HỘI ĐỒNG MỤC VỤ  LÀ MỘT ƠN GỌI

 

“Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ”, là cơ cấu bao gồm những người có uy tín, đạo đức, tinh thần phục vụ và tŕnh độ học vấn tương đối, được tuyển chọn trong hàng ngũ giáo dân thuộc giáo xứ, để tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ dưới quyền lănh đạo của cha xứ (c. 536§ 1).

Như vậy Hội Đồng mục vum Giáo xứ là một cơ cấu thuộc về Giáo Hội và làm những công việc Giáo Hội, đó chính là một ơn gọi.

 

1-     Thế nào là nhiệm vụ Giáo Hội

 

Giáo Hội phục vụ nhằm đến mục đích thiêng liêng. Giáo Hội có trách nhiệm loan báo Tin mừng bằng lời nói và việc làm. Hoạt động trong Giáo Hội chính là ơn gọi làm tông đồ. Mỗi thành viên trong Giáo Hội đều được giao phó thi hành ơn gọi đó. Do đó tất cả mọi người trong Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ thực thi công việc tông đồ, Đó là ơn gọi chung cho hết mọi thành viên trong Giáo Hội. Quyền hạn thực thi bổn phận đó được goị là nhiệm vụ (officium). V́ thế có thể nói được rằng nhiệm vụ thiêng liêng này là của Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội.

 

Việc miêu tả về nhiệm vụ Hội Thánh, điều đă được tŕnh bày trong Giáo luật điều số 145, là nền tảng tổng quát của vấn đề đă được Công Đồng đă tŕnh bày. Đó là ch́a khoá để mở ra cánh cửa giáo huấn về nhiệm vụ Hội Thánh. Những nhiệm vụ trong phẩm trật Hội Thánh không chỉ bắt nguồn từ thẩm quyền, nhưng c̣n là từ việc ủy nhiệm. Như vậy sự ủy nhiệm không chỉ thuộc về phẩm trật trong Hội Thánh, nhưng c̣n thuộc về tất cả từng thành viên trong cộng đoàn Dân Chúa, tức thuộc về toàn thể Giáo Hội. Bản tính của Kitô hữu là làm tông đồ. Mỗi một Kitô hữu có quyền và có trách nhiệm chu toàn sứ mệnh này (x. AA s.2 & 3).

           

Tất cả nhiệm vụ của Giáo Hội là phục vụ toàn thể Dân Chúa. V́ thế  phải “được hiểu là bất cứ nhiệm vụ nào được trao phó cách lâu bền  là nhắm đến việc chu toàn mục đích thiêng liêng” (PO 20). Khi ủy thác nhiệm vụ cho cá nhân,  Công Đồng cũng nhấn mạnh đến ư nghĩa  cơ cấu của tất cả các tác vụ cá nhân nhằm phục vụ cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả các tác vụ đó là công việc phục vụ nhân danh Đức Kitô, là tham dự vào ba chức vụ của Đức Kitô: linh mục, tiên tri và vương đế.  Các tác vụ đều là bổn phận thuộc bản tính  của người Kitô hữu nằm trong đặc tính căn bản của Giáo Hội. Ai nhận lănh tác vụ và thi hành cách phù hợp, người đó phục vụ cho Giáo Hội như là cho cộng đoàn Dân Chúa trong Đức Kitô. Những tác vụ cá nhân nhân là nhiệm vụ cơ bản của Giáo Hội. Chính những nhiệm vụ của người giáo  dân là nhiệm vụ cơ bản này. Linh mục thực thi những nhiệm vụ phẩm trật trong chính nguồn năng lực của nhiệm vụ cơ bản trên.

 

2-     Hội đồng mục vụ thi hành ơn gọi đó như thế nào?

 

a-Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ thi hành ơn gọi của ḿnh khỏi đi từ ơn gọi của người giáo dân.  Người giáo dân  được chính Chúa Giêsu sai đi đến với Giáo hội và với thế giới[1], để xây dựng và mở mang Nước Thiên Chúa. V́ thế người giáo dân như là thành phần của dân Chúa một mặt họ là những thành phần tích cực trong lănh vực thuộc Giáo hội như tham dự tích cực phụng vụ của Giáo hội, cộng tác trực tiếp vào công việc tông đồ của hàng giáo phẩm hay là góp ư trong việc mục vụ. Một mặt khác họ quan tâm đến những lănh vực thuộc về trần thế về những nhu cầu của cuộc sống như: về nghề nghiệp, về công việc, về cuộc sống trong gia đ́nh và xă hội. Có hai h́nh thức cốt yếu khác biệt nhau của sứ vụ Dân Thiên Chúa. Sứ vụ nầy chính là truyền bá và bảo vệ Đức tin bằng lời nói và việc làm” (LG, số 11). Do đó người giáo dân “phải khéo léo t́m hiểu sâu xa hơn chân lư Chúa mặc khải, và tha thiết nài xin Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan cho ḿnh” (LG số 35).

 

b-Hội Đồng Mục vụ thi hành ơn gọi trong việc cộng tác với cha xứ để quản trị Giáo xứ. Bộ Giáo luật 1983  đă trù liệu những nhiệm vụ thuộc quyền quản trị trong Giáo hội mà người giáo dân có thể đảm nhận kể cả nam nhân lẫn phụ nữ. Theo giáo luật khoản 228 § 1 các chủ chăn có thể mời những giáo dân nào có khả năng đảm nhận những trách vụ trong Giáo hội và các nhiệm vụ mà họ có thể hành sử được chiếu theo luật qui định. Cụ thể là những người có năng lực có thể được mời giúp đỡ các chủ chăn với tư cách chuyên viên hoặc cố vấn, kề cả trong hội đồng tư vấn (c. 228 §  2), hoặc họ có thể được mời làm thành viên của công nghị giáo phận (c. 463 § 5), hay là thành viên của Hội đồng mục vụ giáo phận hay giáo xứ (c. 511; 536 § 1).Và theo giáo luật điều 492 §  1 và điều 1282 th́ người giáo dân được dự phần vào việc quản trị tài sản của Giáo hội. v.v.….

-   

c-Nhiệm vụ của Hội Đồng Mục vụ là cộng tác với cha xứ, chú không thay quyền cha xứ. Người giáo dân được coi là thánh phần “không là giáo sĩ”. Có nghĩa là theo thiết chế của Giáo Hội  giáo dân được phân biệt với  giáo sĩ, là những người lănh nhận bí tích truyền chức thánh. Sự phân biệt nầy có làm tổn thương đến bản chất của giáo dân không? Portillo đă giải thích như sau: “Sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân không giống như sự phận biệt giữa hoạt động và thụ động, và càng không giống như sự phân biệt giữa ông chủ và đầy tớ, nhưng đó chính là một mối quan hệ hỗ tương và biểu lộ những nhiệm vụ khác nhau, là điều tối cần và quan trọng cho toàn thể”[2].

 

Công đồng đă nhấn mạnh: Giáo dân như là thành phần của Dân Thiên Chúa được tham dự vào ba chức vụ của Đức Kitô, và v́ thế giáo dân căn cứ vào ơn gọi của ḿnh mà cộng tác vào công việc tông đồ của Giáo hội, “Giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mạng cứu độ của Giáo Hội. Mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ qua việc lănh nhận phép rửa và thêm sức” (LG s. 33). Công đồng c̣n nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân, giữa chức linh mục cộng đồng và chức linh mục thừa tác. Sự khác biệt đó không chỉ về cấp bậc mà c̣n cả về yếu tính (x. LG s. 10). Điều đó có nghĩa là chức linh mục thừa tác có nhiệm vụ riệng biệt trong toàn thể dân thánh của Đức Kitô, nhiệm vụ đó chính là tham dự một cách đặc biệt vào vai tṛ trung gian của Đức Kitô, sự trung gian đó biểu lộ qua đường đi xuống và đường đi lên. Quyền năng và sứ mệnh của Đức Kitô đă được trao phó cho linh mục thừa tác trong nhiệm vụ lănh đạo và giáo huấn. Như  Đức Kitô đă thực thi chức linh mục của ḿnh qua việc hiến tế chính thân ḿnh trên thập giá, Ngài là trung gian giữa Thiên Chúa với nhân loại, và giữa nhân loại với Thiên chúa. Linh mục thừa tác, những người lănh nhận bí tích truyền chức, cũng mang lấy đặc tính trung gian đó của Đức Kitô, khi Linh mục mà cử hành bí tích Thánh Thể, Linh mục hành động với năng quyền được trao ban và nhân danh chính Đức Giêu Kitô,  ngoài ra linh mục  cũng nhân danh cộng đoàn Dân Chúa để cử hành mầu nhiệm thánh nầy . Các tín hữu được mời gọi cùng cử hành hy tế thánh thiện kỳ diệu nầy qua hiệp thông với linh mục chủ tế. Việc hiệp thông nầy nẩy sinh từ chức linh mục cộng đồng, một chức vụ được trao ban cho từng nhười tín hữu qua bí tích Rừa tội. Khi các tín hữu hiệp thông với linh mục thừa tác cử hành hy tế trên bàn thờ, họ đă thực sự thi hành sứ vụ của một dân tộc, đưọc gọi là dân tư tế của Thiên Chúa.[3]

 

 

Công đồng Vat. II đă khai mở một kỷ nguyên mới cho người giáo dân khi công nhận chỗ đúng và vai tṛ của họ trong Giáo hội trong việc dự phần vào sứ mệnh của Giáo hội, sứ mệnh mà Chúa Kitô đă trao phó cho Giáo hội khi Ngài thiết lập Giáo hội: ”Các con hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 15, 15). Khi khẳng định chỗ đứng quan trọng của ngưới giáo dân trong Giáo hội, Công đồng kêu gọi các chủ chăn có chức thánh, tức là hàng giáo sĩ: “phải nh́n nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội. Các ngài nên chấp nhận những ư kiến khôn ngoan của họ, tin cẩn giao cho họ những công tác để họ phục vụ Giáo Hội, cho họ tự do và quyền hạn hành động, hơn nữa các ngài nên khuyến khích họ tự đảm nhận công việc” (LG 37). Ngược lại Giáo hội cũng kêu gọi người giáo dân khji được mời gọi tham gia vào trong Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ cũng “mau mắn chấp nhận những điều mà các chủ chăn có nhiệm vụ thánh đại diện Chúa Kitô, đă quyết định với tư cách những thầy dạy và những nhà lănh đạo trong Giáo Hội” (LG 37). Một sự tương giao mật thiết như vậy giữa chủ chăn và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ chắc chắn sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho Giáo Hội và Giáo xứ.

                                                                                                              Lm Antôn Hà Văn Minh

 

Lưu ư các chữ viết tắt:

 

LG:Hiến chế về Giáo hội Lumen Getium

AA: Sắc lệnh về Tông đồ Gáo dân Apostolicam Actuositatem

PO: Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các Linh mục Presbyterorum Ordinis

c.: Canon - Điều khoản Giáo luật



[1] X. E. Klinger, Das Amt des Laien in der Kirche (Nhiệm vụ của giáo dân trong Giáo hội), in: E Klinger/R. Zerfass, die Kirche der Laien (Giáo hội của người giáo dân), 82

[2] Alvaro del Portillo, Glaeubige und Laien in der Kirche (người tín hữu và người giáo dân trong Giáo hội), Parderborn 1972, 133-134.

[3] X. A. Grillmeier SJ, Kommentar ueber Nr. 10 der dogmatische Konstitution der Kirche (LG) (B́nh luận về số 10 trong Hiến chế về Giáo hội Lumen gentium), in: LThK2 E., Bd. I, 182-183.