Thơ Nhạc Giao Duyên

(  Nhật Vũ trả lời bài Phỏng Vấn Nhạc Việt )

  Nhân anh Phạm Quang Tuấn, thuộc nhóm Nhạc Việt,  đưa ra ư kiến làm một lọat bài phỏng vấn các anh chị em trong nhóm Diễn Đàn Nhạc Việt về cách phổ nhạc từ thơ … Tôi thấy đó là ư kiến rất hay nên dè dặt tham gia . Những câu trả lời cho 15 câu hỏi  sau đây chỉ là những ư kiến của cá nhân tôi liên quan đến công việc làm khi phổ nhạc một số ca khúc phổ nhạc của tôi …mong được chia sẻ cùng qúi vị và các anh chị em trong nhóm Nhạc Việt …

1)   Nhạc Việt: Anh đă phổ nhạc chừng bao nhiêu bài ?

Nhật Vũ (NV): Cho tới nay, tôi đă phổ được khoảng trên 70 bài.

2)  Nhạc Việt: Trong số ca khúc của anh th́ bao nhiêu phần trăm là thơ phổ nhạc ?

NV: Cho tới giờ này có khoảng trên phân nửa ca khúc của tôi được phổ từ thơ.

3)  Nhạc Việt: Anh có học hỏi ở đâu về cách phổ thơ ?

NV: Thưa anh không. Tuy nhiên tôi cũng thường t́m đọc những bài viết liên quan đến sự giao duyên giữa thơ và nhạc.

4) Nhạc Việt: Nói chung, phổ thơ có lợi và bất lợi ra sao so với viết cả lời lẫn nhạc hay viết lời sau viết nhạc ?

NV: Nói chung, th́ khi phổ thơ ta được cái lợi là ca từ lấy từ thơ  nội dung ca khúc sẽ đậm nét văn hoa, bóng bảy, mỹ miều  hơn ...nếu đó là bài thơ hay ...Nhưng trái lại nó sẽ có cái bất lợi hạn chế suối nhạc của ta...Thế nên muốn có được giai điệu  hay cho ca khúc ta phải t́m kiếm nhạc tính tiềm ẩn trong bài thơ để từ đó khai triển nó thành giai điệu cho ca khúc của ta. 

Khác với khi viết cả lời lẫn nhạc, ta có được lời và nhạc ḥa nhịp với nhau. Nhưng có điều nếu ca từ mang nội dung rỗng tếch, không hàm chứa điều ǵ, thiếu tính cách văn hóa th́ sẽ làm giảm giá trị của ca khúc. Đến đây tôi chợt nghĩ tới những cặp, nhạc sĩ & người viết lời (lyricist) đă hợp tác để viết ra những ca khúc tuyệt vời như bài Lệ Đá (Trần Trịnh/ Hà Huyền Chi), hay cặp Đoàn Chuẩn/ Từ Linh.  Đọc trong những Top Hit ở Mỹ, tôi thấy cũng có nhiều cặp tương tự ở phim trường hay ở các Records Co.

5).  Nhạc Việt: Bài thơ phải như thế nào th́ phổ nhạc mới hay?

NV: Phần đông chúng ta đều nhận ra rằng một bài thơ có nhiều khả năng cho một ca khúc hay là khi nó có nội dung và nhạc tính hay...Nhưng theo thiển ư, điều rất quan trọng  nhất là cái duyên giữa thơ và nhạc...Tôi muốn nói tới một lúc nào đó ta bỗng t́m thấy ư nhạc cho ca khúc nằm ở đoạn nào đó của bài thơ, hoạc tạo ra được đoạn dẫn nhập cho ca khúc...Và rồi từ đó ta khai triển thành những đoạn nối tiếp  cho đến chung cuộc, tất cả trôi chảy ,cuốn quyện thành một giai điệu mà ta ưng ư... 

6).  Nhạc Việt: Anh thích phổ thơ thi sĩ nào nhất?

NV:Phải trả lời anh như thế nào cho phải nhỉ...Theo tôi nghĩ mỗi nhà thơ có một số bài thơ hay. Nếu có duyên tôi sẽ có dịp đọc và phổ những bài thơ đó. Như vậy cái chính ở chỗ ta có duyên bắt gặp bài thơ nào đó của một trong số những thân hữu của ta, để rồi nhờ đó ta đă có những ca khúc mà mọi người biết đến. 

7)  Nhạc Việt: Nếu phải chọn 5 ca khúc phổ thơ của các nhạc sĩ khác mà anh cho là đạt nhất th́ sẽ là những bài nào? Tại sao?

NV:Tôi tự biết ḿnh không có khả năng chuyên môn để phê b́nh âm nhạc..chỉ biết là đă nghe và thích những ca khúc phổ thơ sau đây:

1.Thuyền Viễn Xứ__Phạm Duy/ Huyền Chi
2. Áo Lụa Hà Đông__Ngô Thụy Miên/ Nguyên Sa
3. Lại Một Chiếc Lá Rơi__Phạm Anh Dũng/ Phạm Ngọc
4. Mộng Dưới Hoa__Phạm Đ́nh Chương/ Đinh Hùng
5. Ngậm Ngùi__Phạm Duy/ Huy Cận

8)  Nhạc Việt: Theo anh có quan trọng giữ nguyên lời thơ không? Nếu cần sửa th́ điểm nào chấp nhận được và thế nào th́ không chấp nhận được?

NV: Tôi thường xử lư uyển chuyển tùy trường hợp. Nếu bài thơ hay, có sẵn nhạc tính, tôi sẽ khai triển nhạc tính của bài thơ đó trở thành suối nhạc của tôi bằng cách uốn nắn giai điệu xuyên qua tiến tŕnh hợp âm mà tôi phác thảo. C̣n trường hợp bài thơ quá dài hoạc quá ngắn, tôi thường chọn lựa, thêm bớt hoạc hoán chuyển một vài chữ trong bài thơ cho ăn khớp với chiều dài ca khúc và ḍng nhạc của tôi. Dù xử lư cách nào để phổ nhạc thiết nghĩ nên giữ được ư chính của bài thơ. 

9)  Nhạc Việt: Có những nguyên tắc nào anh luôn theo khi phổ nhạc thơ?

NV: Cho đến giờ này tôi vẫn không thấy có nguyên tắc chung nào để áp dụng cho mọi trường hợp phổ nhạc. Kiểm điểm lại sau hơn 70 ca khúc phổ thơ, tôi thấy ḿnh đă áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, có  nhiều ca khúc tôi đă phổ theo nguyên bài thơ không cắt xén hoạc thêm bớt một chữ nào như bài:

 Khúc Hạ Buồn
(Click xem Musicsheet) 
(thơ Phạm Ngọc) 
1.
Tôi quay về cô đơn chiều tháng Bảy
Rơi trên vai chiếc lá giữa Hạ buồn
Xa xôi lắm những ngày xưa hoang dại
Loài ve sầu hát khúc tiễn đưa nhau

ĐK1:
Cánh phượng hồng chết rũ ở nơi đâu
Khi nắng Hạ về ngang bên khung cửa
Tiếng dương cầm lả lơi từng nốt vỡ
Vang đâu đây âm điệu những hoang đường

2.
Tôi quay về hoa cúc tím thoảng hương
Dấu chân xưa c̣n hằn trên lối cỏ
Nhớ không em đă ngàn năm mất ngủ
Tuổi thơ ơi bỏ lại phía chân trời

ĐK2:
Khúc hạ buồn réo rắt ở trong tôi
Ôm nỗi nhớ chạy quanh đời quen lạ
Trái tim đau cũng buồn nên hóa đá
Nắng bên này nhớ nắng ở phương xa...

Khắc Dũng tŕnh bày


Lại có trường hợp phải thêm ca từ cho bài thơ để có đủ chiều dài cho ca khúc như bài :

Bắt Đom Đóm Viết Thư T́nh

Bắt thêm đom đóm viết thư t́nh
Gởi về em nhỏ lá thư xinh
Hỏi rằng em có c̣n nhớ chút
Chuyện xửa, chuyện xưa, chuyện chúng ḿnh

Bắt thêm đom đóm viết thư t́nh
Một đêm vào hạ nhớ môi xinh
Nhớ em ánh mắt ngời sao sáng
Nhớ cả bờ vai xinh quá xinh

Bắt thêm đom đóm viết thư t́nh
Hỏi người em nhỏ vẫn trung trinh
Vẫn c̣n nhớ măi lời hẹn ước
Ôm ấp tương lai chuyện chúng ḿnh


Nhật Vũ 6-98
.............

Được chuyển thành ca từ như sau:

Bắt Đom Đóm Viết Thư T́nh

Click_xem Musicsheet)

1.
Viết thư t́nh
Bắt đàn đom đóm viết thư t́nh
Gởi về em nhỏ lá thư xinh
Hỏi rằng em có c̣n nhớ chút
Chuyện xửa, chuyện xưa, chuyện chúng ḿnh

2.
Viết thư t́nh
Bắt đàn đom đóm viết thư t́nh
Một đêm vào hạ nhớ môi xinh
Nhớ em ánh mắt ngời sao sáng
Nhớ cả bờ vai xinh quá xinh

ĐK:
Hỡi ...người em yêu dấu
Em c̣n giữ lá thư xinh
Viết từ ánh sáng lung linh
Của đàn đom đóm bắt sau hè
..........
Biết ...giờ này bên ấy
Em về ướt áo ai đưa
Nhớ sao cho vừa
Chiều xưa em đến.... ướt vai gầy

3.
Viết thư t́nh
Bắt đàn đom đóm viết thư t́nh
Hỏi người em nhỏ vẫn trung trinh
Vẫn c̣n nhớ măi lời hẹn ước
Ôm ấp tương lai chuyện chúng ḿnh
.............

Quang Minh tŕnh bày





Và dĩ nhiên có những bài cần phải cắt xén bớt bài thơ, v́ dài quá khổ, như trường hợp bài Về Thăm mà tôi sẽ bàn sau đây.


10) 
Nhạc Việt: Trong những ca khúc phổ thơ của anh, xin anh chọn bài nào anh thích nhất ?

NV: Bài Về Thăm (phổ từ thơ Yến Nhy _tức nhà thơ Y Nguyên bây giờ) viết từ tháng 5/1971, phải đợi đến tháng 1-2002 tôi mới bắt gặp và chuyển thành ca khúc. 

Tuy không phải là ca khúc hay nhất trong số những ca khúc phổ thơ của tôi, nhưng tôi  thích nhất, bởi lẽ khi viết ca khúc này, tôi đă  khám phá ra nhiều điều mới lạ để ứng xử với một bài thơ dài quá khổ cho một ca khúc. Mời xem bài thơ đó từ nguyên bản dưới đây:

 

Về thăm

Heo hút đường chiều bóng lặng
Hàng cây trong mưa ngút ngàn
Đă bao năm rồi xa vắng
Anh nhớ quê ḿnh không anh ?

Quê ḿnh chưa ngưng tiếng súng
Tang thương từ buổi anh đi
Ruộng nương đất cày bom vụn
Rừng xanh cây tiếc xuân th́

Về thăm quê ḿnh đi anh
Quê hương , quên dứt sao đành !
Về thăm cây lành trái ngọt
Thăm người em gái tóc xanh

Cố đô những ngày mưa lạnh
Đất c̣n thở ấm hơi anh
Sài g̣n ban đêm kiêu hănh
Thanh âm ánh sáng kinh thành

Anh có quên sương Đà lạt ?
Anh c̣n nhớ nắng Nha trang ?
Hà tiên nồng nàn tiêu hạt
Và ly nước dừa Trúc giang ?

Mời anh chiếc nem Thủ đức
Ngọt thanh , đây bưởi Biên hoà
Nếm đi anh , xoài Xuân lộc
Băi Vũng tàu kia , xa xa

Đường Lái thiêu buồn vô tận
Trong chiếc xe đ̣ lắc lư
Hàng sầu riêng cao ngơ ngẩn
Nhắc chi mối sầu riêng tư !

B́nh long , rồi Ban mê thuột
Đất đỏ rừng thưa , bụi mờ
Có những người con Tổ quốc
Lặng im ǵn giữ quê ta

Đó anh , bao nhiêu nỗi niềm
Bao la ḷng đất quê em
Dù xa xôi dù cách trở
Nhớ về thăm quê nghe anh !

Yến Nhy , tháng 5/71

11)  Nhạc Việt: Ca khúc đó anh viết trong bao lâu th́ xong?

NV: Ca khúc này tôi viết trong một tuần.

12)  Nhạc Việt Xin tả những điểm mà anh cảm thấy vừa ư hay thích thú. Xin dẫn chứng từ  bản nhạc. ( BẢN NHẠC ĐƯỢC POST LÊN ĐỂ NGƯỜI ĐỌC DỄ DÀNG THEO DƠI)

NV: Có rất nhiều điều mới lạ thích thú khi phổ nhạc bài thơ này. Trước hết phải kể là tiến tŕnh hợp âm cho các phiên khúc. Cùng một tiến tŕnh hợp âm nhưng cách chạy khác nhau: ...

A1 giai điệu được chạy từ dưới đi lên 
A2 giai điệu được chạy từ trên xuống


Điều này tạo cho giai điệu uyển chuyển đổi độ dốc lên xuống khỏi bị nhàm chán...

Mời xem nhạc bản đính kèm:

 

13)  Nhạc Việt: Ư nhạc (giai điệu) bài đó đă đến như thế nào?

NV : Sau một hồi quan sát kỹ toàn bộ bài thơ dài 36 câu, tôi đă t́m được giai điệu cho phiên khúc ỡ cụm bốn câu thơ thứ 4 như dưới đây:

Về thăm quê ḿnh đi anh
Quê hương , quên dứt sao đành !
Về thăm cây lành trái ngọt
Thăm người em gái tóc xanh

C̣n điệp khúc tôi chọn cụm thơ 4 câu thứ 5 :

Anh có quên sương Đà lạt ?
Anh c̣n nhớ nắng Nha trang ?
Hà tiên nồng nàn tiêu hạt
Và ly nước dừa Trúc giang ?

14)  Nhạc Việt: Câu nào trong bài được thành giai điệu đầu tiên? Phải thử bao nhiêu giai điệu mới được một câu vừa ư?

NV: Là những câu sau đây: 

Về thăm quê ḿnh đi anh
Quê hương , quên dứt sao đành !
Về thăm cây lành trái ngọt
Thăm người em gái tóc xanh

15) Nhạc Việt: Câu thơ nào gây khó khăn nhất cho việc viết nhạc bài đó? Đă giải quyết ra sao?

NV: Không mấy khó khăn khi viết phiên khúc 1 & 2....Nhưng đến phiên khúc 3 và 4 tôi phải chắt lọc trong 16 câu thơ cuối cùng đễ uốn nắn chúng ăn khớp với giai điệu của phiên khúc 1 & 2 và tiến tŕnh họp âm. Ở điệp khúc tôi phải làm công việc hoán chuyển vị trí những câu thơ cho ăn khớp với giai điêu và tiến tŕnh họp âm mà tôi đă phác thảo cho đoạn này. 

Mời xem biểu đồ để thấy công tŕnh làm những việc vừa kể trên:

.
Tóm lại,  tôi đă dùng câu về thăm quê ḿnh đi anh ...để làm giai điệu vào bài, và sau đó c̣n được lại ở các phiên khúc khác như thấy trên biểu đồ.   Cái lợi ở đây là các phiên khúc đều có được một vế nhạc giống nhau. Những câu 2,3 và 4 cũng dễ cho ta phần nào trong việc xoay xở sắp xếp ca từ ...dù chúng không hoàn toàn cùng âm vận...Miễn sao chúng có thể đi qua các tiến tŕnh hợp âm là được. Riêng phần điệp khúc tôi đă lấy cụm thơ thứ 5 hoán chuyển vị trí  chữ trong mỗi câu thơ theo giai điệu phác thảo cũng như hợp với tiến tŕnh hợp âm cho đoạn này. Sau khi  viết lại ca từ tôi đều email hội ư với tác giả bài thơ là Yến Nhy (tức thi sĩ Y Nguyên) để được hoàn chỉnh.

Mời nghe: 

Về Thăm 
Nhạc: Nhật Vũ
Tiếng hát: Tuyết Dung
Ḥa âm: Nguyễn Minh Châu


Tóm lại tôi ưng ư phương cách làm việc của tôi cho ca khúc  Về Thăm này ở những điểm sau đây:

Thứ nhất: là đă chắt lọc ra  từ bài thơ, dài tới 36 câu, được 20 câu dùng làm ca từ cho ca khúc này. 

Thứ hai:  là cách dùng tiến tŕnh hợp âm  chạy up and down cho các phiên khúc A1 & A2 ...khiến cho hai phiên khúc kế cận có sự tương phản độ dốc, âm vực trầm bổng rơ rệt...

Thứ ba: Cách phối hợp được giữa giai điệu và hợp âm, để dù ca từ có chút khác biệt về âm vận cũng vẫn nghe thấy mượt mà giống nhau...Tỉ như ta chăng giây đèn màu trong dịp Giáng Sinh..theo các khung của ngôi sao hay h́nh tượng các cây thông Noel hay các con hươu vậy, tuy giây đèn màu có chạy ḷng ṿng nhưng nó vẫn cho ta cái h́nh dáng tượng trương cho ngôi sao hay bất cứ khung h́nh nào ta đă dàn dựng.

Thứ bốn: Sự nhất trí trong ca khúc...cho dù ca từ được rút ra từ bài thơ, ở nhiều phần khác nhau, để ráp lại nhưng câu chuyện vẫn có đầu đuôi, trước sau như một.

Nhật Vũ
Arlington, TX 4-2005

***Mời đọc thêm bài ...Đem Thơ Vào Nhạc ...Của Nhật Vũ

 

 

Hosted by www.Geocities.ws

1