Hồ Tây nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, ở khu giáp ranh giữa nội thành và ngoại thành: phần phía Nam hồ thuộc quận Ba Đình, phần phía Bắc hồ thuộc huyện Từ Liêm. Hồ Tây có tọa độ địa lý ở vào khoảng 21độ 05' vĩ độ Bắc,105 độ 50' kinh độ Đông.
Hồ Tây là một hồ tự nhiên có hình móng ngựa được hình thành từ một khúc uốn của sông Hồng trước đây Hồ Tây khá rộng với diện tích 539 ha và chu vi hồ tới 17 km, rất sống động và hòa nhập với khung cảnh tự nhiên chung quanh, tạo nên một cảnh quang đẹp đẽ. Mặt hồ khi thì phẳng lặng như mặt gương , khi thì phủ kính sương mù (nên hồ còn có tên là Dâm Đàm, tức là đầm mù sương), khi thì nổi sóng to mổi khi có giông bão hoặc gió mùa đông bắc thổi mạnh về, nên hồ cũng có tên gọi là hồ Lãng Bạc (có sóng lớn).
Nhờ có mặt nước rộng, Hồ Tây có tác dụng điều hòa khí hậu: mùa hè bớt nóng rực, mùa Đông như ấm áp hơn.
Do đất phù sa màu mỡ, khí hậu tốt và dồi dào nguồn nước tưới, lại được bàn tay tài hoa của người Hà Nội vun trồng, chăm sóc từ lâu đời nên chung quanh Hồ Tây đã xuất hiện các làng trồng hoa, chi sinh vật cảnh, các vườn cây ăn quả nổi tiếng cả nước như Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Tân, Quảng Bá, Ngọc Hà... Đây cũng chính là nguồn cung cấp hoa tươi, quả ngọt mùa nào thức nấy cho Hà Nội.
Điểm đáng tiếc là nước Hồ Tây không thật trong sạch do hồ nông và tù, lại phải chứa một phần nước thải
của thành phố nên có hạn chế một phần đối với hoạt động du lịch. Tuy vậy Hồ Tây còn là nguồn cung cấp thủy sản dồi dào cho thành phố. Đặc sản có cá chép, ốc, tôm... Gần đây đã nuôi cấy thành công Trai nước ngọt.
Hồ Tây còn có một điểm nổi bật là nơi quần tụ nhiều di tích lịch sử cổ kính mà tiêu biểu nhất là đền Quan Thánh được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028), chùa Chấn Quốc là loại ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, theo tương truyền được xây từ thời Lý Nam Đế (544- 548), có sức hấp dẫn đặc biệt.
Từ lâu đời, Hồ Tây đã từng là nơi nghỉ mát, vui chơi của vua quan dưới các triều đại phong kiến. Nhiều cung điện đã được xây dựng quanh hồ như cung Thúy Hoa, cung Từ Hoa (nay là làng Kim Liên ở làng Nghi tàm ) từ thời nhà Lý; cung Ngọc Đàm (ngay ở làng Yên Phụ), điện Hàm Nguyên (nay là chùa Trấn Quốc) được xậy dựng từ thời nhà Tran.
 

Hosted by www.Geocities.ws