiến lên được trong suốt 18 tháng bao vây Kabul. Sự thay đổi bất ngờ trong chuyện chiếm Kabul đã một lần nữa dấy lên sự phỏng đoán rằng phải có một bàn tay mạnh mẽ đâu đó cung cấp sự hỗ trợ có tổ chức và nhiều đồ viện trợ. Những dòng người mới gia nhập được tuyển mộ từ những trại tỵ nạn, những làng ở A phú hãn và những đền đài tôn giáo đều là những người sẵn sàng hy sinh và càng làm tăng thêm sức mạnh cho phe Taliban.

Những phản ứng quốc tế trước chuyện chiếm Kabul của phe taliban vào ngày 26 tháng 9 năm 1996 đã tạo ra sự kiện ngoạn mục. Vào ngày 3 tháng 10 , Thủ tướng Pakistan là bà Benazir Bhutto khẳng định rằng nếu phe Taliban cố rán hợp nhất đất nước A phú hãn, thì đó là một chuyện làm đáng được hoan nghênh. Trong khi hàm ý cho rằng bà muốn thấy phe Taliban dễ dãi cho chính sách về giới tính, bà nói thêm rằng không phải nhiệm vụ của bà là nói cho nhân dân A phú hãn biết chính quyền nào để lựa chọn. Một lần nữa bà lại từ chối chuyện cho rằng Pakistan đã hỗ trợ cho phe Taliban.

Vào ngày 4 tháng 10 năm 1996, Ðài phát thanh Pakistan đưa ra lời bình luận : " Có vẻ phe Taliban sung sướng hưởng sự ủng hộ hoàn toàn của các tầng lớp dân chúng đã quá mệt mỏi vì chiến tranh cho nên muốn chào đón viễn cảnh hòa bình vừa mới xuất hiện ở A phú hãn." Lời bình luận còn bày tỏ sự hy vọng là nhà cầm quyền Taliban sẽ áp dụng những nguyên tắc bình đẳng, kiên nhẫn chịu đựng, công lý của Hồi giáo và sự tôn trọng mọi thành phần xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con. Nó còn bày tỏ thêm sự hy vọng là phe Taliban sẽ không cung cấp thêm bất cứ cơ hội nào cho những kẻ phỉ báng Hồi giáo.

Vào ngày 2 tháng 10 năm 1996, chỉ một vài ngày sau khi phe Taliban chiếm được Kabul, một trong những đảng phái Hồi giáo cấp tiến của Pakistan là Jamiat-al-Ulema al-Islami do Maulana Fazl-ur-Rahman lãnh đạo, tuyên bố họ sẽ chuẩn bị một dự thảo hiến pháp cho A phú hãn theo sự yêu cầu của phe Taliban. Ðiều này được đưa lên ban chấp hành của Ðảng trước khi được gửi đến cho phe Taliban.

Vào ngày 12 tháng 10 năm 1996 tùy viên ngoại giao ở tòa đại sứ Saudi Arabian ở Kabul gửi lời chúc mừng của vua Saudi, và bày tỏ sự vui mừng trước sự áp dụng luật Hồi giáo ở A phú hãn và hòa bình cùng an ninh đã được thiết lập trên hầu hết những vùng của A phú hãn bởi phe Taliban.

Có những tin đồn cho rằng Hoa Kỳ có cảm tình với phe Taliban phần nào là do sự công bố vào ngày 2 tháng 10 của công ty dầu Hoa Kỳ UNOCAL, trong đó nói rằng nó coi sự ưu thế mới của phe Taliban là " một sự phát triển tích cực". Nó thêm rằng một chính quyền duy nhất sẽ mang lại sự yên ổn và sẽ cải tiến kế hoạch xây dựng những đường ống dẫn dầu và khí ngang qua A phú hãn từ vùng Trung Á. Những tin đồn như thế cũng được tạo ra bởi nền ngoại giao hoạt động hơn của Hoa Kỳ ở A phú hãn trong năm trước và bởi những dấu hiệu trước đó nữa, theo sau chuyện chiếm Kabul của phe Taliban, rằng phía Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm một cuộc gặp gỡ với phe Taliban. Có báo cáo cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nghe nói cũng cho rằng họ thấy không có gì phải chống đối về những chuyện mà Taliban đã làm. Tuy nhiên, có lẽ vì quan ngại một sự tiếp cận nồng nhiệt quá mức có thể gây ra xung đột một cách sống sượng với làn sóng nổi giận của quốc tế vì những chính sách giới tính của Taliban nên bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng vào ngày 8 tháng 10 trong đó họ cảnh cáo phe Taliban rằng sự công nhận chính thể Taliban còn tùy thuộc vào những quyền của phụ nữ A phú hãn được tôn trọng hay không. Tuy thế người phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm sự liên lạc với phe Taliban.

Ngược lại, Iran nổi cơn thịnh nộ trong những lời phê bình nghiêm khắc dành cho phe Taliban. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1996, Ayatollah Ali Khamanei trong một bài giảng vào ngày thứ sáu, đã nói rằng, " Chung quanh những quốc gia láng giềng của Iran, có chuyện đang xảy ra nhân danh Hồi giáo và một nhóm người mà kiến thức về Ðạo Hồi không biết như thế nào, đã lao vào những hành động không dính líu gì đến Ðạo Hồi cả. " Sau đó ông nói thêm là những hành động xảy ra ở A phú hãn là những hành động mà ông cho rằng đó là những dấu hiệu rõ ràng nhất của những bước đi phản động và cuồng tín cùng sự bỏ rơi chuyện nhân quyền. Ông còn tố cáo chuyện Taliban nhận viện trợ của Hoa Kỳ và nhấn mạnh thêm, " Cả thế giới chứng kiến chuyện Hoa Kỳ đề cao phe Taliban như thế nào. Washington chẳng bao giờ lên án cả. Ngược lại Hoa kỳ còn ủng hộ phe Taliban đàn áp những đối thủ khác."

Tiếp theo sau khi phe Taliban chiếm được Kabul, Ngoại trưởng của Iran là Ali Akbar Velayati công du vùng Trung Á và Ấn Ðộ để đẩy mạnh chuyện ngưng bắn và sự thành lập của một chính phủ rộng rãi nhiều thành phần. Trong một thông cáo được cơ quan thông tin Itan truyền đi ngày 15 tháng 10, ông Velayati đề cập đến " lời nhấn mạnh gần đây được những viên chức Pakistan đưa ra thú nhận rằng Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Pakistan ủng hộ phe Taliban", và nói thêm, " những người đi theo một nhóm chính trị hay một sắc dân nào không thể áp đặt ý muốn của họ lên trên nhóm ấy. Trong một bản lên tiếng theo sau những cuộc thảo luận với ngoại trưởng xứ Kazakhstan, cả hai ngoại trưởng bày tỏ quan điểm rằng sự tiếp tục của những chiến dịch quân sự giữa những phe tham chiến ở A phú hãn có thể " làm mất ổn định tình hình trong khu vực. "

Cũng giống như Iran, Liên Xô coi chuyện Taliban chinh phục Kabul với sự quan tâm sâu xa. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1996, Tổng thống Boris Yeltsin kêu gọi một hội nghị của những nước độc lập trong Liên Hiệp Chung. Vị cố vấn an ninh quốc gia của ông nói rằng chiến thắng của phe Taliban đã gây ra một sự đe dọa nghiêm trọng đến những quốc gia Cộng Hòa Trung Á vì, theo như lời ông, phe Taliban muốn sát nhập một số phần của họ. Có tin loan báo rằng những tổng thống của Kazakhstan, Uzbekistan, Kirghizistan và Tajikistan và thủ tướng Nga sẽ gập nhau ở Almaty, thủ đô của Kazakhstan.

Tổng thống Turkmenistan là vị lãnh đạo Trung Á duy nhất không đồng ý tham dự hội nghị – Turkmenistan không ký vào bàn hiệp ước an ninh chung của những quốc gia độc lập trong khối thịnh vượng ( Commonwealth of Independent States). Tuy nhiên vào ngày 14 tháng 10, ngày gặp gỡ một phái đoàn của chính phủ Rabbani vừa bị truất phế, thì Thủ tướng Victor Chernomyrdin của Nga đã gặp với Tổng thống Niyazov của Turkmenistan. Sau buổi họp, vị tổng thống nói rằng Turkmenistan có ý muốn có những hoạt động hợp tác với Mạc-tư-khoa trong chuyện giải quyết vấn đề khủng hoảng A phú hãn. Ông nói thêm," Chúng tôi không hẳn muốn chia sẻ những kết quả của hội nghị Almaty. Chúng tôi tin rằng sự xung đột ở A phú hãn và một vấn đề nội bộ của A phú hãn." Ông nói thêm là trong lúc này mỗi phe đều phải " kiên nhẫn" về những quan điểm khác biệt của những quốc gia trong khối. Ông nói Turkmenistan có những quan hệ láng giềng thân thiện với toàn thể dân số A phú hãn, và khẳng định là xứ Turkmenistan không muốn dính líu vào những vấn đề của A phú hãn.

Trong một cuộc thảo luận của Hội Ðồng Bảo An vào ngày 16 tháng 10, Nga và những đại biểu Trung Á nói đến sự de dọa của chuyện đánh nhau ảnh hưởng như thế nào đến những quyền lợi quốc gia của họ và sự an ổn của toàn khu vực. Hội Ðồng Bảo An đã đưa ra một quyết nghị do Nga bảo trợ.

Vào ngày 19 tháng 10, Tổng thống Karimov của Uzbekistan tiếp đón Tổng thống Farooq Leghri của Pakistan tại Tashkent. Thông báo chung nhấn mạnh đến chuyện cả hai vị lãnh đạo kêu gọi ngưng bắn ngay tức khắc, đàm phán hòa bình và cấm vận vũ khí, được coi như mâu thuẫn với vị trí lúc đầu của Karimov, vốn từ khi đầu tháng đã kêu gọi sự ủng hộ dành cho Dostam. Tổng thống Leghari được bộ trưởng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên của Pakistan tháp tùng. Rất có thể câu hỏi dầu Trung Á được chuyên chở ngang qua A phú hãn tới một hải cảng ở Pakistan được thảo luận. Nghe nói tổng thống Pakistan đã trấn an Uzbekistan rằng phe Taliban không có tham vọng lãnh thổ nào ngoài biên giới A phú hãn. Mặc dù có một cuộc gặp gỡ tương tự với Tổng thống Kazakhstan là Nursultan Nazarbayer vào ngày 28 tháng 10, tổng thống Kazakh đưa ra một lời cảnh cáo rằng cuộc tranh chấp A phú hãn không thể để tràn qua biên giới.

Ấn độ cũng được tiên đoán là chọn vị trí chống Taliban. Vào ngày 15 tháng 10, bộ trưởng ngoại giao Ấn độ tuyên bố là Ấn độ không có ý định công nhận nhà cầm quyền Taliban ở Kabul và sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền được cầm đầu bởi Chủ tịch Rabbani. Ông nói thêm rằng, dưới những ảnh hưởng của những thế lực nước ngoài ở A phú hãn, sự công nhận chính thức phong trào Taliban có nghĩa là đồng ý với sự can thiệp từ bên ngoài.

Mặc dù có những cố gắng của phe Taliban nhằm hạ thấp những liên hệ có thể có với phe Taliban, Bộ trưởng nội vụ Naseerullah Babar theo đuổi một vai trò tích cực trong sự tìm kiếm sự hòa giải giữa phe Taliban và Dostam sau chuyện Taliban chiếm Kabul và sự lật ngược thế cờ của những lực lượng của Masoud và Dostam từ những thành công lúc đầu chiếm phía Bắc thủ đô của phe Taliban. Sự lựa chọn bộ trưởng nội vụ thay vì bộ trưởng ngoại giao làm người điều hợp của Pakistan đã cho thấy ông Babar đã phát triển những mối liên hệ tốt với phe Taliban và càng chỉ rõ thêm sự xuất hiện của Taliban đồng lúc với chuyện ông Babar đã cho gửi một đoàn công-voa băng qua Pakistan cho thấy đây không phải là chuyện làm ngẫu nhiên tình cờ.

Ông Babar có những cuộc họp đầu tiên với phe Taliban và Dostam vào ngày 15 tháng 10. Dostam chống lại ý định về chuyện đàm phán chỉ xảy ra giữa ông ta và phe Taliban và kiên quyết đòi hỏi tất cả những thành viên của liên minh đối kháng , bao gồm cả chính phủ bị truất phế, được cùng tham gia vào những buổi thảo luận. Ðặt hy vọng vào vị trí thương thảo này và sự chống đối có thể có đối với bất cứ thương lượng nào với chính phủ vừa bị truất phế, phái đoàn chính phủ Pakistan bao gồm một chức sắc tôn giáo cao cấp từ Pakistan, vốn là một người cố vấn được tin cậy của phe Taliban. Có lúc Dostam đồng ý gặp gỡ phe Taliban, qua sự điều hợpcủa ông Babar, không có sự hiện diện của chính phủ truất phế. Tuy nhiên Dostan vẫn khẳng định là ông là phát ngôn nhân cho một liên minh rộng lớn hơn.

Nhiều nhà quan sát cho rằng công tác của ông Babar là kết quả thất bại của phe Taliban nhằm qua mặt những lực lượng chống đối ở phía Bắc Kabul. Nhiều người khác coi đó như một cách để mua thời gian trong khi Taliban tái lập chỗ đứng quân sự. Dostam cố gắng nâng vị trí thương thảo của ông trong cuộc đàm phán bằng cách tăng cường những lực lượng của ông ở phía Bắc Kabul đang khi cuộc nói chuyện đang tiến hành. Tuy nhiên Masoud, đại diện cho chính phủ truất phế, đưa ra một bản lên tiếng vào ngày 18 tháng 10 trong đó ông tỏ ý nghi ngờ về hiệu năng của những cuộc thảo luận dưới sự điều hành của ông Babar. Ông cho rằng vì Pakistan sắp đặt những cuộc nói chuyện như thế cho nên khó mà lạc quan. Ông thêm rằng Pakistan là người tạo ra phong trào Taliban và không có ý định thực sự nào trong chuyện muốn giải quyết những vấn đề A phú hãn. Vào ngày 28 tháng 10, Dostam công khai tố cáo Pakistan ủng hộ phe Taliban. Ðây là lần đầu tiên ông đưa ra lời tố cáo như thế. Viên bộ trưởng nội vụ Pakistan cho rằng lời lên án ấy không có căn bản gì hết.

Nếu kéo những mảnh rời của tình thế lại với nhau, rõ ràng là có một chuyện có thể xảy ra là phe Taliban như một phong trào nhỏ tự nhiên nổi lên ở Kandahar và đánh đúng tình cảm vào lớp dân chúng đang khát khao được sống trong sự yên ổn của luật pháp và trật tự. Sự được lòng dân rõ ràng của họ nhanh chóng gây được sự chú ý của những người sống ngoài A phú hãn nhìn thấy viễn cảnh lợi thế của sự yên ổn do phe Taliban có thể đem lại cho A phú hãn.

Riêng Pakistan thì đã từ lâu muốn tăng cường sự liên hệ đổi chác với Trung Á và quyền lợi này đã được thúc đẩy mạnh bởi sự xuất hiện của những nước độc lập trong vùng Trung Á theo sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1991. Rõ ràng là có sự lợi nhuận trong chuyện tạo ra một lối thoát cho dầu và khí Trung Á đi tới biển Ấn độ dương xuyên qua Pakistan, để có thể thu lợi kinh tế từ đó. Pakistan lo ngại khi thấy Iran đã có những kế hoạch xây dựng những ống dẫn dầu nối những vùng dự trữ ở Trung Á không những chỉ với vùng Vịnh và còn với hệ thống dẫn dầu Âu châu xuyên qua Thổ nhĩ kỳ. Ðã có nhiều lần Pakistan trực tiếp vào chuyện mở con đường này ( chẳng hạn như sửa chữa xa lộ chính và dàn xếp về những địa điểm với những công ty dầu), và đó là những bằng chứng cụ thể về chuyện tại sao Pakistan dính líu với phe Taliban để phục vụ quyền lợi cho quốc gia mình.

Như chúng ta đã thấy, phe Taliban đã có thể huy động những phong trào Hồi giáo trong vùng biên giới của Pakistan hầu lôi kéo tuyển mộ những người trẻ khắp nơi trong nước theo họ, trong đó bao gồm những trại tỵ nạn A phú hãn, nơi có một số người Hồi giáo cấp tiến và những phong trào Hồi giáo thiết lập những trung tâm dạy Hồi giáo, nhiều nơi được quỹ của Saudi tài trợ. Tiến trình tuyển mộ được cải tiến bằng cách kêu gọi những người lãnh đạo bộ tộc trong những khu vực của người Pushtun ở A phú hãn, và những người trong trại tỵ nạn, để gửi những người trẻ đi chiến đấu. Những sự kêu gọi này được phản ứng tích cực, với những gia đình có những con trai di theo phong trào thánh chiến Hồi giáo Jihad và đổi lại được sự trợ giúp về tài chánh từ bộ tộc và cải tiến tình trạng sinh sống. Phong trào Taliban do đó tùy thuộc nhiều vào sự ủng hộ địa phương cũng như bắt nguồn từ bên ngoài nước.

Khi phe Taliban ngày càng lớn mạnh thì ba quốc gia đặc biệt cảm thấy lưu tâm là Iran, Nga và Ấn độ. Iran không những chống đối Taliban chỉ vì chuyện tranh đua về đường ống dẫn dầu và khí mà còn có lý do để lo ngại phong trào của phái Xu na cấp tiến sẽ gây nhiều rắc rối cho phe Shi’a của Iran, đặc biệt là ở Mashhad, nơi có ngôi đền của Imam Reza hấp dẫn hàng triệu người hành hương hàng năm; một trái bom lớn đã nổ trong đền vào tháng 6 năm 1994 trong một ngày lễ giữa lúc có đông người dự , gây nhiều thương vong kinh khiếp. Ða số dân tỵ nạn A phú hãn ở Mashhad đã cung cấp một thiên đường cho khủng bố, và dân số A phú hãn ở đây vẫn còn đông đảo khi nào phe Taliban vẫn còn nắm quyền lực ở miền Tây A phú hãn và tiếp tục gây ra nhiều vấn đề. Những người A phú hãn trở về từ Iran bị phe Taliban phê phán là đã không đứng vào phong trào thánh chiến Hối giáo Jihad để chống lại cuộc xâm lăng của Liên Xô, và vì vậy mà nhiều người tìm cách tỵ nạn ở Iran lần thứ hai. Sự lo sợ khủng bố tiếp tục lan rộng mặc dù phe Taliban phủ nhận và cho rằng họ không có ý định "xuất cảng" tín ngưỡng của họ ra bên ngoài biên giới A phú hãn, họ đang phải đối phó nhiều với cố gắng của chính quyền Saudi và những tổ chức Hồi giáo ở Saudi Arabia trong nhiều năm qua đã tìm cách phổ biến hệ phái Wahabi của đạo Hồi ( do Abd al-Wahhab sáng lập) ở A phú hãn và Trung Á để từ đó phá hoại Iran.

Vào lúc ban đầu của cuộc chiến tranh A phú hãn, Iran mạnh mẽ chống Hoa Kỳ sau khi Ayatollah Khomeini chiếm lên nắm quyền lực vào năm 1979, và cảnh giác theo dõi sự dính líu ngày càng tăng của Hoa Kỳ và Saudi vào A phú hãn khi cường độ cuộc chiến ngày càng tăng. Iran tìm kiếm và tăng cường mối dây liên lạc với thiểu số người của phái Shi’a ở trong nước và đưa ra sự giúp đỡ cho những đảng kháng chiến trong những cộng đồng Shia ở A phú hãn, khuyến khích hầu hết bọn họ đoàn kết thống nhất với nhau thành một đảng duy nhất là Ðảng Hisb-e-Wahdat. Tuy nhiên, khi Ðảng Hisb-e-Wahdat bị nhiều tổn thất ở Kabul bởi những lực lượng của Ittihad-i-Islami và Masoud, Iran thận trọng duy trì những mối quan hệ tốt với chế độ Rabbani và sự hỗ trợ này được xây dựng trong suốt những năm trước khi phe Taliban chiếm Kabul. Iran cũng đóng một vai trò chủ động trong việc điều hợp giữa những phe phái khác nhau, trong đó có cả phe Taliban. Một chánh văn phòng bộ ngoại giao tên Alauddin Borujerdi được bổ nhiệm cho mục đích này.

Sau khi phe Taliban chiếm Kabul, Iran đứng ra tổ chức một hội nghị trong vùng tại Tehran vào ngày 29 và 30 tháng 10 năm 1996 để thảo luận về tình hình A phú hãn. Lời mời được gửi đến cho Nga, Ấn độ, Pakistan, Trung cộng, Saudi A rabia và những nước Ðộc lập vùng Trung Á cũng như những đại biểu của Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Quốc và Hội Nghị Tổ Chức Hồi Giáo. Pakistan, Saudi Arabia và Uzbekistan không tham dự hội nghị này.

Iran cũng trở nên quan tâm tới số phận sống còn của số dân của phái Shi’a sống ở vùng Hazarajat thuộc trung tâm A phú hãn nếu phe Taliban chiếm khu vực này, đó là những người hưởng nhiều quyền độc lập từ cuộc xâm lăng của Liên Xô. Nhóm dân này chỉ chiếm một phầm nhỏ về chính trị và kinh tế dưới sự kiểm soát của phe Pushtun từ thập niên 1880 cho đến cuộc đảo chính của Ðảng Nhân Dân Cách Mạng và sự xâm lăng của Liên Xô đã cung cấp cho họ cái cơ hội đạt tới một nền kinh tế địa phương tự trị , cho nên họ có nhiều quyết tâm để chống lại sự tiến tới của phe Taliban. Nhóm dân này coi thường những sự chống đối của phe Taliban khi phe Taliban tuyên bố là họ sẽ tôn trọng quyền của tất cả những thành phần dân A phú hãn. Tuy nhiên thái độ của phe Taliban đối với nhóm Hazaras, vốn là nhóm tương đối trung lập lúc đầu, đã thay đổi rõ rệt kể từ sau thất bại thảm hại mà phe Taliban hứng chịu ở Mazar vào tháng 5 năm 1997, Taliban trách cứ Iran đã gây ra chuyện đó. Vì vậy sau đó có tin đồn là có một số đông người phái Shi’ a sinh sống ở Heart và Kabul bị cảnh sát bố ráp và bỏ tù để ngăn cản họ không cung cấp tiếp tế cho những lực lượng khác.

Phe Taliban tố cáo Iran đã cung cấp sự hỗ trợ cho những lực lượng chống đối ở miền Tây A phú hãn và cũng tăng cường sự trợ giúp cho cố gắng của Liên Minh Miền Bắc để đối đầu lại những cuộc tấn công của Taliban ở phía Bắc và trung tâm A phú hãn. Iran lên tiếng phủ nhận hoàn toàn chuyện cung cấp sự hỗ trợ nói trên.

Vị thế của Nga trong chuyện liên hệ với phe Taliban thì không được rõ ràng như Iran. Bóng ma của Ðạo Hồi tăng trưởng mạnh mẽ ở vùng Trung Á đã là một sự chú ý của chính sách ngoại giao của Liên Xô và Nga kể từ đầu những ngày đầu khi quân kháng chiến Mujahidin chống lại Ðảng Nhân Dân Cách Mạng, và đây cũng là mối quan tâm chính yếu khi có những cấp lãnh đạo của những quốc gia trong vùng vội vã tìm đến sau khi phe Taliban chiếm Kabul . Tuy nhiên bức tranh còn phức tạp hơn nhiều và sự phức tạp này là một đặc điểm của những quyết định xảy ra trong điện Kremlin và trong sự thảo luận giữa những lãnh tụ với nhau.

Trong khi đó quốc gia Turkmenistan với một nền kinh tế què quặt nên hết sức mong muốn những ống dẫn dầu được xây dựng để nước này có thể bán khí đốt và dầu ra những thị trường bên ngoài, cho nên Turkmenistan giữ một thái độ hết sức thận trọng về chuyện Taliban lên nắm quyền. Những quốc gia Cộng hòa khác trong vùng phê phán công khai phe Taliban nhưng có những ý kiến khác biệt nhau trong chuyện họ có nên cung cấp viện trợ quân sự cho phe Dostam và những thành viên khác của Liên Minh Miền Bắc. Cố vấn an ninh của Nga là tướng Alexander Lebed nghe nói là đã thúc giục Nga cung cấp sự hỗ trợ cho những lực lượng của Rabbani. Tuy thế, viên bí thư của Hội Ðồng Quốc Phòng Nga tuyên bố vào ngày 8 tháng 10 rằng cần phải thận trọng trong tình trạng của A phú hãn, Nga và những nước Cộng Hòa khác trong vùng không nên cung cấp viện trợ cho phe Dostam. Trong chuyện này họ tự chế bằng cách tăng cường vấn đề quốc phòng trong biên giới phía Bắc, bao gồm chuyện tăng cường những lực lượng của những quốc gia Cộng hòa, đa số trong đó là người Nga.

Những quan sát viên lúc đó bình luận là Nga, cho dù là trong tình huống nào chăng nữa, cũng khó mà can thiệp quân sự một lần nữa ở A phú hãn. Quân đội Nga được trang bị với vũ khí yếu kém và tinh thần thấp, còn lực lượng quân sự mới thành lập ở những nước Cộng Hòa Trung Á chưa chuẩn bị kỹ cho chuyện tác chiến. Người ta có cảm tưởng rằng ngay cả nếu viện trợ quân sự được cung cấp cho phe Dostam, điều này cũng không bảo đảm chuyện ngăn chận nổi sự tiến quân của Taliban. Cũng có sự hoang mang trong những nước ở Trung Á về chuyện có nên gay cấn với phe Taliban hay không khi đặt trên vấn đề quyền lợi của những nước ấy, bằng cách ủng hộ phe Dostam, khi mà họ cần băng qua những vùng miền tây A phú hãn để cải thiện vấn đề trao đổi thương mại.

Tuy nhiên Nga lo lắng về chính sách của Taliban không can thiệp vào nước ngoài có thể thay đổi nếu họ chiếm toàn nước, hay có những thành viên trong phe Taliban sẽ khuyến khích và hỗ trợ những phong trào Hồi giáo ở Trung Á. Một bản lên tiếng của người lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Tajikistan cho biết rằng ông không loại trừ chuyện thỏa hiệp với phe Taliban, bằng cách ủng hộ sự nổi dậy từ lâu của phe Tajik từ A phú hãn.

Còn có những yếu tố khác làm cho Nga phải lo lắng về sự hiện diện của Taliban ở A phú hãn. Trong bản lên tiếng chính thức, Nga lo ngại là phe Taliban sẽ trải rộng Ðạo Hồi cấp tiến trong vùng Trung Á và do đó sẽ lôi kéo sự ra đi một số người thuộc sắc tộc Nga ở những nước Cộng Hòa Trung Á về Nga, và điều này sẽ làm cho Nga không lo lắng chu toàn cho những người ra đi này. Nga cũng bày tỏ sự lo ngại là nếu Taliban chiếm vùng phía Bắc A phú hãn, nhiều người sẽ đi tới những nước Cộng Hòa Trung Á, và sẽ tạo nên một vấn đề tỵ nạn mà Nga không thể đảm đương nổi.

Dù cuộc chiến A phú hãn đã để lại những vết thương sâu đậm, nhưng dưới cái nhìn của một số người thì đó là một yếu tố đóng góp vào sự tan rã của Liên Bang Sô Viết, vì thế nên Nga ưu tư về chuyện cần có những lý do chiến lược tốt đẹp để duy trì sự kiểm soát biên giới phía Bắc A phú hãn. Nga cũng miễn cưỡng từ bỏ sức mạnh Nga đang có ảnh hưởng ở vùng Trung Á và mối đe dọa Taliban đã là một yếu tố giúp Nga duy trì sự hiện diện quân sự ở đây một cách hợp tình hợp lý, kèm theo với ảnh hưởng chính trị và kinh tế, đối với một số nước Cộng Hòa, đặc biệt là nước Tajikistan. Thêm vào đó, sự tiến quân của Taliban đã làm ngưng trệ chuyện xây dựng những ống dẫn dầu băng qua A phú hãn để chuyên chở khí đốt và dầu tới những thị trường khác ngoài Nga, vốn là nước vui vẻ khi có những khế ước ưu tiên cho phép Nga khai thác những kho dự trữ có giá cả dưới giá thị trường quốc tế. Tuy nhiên nhữáng dẫn dầu của Iran sẽ phá vỡ thế độc quyền đó.

Thật khó mà đoán sự lo ngại của Nga đối với Ðạo Hồi cấp tiến đến mức độ nào thì mới được coi là hợp lý. Chắc chắn là sự khủng hoảng xã hội, vốn đã ảnh hưởng trong vùng trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và như là kết quả của những tai họa tác động đến sức khỏe của hàng triệu người, đã là miếng đất màu mỡ cho những tôn giáo căn bản sinh sôi nẩy nở. Saudi Arabia đã nhiều năm tìm cách khai thác điều này, đặc biệt trong vùng thung lũng màu mỡ Ferghana nằm ở giữa Kirghizistan, Uzbekkistan, và Tajikistan, nơi có những phong trào cấp tiến đã hoạt động trong nhiều thập niên và có những nhà truyền giáo Thiên Chúa làm việc mạnh mẽ. Có những người quan sát như Ahmed Rashid, tác giả của cuốn sách giá trị " Sự sống lại của vùng Trung Á " ( The Resurgence of Central Asia), coi gia đình, bộ tộc và những liên hệ về chủng tộc đã ngăn chặn được phong trào Hồi giáo tấn công.

Hiệp ước hòa bình mới đây được ký giữa chính phủ Tajikistan và những kháng chiến quân Hồi giáo trấn giữ vùng núi phía Ðông quốc gia này đã minh chứng cho điều đó. Vào tháng 1 năm 1993, một cuộc nội chiến khốc liệt đã đẩy những người tỵ nạn từ Tajikistan vào A phú hãn. Một số được cho lưu trú ở một địa điểm sa mạc gần Mazar và số khác đến vùng Kunduz, vốn đã được phát triển thành một trung tâm cho những người Hồi giáo cấp tiến. Trong nhiều năm những kháng chiến quân tung ra những trận đánh từ lãnh thổ A phú hãn đến quân những nước Cộng hòa đóng dọc theo biên giới giữa Tajikistan và vùng phía Ðông-Bắc A phú hãn, với sự hỗ trợ của phe Jamiat-i- Islami. Với chuyện Taliban chiếm Kabul và chuyện truất phế phe Jamiat ra khỏi quyền hành ở thủ đô, nên Masoud cầu cứu Tajikistan xin yểm trợ. Cả Iran và Nga đều ý thức được sự hỗ trợ như vậy nên được tiếp tay và họ khuyến khích Tajikistan nên ký thỏa hiệp. Dù con đường đi đến hòa bình còn lâu, đây là quyền lợi mà phe kháng chiến đồng ý thỏa hiệp với những chính phủ được Nga ủng hộ khi những quyền lợi chiến lược cần đến.

Sự lo ngại rằng Taliban sẽ truyền bá đạo Hồi cấp tiến trong vùng Trung Á đã làm cho người ta phỏng định rằng họ có tham vọng ấy, dù đó là điều mà họ luôn chối bỏ. Cho dù có người tin sự chối bỏ ấy thì dĩ nhiên không loại trừ khả năng có một phong trào tách ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai, tìm kiếm sự hỗ trợ đến những phong trào cấp tiến ở Trung Á. Tuy thế tín ngưỡng của Taliban không dễ dàng đi vào những xã hội vùng Trung Á. Ở một chừng mực nào đó, nó phản ánh rất nhiều kinh nghiệm A phú hãn, nhưng nó không thích hợp với những xã hội rã rời ở vùng Trung Á nơi mà mỗi nước Cộng Hòa chứa đựng những nhóm sắc dân và đó là kết quả của những chính sách định cư bắt buộc của Stalin. Vùng Trung Á cũng đã kinh nghiệm với cuộc sống thế tục và sự tương đối bình đẳng giữa nam nữ. Khi phe Taliban chiếm chính quyền, những cộng đồng xa xôi ở A phú hãn, vốn giữ tình trạng nguyên vẹn trong những trại tỵ nạn, thì giờ đây lại trở về truyền thống bảo thủ cao độ. Tuy nhiên có nhiều đổi thay ở vùng Trung Á làm cho người ta nhìn rõ hơn vào cái truyền thống nguyên thủy. Người ta có thể tranh luận rằng Ðạo Hồi cấp tiến đã bám rễ vào những thành thị ở Âu châu để phản ứng lại sự kỳ thị thì tương tự nó cũng có thể đi sâu vào vùng thành thị tương đối ở Trung Á, nhưng những điều kiện không hẳn đã giống nhau. Những người Nga gốc Âu châu không còn giữ vị trí khống chế ở Trung Á và không thể theo đuổi sự kỳ thị loại này vốn hiện hữu ở Âu châu.

Ngược lại, tín ngưỡng của phe Taliban đã ảnh hưởng nhiều đến dân số người Pushtun ở Pakistan và do đó tăng tiến thêm mật khu quyền lực của những đảng Hồi giáo cấp tiến nằm ở biên giới. Phóng viên BBC ở Islamabad tường trình vào ngày 13 tháng 10 năm 1996, hai tuần sau khi phe Taliban chiếm Kabul, rằng nhiều người ở Pakistan lo lắng về vấn đề tham nhũng và kinh tế xuống dốc ở Pakistan sẽ làm cho những sinh viên ở những Học viện Hồi giáo sẽ nhiễm sự hăng hái từ phe Taliban và đóng một vai trò tích cực hơn trên sân khấu chính trị. Ông nói chuyện xử tử Najibullah và sự thất bại của Taliban trong chuyện tìm kiếm một thỏa hiệp với Dostam, nhắm đến sự thành lập một chính quyền toàn quốc ổn định, đã làm cho nhiều người nghĩ Taliban chiếm Kabul là một chuyện làm tích cực giờ đây đâm ra lo lắng. Sự khó chịu này đã được biểu lộ trong chuyện Pakistan vội vã tái mở cửa tòa đại sứ của Pakistan ở Kabul và chuyện này càng làm cho nhiều nước khác thận trọng, đắn đo hơn trong chuyện thiết lập ngoại giao với Taliban.

Không hiểu những phong trào như thế có lan rộng đến Ấn độ hay không thì chưa ai biết nhưng quan điểm của Abdul Ala Maududi ( bản thân ông từ Ấn độ) đặt căn bản ở vùng này. Ấn độ rõ ràng muốn tiếp tục công nhận Burhannudin Rabbani như là một tổng thống hợp pháp của A phú hãn. Từ lâu Ấn độ có quyền lợi chiến lược trong chuyện tìm kiếm sự cản trở tham vọng của Pakistan muốn tạo ra một khối Hồi giáo đề kháng kéo dài từ Pakistan qua A phú hãn tới tận vùng Trung Á. Tuy nhiên Ấn độ cũng ngại không kém về vấn đề Taliban sẽ làm lộn xộn mối quan hệ tế nhị giữa phe Ấn giáo và Hồi giáo ở Ấn độ, mối quan hệ này vốn đang bị đe dọa vì chủ nghĩa cấp tiến ngày càng lên cao giữa những người Hồi giáo và Ấn giáo.

Có thêm một vấn đề đặt ra nữa là nếu đường ống dẫn khí đốt và dầu được xây dựng ngang qua A phú hãn thì liệu Taliban có thể ngăn chặn nổi ảnh hưởng văn hóa Tây phương hay không, khi có một số lượng lớn công nhân Tây phương tới để xây dựng và bảo trì những đường ống này. Câu chuyện dài dòng này có nhiều tình tiết lý thú cần nên nói lại như sau. Trước khi phe Taliban chiếm Kabul, một công ty A căn đình tên Bridas nhận được quyền đào khí đốt từ những mỏ dầu của Turkmenistan, nhưng chính phủ Turkmen được một công ty Mỹ là UNOCAL đề nghị một hợp đồng cao hơn, do đó mà hủy bỏ hợp đồng với hãng Bridas. Hãng Bridas đưa chính phủ Turkmen ra tòa và cạnh tranh ráo riết với công ty UNOCAL để giành được sự chấp nhận hợp đồng từ phe Taliban để có khế ước xây dựng những đường ống dẫn dầu trong nước A phú hãn. Phe Taliban chưa ký nhưng có ý thiên về công ty Á căn đình Bridas. Khi phe Taliban chiếm Kabul, hãng UNOCAL lên tiếng chúc mừng phe Taliban và mong là sẽ có sự ổn định. Tuy nhiên, những bản lên tiếng sau đó có vẻ thận trọng hơn và nói rằng công ty chưa thấy đủ an ninh để xây dựng ống dẫn dầu, và đoán rằng cũng phải mất vài năm mới có thể làm được. Mặt khác, một hợp đồng đã được ký giữa UNOCAL, hãng dầu Delta của Saudi Arabia, Pakistan và chính phủ Turkmen vào tháng 7 năm 1997 cho phép xây dựng một đường ống dẫn dầu nối Turkmenistan với Pakistan băng qua A phú hãn và đã bắt đầu vào cuối năm 1988. UNOCAL đưa ra lời bình luận rằng nó sẽ không bắt đầu chuyện xây dựng cho đến khi chính phủ được quốc tế công nhận hoàn toàn kiểm soát đất nước A phú hãn. Bất chấp hợp đồng này, phe Taliban công bố ngày 28 tháng 8 rằng họ chấp nhận hợp đồng với công ty Bridas và hợp đồng đã đi đến giai đoạn cuối để được ký kết. Bridas tỏ ý cho biết là họ sẽ sẵn lòng nghĩ đến chuyện xây cất dưới những điều kiện không được an toàn cho lắm. Trong khi đó, Iran ký kết một thỏa hiệp với Turkmenistan vào tháng 5 năm 1997 để cung cấp sự xây dựng ống dẫn dầu nối dầu và khí đốt của Turkmen đến những đường dây của Iran và Turkmenistan và sau đó chở đi Âu châu. Iran do đó được coi như người chạy đầu cuộc đua. Thỏa hiệp được đạt tới vào tháng 5 năm 1996 trong đó Kazakhstan bắt đầu xuất cảng dầu băng qua Iran, chuyển giao dầu thô cho những cơ sở lọc dầu của Iran ở biển Caspian để đổi lại được cho phép xuất cảng dầu từ những hải cảng trong vùng vịnh của Iran.

Cũng giống như chuyện bị cuốn hút vào trong những mối lợi nhuận dầu và khí đốt toàn cầu, phe Taliban cũng là những tay chơi không thể tránh trong sự trao đổi bạch phiến quốc tế. A phú hãn là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, từ đó bạch phiến được bào chế ra cả ở trong nước A phú hãn và ở vùng rộng lớn hơn. Sản lượng tăng 25 phầm trăm trong năm 1997, những năm trước số lượng sản xuất lên xuống bất thường. Phe Taliban bối rối trước chuyện buôn bán bạch phiến, ngăn cấm dùng bạch phiến nhưng đưa ra những thông điệp mù mờ về sản lượng thuốc phiện. Nhiều bản lên tiếng mới đây cho biết là vì nghèo khó nên những nông dân ở A phú hãn không còn lựa chọn nào hơn là phải trồng thuốc phiện. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với những chứng cớ nhỏ nhặt cho thấy chuyện trồng cây thuốc phiện phần lớn nằm trong tay những địa chủ lớn, vốn thay đổi số lượng tùy theo sự thay đổi tùy theo thị trường quốc tế dưới mệnh lệnh của những kẻ kiểm soát thị trường này. Những người nghèo ở A phú hãn chỉ thu được lợi chừng nào có nhu cầu thuê mướn lao động theo mùa để trông coi chuyện gặt hái thuốc phiện, vốn là một chuyện làm cực nhọc, và chừng nào những nông dân nhỏ được yêu cầu để cung cấp sản lượng thuốc phiện cho những chủ đất lớn. Giọng điệu ân hận này của phe Taliban liên quan đến chuyện trồng thuốc phiện không phù hợp với những lời lên tiếng của báo chí Taliban trong những tháng đầu chiếm Kabul khi họ cho rằng họ đã tịch thu số trữ lượng bạch phiến trong nước A phú hãn và phá hủy những phòng bào chế bạch phiến. Vào ngày 7 tháng 11 năm 1996, Ðài tiếng nói Shari’a tuyên bố là một phòng bào chế bạch phiến ở Nangarhar bị bố ráp. Vào ngày 14 tháng 12 , Ðài tiếng nói Shari’a tường thuật chuyện một số lượng lớn bạch phiến tính đưa ra nước ngoài bị tịch thu ở phi trường Jalalabad.

Sự khó hiểu này cũng là một chứng cớ khi đề cập đến khủng bố. Có sự suy luận rằng CIA có thể ủng hộ cho phe Taliban phần nào được hâm nóng bởi những bài tường thuật có nhiều cảm tình ở giới truyền thông Taliban khi cho rằng phe Taliban đã tịch thu nhiều hỏa tiễn phòng không Stinger và người Mỹ muốn thân thiện với phe Taliban để lấy lại những hỏa tiễn này. Vì Hoa Kỳ rất sợ những hỏa tiễn này rơi vào tay những tổ chức khủng bố trên khắp thế giới. Ðiều suy luận như thế cũng coi như mâu thuẫn khi có sự hiện diện của trùm khủng bố Osama Bin Laden, người được xem là cung cấp tài chính cho những phong trào khủng bố tấn công vào những căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Saudi Arabia. Bin Laden di chuyển tới Kandahar vào tháng 4 năm 1997 sau khi chính phủ Saudi lên tiếng phản đối cho rằng ông ta tự do thi hành những hoạt động của ông mà không có sự cản trở nào từ căn cứ cũ của ông ở phía Bắc Jalalabad.

Quyền lợi có thể có của Hoa Kỳ trong chuyện ủng hộ phe Taliban cũng đi đôi với chuyện Hoa Kỳ lên tiếng chống đối Iran. Cho đến cuộc bầu cử vào giữa năm 1997, Iran có được một tổng thống ôn hòa thì lúc đó Hoa Kỳ mới không thể tránh né trong vấn đề lưu tâm đến viễn cảnh Iran sẽ đóng một vai trò luân lưu sản lượng dầu ở Trung Á. Từ khi có cuộc bầu cử, Hoa Kỳ có một thái độ hòa hoãn hơn đối với Iran, và vào tháng 7 năm 1997, dù vẫn ở trong tình trạng cấm vận Iran, Hoa Kỳ không chống đối một dự án được đồng ý vào tháng 5 năm 1997 dùng khí đốt Turkmen băng qua Iran rồi tới Thổ nhĩ kỳ và cuối cùng đến Âu châu.

Vai trò có thể có của Mỹ do đó cân nhắc đến quyền lợi. Như đã nói ở trên, Mỹ gặt quả từ phía Taliban lên cầm quyền bằng cách hỗ trợ mạnh mẽ cho những đảng Hồi giáo cấp tiến lưu vong ở Pakistan, nằm trong mục tiêu chiến lược là làm yếu Liên Bang Xô Viết. Những đảng này từ đó có thể phát triển sức mạnh ở căn cứ đóng tại những trại tỵ nạn của Pakistan, để rồi giáo dục và huấn luyện một thế hệ đàn em mới theo sau nằm trong những viện mồ côi, những đền thờ và những học viện Hồi giáo. Những cơ quan giáo dục này là những trung tâm tuyển mộ những người tình nguyện chiến đấu cho phe Taliban.

Thêm vào đó, bằng cách giúp đỡ quân sự cho những đảng kháng chiến Mujahidin, Mỹ cho phép Pakistan làm trung gian để chuyển vận những đồ viện trợ và tạo ảnh hưởng tới những nơi phân phối đồ. Pakistan do đó được mạnh lên bởi Mỹ khi theo đuổi quyền lợi chiến lược của riêng mình, trong đó bao gồm ý muốn kiểm soát ai là người cầm quyền ở Kabul và đồng thời nuôi dưỡng những người lãnh đạo truyền thống có tinh thần độc lập.

Pakistan có thể nghĩ rằng phe Taliban muốn tái lập xã hội đi tới tình trạng truyền thống như ở những vùng thôn dã, thì phải nhanh chóng tạo lập sự hỗ trợ giữa những bộ tộc người Pushtun ở phía Nam A phú hãn. Phe Taliban dường như có sức hấp dẫn hơn những đảng Hồi giáo vì học không tìm cách lật đổ những cấu trúc đã được quyết định vốn luôn tồn tại và thay thế chúng với những cấu trúc mới thích hợp với những đảng phái chính trị. Họ cũng không tìm kiếm sự áp đặt một ý thức hệ ngoại lai nào. Thay vào đó, tín ngưỡng của họ biểu tượng bằng sự trở về tình trạng vốn hiện hữu trước chủ nghĩa tự do của thập niên 1950 đã đảo lộn mọi thứ. Phong trào Taliban cũng hấp dẫn được một số thành phần của giới trẻ, và không thấy gặp khó khăn khi thu nhận những thành viên sẵn sàng tử vì đạo. Pakistan cảm thấy Taliban có cơ hội tốt để chiếm đóng vòng đai của người Pushtun, và nếu được hỗ trợ, nó có hy vọng lấy luôn cả nước như Abdur-Rahman đã từng làm vào cuối thế kỷ thứ 19 với sự giúp đỡ của người Anh. Sự ổn định mà họ có thể cung ứng sẽ mang lại cho Pakistan hai phần thưởng: một là có đường giao thương với Trung Á và tạo thành sức mạnh chiến lược để đương đầu với Ấn độ.

Hoa Kỳ cũng có quyền lợi trong chuyện tạo nên sự yên ổn trong vùng này. Với một Liên xô cũ đang trong tình trạng yếu kém về chính trị và kinh tế, Hoa Kỳ đương nhiên không thể tránh quan tâm đến tình trạng không có một quốc gia ở biên giới phía Nam của những quốc gia Cộng Hòa độc lập, nơi không có sự kiểm soát thực sự nào và là nơi bào chế thuốc phiện cùng buôn lậu, khủng bố và buôn bán vũ khí được tổ chức mà chỉ có sự kềm chế tối thiểu để kiểm soát mà thôi. Những quốc gia Cộng Hòa vùng Trung Á đã là con đường chính cho bạch phiến A phú hãn đi tới Âu châu. A phú hãn cũng hăm dọa là sẽ làm bất ổn vùng Trung Á nếu cuộc chiến lan tới vùng Amu Darya, hay nếu những lực lượng chống đối ở Trung Á được hỗ trợ bởi phía Nam biên giới. Cũng có câu hỏi nêu lên về trữ lượng dầu và khí đốt vùng Trung Á, vốn cần bảo đảm chuyện bán ra những thị trường thế giới. Do đó không thể không có câu hỏi về chuyện Hoa Kỳ có thể nhìn phe Taliban như là một nguồn lợi có thể có.

Tuy thế, những phe ủng hộ Taliban không thể mong ước Uzbeks, Tajiks và Hazaras chịu thúc thủ dễ dàng trước những gì mà nhóm thiểu số miền Bắc coi họ như lực lượng Pushtun vốn được Pakistan dùng để thi hành chế độ thực dân ở A phú hãn. Sự lo ngại của Iran lúc này là phong trào Hồi giáo phái Si ở biên giới của họ có thể dẫn đến chuyện hỗ trợ cho nhóm chống đối miền Bắc. Chắc chắn là những lãnh tụ chống đối là những du khách thường xuyên tới Tehran và đặc sứ của Iran tới A phú hãn là Alauđdin Borujerdi đã thăm viếng những lãnh tụ miền Bắc trong nhiều dịp, cũng như đã có những cuộc thảo luận với phe Taliban. Ðây là trường hợp mà cả Pakistan lẫn Iran có vẻ ủng hộ những phía chống đối nhau trong cuộc nội chiến cùng chung với những nước Cộng Hòa Trung Á, chỉ có trường hợp ngoại lệ là nước Turkmenistan chỉ giúp đỡ theo từng thời kỳ. Cho nên khi Dostam bất thình lình tái xuất hiện ở biên giới phía Bắc A phú hãn vào tháng 9 năm 1997, sau khi bị đẩy ra khỏi chính quyền vào tháng 5 trước đó, có tin đồn rằng Uzbekitan và Iran đã tạo điều kiện dễ dàng cho sự trở lại của ông ta.

Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về tình trạng hiện nay tới mức độ nào? Nếu Hoa Kỳ không cung cấp vũ khí cho bảy đảng do Pakistan lựa chọn thì kết quả của cuộc chiến có khác không? Có thể nhân dân A phú hãn sẽ chiến đấu với quân Liên Xô ngay cả khi không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Có thể họ sẽ chiến đấu thiếu hữu hiệu hơn là họ đã làm, nhưng họ đã chứng tỏ rõ ràng là họ có khả năng làm suy yếu chế độ của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân trước khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài đem tới. Hơn nữa, chỉ một phần viện trợ vũ khí Hoa Kỳ được coi là tới những kháng chiến quân ở A phú hãn. Phần lớn vũ khí bị rơi rải theo nhiều hướng khác nhau ở Pakistan, và đã tạo nên một không khí nhiễm mùi súng đạn khắp Pakistan chưa từng có trước đó. Những lý do nội tại bên trong Liên Xô dẫn đến quyết định cuối cùng là rút quân ra khỏi A phú hãn có thể không chịu ảnh hưởng rõ ràng lắm bởi sức mạnh quân sự của phe kháng chiến, dù tinh thần xuống thấp của cựu chiến binh Liên Xô đã rõ ràng đóng góp vào sự u sầu trong xã hội Liên Xô. Cho dù sự viện trợ của Hoa Kỳ có tạo nên sự khác biệt trong nỗ lực chiến tranh, thì rõ ràng nó ảnh hưởng đến sự cân bằng của quyền lực trong nước A phú hãn, tạo nên một chính phủ thay phiên nhau đặt căn bản trên Liên Minh bảy đảng và có thể, góp một bàn tay tạo nên một chính phủ thay thế trong hình thức Taliban. Không có trường hợp nào cho thấy một chính phủ được sinh ta từ tiến trình bầu phiếu, và những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc và những tổ chức khác nhằm mang những người cấp tiến và những người chủ trương kỹ trị ( technocrats) để lập ra một chính phủ hay để tìm cách đưa vị vua cũ Zahir Shah về trị vì. Nhưng những nỗ lực này đều thất bại. Cũng có ý kiến cho rằng phải chăng chủ nghĩa cấp tiến là một thành phần không thể tránh trong tiến trình chính trị A phú hãn, như đã biểu lộ trong chế độ của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, những đảng phái kháng chiến Mujahidin hay phe Taliban, hoặc liệu chủ nghĩa cấp tiến chỉ hấp dẫn đối với những người bên ngoài A phú hãn như là một phương tiện để theo đuổi những quyền lợi riêng và do đó làm cho nó mạnh lên nơi mà đúng ra nó đang tàn tạ.

Phần đóng góp của Saudi Arabia cũng là vấn đề quyền lợi. Chính phủ Saudi ít nhiều nhìn thấy tất cả những sinh hoạt ngoại giao xảy ra ở A phú hãn. Nghe nói là Saudi tập trung chủ yếu vào sự tạo nên một sự phát triển văn hóa dưới hình thức những ngôi đền, trường, học viện Hồi giáo mới hơn là hoạt động ngoại giao, nhưng con dấu của nó in rõ ràng nơi tín ngưỡng của Taliban và trong một cung cách mà Taliban đang hành xử. Saudi Arabia nhìn thấy cơ hội do sự chiếm đóng của Liên Xô trên đất nước A phú hãn để từ đó mở rộng ảnh hưởng của nó ở đây. Nó cũng hy vọng chống lại bất cứ ảnh hưởng nào mà Iran có thể có ở A phú hãn.

Nhiều nhà quan sát nghĩ rằng thật là khó cho Saudi Arabia cung cấp nhiều bằng cách hỗ trợ tài chánh cho phe Taliban: nó phải cần đi qua Pakistan, và nghe nói có sự chống lại ảnh hưởng Ả rập trong những cơ cấu của chính phủ Pakistan, do có một số lượng lớn những người Ả rập tình nguyện chiến đấu trong hàng ngũ kháng chiến trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Xô. Tuy nhiên có thể nguồn tài trợ có thể đến từ những cơ quan phi chính phủ tìm kiếm để truyền bá đạo Hồi trường phái Wahabi vốn phát triển ở Saudi Arabia, và từ những sự thu góp trong những đền thờ ở Saudi Arabia và từ những cá nhân giàu có , để rồi đến A phú hãn từ con đường này hay con đường khác.

Khi nhận định về những phản ứng từ bên ngoài tới những gì đang xảy ra ở A phú hãn, tốt hơn là nói đến những yếu tố trong mỗi địa phương hơn là trong chính phủ. Vì thế ở Pakistan, những hoạt động quân sự và chính trị có khuynh hướng đè nặng lên chính sách đối với A phú hãn, với cánh chính trị hầu như bất lực. Tương tự như vậy, những đảng phái Hồi giáo cấp tiến, đặc biệt là Ðảng Jamaat-I-Islami, và mới đây là Ðảng Jamiat-al-Ulema-Islami đã đóng một vai trò chủ yếu trong chuyện hỗ trợ nhóm kháng chiến Mujahidin và phe Taliban một cách tương ứng. Có nhiều đảng ở Pakistan, bao gồm luôn chính phủ, đã tỏ ý hối tiếc sâu xa về nền văn hóa súng đạn hình thành từ cuộc chiến A phú hãn và từ đó có một ảnh hưởng đặc biệt tới Karachi. Họ tranh cãi về chuyện Pakistan nên ngưng những cố gắng ảnh hưởng đến những biến cố ở A phú hãn và nên ưu tiên cho một sự dàn xếp. Hơn nữa, những người cổ động cho sự đổi chác ngày càng tăng với Trung Á và sự xây dựng những đường ống dẫn dầu thì có khuynh hướng cổ võ cho một sự dàn xếp hòa hoãn trong cơ hội mới nhất. Tuy thế, những người có quyền lợi trong vấn đề ma túy và buôn lậu có những chương trình hoạt động khác và chuyện này dẫn đến sự tiếp tục bất ổn. Chuyện này đi ra ngoài cuốn sách của ông trong vấn đề mô tả và phân tích những mối quan hệ giữa những phe phái khác nhau. Tất cả những gì người ta có thể nói là sự phức tạp của những quan hệ này đã sinh ra những trở ngại không thể vượt qua nổi theo cái cách mà những người được ủy nhiệm để đạt tới một sự dàn xếp hòa bình đối với sự tranh chấp ở A phú hãn.

Dường như Pakistan có một hồ sơ đại chúng lớn nhất trong mối quan hệ với Taliban, dù Pakistan luôn chối bỏ về bất cứ sự dính dáng nào về chuyện hỗ trợ cho phong trào Taliban. Thật khó mà đoán được kết quả sẽ như thế nào. Ngay cả chuyện nếu Taliban chiếm toàn nước, họ cũng khó mà duy trì sự kiểm soát của họ đối với vùng biên giới phía Bắc. Những bộ tộc người Pushtun có thể cuối cùng sẽ tuyên bố sự độc lập của họ và như thế là quốc gia lại bị vỡ ra từng mảnh. Liệu thế giới bên ngoài lúc đó có để cho những chuyện như thế xảy ra không, hay có những phong trào mới sẽ được tạo ra để làm tăng thêm lợi nhuận của những nước láng giềng của A phú hãn và thế giới rộng hơn bên ngoài?

Nhìn tới tương lai, chúng ta có thể có đủ lý do mà tin chắc chắn rằng những thành phần quyền lực ở Pakistan sẽ tiếp tục tìm kiếm sức mạnh chiến lược để đương đầu với Ấn độ từ tổ chức có mối liên hệ mạnh mẽ và từ ảnh hưởng và sức mạnh lớn hơn đối với A phú hãn và vùng Trung Á. Tương tự như vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng Nga và những nước Cộng Hoà Trung Á quan tâm lo lắng đến chính phủ ở Kabul tán thành đạo Hồi, cho nên cần phải có những bước chủ động để làm tăng thêm sức mạnh những phong trào Hồi giáo ở Trung Á. Dù thị tộc ( clan) và những người trung thành khác sẽ hành động như một cái thắng trên sự ra đời của một phong trào Hồi giáo mạnh mẽ trong vùng, sự lo ngại này thành sự thật mặc dù có những vấn đề kinh tế lớn lao.

Iran cũng được trông cậy để đối phó lại với ảnh hưởng của phái Si đạo Hồi đang lên ở A phú hãn. Iran đã chứng tỏ quyết tâm giúp đỡ những lực lượng kháng chiến ở phía Bắc A phú hãn trong cố gắng chặn đứng hướng tiến tới của phe Taliban.

Tương tự như thế, người ta có thể chắc rằng cho dù phe Taliban có chiếm miền Bắc và trung tâm A phú hãn hay không thì phe Tajiks, Uzbeks, Hazaras và Turkomans sẽ cảm thấy ít gần gũi với tín ngưỡng của phe Taliban hơn là với phe Pushtuns ở miền Nam. Tuy nhiên, thật là thiếu khôn ngoan nếu tiên đoán bất cứ kết quả nào từ sự ác cảm tương đối này.

Bất cứ ai muốn phê phán về những chính sách và hành động của phe Taliban có thể phải hiểu thấu cảm tình và dành sự thông cảm cho tình trạng mà người A phú hãn đang sống trong đó. Phong trào Taliban có thể coi là một sản phẩm của sự xung đột vốn bắt đầu từ cuộc đảo chính dân sự năm 1978 và sau đó là cuộc xâm lăng của Liên Xô, là do sự mệt mỏi của người dân với chiến cuộc triền miên và sự bất mãn của họ đối với những lãnh tụ kháng chiến đã thất bại trong chuyện đoàn kết và tạo ra một chính phủ bền vững. Sự xung đột là kết quả của một trò chơi vĩ đại, của sự sợ hãi Liên Xô cho rằng nếu Hoa Kỳ thiết lập chỗ đứng ở A phú hãn thì những tỉnh phía Nam sẽ lộ ra và dễ bị tấn công. Do đó vấn đề trách nhiệm quốc tế là một yếu tố quan trọng. Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều đổ vũ khí và những nguồn tài trợ khác vào A phú hãn với mức độ lớn, đặc biệt là trong thập niên 1980. Họ cũng có củng cố những phong trào chính trị tương đối ít có sự ủng hộ ở địa phương và tùy thuộc vào sức mạnh chiến đấu, ít nhất một phần vào những người sẵn sàng chiến đấu khi được trả lương. Sự thất bại của những phong trào này khi muốn tạo nên một chính phủ đã tạo nên những điều kiện cho một phong trào quần chúng rộng lớn thật sự nổi lên. Taliban chính là phong trào quần chúng này đã cung cấp củ cà rốt về viễn cảnh ổn định cho những quốc gia có liên đới quyền lợi tới A phú hãn như Pakistan và Hoa Kỳ. Với mức độ mà những quốc gia này đã cung cấp sự hỗ trợ, cả Hoa Kỳ và Pakistan trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng từ khi Taliban ra đời, hai nước này phải tiếp tục mang lấy trách nhiệm về những gì hiện đang xảy ra ở A phú hãn.

Rõ ràng là chúng ta có hai tiến trình đồng thời và tương phản nhau. Một mặt thì cộng đồng quốc tế, hiện thân là Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kêu gọi những phe liên hệ hãy chấm dứt đánh nhau và cũng kêu gọi những quốc gia khác chấm dứt bất cứ sự can thiệp nào vào vấn đề A phú hãn. Ðồng thời chúng ta thường có những yếu tố đối nghịch nằm ở Pakistan, Iran, những quốc gia Cộng Hòa Trung Á, và Hoa Kỳ, nền kinh tế xã hội đen quốc tế, kỹ nghệ dầu hỏa, những đường dây buôn lậu và đổi chác, phong trào Taliban và Liên Minh Miền Bắc có the có đủ sức để kéo dài cuộc chiến.

Nếu chúng ta nói đến cộng đồng quốc tế chấp nhận trách nhiệm để chấm dứt sự xung đột, thì những phương cách cụ thể để đạt tới sự thay đổi tích cực là những phương cách gì? Thật khó cho mỗi phe trong cuộc xung đột đồng ý về con đường tiến tới, hình thức dàn xếp lâu dài là sản phẩm của sự can thiệp từ bên ngoài trong một thời gian dài hay là giải quyết theo truyền thống riêng của đất nước A phú hãn? Liệu sự tiếp máu của nguồn viện trợ từ bên ngoài sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng hay làm tồi tệ thêm tình hình? Không thể có những câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi đó. Người ta chỉ có thể nói chắc chắn là cộng đồng quốc tế rõ ràng có một trách nhiệm tiếp tục là làm sao để mang sự xung đột đến chỗ kết thúc.

Phầøn đóng góp của những cơ quan thiện nguyện cũng khá phức tạp. Về phần xấu thì họ chỉ đóng vai trò của những diễn viên trên một sân khấu đầy tràn, nên chỉ làm tệ hại hơn tình hình chứ không làm giảm bớt nó. Về phần tốt, họ làm giảm nhẹ đi tác hại của cuộc chiến đè nặng trên dân chúng và đồng thời làm tăng thêm sức mạnh của cấu trúc chính quyền, làng xã và láng giềng tới mức độ ít nhất là tạo ra một ít trật tự trong tình trạng ngày càng báo hiệu sự xuống dốc tệ hại.

Tuy nhiên, họ sẽ phải luôn đối phó với những tình trạng tiến thoái lưỡng nan là họ sẽ phải bỏ qua hay chống lại tình trạng vi phạm nhân quyền nặng nề hay giảm sút trong chuyện thương thảo để có phương cách giúp người dân có được nhân quyền. Họ cũng sẽ phải cân bằng giữa sự nghiêm trọng của nhu cầu và sự nguy hiểm về vấn đề an ninh của toàn thể nhân viên trong nước và nước ngoài. Vị trí mà họ nhắm tới sẽ nối kết một cách không thể rời ra được tới sự năng động phức tạp giữa Tây phương và thế giới Hồi giáo , hay trong trường hợp của những cơ quan Hồi giáo, trong thế giới Hồi giáo.

Cho nên một lần nữa thật khó mà tìm một con đường dễ dàng để tiến tới phía trước. Ðiều quan trọng là ít nhất phải nhận thấy sức mạnh quan hệ khác biệt giữa Tây phương và thế giới Hồi giáo cùng vị trí chủ động tất yếu được gìn giữ bởi những giá trị phương Tây. Những hành động coi Hồi giáo theo kiểu khuôn sáo cũ hay dùng nó như là một thứ dê tế thần rõ ràng không ích lợi gì, chuyện đó cũng giống như Taliban nhìn Tây phương dưới con mắt thành kiến tiêu cực nên tạo ra những ảo tưởng hoang đường thiếu phần chân thật. Những chính phủ có thể hành động tích cực bằng cách coi chuyện kỳ thị tôn giáo như là một chương trình nghị sự chính trị, coi nó cũng có tầm quan trọng như chuyện kỳ thị giới tính, chủng tộc để rồi họ mới có thể đưa ra những biện pháp để đối phó lại với sự sợ hãi do Hồi giáo gây ra.

Tình trạng tiến thối lưỡng nan mà những cơ quan thiện nguyện gặp phải khi đối đầu với phe Taliban cũng tương tự như tình hình ở Miến Ðiện, Somalia, Liberia, Rwanda, Burundi, Bosnia và trong nhiều trường hợp xung đột khác nữa. Những cơ quan cuối cùng sẽ không tránh được chuyện bị coi như là những đại sứ của quốc gia nguyên thủy của họ. Do đó họ có khả năng để làm giảm bớt mức độ vi phạm nhân quyền từ những sự thương thảo liên hệ đến sự quan tâm có hệ thống. Mặt khác, từ những nguồn tài trợ đó, đồng thời bỏ qua đi những vi phạm và như thế là đưa ra một thông điệp cho rằng những quốc gia viện trợ sẵn lòng giúp dù họ có quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Những cơ quan có những tin tức khá hạn chế để đánh giá bất cứ tình hình nào, cả đến khả năng đạt tới một sự thay đổi tích cực và sự đáp ứng có thể có của những giới chức quyền lực về bất cứ sự tăng thêm hay từ khước viện trợ nhân đạo. Họ còn phải xem xét những chính sách và quan điểm của những người ban tặng. Những người ban tặng sẽ phải đối phó tới ý kiến quần chúng của quốc gia họ và với nhiềm nhóm quyền lợi khác, như những công ty dầu, những xưởng chế vũ khí và những ai có quyền lợi kinh tế tới những quốc gia tiếp giáp với vùng xung đột. Những quốc gia viện trợ sẽ tìm cách cân bằng sự quan tâm của quần chúng về vấn đề vi phạm nhân quyền với những quyền lợi và lên tiếng kêu gọi sự thận trọng để đáp ứng công khai với chuyện vi phạm. Những người đang cần nhận đồ cứu trợ là những con tốt đáng thương trong tình trạng mâu thuẫn này.

Khi xem xét những tiêu chuẩn trong tiến trình đối thoại với phe Taliban, có lẽ điều tốt nhất cần phải làm sáng tỏ là chúng ta đặt ưu tiên hàng đầu vào dân số của Kabul và Herat, ở đây người dân có những giá trị rõ ràng khác hẳn với những giá trị của phe Taliban và có lẽ điều này tạo thành tiếng vang mà lãnh tụ Mullah Omar nói những binh sĩ của ông là phải đối xử với người dân Kabul đàng hoàng, tử tế và mở rộng chính sách này đến tận tỉnh Herat. Khi thiết lập sự tập trung chú ý này, sự quan tâm chính thức của những cơ quan thiện nguyện là sự cải tiến sự nghèo đói và sức khỏe kém, và từ đó sinh ra sự uyển chuyển khi thương thảo về vấn để tách biệt phụ nữ khi liên hệ tới y tế và việc làm. Những văn phòng có thể áp lực mạnh về vấn đề giáo dục và sự huấn luyện những kỹ năng để cung ứng cho những thiếu nữ để chuyện y tế và những dịch vụ giáo dục có thể cung ứng cho thiếu nữ và phụ nữ trong tương lai. Giáo dục là một lãnh vực khó hơn bởi vì những khía cạnh tôn giáo, văn hóa và ý thức hệ, và cách tiến tới phải được thương thảo trên căn bản đối thoại giữa những thành phần khác nhau của dân số A phú hãn và phe Taliban. Trong lúc này, người A phú hãn sẽ tìm cách riênh của họ để cung ứng giáo dục, cho dù là ở trong nhà, thông qua những trường đặt ở nhà phục vụ cho một số gia đình hạn chế, hay gửi con gái họ sang học ở Pakistan hay Iran.

Nếu chúng ta tìm kiếm những kết luận từ cuộc xung đột A phú hãn cho những văn phòng thiện nguyện trong những tình trạng xung đột khác ở trên thế giới, có lẽ yếu tố quyết định là nhu cầu mà người trong cuộc cần tìm thông tin cho chính họ về những điều phức tạp của tình hình. Ðể đạt được chuyện này với một mức độ vừa phải, và có thể mất thì giờ, có thể đặt ra phương cách tiến tới hay uyển chuyển có thể có. Những hệ thống giá trị luôn luôn có thể là những yếu tố quan trọng trong bất cứ sự dính líu nào giữa thế giới viện trợ và những người được hưởng viện trợ. Nhân dân A phú hãn đang sống những ngày đói áo, đói cơm mà quốc tế muốn viện trợ đến những người dân bất hạnh này cũng phải gặp những luật lệ gay go và ngu xuẩn của phe Taliban. Cho đến nay ( 2002) thì chế độ Taliban bị sụp đổ, vấn đề cứu trợ được dễ dãi hơn trước. Những trẻ gái bắt đầu được cắp sách đến trường chứ không còn bị cấm đoán như ở dưới thời hai tên cuồng sát và cuồng dâm Omar và Bin Laden nữa.

Ðiều người ta ghi nhận rõ nét nhất là chế độ Taliban dính líu quá sâu dậm đến Hồi giáo. Không hiểu hai tên Omar và Bin Laden diễn dịch kinh Koran của Hồi giáo như thế nào mà chính sách cầm quyền của chúng bị thế giới nói chung lên án là man rợ, phản văn minh. Ngay cả những học giả Hồi giáo chân chính cũng không chấp nhận lối diễn dịch kinh Koran cứng ngắt và xuyên tạc của hai tên này. Cứ nhìn chế độ Taliban khắc nghiệt thân Hồi giáo của Omar và Bin Laden rồi chế độ Khomeini ở Iran cũng lấy Hồi giáo làm " khuôn vàng thước ngọc" để cai trị thì người đâm ra có ác cảm với Hồi giáo vì Omar, Bin Laden và Khomeini đã hiện nguyên hình là những tên sát thủ tàn bạo, cai trị xã hội với một bàn tay sắt và tạo ra không khí độc tài, sắt máu đến độ ngộp thở.

Sau khi Khomeini chết, mặc dù Iran vẫn giữ nguyên đường lối cai trị lấy đạo Hồi làm nòng cốt nhưng dần dần đời sống chính trị ở Iran tương đối dễ thở và có không khí dân chủ nhiều hơn. Omar và Bin Laden đang là những con thú cùng đường chạy trốn vào những hang động chờ ngày hủy thể nên dân chúng A phú hãn đã bắt đầu có một ít không khí tự do để thở. Tiến trình dân chủ sẽ đến với quốc gia nhiều đau thương bất hạnh này trong những ngày sắp tới là điều chắc chắn nhưng không phải là không gặp những khó khăn đang chờ đón vì tàn dư của Taliban và El Quada vẫn còn lẩn trốn đâu đó trong đất nước A phú hãn và sẵn sàng ra tay phá hoại.

Người ta hy vọng rằng với một chính phủ dân chủ có nhiều năng lực, với sự hỗ trợ nhiệt tình của quốc tế, chắc chắn quốc gia A phú hãn sẽ tiến lên phía trước để mang lại cơm no áo ấm cùng nếp sống dân chủ tự do cho toàn dân. Những đám quân tàn dư phá hoại của Omar và Bin Laden rồi cũng tàn lụi theo thời gian vì dân chúng trong nước cũng như quốc tế không còn ủng hộ chúng nữa.

Một tương lai sáng lạn nhất định sẽ đến với con người và đất nước A phú hãn và không một trở lực nào có thể ngăn chận nổi. Trên đất nước hoang tàn đổ nát đau thương này, người dân đang nỗ lực xây đựng tất cả lại từ ban đầu và chắc chắn họ sẽ thành công rực rỡ như sự mong ước của mọi người khắp năm châu.

Lawndale, một đêm hoang vu mát lạnh đầu tháng 3, 2002
Trần Viết Ðại Hưng


 
Hosted by www.Geocities.ws

1