bactrungbo.gif (51181 bytes)
 

                    
 

Đô Thị Cổ Hội An

Đô thị cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 30km. Đây là một điểm du lịch độc đáo, đặc biệt quý hiếm ở Vi
ệt Nam. Hội An có sức hút du khách  ngoại quốc cao thuộc nhiều lĩnh vực: sử học, địa lý, nghệ thuật, kiến trúc, tạo hình. Hội An được xây dựng vào giai đọan từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Trong phức hợp di tích kiến trúc dân dụng ở khu đô thị có 80% công trình vẫn con nguyên vẹn. Hệ thống các công trình công cộng như đường phố, lối ngõ, cầu vẫn còn tồn tại. Cùng với sông thu Bồn, sông Hội An đổ vào sông cửa đại để ra biển; cách xa 20 km là Cù Lao Chàm. Sinh hoạt của dân cư ven sông tấp nập trên bến dưới thuyền.

Cù Lao Chàm

Cách Đà Nẵng 35km, ở ngoài biển khơi, có một chuổi đảo nhấp nhô nh
ư đàn rùa bơi trong sóng Con Daonước, trong dó có một hòn lớn nhất được gọi là cù lao Chàm (còn có tên là đảo Chàm, hòn Cù Lao, hòn Lao). Hiện nay cù lao Chàm là một khu dự trữ tự nhiên có diện tích1.535ha. Trên đảo có ba ngọn núi đá: Ngọa Long, Tiên Bút và Bất Lao. Theo truyền thuyết, nơi đây chính là nơi hành quyết các tử tù của vương quốc Champa. Ngày nay đảo là nơi cư ngụ của những ng­ời làm nghề chài lưới. Cù lao Chàm có thảm thực vật xanh tốt trên nền đá cuội và cát sỏi. Khí hậu mát mẻ, nhiều bãi tắm cát trắng, sạch và đẹp như bãi Chông, bãi Hương ở bờ phía Tây của đảo . rừng không lớn nhưng có độ che phủ cao, sạch và thoáng. Động vật rừng không nhiều nhưng đáng kể chỉ có khỉ vàng, sóc chân vàng. Đảo có nguồn đặt sản có giá trị cao là tổ yến. Trên đảo có các hang yến như hang Chà Cà, hang Cá, hang Tai, hang Khô.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân đ
ược mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" nằm ở độ cao 496m, đoạn quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân dài 20km. Con đường xe lửa xuyên Việt phải chui qua 7 hầm đèo trong lòng núi với chiều tổng cộng 3.920m , trong đó dài nhất là hầm sen (561m). Nếu đi từ Huế đến Lăng Cô là bắt đầu của đèo Hải Vân. Từ Lăng Cô đến ng chừng đèo có một đoạn bằng phẳng, phía dưới là rừng rậm bát ngát. Trước chiến tranh còn nhiều thú hoang như khỉ già nòi, hươu, nai... Dãy núi đèo Hải Vân là một mạch núi của Trường Sơn Bắc đâm ngang ra biển, với nhiều ngọn núi cao và ngọn cuối cùng là ngọn Hải Vân cao 1.172m. Có thể đỉnh núi nằm trong mây, chân núi ngâm trong biển nên ngọn núi và đèo này mới mang tên là Hải Vân. dọc sườn núi có 5 cái khe chảy xuống, khi nào cũng thấy bày ra cảnh tượng hùng vĩ với hàng nghìn tản đá hoa cương tròn trịa do bị xâm thực mài mòn từ hàng ngàn năm. Hải Vân được coi là quan ải hùng tráng nhất dưới bầu trời và được khắc vào đỉnh thờ ở Thái Miếu. Đèo cao nằm chênh vênh trên mặt biển. Đứng trên đèo nhìn ra phía Bắc thấy vùng Lăng Cô, phía Nam là toàn cảnh Đà Nẳng, phía Tây là núi rừng trùng điệp, phía Đông là biển bao la. Từ chân đèo đến đỉnh, xe phải quành hơn 60 khúc ngoặt chử chi. Bãi cát làng Vân nằm bên trái khi gần xuống đến chân đèo là một bãi cát sạch,đẹp, được đặt trong một khung cảnh yên tỉnh của núi, rừng và biển đan xen.

Từ Bán Đảo Sơn Trà Đến Ngũ Hành Sơn

Điểm du lịch này là một dải bờ biển tuyệt đẹp kéo dài 20km nh
ư một dải đăng ten viền rìa phía Đông của thành phố Đà Nẳng, được bắt đầu từ đảo Sơn Trà (cách thành phố Đà Nẳng 10km về phía Bắc) đến bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn (cách thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Nam). Điểm đầu tiên và kết thúc của đoạn bờ biển này là hai danh thắng nổi tiếng - Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Suốt từ Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn là những bãi cát đẹp.

Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông, gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm. Đó là : Thủy Sơn (lớn hơn cả), Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả núi nhỏ liền kề nhau với tên gọi D
ương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn. Đã từ lâu đời, người dân ở đây quen gọi khu thắng cảnh này là Hòn Non Nước gắn liền với một huyền thọai từ khai thiên lập địa.Đường lên Thủy Sơn xếp thành bậc dẫn tới chùa Tam Thai ở lưng chừng núi thờ phật Di Lắc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa là han độnglớn nhất và nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn - Động Huyền Không. Cách nay 10 thế kỷ, Động Huyền Không là nơi thờ các vị thần phật giáo, của người Chàm. ở động ngoài có động phật ấn Độ giáo, sau có là bà Quan Âm cao 4m, ở một ngách nhỏ tới động. Trong thờ phật Thích Ca, trần động khá cao, thông thoáng, phía trên có 5 lổ hình tròn, tạo cho ánh sáng tỏa từng chùm xuống ợng phật , nhũ đá với những hòa sắc huyền ảo. Không khí trong động luôn khô ráo, mát mẻ. Từ chùa Tam Thai quành sang phía Đông gặp nhiều hang động nhỏ. Chùa Linh ủng, Châu ủng nằm trên sườn phía Đông hòn Thủy dưới vòm lá xanh um tùm hướng ra biển cả. Trên núi còn có Vọng Giang Đài nhìn thấy sông Hàn quanh co uống khúc. Vọng Hải Đài nhìn ra biển Đông thấy cù lao Chàm và nhộn nhịp những cánh buồm nâu của người dân trên biển. Các núi khác cũng có đền , chùa, có hang động, với cảnh sắc tĩnh mịch, thanh lịch. Chân núi Ngũ Hành Sơn là nợi tâp trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh xảo, nổi tiếng từ lâu đời, góp phần làm tăng thêm vẽ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn.

 

Hosted by www.Geocities.ws