namtrungbo.gif (31617 bytes)


Sài Gòn

 Nhà Rồng ngôi nhà đuợc khởi công xây dựng năm 1863, truớc các trụ sở của hạng đại diện chuyên chở hàng hải Pháp (Thuộc công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes ) xây cất làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Tòa nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Năm 1865 nơi đây có dựng cột cờ, còn gọi cột cờ Thủ Ngữ, làm hiệu cho con tàu thuyền ra vào. Năm 1893 dùng đèn điện 16 nến (nhưng độ sáng vẫn kém đèm lồng thắp dầu lửa ở Catina). Năm 1899 xây dựng bến bằng ván dày. Năm 1930 có bến bằng xi măng cốt sắt.

 Dinh Độc Lập

Với quy mô đồ sộ hơn nhiều so với Dinh toàn quyền cũ, theo đồ án thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ và có sự tham gia của nhiều KTS khác cũng như kỹ thuật Sài Gòn. Phần xây dựng gồm: một tầng nền - 03 tầng chính - 02 gác lửng-01 sân thượng, máy bay trực thăng có thể lên xuống dễ dàng và một tầng hầm kiên cố. Chổ cao nhất của Dinh cách mặt đất 26m. Dinh có nhiều phòng: Phòng làm việc của tổng thống, phòng khách tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng trình ủy nhiệm thư phòng đại yến. Ngoài ra còn có một số công trình phụ như: hồ bán nguyệt, bồn hoa, vườn cây cảnh... Diện tích xây dựng hơn 20.000m2. Thời gian xây dựng hơn 04 năm. Xung quanh phần xây dựng chính có rất nhiều cây cổ thụ và cây cảnh, tạo ra một không gian yên tỉnh và dịu mát, luôn luôn có màu xanh (theo các nhà địa lý thì mặt tiền Dinh hình chử Đế, chung quanh tạo ra những vật biểu tượng cho ngũ hành).

 Chùa Giác Lâm
 

Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, là thăng cảnh đất Gia Định, tọa lạc tại vùng Phú Thọ Hòa, trên một gò đất cao(x­a gọi là gò Cẩm Sơn), dưới những tàn cây xanh rợp bóng, từ thời vua Lê Cảnh Hưng. Vào thời gian người Việt đang trên đà di dân mở mang bờ cõi, ban sơ, ngôi nhà được cất lên bằng cây lợp lá gọi là Tra Am (am tu bằng cây lá) do hai vợ chồng cư sĩ tên Lý Khoái Long (Lý Thụy Long ?) lập nên đẻ ẩn dât (nay chưa rỏ Lý Khoái Long là hậu duệ hoàng tộc thời nhà Lý còn sót lại từ thời Trung Hoa sang), tên riêng của ông là Cẩm, làm nghề dệt đệm nên dân địa phương thường gọi ông là ông Cẩm Đệm. Sau đó vài năm, vào năm 1774, một Đại Lão Hòa Thượng thuộc phái Lâm Tế (dân chúng từ đó quen goi là Tổ Đình Giác Lâm) pháp danh là Tiên Giáp, hiệu là Hải Tịnh ở lại Tra Am tu hành. Từ dời nhà sư Hải Tịnh đên nay, trải qua gần 3 thế kỷ, qua 98 đời sư tổ trụ trì, ngôi chùa trải qua nhiều lần trùng tu, 3 lần lớn là vào các năm 1789, 1804, 1909. Chính điện thờ phật Di Đà, dưới là phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên là quan Thế Âm và Thế Thái (Thế Chí). Ngoài ra còn có tượng Cữu Long, hai bên tường là Thạp Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Tổ Sư Đạt Ma và tượng Long Vương. Các tượng Phật bằng gỗ quý, đặt thờ tại đây ít ra cũng khỏang 200 năm, cấu trúc thể hiện nền văn hóa phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật; đặc biệt tượng Phật Địa Tạng đẹp có tiếng. Trước bàn thờ có đèn dược sư có 49 ngọn, mỗi ngọn có một tượng phật nhỏ. Sau chính diện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa Thượng đã trụ trì tại chùa, bàn thờ Đức Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương.

Ngoài hơn 100 ợng cổ lớn nhỏ còn có trên 50 cột treo, chạm các lam, biển, liễn Gia Long sắc tứ vào năm thứ 3 (1804), câu đối của Trịnh Hoài Đức lúc còn làm Hiệp Tổng trấn thành Gia Định. Xung quanh chùa có 50 tòa cổ tháp, không các nào giống cái nào, thể hiện đường nét điêu khắc tinh xảo, nhất là gắn liền với các dĩa xưa, lưu lại nguồn gốc lịch sử của từng ngôi tháp đó. Sân chùa lot gạch vuông đỏ, phong kín rêu xanh, xung quanh lối đi trồng nhiều hoa kiểng qúy, có những loài trong chậu sông hàng vài trăm năm, tạo thành loài cổ thụ nhỏ bé, hình thù long, lân, quy, phụng...

Trước chùa có cây bồ đề lớn (do Đại Đức Narada từ Xiri Lanca tặng, trồng năm 1953), dưới bóng cây bồ đề là là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên hông mặt chùa có cây bạch mai trồng đã gần trăm năm và mới đây có xây thêm một tháp Xá Lợi. Trước sân chùa còn có một số chùa chiền trong nước tại đây. Các ngày cúng lớn như rằm, mùng một và ngày kỵ giỗ các tổ chức long trọng tại chùa.

 Chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phương 15, quận 3. Nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố, Vĩnh Nghiêm là chùa phật giáo Đại Thừa lớn nhất Sai Gon là công trinh kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam hiện đại do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Khởi công xây dựng năm 1964, hoàn thành năm 1973 (có tài liệu ghi 1971), hình chữ công, hai dãy ngang được nối bởi một dãy dọc . Tháp gồm 7 tầng mái, cao 40m, bảo tháp hình vuông, cạnh 6m, đỉnh tháp gọi là Long Xa (9 bánh xe hình tròn) và qui châu (các khối tròn), vọng chuông thấp, theo nghệ thuật bất cân xứng của á Đông. chuông đồng, gọi là đại hồng chung, đường kính 1,8m, do các phật tử nhánh Tào động (Nhật Bản) quyên tặng. Đây là ngôi tháp lớn của phật giáo Việt Nam. Bên trong chùa được xây và trang trí theo kiểu hiện đại, pha trộn nghệ thuật kim cổ, đặc biệt không có gỗ, từ kèo cột đến mái đều làm bằng bê tông cốt sắt.

Bái điện là tòa nhà lớn rộng 22m, dài 35m, cao 15m, hai bên cổng vào có hai tượng hộ pháp các bao lam tứ linh, cửu long, các phù điêu chạm hình các ngôi chùa danh tiếng trong nước và ở các nước châu á . Giữa chính điện thờ phật Thích Ca và hai đệ tử, bên phải là Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho hạnh nguyện tức lòng từ bi. Có nghĩa là muốn trở thành Phật con người phải tiến tới điểm hoàn hảo: trí tuệ và lòng từ bi (tài và đức).

Phần trang trí tại chính điện còn có hoành phi, câu đối, cửa võng, bảo cái.

  • Hoàng phi: bức treo ngang, ở trước và giữ chính điện, ghi tên các vị Phật thờ tại đó.
  • Câu đối: treo dọc hai bên hoành phi, ghi các lời dạy của phật.
  • Cửa võng: chạm long, ly, qui, phụng để trang hoàng cho chính điện.
  • Bảo cái: cái lọng quý che cho đức Phật (thông thường lọng này phải đặt ngay bên tượng Phật Thích Ca).

Dọc hai bên đường của chính điện là bộ tranh về 18 vi La Hán (thực tế chỉ có 6 bức của 6 vị vì không đủ), là các đệ tử đắc đạo của phật, mỗi vị cứu vớt chúng sanh theo các phương cách khác nhau, có vị thuyết pháp, có vị cứu rổi, có vị giáo dục... Bốn tượng đồng (thường là 10 tượng). là 4 vị trong số thập đại Đệ Tử của đức Phật. Gian phía sau:

  • Tượng đứng chính giữa là vị Bồ Tát Địa Tạng, chuyên cứu độ chúng sanh ở địa ngục.
  • Bức ảnh kế bên là "Thiền gia chủ Vĩnh Nghiêm" người có công chấn hưng Phật giáo Viêt Nam từ sau 1954.
  • Hai bên là bàn thờ người theo đạo đã quá cố, thân nhân của họ gởi chùa nhờ cầu kinh niệm phật cho mau được siêu thoát.

Khu phương tượng ông cùng chùa chùa là dãy nhà hình chữ L ôm bọc hồ sen với tăng xá và trai đường danh cho khách thập phương về nghỉ ngơi, ăn uống.
Ngoài ra, một tháp Xá Lợi cộng đồng mới xây (1984) để tro cốt ng
ười quá cố.
Vĩnh Nghiêm là tên vị Tổ trụ trì ở chùa núi Yên Tử, Tỉnh Bắc Giang, là nơi khai tràng thuyết pháp của phái "Trúc Lâm Tam Tổ" có từ đời Trần.
Phái Trúc Lâm Tam Tổ khai sinh ra Thiền Việt Nam, có từ thời Trần, để t
ưởng nhớ, lấy tên là Vĩnh Ngiêm đặt cho chùa. Chùa còn là cơ sở của trường Cơ bản Phật học, có thư viện.

Công Viên Đầm Sen

 Khu giải trí, gồm nhiều công trình phục vụ giải trí như: Nhà Tây Nguyên, hoa viên trung tâm với đài phun nước, nhà cười, nhà banh, trò chơi điện tử, phòng trang điểm dành cho nữ, toilet, hòn non bộ và thủy cung (trẻ em dưới 6 tuổi miển phí), hồ nước, đài hoa, đồi thông, vườn hồng, vườn Thượng Uyển, chùa cổ Giác Viên, vườn lan, vườn chim (được thiêt kế đặt biệt: chim được thả tự do trong một nhà d­ới khổng lồ, khách có thể bước vào trong dễ dàng), trại cá sấu và vườn thú mini (gồm một số thú như trăn, gấu, hươu, nai...), thung lũng tiền sử (thung lũng khủng long):các con khủng long nhân tạo có thể cử động và tạo âm thanh như thật, ngoài ra còn có mô hình núi lữa, lâu đài cổ tích, sân khấu và các trò chơi như : xe đạp, xe hơi, đu quay, tàu lửa.

   Chợ Bến Thành

Tên chợ có từ trước cuộc chiến tranh của Pháp, nằm cận bờ sông Bến Nghé, gần chợ có bế để hành khách vào thành Gia Định nên gọi là chợ Bên Thành (hồi đó đường Nguyễn Huệ còn là một con kênh). Năm 1859 Pháp Chiếm thành Gia Định, chợ bị thiêu rụi. Sau đó Pháp cho xây dựng lại ở địa điểm cũ trên đường Nguyễn Huệ. Năm 1870 chợ bị cháy một gian, vẫn cất lại ở địa điểm cũ. Năm 1911 vì chợ cũ có thể bị sụp đổ nên cất lại tại địa điểm gần ga xe lửa Mỹ Tho, tức địa điểm mới ngày nay, hoàn thành năm 1914. Hiện là chợ trung tâm lớn nhất của Sai Gon, chợ có 4 cửa. Diên tích chợ là 1km2.
 

Hosted by www.Geocities.ws