TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý

CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CỦA TALIBAN

Ðàn bà…không phải chỉ là sự tái sinh về sinh vật học của đất nước,nhưng còn là tái sinh về văn hóa nữa, họ thường được giao cho nhiệm vụ trôngcoi " nền văn hóa " và có trách nhiệm truyền nó lại cho trẻ convà xây dựng " căn nhà " trong một cung cách văn hóa đặc biệt

Ở A phú hãn tiến trình đòi bình quyền cho nữ giới không phải là một chuyện dễ dàng. Thật ra, đối với đa số quảng đại quần chúng sống ở vùng thôn quê, câu hỏi về việc làm của phụ nữ và giáo dục không phải là một vấn đề gì cả. Ðàn bà thường làm việc trên ruộng đồng và được cung cấp cho một nền giáo dục tối thiểu phù hợp với vai trò này và với vai trò làm mẹ. Ở vùng đồng quê, ngay cả đến cuối thế kỷ hai mươi, theo truyền thống thì con gái nhận được một nền giáo dục hợp lý nào đó nhưng đối với đàn bà, khi lấy chồng rồi thì họ không còn phải làm việc ngoại trừ họ muốn như thế. Khi phụ nữ dần dần đóng góp vào lực lượng lao động ở Kabul từ thập niên 1950, họ đi vào những vai trò dịch vụ thông thường như: thư ký, y tá, người trông coi văn phòng, chiêu đãi viên hàng không. Chỉ một thiểu số học nghề chuyên môn để trở thành bác sĩ, luật sư, kỹ sư và ký giả. Cho tới lúc đó những người lãnh đạo truyền thống và phe Ulema đã bỏ công sức nhiều trong chuyện chống lại chiều hướng này dù nó phát triển ở mức độ chậm. Căn bản của những người có quan điểm bảo thủ có ý nghĩ lo sợ rằng nếu đàn bà được giáo dục hay làm việc, họ sẽ bị ảnh hưởng của Tây phương và những ý tưởng phàm tục và họ sẽ truyền những thứ này vào con cái của họ.

Tuy nhiên có người cho rằng đó chính là tín ngưỡng của phe Taliban, rõ ràng là họ đi đến tận cùng của tư tưởng bảo thủ. Có bốn điểm chính trong chính sách của họ: cấm đàn bà làm việc, ngoại trừ trong ngành y tế sức khỏe; tạm thời ngưng chuyện giáo dục cho phụ nữ, nại cớ là cần hoàn thiện một chương trình giáo dục thích hợp trước đã; công bố những luật lệ về cách ăn mặc cho cả đàn bà và đàn ông, đòi hỏi đàn bà phải bận áo trùm đầu đến chân ( burqas) và đàn ông phải để râu, tóc không được chải theo kiểu nầy nọ, quấn khăn đầu; và đưa ra sự kiểm soát nghiêm nhặt về sự di chuyển của phụ nữ khi ra khỏi nhà để phụ nữ luôn luôn được cách biệt với những người đàn ông lạ hay được hộ tống bởi những người đàn ông bà con khi ra khỏi nhà. Phe Taliban cho rằng họ sẽ cho phép đàn bà làm việc khi họ có sự sắp đặt xong về chuyện tách rời đàn ông và đàn bà khi làm việc và đi lại.

Tuy nhiên, có những thành phần trong Taliban đã cho phép những cơ quan thiện nguyện thuê phụ nữ trong những vai trò đặc biệt, nơi có nhu cầu cần phụ nữ hay nơi đàn bà làm việc cách biệt với đàn ông, dưới sự hướng dẫn của một số đàn bà khác. Có điều không rõ là chuyện cho phép này có được phong trào Taliban kiểm duyệt toàn bộ hay không, và có những phản ứng do dự về chuyện này do Bộ Nâng Cao Ðạo Ðức và Bộ Ngăn Ngừa Tội Aùc bày tỏ. Aûnh hưởng lớn nhất của chuyện cấm đoán đàn bà làm việc đã có sức tác động mạnh trên chuyện giáo dục. Trường nam sinh cũng như trường nữ sinh đều bị đóng cửa vì phụ nữ không được làm việc như người giảng dạy.

Một ảnh hưởng lớn nữa ảnh hưởng đến việc làm của trẻ em trên những đường phố. Những người đàn bà trước đây đã từng làm việc hay sống còn vào chuyện đổi chác nhỏ đã mất một nguồn lợi tức chủ yếu. Du có hệ thống gia đình mở rộng, điều cấm đoán trên sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kinh tế sống còn của nhiều gia đình; đặc biệt có những gia đình tùy thuộc vào lợi tức của người phụ nữ, và khi không nhận được sự hỗ trợ bên ngoài cho gia đình, thì lợi tức chỉ còn một chút ít mà thôi. Một số lớn những gia đình không còn lựa chọn nào ngoài chuyện nói con trẻ của họ bán đồ đạc vụn vặt trên đường phố hay đi ăn xin thực phẩm hay tiền. Nhiều người trong số 50000 người tị nạn đã tới Pakistan đã phải làm như vậy bởi vì gia đình họ bất thình lình bị mất lợi tức kiếm được từ người đàn bà trong gia đình.

Tương tự như thế, dù phe Taliban được sự hỗ trợ mạnh mẽ của dân số tỵ nạn ở Pakistan, nhiều người tỵ nạn cảm thấy họ không nghĩ đến chuyện trở về A phú hãn cho đến khi con gái của họ có thể nhận được một nền giáo dục và trừ phi phụ nữ được phép làm việc. Chuyện làm việc của phụ nữ đã chứng minh là một sự cần thiết cho nhiều gia đình trong trại tỵ nạn và viễn cảnh sống còn ở A phú hãn mà không có chuyện lựa chọn đó, trong điều kiện kinh tế ngặt nghèo, rõ ràng là một điều không được lôi cuốn lắm để trở về.

Sự cấm đoán giáo dục phụ nữ được coi là dính líu với sự hình thành của một chương trình giáo dục thích hợp, để có thể bảo đảm rằng thế hệ kế tiếp được nuôi dưỡng lớn lên trên căn bản của một hệ thống đức tin có thể tin cậy được. Sự tạo thành một chương trình mới nghe nói là điều kiện của phe Taliban khi mới kiểm soát toàn vẹn đất nước A phú hãn và rồi kêu gọi phe Ulema để quyết định toàn bộ chương trình. Chương trình hiện nay , vốn được soạn bởi những đảng Mujahidin và do đó có thể coi là đã nhất trí với Hồi giáo, được xem là không thể chấp nhận.

Ðể trả lời những sự phê phán, phe Taliban khẳng định là họ chấp nhận bản chất của sự giáo dục của đàn bà và đàn ông nhưng nhấn mạnh là những điều kiện phải đúng cho nền giáo dục được xảy ra. Tuy nhiên có những lời lên tiếng của những bậc trưởng thượng trong phe Taliban rằng những trường của nữ sinh ở Kabul có thể mở vào mùa xuân năm 1997, có thể dựa trên những sự khởi đầu ở những khu vực như Paktia, Ghazni và Kandahar, nơi những trường nữ sinh đã đang được hoạt động. Tuy nhiên khi mùa xuân 1997 đến và đi rồi mà chỉ thấy trường dành cho nam sinh hoạt động mà thôi.

Phe Taliban không xa lạ với thế giới Hồi giáo trong chuyện cần phải tuân theo những luật lệ về cách ăn mặc. Tuy nhiên họ đã đi đến mức độ quá khích trong chuyện áp dụng luật lệ về cách ăn mặc. Có những sự thực hành giai đoạn bởi một số thành phần trong phe Taliban, đặc biệt là những cảnh sát tôn giáo, nên họ đã đánh đập những người đàn bà bằng roi ngay trên đường phố nếu những người đàn bà không tuân đúng theo luật ăn mặc và chuyện này đã có ảnh hưởng lớn đến chuyện đi lại của số dân phụ nữ. Có nhiều bằng chứng cho thấy không khí sợ hãi đã ngăn cấm người đàn bà rời khỏi nhà trừ phi đó là chuyện quá sức cần thiết. Cho đến những người làm việc trong ngành y tế sức khỏe, dù họ đã được phép đi làm việc, thì phải hoặc là bỏ công việc của họ hay sống trong bệnh viện trong suốt tuần làm việc để giới hạn tối đa chuyện phô này hình dạng của họ trước những lực lượng Taliban. Ðã có sự suy giảm về số lượng đàn bà và trẻ con tới những cơ quan y tế và chuyện này càng trầm trọng hơn bởi luật bắt buộc đàn bà chỉ có thể tới khám bệnh ở một bệnh viện duy nhất ở Kabul.

Nói như thế để thấy có những sự khác biệt giữa những thành phố, chủ yếu là ở Kabul và Herat, và những khu vực khác do Taliban kiểm soát, với lực lượng Taliban trú đóng ở Kabul và Herat thường có những hành động thô bạo hơn ở những khu vực khác. Ðã có báo cáo về những trường hợp những phụ nữ bị đánh đập trong lúc đi ra ngoài mua sắm ở Herat, chuyện này chỉ ngừng lại khi viên chỉ huy cảnh sát tôn giáo bị tạm thời thuyên chuyển đi tới những nhiệm vụ khác vào tháng Tư 1997. Cũng có một trường hợp được báo cáo vào tháng Giêng 1997 về một người đàn bà Tây phương làm chuyện thiện nguyện bị đánh ở Herat vì không tuân theo yêu cầu phải mang áo trùm người Burqa. Phe Taliban đã đưa ra lời xin lỗi về chuyện này.

Thật ra, không rõ mức đôä đối xử của cảnh sát tôn giáo đối với phụ nữ có được sự ủng hộ của số lớn lãnh đạo Taliban tới mức độ nào. Một số lời lên tiếng từ Kandahar đã phê phán nặng lời đến những hành vi như vậy. Tuy nhiên, những chuyện như thế vẫn tiếp tục xảy ra, mặc dù không có đường hướng cố tình rõ ràng nào. Do đó thật khó mà nói, ở bất kỳ thời điểm nào, là liệu tình hình ngày càng tệ hại thêm hay là do cảnh sát thi hành một thái độ thô bạo hơn.

Một vấn đề nữa là do những người lính có một cái nhìn quá đơn giản với chính sách phân biệt giới tính của Taliban; cho nên là chuyện dễ dàng hơn để áp dụng sự cấm đoán tuyệt đối đối với chuyện làm việc của đàn bà hơn là mù mờ trong chuyện tìm kiếm những gì thích hợp cho đàn bà làm việc ở những khu vực đặc biệt hay với những cơ quan ngoại quốc. Ðối với đa số những quân sĩ, Kabul với tất cả sự bảo thủ tương đối, được coi là một nơi suy đồi và tham nhũng. Có sự ngoại lệ là những văn phòng ngoại quốc hay số đàn bà làm việc cho họ coi như không bị luật lệ Taliban ràng buộc.

Phe Taliban cũng đi đến chỗ quá khích khi đòi hỏi khuôn mặt đàn bà phải được che lại. Những đảng kháng chiến Mujahidin chưa bao giờ bắt buộc đàn bà phải bận áo chùng Burqa, dù cũng có nhiều người dùng áo chùng này trong những vùng do quân kháng chiến Mujahidin kiểm soát. Ở những phần khác của thế giới Hồi giáo, đa số đàn bà phải đòi hỏi che đi một phần khuôn mặt, cho dù là mang khăn ở trên mắt, hay chỉ để lộ hai cặp mắt. Ngay cả trong nước A phú hãn, áo chùng Burqa là một hiện tượng thành thị. Ðàn bà ở thôn quê mang khăn trùm đầu ngoài trừ khi họ đi xuống phố, khi mà họ có thể mặc vào nếu họ có nó. Sự áp đặt phải bận áo chùng burqa đã tạo thêm gánh nặng kinh tế thêm cho những gia đình thành thị lúc mà nền kinh tế đang hồi tệ hại. Nhiều gia đình không mua nổi áo chùng burqa và đàn bà phải mượn áo của người khác nếu họ phải đi ra ngoài, chuyện này làm cho phong trào bắt bận áo chùng bị cản trở ít nhiều.

Sự di chuyển của những người đàn ông ra ngoài nhà cũng bị hạn chế bởi sự ban hành luật lệ khắt khe về cách ăn bận. Ðàn ông phải mua áo quần mới, rồi đến khăn quấn đầu, xảy ra trong thời kỳ khó khăn kinh tế. Vả lại, không phải người đàn ông nào cũng có khả năng làm cho râu ra rậm rạp đầy đủ. Những người đàn ông lo ngại chuyện họ trở thành mục tiêu bị phe Taliban tóm vì không tuân theo luật lệ ăn mặc để rồi bị nghi ngờ và bắt giữ vì nghi ngờ có liên hệ với những lực lượng đối lập hay bị tố cáo tham nhũng.

Những chính sách về giới tính của Taliban phải được nhìn trong cái khung của sự phát triển thuộc những chính sách có liên quan đến giới tính từ đầu thế kỷ hai mươi, chuyện dùng giới tính như một chìa khóa chủ yếu của những đảng Mujahidin, và những hình thức khác nhau mà chính sách giới tính đã thi hành theo nguyên lý cơ bản của đạo Hồi.

Trong xã hội truyền thống cũ, đa số đàn bà đóng vai trò làm vợ và mẹ, và chuyện này đã đóng một vai trò kinh tế quan trọng vào một vài phương diện của những hình thức nông nghiệp thông thường, đặc biệt là ngành trồng trọt, nuôi súc vật và nghề thủ công. Ðàn ông nhận nhiều việc trong tiến trình làm chuyện canh nông và cũng đóng một vai trò trong chuyện nuôi nấng trẻ con. Họ còn có khuynh hướng mang trách nhiệm trong chuyện mua sắm nữa. Tuy nhiên, đàn bà được coi như một cái xe chủ yếu nhằm chuyển tải đạo Hồi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thêm vào đó, đàn bà có một vai trò tượng trưng như là cốt lõi hay tim của xã hội. Ðây đặc biệt là trường hợp của luật thuộc phe Pushtuns, Pushtunwali, nơi là sự bảo vệ đàn bà dính liền với sự bảo vệ xã hội. Tương tự, vinh dự của xã hội tùy thuộc vào vinh dự của đàn bà. Chẳng hạn ở trong một xã hội thuộc bộ tộc Pushtun, nếu một người đàn bà bị làm nhục bởi bị tấn công do một người ở bộ tộc khác, bộ tộc của người đàn bà ấy có quyền đòi hỏi sự trả thù.

Trong xã hội Pushtun ý muốn bảo vệ đàn bà đã thành tựu theo truyền thống có sự giới hạn, tới một mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn, để họ có nhiều phương cách tốt nhất để giới hạn sự tiếp xúc với đàn ông ngoài gia đình hay cộng đồng làng xóm và, nếu họ có những sự tiếp xúc, nó phải được tiến hành trên căn bản những luật lệ được giải thích rõ ràng. Sự giới hạn của phụ nữ đối với thế giới bên ngoài được gọi cái tên là cấm cung.

Ở vùng trung tâm và phía Bắc A phú hãn, có những truyền thống khác chỉ dẫn về sự đi lại của phụ nữ, với những ảnh hưởng mạnh từ vùng Trung Á, từ đó có những thành phần dân số đã di trú. Những người đàn bà Thổ rất hạn chế trong sự đi lại. Sự di chuyển của phụ nữ của những sắc dân Hazara, Uzbek và Tajik cũng bị giới hạn, nhưng không đến mức độ khắt khe như trong xã hội Pushtun. Những người đàn bà du mục là một ngoại lệ quan trọng đối với quy tắc thông thường. Trong xã hội du mục, chuyện đàn bà di chuyển là chuyện trong thể tránh được và không phải bị cấm kỵ nghiêm ngặt trong chuyện tiếp xúc với những người lạ, chuyện này được nền văn hóa Pushtunwali và nhiều nền văn hóa phụ khác cho phép.

Trong toàn nước A phú hãn, cả đàn ông và đàn bà đều bận những quần áo truyền thống theo những kiểu được coi là thích hợp với sự đứng đắn. Ðàn bà thường bận áo dài shalwar kameez , và thêm vào đó có thể mặc áo chùng từ đầu đến chân burqa, còn biết đến với cái tên áo chadri, vốn là một cái áo che khắp người, từ đầu đến chân, luôn cả mặt, hay choàng một lớp vải mềm bao quanh thân thể và che luôn tóc. Ở xã hội thôn quê truyền thống, áo chùng hiếm khi thấy đàn bà mặc vì nó làm vướng víu công việc đồng áng mà đàn bà làm ngoài đồng hay chăm sóc súc vật. Quần áo bắt nguồn từ thành thị, được vẽ kiểu để làm cho tất cả đàn bà trước công chúng được bình đẳng và giữ cho đàn bà khỏi bị đàn ông khác dòm ngó. Tuy nhiên vì có vài làng mạc dần biến thành thành thị và phát triển những khu mua bán, phụ nữ ở những làng xa xôi hẻo lánh cảm thấy mình sẽ là người sành điệu khi bận áo chùng burqa. Chuyện dùng áo chùng ngày càng nhiều ở thôn quê trong khi phụ nữ thành thị đi theo sự hấp dẫn của y phục Tây phương. Áo chùng burqa trở nên thông thường hơn ở những tỉnh miền Nam, tuy nhiên ít được phổ biến hơn ở miền Bắc.

Theo truyền thống đàn ông thường bận áo dài vạt trước ngắn có tên shalwar kameez và một hình thức gì đó che đầu, tùy từng vùng. Ở một số vùng, người ta mong đợi đàn ông phải để râu. Ở vài vùng ở A phú hãn, chuyện để tóc dài là chuyện tục lệ, trong khi ở những vùng khác để tóc ngắn là chuyện bình thường. Quần áo Tây phương được một thiểu số bận trong một thời gian ngắn trong lịch sử.

Những cải cách của vua Amanullah làm khó chịu những ý kiến bảo thủ bằng một số cải cách nhằm nâng cao vị trí của phụ nữ thay đổi những tục lệ có liên quan đến giới tính. Ông ngăn cấm chuyện cưới hỏi trẻ con, chuyển quy định của những vấn đề gia đình từ phía tăng lữ sang viên chức nhà nước, cấm chuyện lấy nhiều vợ của công chức, cho phép đàn bà bỏ khăn choàng mặt và đòi hỏi đàn ông sống hay thăm viếng Kabul phải mặc quần áo Tây phương, trong đó có chuyện đội mũ Âu châu. Năm 1928 có chừng một trăm người đàn bà được hướng dẫn bởi hoàng hậu xuất hiện làm một số chuyện trước công chúng mà không mang khăn choàng. Những luật lệ của Amanullah bị ngưng lại ngay khi Bacha-e-Saqqao và phe Ulema sau này chiếm quyền. Dưới chế độ của người kế vị Bacha—Saqqao có ra một luật căn cứ trên sự diễn dịch luật Shari’a, trong đó đàn bà không được đi bầu – đây là một thứ quyền mà họ không thích thú gì, dù bất kỳ trong trường hợp nào.

Không phải đợi đến khi Daoud trở thành thủ tướng năm 1953 thì những bước khởi đầu tiếp theo mới được thực hành để nâng cao vị trí của phụ nữ. Năm 1957, những nữ ca sĩ và những người trình diễn được nghe thấy trên Ðài phát thanh Kabul. Năm sau, chính phủ gửi một đại biểu phụ nữ đến Liên Hiệp Quốc ở New York. Ðồng thời, đàn bà được thuê làm việc như những chiêu đãi viên và thư ký ở hãng hàng không quốc gia và được tháo khăn choàng mặt. Năm 1959, Daoud lập lại sự cải cách lúc đầu của Amanullah bằng cách nói vợ và con gái của những viên chức chánh quyền kỳ cựu xuất hiện trước công chúng trong những ngày kỷ niệm độc lập mà không mang khăn choàng mặt. Khi phe Ulema chống đối, ông thách thức họ đi tìm những chứng cớ không cãi được nằm trong luật Shari’a để hợp lý hóa chuyện mang khăn che mặt. Họ không thể làm được chuyện ông thách thức nhưng mở một chiến dịch ồn ào để chống lại ông, họ bày tỏ nỗi lo sợ rằng sự hiện diện ngày càng tăng của những cố vấn Liên xô sẽ làm hại đạo Hồi. Tuy nhiên Daoud, với một quân đội đằng sau ông, có thể đứng vững trên đất.

Ông được giúp đỡ bởi những phong trào trí thức toàn cầu của thập niên 1960, vốn thách thức lối suy nghĩ đương thời và thành công trong chuyện tạo áp lực ở vài nơi để phụ nữ được có quyền và tự do nhiều hơn. Một số lớn nữ sinh ngày càng tăng được hưởng chế độ giáo dục cấp hai hay cao hơn nữa và chuyện này đã làm khiêu khích phe Ulema, vốn là phe cho rằng sự mở rộng chuyện giáo dục không truyền thống sẽ xói mòn đạo đức của người trẻ và làm hại những giá trị xã hội cổ truyền. Họ dẫn chứng sự hợp lý của ý thức hệä từ công trình của lý thuyết gia Abdul Ala Mauduli người Pakistan, ông này luôn cho rằng đàn bà phải che mặt hoàn toàn khi rời nhà, và đàn ông đàn bà phải tách rời nhau. Sự hiện diện của đám hippie Tây phương ở A phú hãn trong thời gian này đã làm tăng thêm sự lo âu về những gì mà họ coi là những tiêu chuẩn đạo đức ngày càng xuống dốc thảm hại.

Chính phủ thành lập bởi Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân A phú hãn sau cuộc đảo chính vào tháng Tư 1978, đã ban hânh những tiến trình cải cách cụ thể thêm nữa bằng cách ban hành chuyện giáo dục phụ nữ khắp nước với cố gắng chống lại nạn mù chữ quá cao. Tuy nhiên, sự cải cách ban đầu đã gặp phải sự chống đối từ những lãnh tụ truyền thống trong những khu thôn quê, và đây cũng là một yếu tố chính trong sự ra đời của chuyện chống lại chế độ Dân Chủ Nhân Dân và từ đó khiêu khích sự xâm lăng của Liên xô. Có sự quan tâm đặc biệt về chuyện con gái sẽ bị dạy trên căn bản một hệ thống giá trị xa lạ, và chuyện này đã được làm, ïhơn là từ những lời chỉ bảo có tính tôn giáo từ những người đàn bà già trong những làng. Chuyện dẹp đi những trưởng lão Hồi giáo ra khỏi hệ thống giáo dục cũng dấy lên sự báo động từ những người lãnh đạo tôn giáo và truyền thống. Sự chống đối được xây dựng bởi bảy đảng kháng chiến Mujahidin, đặc biệt là những đảng Hồi giáo. Những đảng này coi sự bảo vệ phụ nữ là hàng đầu trong những mục tiêu của họ và gieo vào đầu những người Hồi giáo truyền thống như Maududi cần phải tăng cùng thêm vị trí ý thức hệ của họ.

Nhiều người trong số sáu triệu người tỵ nạn chạy tới Pakistan hay Iran, đó là kết quả của cuộc đảo chính đảng Nhân Dân Dân Chủ PDPA và là hậu quả của cuộc xâm lăng của Liên Xô, những người tỵ nạn nầy sợ con gái của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi một ý thức hệ phàm tục, nỗi sợ này phù hợp với tuyên ngôn của nhóm thánh chiến Hồi giáo Jihad, và đó là lý do chính mà họ phải rời A phú hãn. ( Nhiều năm sau, những người ở thành thị rời A phú hãn sau sự sụp đổ của chính phủ Najibullah vào tháng Tư 1992 và sự ra đời của chính phủ kháng chiến Mujahidin, với sự e ngại rằng con gái của họ sẽ phải tuân theo một thứ luật lệ khe khắt hơn diễn giải từ đạo Hồi.)

Do đó cuộc kháng chiến chống Liên xô xâm lược được coi là một cuộc kháng cự lại cả những ảnh hưởng của Tây phương và xã hội. Hệ thống của chủ nghĩa xã hội được coi là có khả năng làm hại đạo Hồi vì bản chất thế tục của nó. Xã hội Tây phương cũng được nhìn với một cái nhìn tương tự, một phần vì sự phân biệt được vạch ra giữa nhà nước và tôn giáo, với tôn giáo được giao cho một môi trường phạm vi riêng, và một phần vì xã hội Tây phương được quần chúng A phú hãn coi như là suy đồi. Vì cả hai lý do như thế nên có sự lo sợ rằng đàn bà sẽ bỏ đi những giá trị Hồi giáo tốt đẹp và sẽ làm những hành vi trái đạo đức xấu xa.

Thái độ này tạo ra một sự hoang mang trong dân chúng đối với những cơ quan thiện nguyện Tây phương. ( Một sự tương đồng có thể nhìn thấy ở đây với lịch sử lúc đầu của đạo Hồi, đi chiếm những khu vực mới, và những người đi chinh phục theo Hồi giáo cảm thấy họ tùy thuộc vào những người Thiên chúa giáo để điều động chính quyền, tạo thêm những sự bàn cãi cho rằng liệu những người Thiên chúa giáo này có làm hỏng giá trị của những phong trào mà họ đang tìm cách phổ biến.) Có sự lo sợ rằng nếu những văn phòng tiếp xúc với những phụ nữ A phú hãn,cho dù là với tư cách của người nhận phẩm vật cứu trợ hay với tư cách nhân viên làm việc, thì những người đàn bà ấy sẽ bị hư hỏng. Những người đàn bà Tây phương làm việc cho những văn phòng thiện nguyện phải cẩn thận trong chuyện ăn mặc sao cho đúng cách và họ cũng thường bận chiếc áo dài truyền thống shalwar kameez và một khăn quàng đầu. Những văn phòng có khuynh hướng dùng những người không phải là phụ nữ A phú hãn trong ban điều hành để làm việc với phụ nữ A phú hãn trong văn phòng hay những người nhận đồ cứu trợ để làm giảm bớt vấn đề rắc rối.

Trong một vài phương diện, những đảng Mujahidin dùng sự có mặt của nhửng văn phòng thiện nguyện để củng cố những vị trí của chính họ. Bằng cách tố cáo những văn phòng như là một mối đe dọa đến Hồi giáo và đến xã hội A phú hãn, qua những ảnh hưởng tha hóa mà họ đem đến cho phụ nữ A phú hãn, họ đã làm cho những văn phòng có một sự quan trọng điển hình trước mắt công chúng. Cho nên khi có một người lãnh đạo Hồi giáo ban bố một bài giảng ở trong một hay nhiều trại tỵ nạn và báo cáo một tin đồn rằng có một văn phòng ngoại quốc đã đổi đạo một người đàn bà A phú hãn từ Hồi giáo sang Thiên chúa giáo, ông ta coi như lôi kéo một sự tấn công từ một đám đông vào tất cả những tòa nhà thuộc về cơ quan thiện nguyện ấy và chúng bị đốt tan tành thành tro bụi.

Trong những năm đầu sau khi Liên xô rút quân, nhửng văn phòng thiện nguyện thường nhận được những lời chửi bới thường xuyên từ những đảng Hồi giáo và từ những phong trào ngoại vi đạo Hồi, và chuyện những người đàn bà A phú hãn làm việc cho những văn phòng này nhận được những lời đe dọa là chuyện thường tình. Nhiều người phải bỏ việc vì những lời đe dọa ấy. Một số tiếp tục làm, hoặc là vì bất chấp sự sợ hãi hay vì họ cần phải làm để duy trì đời sống gia đình.

Những cuộc tranh luận xảy ra trên đất nước A phú hãn đã có tiếng vọng lan tới Iran. Ở đó, khi Ayatollah Khomeini lên nắm quyền, có nhiều cuộc tranh luận về chuyện có nên bắt buộc đàn bà phải bận áo chùng che kín hay không hay là cho phép họ bận áo quần rộng và mang khăn choàng đầu. Chuyện phải bận áo chùng kín không phải bắt buộc. Ưu tiên dành cho sự giáo dục đàn bà cũng dấy lên sự tranh luận, dù vào lúc cuối, một dự luật dành nhiềáu quyền lợi cho đàn bà được thông qua. Có nhiều tranh cãi về chuyện có nên cho đàn bà làm việc đã đưa đến kết quả là họ có thể làm việc nếu có sự cho phép của chồng.

Ở đây cũng là điều lợi ích để nói tới vị trí của ý thức hệ Huynh Ðệ Hồi Giáo, Muhammad Ghazali, đã nhìn thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của nhóm Huynh Ðệ đối với phong trào Hồi giáo ở A phú hãn trước sự xâm lăng của Liên xô. Trong cuốn sách " Sự bắt đầu khôn ngoan của chúng ta " (Our Beginning in Wisdom), ông đề nghị chuyện cấm những gì được coi như quần áo khêu gợi hay sự phô bày ở đàn bà và những sự hiện diện của đàn bà không có người kèm theo ở những cuộc hội họp ngoài trời. Ông thiên về chuyện giáo dục cho đàn bà để bồi đắp cho vai trò được chỉ định của họ là nuôi dưỡng trẻ con.

Ở những nơi khác trong thế giới Hồi giáo, có nhiều cách diễn giải kinh Qur’an về cách đàn bà phải ăn bận như thế nào và chuyện họ sinh hoạt trong xã hội ra sao. Có nhiều sự tương phản mạnh mẽ, chẳng hạn như ở Saudi Arabia, nơi người phụ nữ trùm khăn che kín và không được lái xe, và nhiều nơi ở Trung Ðông, nơi mà phụ nữ có quyền đóng một vai trò tương đối đầy đủ trong phạm vi xã hội, so với Tây phương. Có nhiều sự tương phản giống nhau ở trong những nước giữa những cộng đồng thành thị và thôn quê và giữa những ý thức hệ Hồi giáo truyền thống và những người chọn một tư thế ôn hòa và cấp tiến hơn. Trong thế giới Hồi giáo đã có một khuynh hướng mới dành cho những phụ nữ Hồi giáo mang một loại khăn trùm đầu, trong giống như cái khăn trùm đầu của ma-sơ đạo Thiên chúa,và một áo choàng dài, để chứng minh sự trung thành của họ đối với đạo Hồi truyền thống. Ở Algeria, những người Hồi giáo truyền thống săm soi những phụ nữ không tuân theo những luật dành cho áo quần.

Có sự phản ứng không kém của những phụ nữ A phú hãn về vai trò phụ nữ trong xã hội A phú hãn và trong thế giới Hồi giáo, bao gồm nhiều quan điểm từ nhóm Hồi giáo truyền thống đến vị trí thế tục. Chẳng hạn, Hiệp Hội Phụ Nữ Cách Mạng A phú hãn chọn thế trung dung trong khi đề cao rằng đàn bà phải đóng một vai trò đầy đủ trong đời sống chính trị của quốc gia và có nhiều phương tiện để học hành, huấn luyệnvà làm việc như đàn ông, trong khi vẫn ở trong khung cảnh Hồi giáo. Tổ chức này ước mong đàn bà tuân theo một hình thức ăn mặc lịch sự thích hợp và không đòi hỏi nhất định phải bận áo chùng Burqa.

Cuộc tranh luận về chuyện đàn bà phải hành xử và tham gia vào xã hội như thế nào đã kéo dài rất lâu và nó có thể là nguyên nhân của nhiều sự cãi cọ nhiều hơn bất kỳ vấn đề nào khác kể từ đầu thế kỷ hai mươi. Khi phe Taliban chiếm quyền ở Kandahar vào tháng Mười 1994, họ coi như chọn một vị trí ở trong cuộc thảo luận đã diễn ra trước đây.

Vốn đa số là người Pushtun và mang bản chất nông dân, họ chịu sự ảnh hưởng không thể tránh bởi quy tắc danh dự diễn tả trong luật của Pushtun, vốn quyết định người đàn bà phải sống cấm cung và được bảo vệ từ thế giới bên ngoài. Viên thống đốc Taliban của tỉnh Herat trình bày vị trí của họ rất rõ ràng, trong một cuộc phỏng vấn ngày 8 tháng 10 với một phóng viên của Ðài Tiếng Nói Cộng Hòa Hồi Giáo Iran, phần ngoại vụ, đặt ở Tehran, và được truyền thanh ở Pashto như sau:

Ðây là một vấn đề danh dự của A phú hãn cho nên chúng ta phải giữ những người đàn bà của chúng ta ở nhà… Luật Shari’a đã chỉ rõ cách xử sự của mỗi người như thế nào. Tôi muốn nói rằng luật Shari’a cho phép một người đàn bà đi khám bệnh với một bác sĩ đàn ông khi bà ta bệnh. Cốt lõi của vấn đề là không có nước nào cho đàn bà những quyền mà chúng ta đã cho họ. Chúng ta đã cho đàn bà những quyền mà Thượng đế và người mang thông điệp của ngài đã loan truyền, đó là họ nên ở trong nhà và thâu lượm chỉ thị tôn giáo ở chỗ kín đáo.

Phe Taliban cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi vị trí chọn lựa trong Ðảng Harakat của phe kháng chiến Mujahidin và những người trong phe Ulema và những người lãnh đạo Hồi giáo trong làng mạc, họ chính là những người đã có những hành động hậu tập chống lại chính phủ Amanullah trong những năm đầu thế kỷ hai mươi. Ở nhiều mặt, đương nhiên họ tìm kiếm sự trở về của tình trạng vốn tồn tại trước thập niên 1960. Cho nên, khi cấm đàn bà làm việc, Taliban nghĩ rằng họ đang giải phóng xã hội khỏi những gì mà họ coi là những ảnh hưởng suy đồi lan tràn khắp nơi do kết quả của những cải cách của Daoud, cuộc đảo chánh Chính Phủ Dân Chủ Nhân Dân PDPA và mười bốn năm dưới những chính quyền tay sai cho Liên xô, giai đoạn cai trị của những đảng phái Hồi giáo và sự hiện diện của văn phòng phương Tây.

Sự ý thức về những phát triển trong A phú hãn trong thế kỷ hai mươi cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến thái độ của Taliban đối với chuyện giáo dục phụ nữ. Giáo dục thường được dùng trắng trợn như là một phương tiện để truyền bá những ý thức hệ đặc biệt, bắt đầu với những nỗ lực của vua Amanullah nhằm hiện đại hóa A phú hãn thông qua hệ thống giáo dục. Daoud, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân và những đảng phái Hồi giáo của phe kháng chiến Mujahidin đều theo hướng đi của vua Amanullah. Saudi Arabia ( qua quỹ dành cho những viện giáo dục), những đảng phái Hồi giáo ở Pakistan và một số những phong trào chính trị trong vùng này đã name lấy tất cả cơ hội tạo ra bởi sự xung đột hầu đẩy mạnh những ý thức hệ của họ thông qua những viện giáo dục và những viện tế bần.

Có sự e ngại rằng những cô con gái sẽ hư hỏng bởi bất cứ thứ gì ngoài sự giáo dục Hồi giáo thuần túy, phù hợp với sự diễn dịch của Taliban về đạo Hồi, và một mơ ước tất nhiên là tạo ra một sự chú ý dành riêng cho những gì được coi như vai trò quan trọng của họ trong chuyện nuôi dưỡng thế hệ những người Hồi tinh khiết kế tiếp.

Có những thành phần trong thế giới Hồi giáo chống đối phe Taliban vì những lý do chính trị và chiến lược đã nắm lấy cơ hội tạo ra bởi những sự phản ứng quốc tế đối với chính sách phân biệt giới tính của Taliban để hóa giải sự phê bình của quần chúng đối với họ. Vào ngày 2 tháng Mười một đại diện của Ðảng Jamaat-i-Islami của Pakistan, vốn đóng một vai trò quan trọng trong chuyện ủng hộ những đảng Hồi giáo trong phe Mujahidin, đã đưa ra một lời kêu gọi trong đó ông cho rằng chuyện những chỉ thị của Taliban ngăn cấm đàn bà không cho đi học và đi làm, bắt đàn bà phải che mặt và bắt đàn ông để râu sẽ làm cho Hồi giáo có một bộ mặt tiêu cực. Ông nói là không có sự hợp tình hợp lý nào trong luật Hồi giáo ứng dụng vào những biện pháp được công bố bởi Taliban, và thêm rằng niềm tin Hồi giáo là coi chuyện giáo dục phụ nữ là chuyện bắt buộc và đàn bà phải được cho phép đi làm việc, cho tới khi nào họ vẫn còn tuân theo cách ăn mặc và cách cư xử của Hồi giáo. Quan điểm xác định trên của phe Jamaat-i-Islami có liên quan đến quyền lợi, đã đóng vai trò quan trọng do Maududi chỉ huy trong sự hình thành của đảng Jamaat-i-islami của ông. Những phong trào tôn giáo nhỏ hơn ở Pakistan cũng bày tỏ những quan điểm tương tự và chỉ ra rằng con gái và con trai có thể được giáo dục ở những trường biệt lập nhưng phải có đồng đều những nguồn tài trợ.

Những chính sách của Taliban đã tạo ra những sự tiến thoái lưỡng nan đặc biệt cho những văn phòng Tây phương và cộng đồng quốc tế, là những người phản ứng một cách không tránh né với họ từ quan điểm Tây phương cũng như trên căn bản của Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền. Vì xã hội Tây phương là một xã hội tương đối cá nhân, mỗi cá nhân, đàn bà hay đàn ông, thường sẽ tìm kiếm sự toàn vẹn trên căn bản những sự chọn lựa của đời sống cá nhân. Ðối với nhiều người, những lựa chọn trong đời đó liên hệ đến những chọn lựa nghề nghiệp. Những chọn lựa trong đời cũng bao gồm sự quyết định có nên hay không có con và, nếu có, thì có bao nhiêu con. Những áp lực xã hội vẫn còn ảnh hưởng đến những sự lựa chọn này ở Tây phương như chuyện đàn bà được mong đợi là có con, nhưng ngày càng có những người đàn bà không có ý định có đứa con đầu tiên cho đến khi họ vào lứa tuổi ba mươi và sẽ thường giới hạn số con mà họ có. Áp lực có con hay không có con không có liên quan đến chuyện phục vụ cho văn hóa hay tôn giáo tồn tại mãi mãi, với sự ngoại lệ có thể có của Ðạo Thiên Chúa, hay sự tiến bộ của một quốc gia, dù nó có liên quan đến những tình trạng xã hội. Những thái độ tiếp cận như thế đối với đời đã tồn tại và hiện diện trên nước A phú hãn, nhưng chỉ có ở giới thiểu số trong một thời gian ngắn, và nhiều người trong họ đã rời nước đi định cư ở phương Tây. Tuy nhiên, những người quan sát Tây phương thường gắn bó chặt chẽ với nhóm thiểu số này một cách tự nhiên.

Có điều cũng quan trọng khi công nhận xã hội Tây phương không được đồng nhất như xã hội A phú hãn. Có những sự khác biệt giữa những phụ nữ ở A phú hãn căn cứ trên chủng tộc, tôn giáo, lợi tức cùng sự sắp xếp cư trú ở thành thị hay thôn quê, cũng như ở Tây phương thì cũng có những sự khác biệt rõ ràng căn cứ trên quốc tịch, đẳng cấp xã hội, tuổi tác và nơi sống. Cá tính của cá nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội ở cả A phú hãn lẫn Tây phương. Do đó bất cứ cuộc đối thoại nào cũng dựa vào sự kính trọng những giá trị mà những người tham dự trong cuộc đối thoại trung thành và tôn trọng. Ðối với người Tây phương, sự chối bỏ chính mình là điều không hợp lý cho nên họ cũng chấp nhận chuyện họ bị khước từ bởi những giá trị xã hội ở A phú hãn. Người A phú hãn có quyền sống một lối sống văn hóa khép kín và người Tây phương sống ở A phú hãn có bổn phận phải tôn trọng phong tục và giá trị xã hội địa phương ấy. Khó khăn mọc lên khi một hay hai đảng đối thoại về những gì được coi là vị thế cực đoan hay cứng ngắt. Rồi có người hỏi rằng tại sao lại chọn vị thế ấy, và những nguyên nhân lịch sử có dính dáng đến vị thế đó, và liệu có thêm những yếu tố cọng vào với câu hỏi đơn giản về những giá trị.

Trong hoàn cảnh nói trên, thật là hữu ích để phản ánh trên sự chấp nhận sự khác biệt, nơi có những nhóm tạo thành sự khác biệt đó để phân biệt họ với những nhóm khác. Lịch sử cận đại của A phú hãn đã nhìn tiến trình này như một sự hình thành trọng yếu nhưng cũng có nhiều tình cảnh giống tương tự ở trong lịch sử Âu châu và Hoa kỳ. Xã hội Tây phương hiện nay cũng được đánh giá bởi những sự liên hệ giữa nhóm căn cứ trên những con đường dẫn tới quyền lực cũng như trên những quyền lợi và bản diện khác nhau. Khi những nhóm cảm thấy bị đe dọa, thái họ của họ có khuynh hướng cứng rắn thêm và họ tìm kiếm sự định nghĩa rõ ràng hơn về những phương diện bản sắc của họ để làm cho họ khác biệt với những nhóm khác. Khi mà bản diện quốc gia hay tôn giáo dính líu vào, đàn bà thường được coi như một sự quan trọng có tính cách biểu tượng trong lúc nhận thức lại bản diện này. Ðây là một tính chất đặc biệt của những xã hội Hồi giáo khi ở dưới sự đe dọa ấy, như ở tại Algeria, và ở những cộng đồng Hồi giáo ở những thành thị Ââu châu. Tuy nhiên, cũng còn có thêm sự đe dọa lan tràn sinh ra bởi truyền thông đại chúng, vốn giới thiệu cái hình ảnh của nền văn hóa Tây phương vào những nhà khắp thế giới và thường được coi là âm thầm phá hoại những nền văn hóa khác.

A phú hãn là một trong những nơi còn lại trên thế giới mà truyền thông Tây phương chưa thâm nhập vào được với mức độ đáng kể. Sự cứng rắn của chính sách phân biệt giới tính có thể coi như một cố gắng để cách biệt với thế giới bên ngoài, và để bảo vệ phụ nữ A phú hãn khỏi bị tiêm nhiễm bởi những ảnh hưởng để rồi có thể làm yếu đi xã hội từ bên trong. Người đàn bà trong thế giới Hồi giáo nói chung là bị khinh miệt, bị cách ly như một thứ nô lệ thời Trung cổ và chuyện chế độTaliban sụp đổ sau khi bị Mỹ và các lực lượng kháng chiến tấn công đã hé mở một cánh cửa mới cho phụ nữ A phú hãn. Phụ nữ A phú hãn chắc chắn rồi đây cũng có những quyền tự do tối thiểu như nước Hồi giáo Iran. Không thể tiếp tục dùng những ý thức hệ cứng ngắc để trói buộc người đàn bà Hồi giáo A phú hãn mãi được nữa. Họ cũng là con người như đàn ông và xứng đáng để hưởng những quyền tự do căn bản nhất của con người. Cánh cửa A phú hãn đã mở toang ra với thế giới và thế giới khép kín của đàn bà Hồi giáo A phú hãn chắc chắn sẽ được những tia sáng le lói của mặt trời chiếu vào khăn che mặt âm u và đem lại quyền làm người căn bản cho những người đàn bà bất hạnh này.

Lawndale, một sáng xuân hồng tạnh ráo đầu xuân 2001
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG


Hosted by www.Geocities.ws

1