TÁC  GIẢ
SÁCH
ÐÃ XUẤT BẢN
CÁC BÀI
VIẾT MỚI
GÓP Ý


KHÁNG CHIẾN QUÂN MUJAHIDIN

Thời điểm ra đi của những người theo đạo Hồi không phải là kinh nghiệm hàng ngày của đạo Hồi, điều muốn nói ở đây là Hồi giáo không phải được diễn giải như một hình thức văn hóa mà như là một nhận thức sâu xa về chính trị. Ðối với nhiều người, sự trở về tôn giáo đã đi qua tiến trình kinh nghiệm chính trị và không phải là kết quả của niềm tin tôn giáo. Phe Ulema định nghĩa chính trị trên căn bản những mối quan hệ trong xã hội được thiết lập nên bởi luật lệ; nhà nước là một phương tiện để cho công lý có thể hoạt động trong xã hội Hồi giáo. Ðạo Hồi, hay cộng đồng Hồi giáo, đã cung cấp căn bản cho những suy nghĩ chính trị; chính trị là phần mở rộng của luật. Ðối với những người Hồi giáo, bản chất của xã hội được coi như quyết định trước bởi bản chất của nhà nước. 

Cách lý giải này là sự ích lợi trong đó nó rút ngắn một cách rõ ràng phần chia căn bản giữa hai yếu tố vốn đã được biết đến như là phong trào kháng chiến Mujahidin. Nó cũng chỉ ra sự phức tạp trong một bức tranh mà xuyên qua những hình ảnh được lập lại liên tục của những chiến sĩ A phú hãn bắn đạn Rốc-kết và nã đạn pháo từ những đỉnh núi, được trình bày trong một cách quá đơn giản thô sơ.

Một yếu tố căn bản trong khi nhận định phong trào kháng chiến Mujahidin là ở phạm vi nào đo bên trong có những đảng phái được coi như đại diện nó thực sự là đại diện thật. Từ đây về sau phải cần rõ ràng về những định nghĩa. Tối thiểu người ta có thể noiù tất cả những người A phú hãn võ trang chống lại Ðảng Dân Chủ Nhân Dân và những lực lượng Liên xô, những người tự coi họ là tham gia vào của thánh chiến của Hồi giáo, hay nói đúng là là kháng chiến Mujahidin, hoặc những chiến sĩ trong cuộc thánh chiến. Những chiến sĩ tìm kiếm những người lãnh đạo của họ ở mức độ địa phương và một số trong họ trở thành người xuất chúng. Phong trào kháng chiến cũng hưởng nhiều lợi lộc vì có sự đào ngũ đông đảo từ quân đội Dân Chủ Nhân Dân, và điều này đãlàm cho quân lính Liên xô, vốn muốn cho đám lính Dân Chủ Nhân Dân chống lại lực lượng kháng chiến, giờ đây chính Liên xô phải tham gia vào những trận đánh một cách trực tiếp.

Nhóm thánh chiến Hồi giáo Jihad hợp pháp hóa, nói theo danh từ tôn giáo, một số lớn dân chúng ra đi với số lượng lớn tới những quốc gia Hồi giáo, theo cách đó A phú hãn đã bị xâm lấn bởi một lực lượng thế tục và như thế là ngưng trở thành quốc gia Hồi giáo. Chuyến đi của Muhammad từ Mecca đến Medina vào năm 622 sau Công nguyên trong sự quấy rầy phiền nhiễu và bị tấn công vào người, đã tạo một tiền lệ cần thiết cho quyền tự do của tôn giáo này. Tổng cộng có chừng 3.2 triệu người tỵ nạn tìm đường đi tới Pakistan, ở đó họ được cho tạm trú trong những trại dọc theo chiều dài biên giới, chủ yếu là ở những tỉnh biên giới Tây Bắc nhưng cũng có ở Baluchistan và Punjab. Trong những trại, họ được phát cho khẩu phần ăn và được cung cấp cho những dịch vụ về giáo dục và y tế. Một số lượng tương tự là chừng 2.9 triệu người đi đến Iran. Ở đây họ hòa nhập rộng rãi vào nền kinh tế và được hưởng một nền giáo dục cũng như y tế căn bản như những người Iran nghèo; họ cũng còn được hưởng được quyền trợ cấp về những nhu cầu cần thiết. Một số người được sắp xếp sống trong những trại dọc theo biên giới, từ đây họ được hỗ trợ của chính phủ Iran để vượt qua biên giới vào A phú hãn hầu chiến đấu chống lại những lực lượng Liên xô.

Ðịnh nghĩa của chữ kháng chiến Mujahidin do đó có nghĩa bao trùm tất cả những người đi đến Pakistan và Iran, và dính líu đến chuyện chiến đấu ở A phú hãn trên căn bản những hoạt động xâm nhập từ hai quốc gia này, cùng với nhiều người lựa chọn ở lại A phú hãn trong suốt cuộc chiến,thường chạy đến chỗ trú ẩn nơi rừng núi với gia đình của họ và tổ chức những cuộc tấn công đột kích từ đây. Một số người trong bọn họ có liên hệ đến những nhóm có tổ chức. Một số khác hành động tự nhiên như là một phần của làng và cộng đồng bộ tộc của họ. Còn có một số nữa, chủ yếu là người Tajiks, chạy đến những thành thị, làm cho dân số của bộ tộc họ tăng lên nhiều. Thủ đô Kabul do vậy mà có một số lượng người Tajik nói tiếng Ba-tư đông đảo.

Những người lãnh đạo của những Ðảng Hồi giáo là những người chạy tới Pakistan vào giữa thập niên 1970 . Họ đã nhìn thấy cơ hội do sự thành lập của tổ chức thánh chiến Hồi giáo Jihad để nhận vai trò lãnh đạo đối với phong trào kháng chiến. Sự thanh trừng của chính phủ Daoud dành cho những thành viên của họ đã làm cho họ ở trong tình trạng yếu và họ dễ dàng đi đến chuyện đàm phán, thương lượng bởi chính phủ Pakistan nhắm vào chuyện làm an ổn những mục tiêu đặc biệt có lợi cho quyền lợi của Pakistan. Ðổi lại, khi thương lượng như thế thì những người bị Daoud thanh trừng nói trên được sự hỗ trợ của Pakistan.

Ðầu tiên khi những người lãnh đạo phe bị thanh trừng đến Pakistan, họ được chào đón nồng nhiệt bởi Tổng thống lúc đó là Zulfikar Bhutto. Nghe nói ông tiếp họ trong khi tăng cường sức mạnh trong tay ông trong chuyện liên hệ đến vấn đề nhạy cảm của người Pushtun, vốn đang bị chính phủ Daoud của A phú hãn bố ráp gắt gao. Bhutto cho phép những đảng của nhóm trên được thiết lập những văn phòng ở Peshawar và cũng cung cấp cho họ tiền cần thiết để tổ chức những cuộc nổi dậy võ trang bên trong nước A phú hãn, với hy vọng là những chuyện này sẽ có tác hại làm lung lay chế độ Daoud. Tuy nhiên, những sự bắt bớ và xử tử xảy ra do những vụ nổi dậy thất bại đã càng làm cho phong trào Hồi giáo ngày càng yếu.

Sau khi Bhutto bị Tổng thống mới của Pakistan là Zia Al-Haq treo cổ, những Ðảng Hồi giáo nhận thấy nhà lãnh tụ mới Zia Al-Haq là một người gây sự hứng khởi về ý thức hệ cho Pakistan có nhiều điểm tương đồng với suy nghĩ của họ và với suy nghĩ với những đảng tương tự ở Pakistan, như Ðảng Jamaat-i –Islami. Zia có một tham vọng rõ ràng là muốn thiết lập ở Kabul một chính quyền mà Pakistan có thể kiểm soát được. Chiến lược nằm sau kế hoạch này là điểm chủ yếu của bộ quốc phòng Pakistan: tạo ra một sức mạnh chiến lược đối phó với Ấn độ qua sự hình thành của một khối Hồi giáo chạy dài từ Pakistan đến vùng Trung Á. Tuy nhiên Zia thận trọng khi nghĩ đến những bộ tộc người Pushtun, là giống người có truyền thống đấu tranh anh dũng cho nền độc lập đã làm cho họ khó trở thành đồng đội trong liên minh phòng thủ. Do đó ông tìm kiếm đồng minh ở những người A phú hãn có một căn bản ý thức hệ là sự chống trả Liên xô xâm lăng, và những người Hồi giáo là những ứng viên thích hợp. Tuy nhiên ông cũng miễn cưỡng trong chuyện nhanh chóng hỗ trợ mạnh mẽ. Có những sự nguy hiểm không thể tránh được khi tung ra một phong trào mạnh mẽ và thiếu sự phối hợp trước khi nó được kiềm chế kiểm soát. 

Quyết định của Hoa Kỳ cung cấp chuyến viện trợ ngầm đầu tiên năm 1979 và rồi viện trợ công khai ở mức độ lớn từ 1986 trở đi, dùng Pakistan như một cầu nối, đã làm cho những Ðảng Hồi giáo từ vị thế yếu kém trở thành một đường dây chính chuyển tải vũ khí và những nguồn viện trợ khác cho những quân kháng chiến Mujahidin đang chiến đấu trong nước A phú hãn. Tuy nhiên có sự chống đối đáng kể về vai trò lãnh đạo được chỉ định từ những người lãnh đạo đương nhiên xuất hiện ra từ bên trong A phú hãn. Nhiều tổ chức mới đứng lên và kiến nghị yêu cầu chính phủ Pakistan cung cấp thiết bị quân sự. Chính phủ đáp ứng vào năm 1980 rằng họ chỉ công nhận bảy trong những đảng hay nhóm đang tồn tại, và tất cả những ai tìm kiếm thiết bị quân sự phải liên hệ với một trong bảy đảng hay nhóm nói trên. Bốn trong những nhóm kháng chiến Mujahidin thuộc Hồi giáo, trong đó họ tìm kiếm để tạo ra một phong trào chính trị với ý thức hệ căn bản là sự tái diễn dịch những điều căn bản của Hồi giáo. Bốn nhóm khác thường được coi như những nhóm truyền thống, trong đó họ thoát thai từ truyền thống bộ tộc hay từ những nhóm khác trong A phú hãn.

Những đảng cùng những người lãnh đạo có thể phân loại ra như sau :

* Nhóm Jamiat-Islami, thành lập năm 1972 từ một nhóm không chính thức ra đời trong thập niên 1960, là Ðảng Hồi giáo đầu tiên lập nên ở Kabul. Người lãnh đạo là Burhannudin Rabbani, vốn là diễn giả về môn lý thuyết Hồi giáo tại Ðại học Kabul. Ôâng chịu ảnh hưởng nhiều bởi Phong Trào Huynh Ðệ Hồi Giáo ở Ai cập và khả năng của phong trào này trong việc lôi kéo đám đông quần chúng. Ðảng đề ra mục tiêu tái cấu trúc mọi hình thái của xã hội theo một sự diễn giải đặc biệt những nguyên tắc chính của Ðạo Hồi, và do đó chú ý đến chuyện kết hợp với những hệ thống chính trị, kinh tế, tòa án, xã hội trong phạm vi Ðạo Hồi. Tuy nhiên Rabbani quan niệm rằng trong khi tìm kiếm sự thăng tiến theo chiều hướng nào đó của Ðạo Hồi, Ðảng phải tiến hành một cách thận trọng và phải quý trọng những niềm tin hiện tại, truyền thống và những thực hành, bao gồm sự chú trọng có tính truyền thống về quyết định nào cũng phải được đồng ý nhất trí. Vì thế ông là người rất ôn hòa và thực tế, và vốn văn hóa căn bản cùng sở học vững chắc đã có những ảnh hưởng quan trọng đến ông. Những khác biệt trong Ðảng Jamiat-i- Islami cùng những chiến thuật đã được dùng để đạt những mục tiêu của Ðảng đã dẫn đến sự phân chia năm 1976 và đưa đến sự ra đời của những đảng mới. Rabbani cảm thấy mạnh mẽ rằng một phong trào rộng rãi quen thuộc phải được xây dựng trước khi có những nỗ lực được thi hành để tìm kiếm quyền lực. Những nhóm khác bênh vực đến nhiều chọn lựa cụ thể hơn. Rabbani chạy đến Pakistan để tránh chuyện bị Tổng thống Daoud bắt. Là người gốc Tajik, về gốc gác vùng thì ông được nhận diện là người vùng Ðông Bắc A phú hãn.

Một nhân vật quyết định của Ðảng Jamiat-i-Islamic là Ahmed Shah Masoud, ông gia nhập Ðảng lúc còn là một sinh viên ngành kỹ sư của Ðại học Kabul. Ông đóng một vai trò chính yếu trong thời gian có sự chiếm đóng của Liên Xô với vai trò lãnh đạo những lực lượng kháng chiến ở thung lũng Panjshir ở về phía Ðông Bắc Kabul. Ông cũng tạo nên một chính phủ dân sự trong khu vực này, dù không có đầy đủ cơ cấu của một chính quyền. Sau khi chiếm Kabul vào tháng Tư năm 1992, ông giữ trách nhiệm phòng ngự và kiểm soát thủ đô. Cũng như Rabbani, ông thuộc sắc dân Tajik.

Hisb-e-Islami ( Hekmatyar) nổi lên từ một sự phân chia năm 1979 trong Ðảng Jamiat-i -Islami. Người lãnh đạo là Gulbuđin Hekmatyar, là một sinh viên ngành kỹ sư tại Ðại học Kabul trong những năm hình thành phong trào Hồi giáo, ông ta là người từ vùng Kunduz ở phía Bắc A phú hãn. Ông vốn là người Pushtun, có lẽ là hậu duệ của giống dân Pushtuns sống ở vùng miền Bắc A phú hãn vào cuối thế kỷ trước bởi Abdur-Rahman. Lúc ở trong Ðảng Hisb-e-Islami ông theo mô hình tổ chức của Liên xô, tạo ra một phong trào dựa vào cấu trúc chi bộ với dãy kim tự tháp quyền lực. Những thành viên có năng lực đều được xem xét cẩn thận và phải trải qua thời kỳ thử thách. Ðảng Hekmatyar có vẻ thuần túy hơn là chịu ảnh hưởng của ông Rabbani và Ðảng tìm cách xóa bỏ những phong tục hiện thời, những thực hành và những cấu trúc để thay thế chúng với một cấu trúc mới và được tổ chức tinh vi hơn, đặc biệt nhắm tới chuyện hình thành một nhà nước Hồi giáo. Ðảng Hekmatyar không có nhiều căn cứ địa trong A phú hãn và dựa nhiều vào những trại tỵ nạn, trong đó có tỉnh Nangarhar ở phía Ðông , và dựa vào Kunduz như là nơi để kêu gọi người tham gia. Ðảng Hisb-e-Islami ( Hekmatyar) có khuynh hướng muốn lôi kéo đến những người trẻ cấp tiến có một nền giáo dục tương đối khá, nhiều người trong họ hưởng nhiều lợi ích từ nền giáo dục kỹ thuật. Nó coi giáo dục như là một phương tiện quan trọng để chuyển ý thức hệ của Ðảng và tiến hành phổ biến đến một số trường ở Pakistan, bao gồm những trường dành cho con gái. Ðảng Hekmatyar chạy trốn sự thanh trừng của Daoud và chạy đến Pakistan.

Ðảng Hisb-e-Islami ( Khalis) nổi lên từ sự vỡ vụn từ Ðảng Hisb-e-Islami trong năm 1979 sau khi Younis Khalis, một lãnh đạo bộ tộc từ tỉnh Paktia có một vốn học Hồi giáo cấp tiến, và quyết định để đi theo những chiều hướng của ông. Khalis được huấn luyện về môn giáo lý Thần học ở trường Deoband ở Delhi, vốn là nơi sinh ra vài thế hệ của phe Ulema ở A phú hãn. Những sự chống đối của ông trên báo chí vào những cảnh cải cách của Daoud có nghĩa là ông phải chạy tới Pakistan. Cung cách lãnh đạo theo đường hướng gia trưởng bộ tộc, và những người theo ông phần lớn dựa vào những người lãnh đạo tôn giáo truyền thống và những người chỉ huy địa phương ở vùng Tây-Nam A phú hãn. Lãnh tụ Mullah Omar nghe nói là cũng tự buộc mình vào Ðảng Hisb-e-Islami( Khalis) trong thời kỳ kháng chiến chống sự chiếm đóng của Liên xô.

Ðảng Ittihad-i-Islami được thành lập bởi Abdul Raoul Sayyaf, vốn là một cựu diễn giã từ Ðại học Kabul và là một người nói tiếng Ả rập thông thạo, ông phục vụ với chức vụ chánh văn phòng cho Rabbani trong những ngày đầu của phong trào Hồi giáo ở trường đại học. Ông bị chế độ do Dân Chủ Nhân Dân cầm quyền bỏ tù vì những hoạt động của ông vào trong thời kỳ 1978 – 1979, ông được thả một phần do lệnh ân xá theo sau sự xâm lăng của Liên xô và chạy đến Pakistan, tại đây ông lập ra Ðảng Hồi giáo của ông. Ðảng Ittihad-i-Islami chưa bao giờ có căn cứ địa nào về mặt địa dư nào nằm ngoài Kabul và Ðảng luôn luôn có mối liên hệ vững chắc với Saudi Arabia, vốn là nước tiếp tay cung cấp nhiều sự hỗ trợ. Tuy thế mặc dầu có những sự tương đồng về ý thức hệ giữa Ðảng Ittihad-i- Islami và Ðảng Wahabbis của Saudi Arabia, Ðảng Ittihad-i-Islami luôn nhấn mạnh là nó xa rời từ phong trào này, đây là một phong trào đã xây dựng được một sự hiện diện mạnh mẽ đặc biệt ở Kumar trong vùng phía Ðông Bắc A phú hãn. Tuy nhiên nó luôn tỏ ra chống đối kịch liệt thiểu số nhóm Shi’a ở A phú hãn, thái độ này coi như lập lại sự tranh đua của Riyadh ( Ả rập Saudi) với Tehran ( Iran) về sự được mọi người biết đến đầu tiên trong thế giới Hồi giáo.

* Mặt Trận Quốc Gia A phú Hãn ( The Afghan National Liberation Front ) được thành lập bởi Sibghatullah Mujadidi năm 1980, là một trong ba Ðảng được coi là có truyền thống vì không có ý thức hệ và sức mạnh của nó nằm trong xã hội thôn quê của A phú hãn. Mujahidi xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc Pushtun, vốn cầm đầu một trong những nhánh của chế độ Sufi Naqshbandi ở vùng phía nam A phú hãn và có dính líu liên hệ đến cơ cấu cai trị của nền cai trị trước đây. Dù ông sinh trưởng trong truyền thống bảo thủ và đã là người ủng hộ mạnh mẽ cho sự trở lại của vua Zahir Shah, ông hoạt động năng nổ trong phạm vi Hồi giáo cấp tiến trong suốt thập niên 1950 và 1960, thiết lập sự liên lạc với nhóm Huynh Ðệ Hồi Giáo ở Ai cập, và bị Daoud bỏ tù bốn năm rưỡi vào năm 1959 vì ông phát động chiến dịch chống lại chuyến viếng thăm của Khrushchev. Mặt Trận Quốc Gia A Phú Hãn chưa bao giờ có thể tạo được sự chú ý để nhận một phần lớn những nguồn tiếp liệu quân sự dành cho kháng chiến.

* Ðảng Harakat-I-Inqilab-Islami xuất hiện vào năm 1980, dưới sự lãnh đạo của Nabi Muhammadi, một học giả Hồi giáo. Sức mạnh của Ðảng nằm ở phe Ulema và ở những người Hồi giáo lãnh đạo làng ( Mullahs) là những người đã sớm nổi dậy chống lại Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, cùng chung với những sinh viên, hay những thành viên ( talibs) của trường Hồi giáo ( Madrasah) mà ở đó phe Ulema giảng dạy. Nó lôi kéo khá đông người trong năm đầu tiên bởi vì những gì nó rao giảng trình bày, nhưng nó không có khả năng tổ chức để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho những môn đồ của nó và nhiều người hướng về Ðảng Jamiat hay Hisb-e-Islami ( Khalis), vốn được đánh giá là có đầy đủ sự ôn hòa và kính mến truyền thống để hợp lý hóa lòng trung thành của họ. Trong những đảng phái, nó có niềm tin gần gũi nhất tới tín ngưỡng của phe Taliban. Nó tự cho mình là không có ý thức hệ gì và tìm kiếm sự trở lại của chuyện áp dụng khắt khe của luật Hồi giáo và địa vị ưu tiên của luật Shari’a, mà không theo hướng Hồi giáo. Nó cũng thiết lập được một phong trào có tổ chức, với phe Ulema và những thành viên thành lập những mặt trận giới hạn, tập trung vào những trường Hồi giáo ( Madrasahs) địa phương. Tuy nhiên bộ chỉ huy của Ðảng không thể hỗ trợ mạng lưới này một cách có hiệu lực.

* Ðảng Mahaz-I-Milli-Islami được Pir Gailani lãnh đạo, ông là một người lãnh đạo tôn giáo có nhiều liên hệ với phong trào Sufi và được thừa hưởng một di sản tinh thần cao quý, ông có những người theo nằm trong những bộ tộc người Pushtun ở phía Nam A phú hãn. Sự liên hệ hôn nhân của ông với gia đình Hoàng phái và những dính líu gần gũi của ông với chế độ cầm quyền Durrani trước đây đã làm cho ông thành một người ủng hộ cụ thể cho vị vua tiền nhiệm là Zahir Shar, chức vụ ủng hộ đó được dân cư vùng Kandahar biết đến. Do đó Ðảng là cái loa hữu hiệu cho nhà cầm quyền trước. Pir Gailani là một người ôn hòa cấp tiến và do đó là hiện thân những quan điểm của những gì còn lại của giai cấp có giáo dục nghề nghiệp hướng đến một địa hạt lớn lao hơn những lãnh tụ kháng chiến Mujahidin. 

  Từ khi những Ðảng này được sắp đặt như là những đường dây để nhận viện trợ quân sự, nó trở nên khó khăn để quyết định phạm vi nào để cho những nhóm khác nhau bên trong nước A phú hãn ràng buộc với một đảng hay đảng khác bởi những nguồn tài trợ cung cấp, và mức độ niềm tin nào là yếu tố quyết định. Sự thật là trong bất kỳ làng mạc hay gia đình nào cũng có hơn một đảng hiện diện và chuyện này làm cho vấn đề càng thêm rắc rối. Tuy nhiên người ta có thể định rõ những vùng nào bị những ảnh hưởng sâu đậm và dính líu đến một đảng đặc biệt nào từ trước.

Vì vậy Ðảng Jamiat có nhiều người theo ở thung lũng Shomali nằm ở phía Bắc Kabul và Kapisa. Takhar và Badakshan, tất cả ở về hướng Ðông Bắc. Nó cũng có người đại diện trong vùng Ismail Khan ở khu Tây Bắc A phú hãn. Ðảng Hisb-e-Islami của Hekmatyar cũng có một số người theo ở rải rác trong những tỉnh Nangarhar và Kunduz, cùng với thành phố Baghlan, về phía nam Kunduz, Younis Khalis có căn cứ địa của ông ở Paktia. Gailani có sự ủng hộ mạnh ở Kandahar. Mujadini và Muhammadi đều có những vùng đại diện dọc theo miền Nam. 

Ðảng Jamiat đã gặp nhiều khó khăn khi xây dựng phong trào ở những vùng có bộ tộc Pushtun và nó luôn duy trì là một đảng đại diện cho những người thiểu số miền Bắc, đặc biệt là dân Tajiks. Ðiều này thực tế cho thấy phần lớn những xã hội không còn sống theo lối bộ tộc ở miền Bắc không có cấu trúc để có thể đứng vững ảnh hưởng của phong trào có tổ chức. Những lãnh đạo bộ tộc ở miền Nam thì ngược lại, họ chống lại bất cứ ảnh hưởng nào đến từ bên ngoài.

Chính phủ Pakistan có lẽ hy vọng duy trì một mức độ kiểm soát nào đó qua dân số tỵ nạn, đã thúc đẩy những đảng phái kháng chiến Mujahidin thiết lập những văn phòng ở nhiều trại tỵ nạn và xây dựng những trại của họ luôn. Những người tỵ nạn phải trở thành thành viên của bất cứ đảng nào thống trị nơi trại đó. Làm như vậy thì người tỵ nạn mới có thể xin được khẩu phần ăn. Những đảng tìm kiếm thành viên mới trong số đàn ông và thanh niên trong trại để chiến đấu cho họ và những trại trở thành căn cứ cho những cuộc xâm nhập tấn công vào A phú hãn, với kết quả là những đảng đó trở nên vô cùng mạnh mẽ.

Trong số những đảng, Ðảng Hisb-e-Islami của Gulbuđin Hekmatyar tìm thấy sự thuận lợi đặc biệt với những yếu tố trên trong nước Pakistan vốn cung cấp sự hỗ trợ cho kháng chiến quân Mujahidin, đáng chú ý có Ðảng Jamâat-e-Islami và Cơ Quan Tình Báo Bên Trong. Hoa Kỳ coi như ý thức được sự bất quân bình này nhưng nghe nói bỏ qua trên căn bản vì khả năng tổ chức lớn mạnh rõ ràng của Ðảng Hisb-e-Islami.

Bảy đảng đã tạo nên sự Liên Minh Bảy Ðảng vào tháng Năm 1985, họ đều là môn đồ của phái Si đạo Hồi và chỉ có Ðảng Jamiat là thuộc sắc dân Pushtun. Thêm vào đó, có hai Ðảng Shi’a. Ðảng lớn hơn trong hai đảng đó là Hisb-e-Wahdat, được lập thành với sự khuyến khích của chính quyền Iran hầu mang những đảng A phú hãn đến đóng đô ở Iran dưới một cái dù che chở và làm tăng thêm sức mạnh vốn đang tranh chấp của Shi’a trong cuộc tranh giành quyền lực trong nước A phú hãn. Ðảng Hisb-e-Wahdat kiểm soát khu vực Hazarajat nằm ở trung tâm A phú hãn năm 1987, dưới sự lãnh đạo của Abdul Ali Mazari. Ðảng Shi’a kia, tức là Ðảng Harakat-i-Islami khác, được Sheikh Assef Mushini lãnh đạo, có những người theo là những người Shi’a có giáo dục ở thành thị. Muhsini luôn đóng vai trò là người trung gian giữa lúc những tay chơi chính tranh đấu giành quyền ưu thế thống trị.

Cuộc chiến tranh giữa những lực lượng Liên xô và kháng chiến quân Mujahidin trải qua nhiều thời kỳ. Từ 1979 đến 1986, khi Babrak Karmal làm chủ tịch nhà nước do Liên xô hỗ trợ, lực lượng chính quyền và Liên xô luôn ở thế tiến công mãnh liệt. Ðiều này phù hợp với những chính sách diều hâu của Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Konstantin Chernenko. Khi Mikhail Gorbachev vào cầm đầu Ðiện Kremlin năm 1985, sau một thời gian đầu nhiệt tình theo đuổi sự chọn lựa quân sự, ông bắt đầu thay đổi chính sách để cuối cùng dẫn đến quyết định cuối cùng là rút quân ra khỏi A phú hãn. Sự ra đi của ông trùng hợp với quyết định của Tổng thống Ronald Reagan năm 1985 là tăng thêm sự viện trợ cụ thể của Hoa Kỳ cho kháng chiến quân Mujahidin. Ðiều này bao gồm chuyện cung cấp cho họ hỏa tiễn Stinger, giúp kháng chiến quân có thể bắn hạ trực thăng hay máy bay bay thấp. Cả hai loại máy bay này đã gây nhiều tổn thất và nhân mạng ở vùng quê. Rất nhiều người cho rằng chính hỏa tiễn Stinger đã là yếu tố quyết định lật ngược thế cờ trong cuộc chiến với người Nga. Chuyện ấy có thể đúng nhưng có điều quan trọng cần phải nhận rằng Gorbachev đã muốn đóng lại chương A phú hãn trong lịch sử Liên xô vì những vấn đề nghiêm trọng ông đã phải đối phó ở nhà.

Từ năm 1987, Liên xô chứng tỏ sự cam kết của mình trong những hiệp ước hòa bình do Liên Hiệp Quốc bảo trợ vốn được tổ chức trong suốt cuộc chiến, bao gồm Pakistan, Hoa Kỳ và chính phủ A phú hãn, nhưng những Ðảng kháng chiến bị loại trừ ra ngoài. Kết quả của truyện ký kết Hiệp Ước Geneva vào tháng Tư 1988, trong đó nêu rõ quân đội Liên xô phải rút khỏi A phú hãn vào ngày 15 tháng 2 năm 1989, lại không có điều khoản nào nói về một chính phủ mới của A phú hãn, mà cứ coi như có sự tiếp nối của một chính quyền do Liên xô hỗ trợ, và do đó coi thường những Ðảng kháng chiến như là những người tham gia có năng lực vào một nội các tương lai. Tuy thế chính quyền Liên xô đã làm vài biện pháp để làm cho chính phủ của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân được quần chúng chấp nhận nhiều hơn. Trong đó có chuyện thay thế Babrak Karmal bằng Muhammad Najibullah vào năm 1986, để có thể trưng bày một gương mặt ít giáo điều cố chấp hơn. Tổng thống Najibullah đã chứng tỏ ông ta là một người cực kỳ lão luyện trong chuyện mua chuộc sự ủng hộ của những người lãnh đạo truyền thống khắp nước- một chính sách đã được người tiền nhiệm ông thi hành , nhưng kém có kết quả hơn. 

Tuy thế cộng đồng quốc tế tiên đoán là chính quyền của Tổng thống Najibyllah được Liên xô hỗ trợ sẽ sụp đổ ngay lập tức sau khi quân Liên xô rút ra. Ðể làm cho chuyện này chóng xảy ra, Pakistan và Hoa Kỳ áp lực mạnh Liên Minh Bảy Ðảng thành lập một chính phủ-chờ đợi-chuyển tiếp. Dưới ống kính lòe loẹt hào nhoáng của truyền hình quốc tế, những người lãnh đạo kháng chiến Mujahidin có những buổi họp dài trong những ngày chiếm đóng sau cùng của Liên xô. Thỏa hiệp giữa họ có vẻ mơ hồ, nhưng Liên Minh Bảy Ðảng được tái cấu trúc vào một chính quyền lâm thời chỉ vài ngày trước cuộc rút quân của Liên xô.

Ðồng thời Liên Hiệp Quốc kêu gọi mạnh về sự giúp đỡ của quốc tế để giúp đỡ cho sự hồi hương của sáu triệu người A phú hãn đang trú ẩn ở Pakistan và Iran, và không phải là không có lý khi cho rằng sự ra đi của chính quyền do Liên xô hỗ trợ sẽ là dấu hiệu cho sự chấm dứt cuộc thánh chiến do Hồi giáo phát động. Trong và sau biến cố ngày 15 tháng 2 ( ngày Liên xô rút quân) ,dù quân đội Liên xô rút quân như lời đã hứa, chính quyền Najibullah chưa tỏ dấu hiệu sụp đổ gì là sụp đổ. Chính phủ lâm thời A phú hãn bàn thảo để tạo ra thế hợp pháp cho nó bằng cách dựng nên một thủ đô khác trong A phú hãn. Jalalabad được chọn là một địa điểm thích hợp nhất và quân kháng chiến Mujahidin tiến hành chuyện bao vây thành phố này, họ dùng hỏa lực mạnh để rán đạt mục đích. Tuy nhiên họ thất bại trong cố gắng ấy và phải mất thêm ba năm thì chính phủ do Liên xô đỡ đầu cuối cùng mới sụp đổ vào tháng Tư 1992, coi như nó còn sống lâu hơn Liên Bang Sô Viết vì Liên Bang này sụp đổ năm 1991. Trong những tháng hấp hối, Liên xô đã đạt được thỏa hiệp với Mỹ rằng cả hai bên ngưng cung cấp thiết bị quân sự cho phe được che chở tương ứng, tức chính phủ Najibullah và phe kháng chiến Mujahidin. 

Trong khoảng thời gian 1989- 1992, chính phủ kiểm soát được những thành phố Kabul, Mazar-i-Sharif, Kandahar, Heart, và Jalalabad, cùng với những trung tâm nhỏ hơn, trong khi phe kháng chiến Mujahidin hiện diện ở vùng quê, tấn công vào những vị trí của chính phủ và bắn rốc –kết vào thủ đô. Khả năng của chính phủ nắm giữ quyền lực phần lớn nhờ vào nguồn viện trợ cung cấp bởi Liên xô, vốn giúp cho chính phủ giữ được những vị trí thành thị và cả chuyện cung cấp cho dân cư thành thị một số lương tương đối hợp lý để sống. Thêm vào đó, nó có thể mua chuộc sự ủng hộ ở những vùng quê, bao gồm những việc làm của vài nhóm quân sự khác nhau, chẳng hạn như nhóm Rashid Dostam ở phía Bắc A phú hãn. Khi nguồn viện trợ khô cạn, Najibullah đứng vào thế dễ bị thương tổn và tấn công bởi những người ngấm ngầm muốn đoạt quyền lực ngay trong phe cánh của ông. 

Chế độ Najibullah cũng được hưởng lợi từ sự nứt rạn ngày càng lớn trong những cấp lãnh đạo của kháng chiến quân Mujahidin. Sự đoàn kết tương đối họ phô bày trong thời gian xâm chiếm của Liên xô nhanh chóng tan đi sau khi Liên xô rút quân. Những vùng đồng quê trở nên nguy hiểm hơn những năm trước đây khi sự hợp nhất đoàn kết cũ vốn giữ nhiều thành phầm kháng chiến lại với nhau đã bị bể ra từng mảnh và sinh ra nhiều phe phái. Những trận đánh địa phương nổ ra giữa thành viên của nhóm kháng chiến này với thành viên nhóm khác, đẩy làng này đối chọi với làng kia, láng giếng kình chống nhau và anh em gây hấn nhau. Những cấu trúc truyền thống hòa giải của những bậc trưởng lão trong làng đã cố gắng dập tắt những chuyện đánh nhau nổ ra và đã mang lại một vài thành công. Tuy nhiên những sự thương lượng đàm phán của chính phủ Najibullah với những người lãnh đạo Mujahidin và những người lãnh đạo truyền thống khắp nước đã làm hại đến sự đoàn kết thônggnhất của phong trào.

Tình hình ở Peshawar cũng không có gì sáng sủa hơn. Thành phố này trở nên một nơi có nhiều nỗi sợ thường xuyên, với những người A phú hãn cấp tiến và những người làm việc thiện nguyện trở nên mục tiêu đặc biệt của những phong trào nhỏ chống Tây phương từ một viễn cảnh của Hồi giáo. Chuyện ám sát những người trí thức xảy ra thường xuyên. Ít nhất có một người làm việc thiện nguyện mất tích, và những người khác phải ra đi vì bị hăm dọa giết chết. Một cuộc nổi loạn ở một trong những trại tỵ nạn xảy ra vào tháng Tư 1990 đã phá hủy tất cả những cơ sở của một cơ quan thiện nguyện lớn sau khi những người Hồi lãnh đạo địa phương ( Mullah) đã tố cáo một cách sai lầm rằng cơ quan này tìm cách dụ những người góa phụ đổi sang Ðạo Thiên chúa.

Sự sụp đổ của chính quyền Najibullah vào tháng Tư 1992 đã có tác dụng chấm dứt một cách hợp pháp những tổ chức thánh chiến Jihad và thúc đẩy một số lớn người tỵ nạn trở về từ Pakistan và một số khác nhỏ hơn từ Iran. Mức độ trở về được coi là khá thấp trong những năm trước đây bây giờ nhảy vọt mau chóng lên tới con số 1.2 triệu người trở về từ Pakistan trong khoảng thời gian sáu tháng qua mùa xuân, hạ và đầu mùa thu năm 1992. Từ đầu năm 1994, con số người A phú hãn đã xuống còn con số 1.47 triệu từ số người nguyên thủy là 3.2 triệu và con số người tỵ nạn A phú hãn ở Iran đã xuống còn 1.85 triệu người so với con số lúc đầu là 2.9 triệu.

Sự tiếp tục tồn tại gần như chắc chắn của phong trào thánh chiến Jihad là nguyên nhân chủ yếu do sự miễn cưỡng trở về sớm của người tỵ nạn, dù những yếu tố mất an ninh và kinh tế cũng có góp phần trong đó. Cũng có thể là những đảng kháng chiến chủ động trong chuyện làm nản người tỵ nạn trở về nước từ những trại tỵ nạn cho đến khi một chính phủ Hồi giáo được thành lập ở Kabul, và nhiều lợi ích dành cho những thành viên của họ khi trở về A phú hãn ngay khi chính phủ Najibullah sụp đổ, để từ đó tăng cường thêm sức mạnh tương ứng của những căn cứ địa nằm trong nước. Tuy nhiên, để làm chuyện này những đảng phải chấp nhận cái rủi ro là những người tỵ nạn, khi đã tự do rời khỏi trại, sẽ củng cố quyền độc lập của họ. Trong lúc người tỵ nạn coi như chịu sự kiểm soát của những đảng, không phải là tự nhiên mà xem họ đã chịu khuất phục một cách thụ động theo ý muốn của những đảng hay những phe hỗ trợ. Ðối với đa số người tỵ nạn, phong trào thánh chiến Jihad xem chuyện họ phải đi lưu vong là chuyện hợp lý và chuyện trở về là chuyện không thể khuyến khích cho đến khi phong trào thánh chiến ngừng hoạt động. Ða số sự quyết định được đưa ra một cách tự nhiên và tự do.

Sự sụp đổ của Najibullah đã được báo trước bởi sự đào ngũ của những cấp lãnh đạo quân sự miền Bắc từ vùng Uzbek phía Bắc A phú hãn, Rashid Dostan cùng lực lượng của Dostan, vốn dễ nhận ra bởi mái tóc dài và quần dài ngang bắp chân, họ nổi tiếng là tàn bạo và đã là một nguyên nhân quan trọng trong sự thành công của quân Najibullah khi đánh trận với quân kháng chiến Mujahidin từ năm 1989 đến 1992. Một âm mưu tính chuyện đẩy Najibullah ra khỏi nước một cách im lặng đã bị phá vỡ tại phi trường Kabul và ông ta bị bắt buộc phải trở về thủ đô, nơi ông tìm chỗ trú ẩn và được giúp đỡ ở một trong những văn phòng Liên Hiệp Quốc.

Chuyện nhẹ nhàng chiếm lấy Kabul không kéo dài được lâu. Hekmatya tức giận vì ông đạt được những gì ông muốn từ chuyện san sẻ quyền lực nên dùng đến quân sự để củng cố vị trí của mình và phát động cuộc nội chiến giống như kiểu ở Beirut, ngay trên những đường phố Kabul. Trong nhiều tháng, đường phố bị đóng lại, Kabul bị chia thành từng vùng kiểm soát bởi những nhóm khác nhau, luật pháp và chỉ thị hầu như không hiện diện ở đây.

Có những nỗ lực để hợp pháp hóa chế độ từ những cuộc thảo luận bảo trợ bởi Pakistan giữa bảy đảng phái của Chính Phủ Lâm Thời A Phú Hãn. Chủ tịch lâm thời thứ nhất là Sibghatullah Mujadidi, được hỗ trợ bởi Masoud trong chức bộ trưởng quốc phòng, đã làm những gì ông có thể làm để kiểm soát tình hình. Khi Rabbani lên nắm quyền sau ba tháng đầu, ông đẩy tiến trình nhanh hơn nhưng phải đối phó với sự tranh chấp liên tục giữa phe Shi’a Hisb-e-Wahdat và lực lượng Ittihad-i- Islami do Ả rập Saudi hỗ trợ. Tuy nhiên, sau một trận pháo kích rốc-kết vào Kabul vào tháng Tám 1992, giết hơn 1800 thường dân và làm một số người chạy từ miền Bắc về Mazar-i-Sharif, và sau nhiều trận đánh lớn vào tháng Giêng và tháng Hai 1993, nó chứng tỏ sự cần thiết phải thương thảo để có một sự xếp đặt phân chia quyền hành trong đó Rabbani duy trì chức Tổng thống và Hekmatyar trở thành thủ tướng. Vị thủ tướng này triệu tập một buổi họp tại căn cứ Charasyab, nằm ở phía Nam thủ đô, để thành lập nội các, nhưng Rabbani bị bắn trên đường đi tới đó và phải quay trở lại. Hekmatyar không cảm thấy an toàn trong chuyện vào thành phố nên chỉ ra lệnh bằng tên mà thôi.

Trận đánh lớn trên đường phố giữa Sayyaf của Ðảng Ittihad-i-Islami và nhóm Hisb-e-Wahdat, vốn trú đóng ở miền Tây Kabul khi Najibullah sụp đổ, gây ra tai hại cho cư dân và nhà của họ cùng chuyện có nhiều người rời thành phố đi về miền quê hay Iran hoặc chạy đến những ngoại ô gần đó ở miền Nam. Lực lượng của Masoud cuối cùng kết hợp với phe Ittihad bên kia, và cả hai đảng tiến hành một công kích dữ dội vào phía Tây Kabul vào tháng Hai 1993 tạo nên một cuộc thảm sát tên gọi là Afshar. 

Cho đến bây giờ cũng không rõ tại sao Masoud lại dính líu vào chuyện này. Có thể là ông ta suy nghĩ về sự thật là chính phủ kháng chiến Mujahidi đã lên nắm quyền xuyên qua liên minh của Tajiks và Uzbeks. Do đó ông quan ngại về chuyện làm sao để cho phe Pushtun không giận và xa lánh mình, có lẽ ông nhớ lại chuyện số phận của một người lãnh đạo Tajik chiếm quyền lực ở Kabul là Bacha-e-Saqqao, ông này bị phe Pushtun lật đổ năm 1929 chỉ sau gần một năm cai trị. Do đó ông nhìn thấy Sayyaf là một người Pushtun, một đồng minh hữu dụng và có thể ông ta sẽ có đường dây nhận viện trợ từ Ả rập Saudi. Tuy nhiên, Masoud nhận thấy mình chống lại phe Hazaras, là phe có thể trở nên một đồng minh tự nhiên hơn do sự phẫn uất dai dẳng ở miền Bắc trong chuyện chống lại sự thống trị của phe Pushtun trong những thập niên trước, để từ đó riêng phe Hazaras bị tổn thất nhiều. Vì quyền lợi mà vào tháng Mười 1997, cái liên minh gồm ba phe Uzbeks, Hazaras và Tajiks cùng nhau chống lại phe Pushtun Taliban. Riêng thủ lãnh Masoud, ông được mệnh danh là " con sư tử của vùng thung lũng Panjshir " trong thời gian chiến đấu chống Liên xô xâm lược vì những hành động khôn ngoan và cách điều binh ngoạn mục của ông.

Masoud có những khó khăn riêng với Hekmatyar. Những sự căng thẳng giữa hai người thỉnh thoảng trở lại, và điều đó chứng minh cho thấy khó mà đạt đến một sự dung hòa bảo đảm cho sự phân chia quyền lực giữa những thành phần chính trong nước A phú hãn. Masoud tố cáo Hekmatyar là một công cụ của những lợi ích chiến lược của Pakistan ở A phú hãn và nhận thấy bất cứ một sự hợp tác nào với ông ta đều mở ra một con đường cho Pakistan thi hành chính sách thực dân. Hekmatyar muốn có quyền lực tối cao ở A phú hãn, và coi Masoud như là một trở ngại chính trong mưu đồ này.

Bất kỳ những tính toán gì của Rabbani và Masoud về cách hay nhất để đạt tới một chính phủ Hồi giáo có sự ủng hộ rộng rãi ở A phú hãn cũng bao gồm chuyện họ thành công trong sự cô lập phe Uzbeks cũng như nhận thấy họ phải đụng độ với phe Hazaras. Dostam đóng một vai trò chính trong sự sụp đổ của Najibullah và hy vọng được chia quyền hành ở Kabul. Ông quyết tâm đòi hỏi một hệ thống chính quyền liên bang, trong đó những vùng đất sẽ được tự trị ở mức độ cao, nhưng ông liên tục bị cho ra rìa. Vào tháng Mười Hai 1992 Rabbani được bầu lại chức tổng thống bởi một hội đồng quốc gia do ông chọn lựa, điều đó chứng tỏ ông không coi Dostam cũng như những người lãnh đạo khác ra gì cả. Những mối liên hệ ngày càng trở nên tệ hại qua năm sau. Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, đạn rốc-kết bắn như mưa vào Kabul trong khi Dostam và Hekmatya phối hợp lực lượng với nhau để bứng Rabbani ra khỏi chức vụ. Cuộc tấn công thất bại nhưng nó tạo nên sự hoảng sợ trong dân chúng và dẫn đến chuyện sự ra đi của hơn 65000 người tới Pakistan và những miền khác ở A phú hãn. Hekmatya tiếp tục bắn đạn rốc-kết vào thủ đô cho đến hết năm 1994, đẩy số người rời thủ đô lên tới con số 300000, nhưng ông không đạt thêm sự tiến bộ nào trong cố gắng tóm thâu quyền lực.

Tháng Ba 1995 chứng kiến sự tống xuất Hekmatyar ra khỏi căn cứ địa của ông tại Charasyab bởi bàn tay của phe Taliban, và sự loại bỏ đồng thời phe Hisb-e-Wahdat, vốn là một lực lượng hữu hiệu ở Kabul. Lần đầu tiên kể từ khi phe kháng chiến Mujihidin chiếm thủ đô vào tháng Tư 1992, Kabul không còn ăn đạn rốc-kết và thủ đô được hưởng một giai đoạn thanh bình và lôi kéo sự trở lại làm việc của những cơ quan thiện nguyện. Sự giúp đỡ của họ rất cần cho mùa Ðông khi sự ngăn cản đồng thời của phe Taliban và Hekmatya ( từ một căn cứ khác ở Sarobi, đóng chắn ngang đường lộ chính Kabul-Jalalabad), đã tạo nên sự khủng hoảng cho nhân dân về chuyện thiếu hụt thực phẩm và nhiên liệu. 

Sau những lời kêu gọi liên tục đến Rabbani nên đồng ý tham gia đề nghị hòa bình do Liên Hiệp Quốc và những phe khác bảo trợ, nhằm trao quyền hành lại cho một chính phủ lâm thời, cuối cùng Rabbani và Masoud thương thảo với Hekmatyar xem coi ai là người sẽ là thủ tướng trong chính quyền mới của quốc gia thống nhất. Dostan đang ở thế liên minh với Hekmatyar và Hisb-e-Wahdat, có vẻ không được hài lòng lắm với sự sắp đặt mới và từ khước đề nghị mời ông tham gia. Tuy thế, Rabbani, Masoud, và Hekmatyar tìm cách cầm quyền trong vài tháng trước khi họ bị phe Taliban đẩy xuống. Hekmatyar đánh dấu thời gian cầm quyền ngắn ngủi bằng cách thận trọng giới thiệu ra một số chính sách nhắm vào chuyện gia tăng sự thích ứng của dân chúng đến những điều mà ông coi là những sự đòi hỏi của Hồi giáo. Tuy thế những điều này cũng không đến nỗi quá khắc nghiệt như những luật lệ được áp dụng bởi phe Taliban sau này. 

Trong lúc những sự cải tiến được thi hành ở Kabul trong khoảng thời gian từ 1992- 1996, phần còn lại của quốc gia được cai trị theo từng vùng riêng biệt, mỗi miền đều chịu những điều kiện khác nhau. Ở Herat, người lãnh đạo phe kháng chiến Jamiat là Ismail Khan lên nắm quyền cai trị ngay khi chính phủ Najibullah sụp đổ vào tháng Tư 1992. Ông có thể tạo ra những điều kiện cần thiết trong ba năm cho sự ổn định và phát triển, và chuyện này chỉ chấm dứt sau khi phe Taliban chiến thành phố vào tháng Chín 1995. Tỉnh Mazat dưới sự cầm quyền của Dostam cũng gần như yên lành mặc dù súng đạn được tích trữ nhiều thêm. Phe Ismailis liên minh với Dostam kiểm soát vùng Pul-I-Khumri và quốc lộ chính phía Bắc Salang Pass, đã đi đến thỏa hiệp với những người lãnh đạo kháng chiến địa phương, và đã giữ được sự thanh bình trong một khoản thời gian dài. Phe Tajiks nằm ở hướng Ðông Bắc, dù nằm giữa những ngọn núi cao ngất trời trong dãy Pamir, tiếp tục tồn tại với một số đất đai hợp lý được dành cho dưới sự kiểm soát của phe Jamiat. Những tỉnh phía Ðông thì ngược lại, chúng được nối kết lại với nhau bởi một liên minh gượng gạo của những đảng kháng chiến Mujahidin ngồi lại với nhau ở Nangarhar dưới sự lãnh đạo của phe Haji Quadir. Sự căng thẳng âm ỉ và ngày càng gay gắt dưới bề mặt , và có những chuyện riêng biệt như chuyện ám sát không giải thích bốn nhân viên Liên Hiệp Quốc vào tháng Hai 1993 đã nói lên cho người ngoài biết sự mong manh dễ rạn nứt của tình hình. Tuy vậy, đi xa hơn về hướng Nam, có thành phố Khost tìm cách giữ được sự đoàn kết giữa những người kháng chiến Mujahidin sau khi chiếm được vào tháng Ba 1991 và đã lôi kéo được nhiều viện trợ cụ thể. Tỉnh Ghazni, ở về phía Tây bắc của Khost, cũng tìm được một người lãnh đạo là Qari Babar, đã tạo ra được sự thống nhất. Riêng tỉnh Gardez nằm giữa hai tỉnh trên, vẫn không được yên ổn vì từ khước mọi nỗ lực tái lập trật tự. Riêng tỉnh Kandahar thì coi như vô chính phủ từ năm 1992 cho đến khi phe Taliban chiếm được sau khi đánh nhau với những quân kháng chiến Mujahidin và chiến tranh đã làm cho thành phố này tan tành vì súng đạn giao tranh.

Chính phủ được gọi là chính phủ kháng chiến Mujahidin của đất nước Hồi giáo A phú hãn chỉ là một chính phủ liên hiệp được hình thành từ sự hỗn hợp của bảy đảng phái chính trị mà trước day đã từng tạo nên chính phủ lâm thời A phú hãn. Như đã nói ở trên, chính phủ lưu vong này có được là vì quyết định của chính quyền Pakistan, được Hoa Kỳ hỗ trợ, đã đổ nguồn viện trợ đến phong trào kháng chiến nằm trong A phú hãn thông qua một số cơ quan giới hạn. Có ba trong số bảy cơ quan được chọn lựa nhận viện trợ có nguồn gốc từ phong trào Hồi giáo vốn nổi lên từ đại học Kabul vào khoảng cuối thập niên 1950. Chính quyền Hoa Kỳ, trong nỗ lực làm tiêu hao Liên xô, đã tạo ra một chính phủ ở A phú hãn có gốc rễ từ một nhóm nhỏ cấp tiến nằm trong giới trí thức ở đại học, và phải thay thế chính phủ thiểu số của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân bằng một chính phủ thiểu số khác. Tư thế tương đối yếu kém này của ba đảng phái truyền thống trong chính phủ có nghĩa rằng nó chưa bao giờ có thể thiết lập một sức mạnh căn bản ở vùng thôn quê, ngoại trừ có lẽ ở vùng Ðông Bắc,nơi mà phe Jamiat nắm quyền kiểm soát. Những hy vọng của Rabbani nhằm xây dựng sự ủng hộ từ phía nông dân chưa bao giờ trở thành hiện thực ngoài những khu vực này: nguồn gốc Tajiks của ông đã làm cho chuyện này không thể thành được, đặc biệt là trong những vùng bộ tộc Pushtun. Hơn thế nữa, chính phủ có chính sách cô lập và làm đa số quần chúng bất mãn trong vòng đai những vùng bộ tộc Pushtun- vốn là những người có thể được những giá trị Hồi giáo thuyết phục – xuyên qua sự đấu tranh liên tục giành quyền lực và đã tạo thành dấu ấn trong thời gian cầm quyền. Ðó là con đường được mở ra cho phe Taliban lên nắm chính quyền để rồi từ đó gây thêm bao chết chóc,đau thương và bất hạnh cho người dân A phú hãn.

Lawndale, một sáng nắng ráo đầu tháng 1- 2002
Trần Viết Ðại Hưng
 

Hosted by www.Geocities.ws

1