Danh Thánh Chúa Giê-su K-tô, Ki-tô hữu và Giê-su hữu

Con Thiên Chúa làm người có tên là Giê-su, Tên vô cùng cao trọng mà Phụng vụ ngày lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cho chúng ta biết là do sứ thần của Thiên Chúa đặt. Mỗi người chúng ta cũng gắn liền với tên Chúa Giê-su Ki-tô khi được mang tước hiệu: Ki-tô hữu. Thánh I-nha-xi-ô quy tụ các bạn lại với nhau thành một hội Ḍng được mang tên Chúa Giê-su. Trong ngày Lễ kính Thánh Danh Chúa Giê-su, ngày Chúa được đặt Tên, chúng ta cùng xem xét vài điều về Tên Chúa Giê-su và tại sao Ḍng do I-nha-xi-ô thành lập cũng mang tên Chúa Giê-su.

1.    Danh Thánh Giê-su

Giêsu là tên do Thiên Chúa đặt cho Đấng Cứu Thế, và được thiên sứ báo trước cho Đức Maria: « Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai và sẽ đặt tên là Giêsu » (Lc 1,31). Thiên sứ cũng báo cho ông Giu-se biết: « Ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, v́ chính Người sẽ cứu dân ḿnh khỏi tội lỗi của họ » (Mt 1,21). Ông bà vâng lời, đến ngày măn nguyệt khai hoa, “bà sinh một con trai, th́ ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1,25). Và sau khi con trẻ ra đời được tám ngày, “người ta” đặt tên cho con trẻ là Giêsu, chính là tên mà Sứ thần đă đặt trước khi hài nhi thành thai (Lc 2,21).

            Những đoạn Kinh Thánh trên giúp ta hiểu chính Thiên Chúa đă đặt tên cho Con ḿnh là Giê-su, chứ không phải là ai khác đặt tên. Từ nay, Thiên Chúa đă có tên, có h́nh hài, sống giữa chúng ta và giống chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi. Xưa kia, Thiên Chúa mạc khải tên ḿnh là: YHWH, Yahweh, “Ta là Đấng Ta là” (Xh 3,14), nhưng nay Thiên Chúa có Tên là Giê-su, sống gần gũi với ta, cắm lều ở giữa chúng ta (Ga 1,14). Tên là người, Giê-su gắn liền với sứ mạng của Ngài: Giê-su nghĩa là Đấng “cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,21). Giê-su đă sống suốt đời v́ sứ mạng Chúa Cha giao phó là mạc khải Thiên Chúa t́nh yêu và ban ơn cứa độ cho nhân loại.

Mỗi người chúng ta được diễm phúc mang tên là Ki-tô hữu, những người thuộc về Chúa Giê-su Ki-tô, có Ngài là lẽ sống của đời ḿnh. Ngoài tên gọi là Ki-tô hữu, các tu sĩ Ḍng Tên c̣n được gọi là các Giê-su hữu v́ Ḍng này mang tên Ḍng Chúa Giê-su.

2.    Nhóm Bạn của I-nha-xi-ô, Ḍng Chúa Giê-su

Thánh I-nha-xi-ô không có ư định lập ḍng, nhưng chính Chúa Giê-su là Đấng quy tụ các bạn đường lại với nhau, và chính Ngài là thủ lănh của Ḍng. Cha Michael Paul Gallagher, một Giê-su hữu khi đặt ḿnh trong tư tưởng của thánh I-nha-xi-ô, viết : “Người ta nói rằng tôi (I-nha-xi-ô) lập nên một ḍng tu để chống lại Tin Lành. Không đúng. Các Giê-su hữu tiên khởi đến với nhau bởi một sự t́nh cờ, hay một sự quan pḥng v́ chúng tôi thấy ḿnh được đổi mới nhờ cầu nguyện, và nhận ra xung quanh chúng tôi có nhiều nhu cầu lớn lao để làm mới lại đức tin của dân chúng trong thời gian khủng hoảng.”[1]

Thật vậy, nhóm bạn của I-nha-xi-ô gồm Phan-xi-cô Xavier, Peter Favre, sau này thêm 7 người khác, qua chia sẻ, làm linh thao nên họ muốn cùng với nhau phụng sự Thiên Chúa và phục vụ các linh hồn cách đắc lực hơn. Năm 1537, v́ không thể đi Giê-ru-sa-lem, họ đến dâng ḿnh cho Đức Giáo Hoàng Phao-lô III. Đức Giáo Hoàng đón nhận nhóm và bắt đầu sai họ đi “rao giảng”. Tại Vicenza, nước I-ta-li-a, nhóm bạn này hỏi nhau nếu người ta gọi họ là ai, th́ họ sẽ trả lời thế nào? Thánh I-nha-xi-ô và các bạn nghiệm thấy rằng chính Chúa Giê-su là người chinh phục, quy tụ họ lại với nhau. « Họ không có ai là thủ lănh hay bề trên, ngoài Đức Giêsu Kitô là Đấng duy nhất mà họ ao ước được phục vụ. V́ thế, họ đă chọn tên cho nhóm là Đoàn Giêsu »[2].

Danh hiệu của Ḍng được Thiên Chúa xác chuẩn bởi thị kiến La Storta. Sau khi hoán cải ở Manresa, thánh I-nha-xi-ô hằng xin ơn được ở với Chúa Giê-su, được đồng h́nh đồng dạng với Ngài.[3] Sau khi thụ phong linh mục, ngài chưa làm lễ mở tay liền, v́ muốn dành một năm để chuẩn bị ḿnh và xin một ơn đặc biệt với Đức Mẹ, nhờ Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa để I-nha-xi-ô được đặt ở với Chúa Giê-su, Con của Mẹ.[4] Măi đến lễ Giáng sinh năm 1538, ngài mới dâng lễ mở tay tại nhà thờ Đức Bà Cả ở Roma.[5] Giữa hai sự kiện đó, vào tháng 11-1537, trong khi cầu nguyện trong nguyện đường La Storta, I-nha-xi-ô thấy Thiên Chúa Cha đặt ḿnh với Chúa Giêsu đang vác Thánh Giá. I-nha-xi-ô đă nghe Chúa Cha nói với Chúa Con: “Ta muốn Con nhận lấy người này làm người phục vụ.” Chúa Giêsu quay nh́n I-nha-xi-ô và nói: “Ta muốn con phục vụ Chúng Ta.”[6] Chúa Cha lại nói với I-nha-xi-ô: “Ta sẽ phù trợ các con ở Roma.”[7]

Nhờ thị kiến quan trọng này mà thánh I-nha-xi-ô thấy « có một sự biến đổi trong tâm hồn, và thấy rơ Thiên Chúa Cha đặt ḿnh với Đức Ki-tô, Con của Người, đến nỗi kể ấy không bao giờ dám nghi ngờ việc Thiên Chúa Cha đă đặt ḿnh với Con của Người »[8]. Chúa Cha đă đặt I-nha-xi-ô và và nhóm bạn trở thành người đồng hành với Chúa Giê-su vác thập giá, như họ đă từng ao ước, xin ở trong linh thao là được chiến đấu dưới cờ thập giá Chúa Giê-su, trong sự khó nghèo và khiêm hạ.[9] Vậy, Chúa Giê-su là thủ lănh, là đầu, là mẫu gương của nhóm. Và I-nha-xi-ô cũng xác tín Thiên Chúa đă xác chuẩn tên của Ḍng là Ḍng Chúa Giê-su. V́ thế, ngài và nhóm bạn kiên vững với tên của Nhóm. Đức Giáo Hoàng Phao-lô III đă chính thức nh́n nhận Ḍng mang tên Chúa Giê-su vào ngày 27-09-1540 bằng trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae. Sau đó, vào Mùa Chay năm 1541, các bạn đầu tiên đă bỏ phiếu chọn I-nha-xi-ô làm bề trên cả đầu tiên của Ḍng Tên.[10]

3.    Danh Thánh Giê-su và sức mạnh biến đổi những ai mang danh Ngài

Danh Thánh Giê-su thể hiện trọn vẹn sức mạnh vô cùng của Thiên Chúa là sức mạnh của khiêm nhường và vâng phục, của t́nh yêu tự hủy và tự hiến, một sức mạnh có thể phá tan bóng tối của sự dữ, của kiêu căng, chia rẽ, hận thù và sự chết.

Thật vậy, trong Tin mừng, Đức Giêsu Kitô đă nói với các môn đệ rằng: “Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ, và dù có uống nhằm thuốc độc, th́ cũng chẳng sao” (Mc 16,17-18). Thánh Phê-rô chỉ cho ta biết tại sao ta yêu mến Danh Thánh Giê-su: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; v́ dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đă được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,12). Thánh Phaolô th́ nh́n nhận: “Khi vừa nghe danh thánh Giê–su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ và tôn vinh Thiên Chúa Cha” (Pl 2,10-11).

Những ai mang tên Chúa Giê-su Ki-tô : Ki-tô hữu hay Giê-su hữu đều có ước ao sống theo gương Chúa Giê-su, như thánh Phaolô khuyên : “Đừng làm chi v́ ganh tị hay v́ hư danh, nhưng hăy lấy ḷng khiêm nhường mà coi người trọng khác hơn ḿnh. Hăy khiêm nhường như chính Đức Kitô Giê–su, Đấng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang của Thiên Chúa mà trở nên giống phàm nhân, hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết trên cây thập tự” (Pl 2,3-4).

Những ai mang danh Ngài, những ai yêu mến Ngài và sống trọn niềm yêu mến đó th́ được Ngài biến đổi. Thánh Phao-lô dạy : « Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ư Người định.29 V́ những ai Người đă biết từ trước, th́ Người đă tiền định cho họ nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Người » (Rm 8,28-29).

Xin cho mỗi người chúng ta khi đă mang danh hiệu là Ki-tô hữu, hay Giê-su hữu, mỗi ngày được hiểu biết Chúa Giê-su hơn, yêu mến Ngài hơn và bước theo Ngài sát hơn.[11] Nhờ Chúa Giê-su là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,6), chúng ta được bước đi trên đường chân thật dẫn về sự sống muôn đời.

(Mừng Lễ Đặt Tên Chúa Giê-su, Phê-rô Danh, S.J.)

[1] Cf. Michal Paul Gallagher, SJ, Ignat Priest.

[2] Cf. W. W. Meissner, S.J., M.D, Ignatius of Loyola – The Psychology of a Saint, Yale University Press, 1992, p. 175. “We shall answer that we are of the Company of Jesus” (Compagnie de Jésus).

[3] Thánh I-nha-xi-ô, Linh Thao, số 63. 98,

[4] Cf. Thánh I-nha-xi-ô, Tự Thuật, số 96.

[5] Cf. Joseph de Guibert, S.J., The Jesuits: Their Spiritual Doctrine and Practice, Saint Louis The Institute of Jesuit Sources, USA, 1994, p. 37.

[6] Cf. John W. O’Malley, The First Jesuits, Harvard University Press, Massachusette, 1993, p. 34. “I wish you to serve us”, said Jesus. V́ thế, thánh I-nha-xi-ô nhấn mạnh yếu tố bước theo Chúa Giê-su vác thập giá, chịu xỉ nhục và kinh chê, trong sự khiêm hạ.

[7] Cf. Joseph de Guibert, S.J., The Jesuits: Their Spiritual Doctrine and Practice, Saint Louis The Institute of Jesuit Sources, USA, 1994, p. 38.

[8] Thánh I-nha-xi-ô, Tự Thuật, số 96.

[9] Thánh I-nha-xi-ô, Linh Thao, số 98.

[10] Cf. Joseph de Guibert, S.J., The Jesuits: Their Spiritual Doctrine and Practice, Saint Louis The Institute of Jesuit Sources, USA, 1994, p. 36. (Khi Ḍng đến Việt Nam vào năm 1615, v́ hội nhập văn hóa, người Việt tôn trọng chữ húy, nên không gọi là Ḍng Chúa Giê-su, mà gọi là Ḍng Tên. Tên cực thánh Chúa Giê-su).

[11] Thánh I-nha-xi-ô, Linh Thao, số 104.