SINH HOẠT BAN ĐỐC SỰ KHÓA XVI

&
HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH
 


 

 

 

 

VÀI HÀNG VỀ HỌC VIỆN QGHC :

Năm 1952, Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt được thành lập nhằm mục đích đào tạo cấp tốc cán bộ hành chánh cao cấp. Mới đầu trường thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, sau năm 1954 Trường được đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Thủ Tướng chính phủ.


Năm 1955 Trường được cải tổ và dời về đường Alexandre Rhodes Sàig̣n, và đổi thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống. Sau Học Viện QGHC được dời về địa điểm ngày nay ở đường Trần Quốc Toản Sàig̣n. Ngoài mục đích đào tạo cán bộ hành chánh cao cấp, Học Viện là một Trung Tâm Tu Nghiệp và Nghiên Cứu về Hành Chánh Quốc Gia cũng như Quốc Tế.

Học viện QGHC Dalat


 

HVQGHC Alexandre Rhodes

 

Hiện nay, Học Viện QGHC trực thuộc Phủ Thủ Tướng, đặt dưới quyền kiểm soát của Phủ Thủ Tướng có một Hội Đồng Quản Trị do Đại diện Phủ Thủ Tướng chủ tọa. Học Viện do Viện Trưởng điều khiển, có một Phó Viện Trưởng Phụ tá, với sự trợ giúp của Ủy Ban Chấp Hành, Hội Đồng Học Vụ và Hội Đồng Kỷ Luật. Học Viện có một Sở Hành Chánh và bốn Chi vụ chuyên môn : Chi Vụ Giảng Huấn, Thực Tập, Tu Nghiệp, và Nghiên Cứu Sưu Tầm.


Ngoài ra, Học Viện QGHC c̣n có một Thư Viện, một Kư Túc Xá, và một Câu Lạc Bộ.

Về phương diện đào tạo cán bộ hành chánh, Học Viện QGHC huấn luyện 3 Ban chính : Cao học, Đốc sự, và Tham sự. Riêng ban Năng Lực Hành Chánh có một quy chế riêng biệt.


Học khóa Ban Cao Học là 2 năm, Đốc sự 3 năm 6 tháng, và Tham sự là 1 năm.

 

BẢNG SĨ SỐ SINH VIÊN ĐĂ TỐT NGHIỆP
TÍNH ĐẾN THÁNG 12/1971

TÊN BAN SỐ KHÓA                                     NHẬP HỌC           TỐT NGHIỆP


Cao Học         5                               224                    206
Đốc Sự         16 + 1 Đà Lạt         1.342                 1.183
Tham Sự         4 + 1 Đặc biệt         540                    460


ĐỐC SỰ XVI QUA 4 NĂM

Mở Đầu...
Như thường lệ mọi năm, vào tháng 5/1968 Học Viện QGHC mở khóa thi tuyển chọn 100 Sinh Viên nhập học Ban Đốc Sự Khóa XVI.
 

Với các đề thi :
Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học : Dân Biểu Quốc Hội
Kinh Tế Học và Địa Lư Kinh Tế : Chính sách giá cả
Một bài dịch sinh ngữ.
 

Gần 3.000 thí sinh toàn quốc dự thi, kết quả 100 thí sinh trúng tuyển, gồm : 60 sinh viên, 30 công chức, và 10 sinh viên sắc tộc.
 

Ngày 15.8.1968 lễ khai khóa được tổ chức tại Đại Giảng Đường Học Viện với đề tài : “ Chính sách ngoại giao của Mỹ tại Đông Nam Á” do Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuyết tŕnh.

NĂM THỨ NHẤT 1968-1969
Sau những thủ tục nhập học, mọi người đều hớn hở và ngỡ ngàng vào Giảng Đường 101 lần lược t́m chỗ ngồi của ḿnh theo thứ tự A,B,C... Lớp Đốc Sự 16 thành h́nh.


Niên học được chia ra làm 2 Lục Cá Nguyệt. Mỗi LCN gồm 8 môn học, mỗi môn học được giảng dạy trong 30 giờ, mỗi ngày học cả sáng chiều trừ Thứ ba và Chủ Nhật.
 

Đệ I LCN gồm các môn học và Giáo sư diễn giảng như sau :
Tương Quan Nhân Sự . . . . . . . . . GS. Nghiêm Đằng
Vận Động Nhân Dân . . .. . . . . . . .GS. Nguyễn Thị Huệ
Soạn Thảo Công Văn . . . . . . . . . . GS. Nguyễn Đăng Cẩn
Kế Toán Thương Mại. . . . . . . . . .  GS. Trần Văn Binh
Định Chế Hành Chành . . . . . . . .  GS. Lương Thọ Phát
Luật Học Căn Bản . . . . .. . . . . . . .GS. Nguyễn Khắc Nhân
Định Chế Chánh Trị . . . . . . . . . . GS. Vương Văn Bắc
Tư Tưởng Chánh Trị . . . . . . . . . . GS. Nguyễn Ngọc Huy

 

Chắc các bạn không thể nào quên được những giờ chép mỏi cả tay của Giáo Sư Nhân. Những giờ tính cẩn thận và thích thú của Giáo Sư Binh và những giờ ngồi nghe say mê theo giọng nói thao thao bất tuyệt của Giáo sư Huy, cũng như găy gọn khúc chiết theo Giáo Sư Bắc.


Lại nữa, những buổi hội thảo sôi động của Giáo sư Nghiêm Đằng, những buổi họp nhóm và xem chiếu phim của Giáo sư Huệ, cũng như phải trau chuốt văn cách hành chánh và có cái nh́n tổng quát về tổ chức hành chánh của Giáo sư Cẩn và Giáo sư Phát.
 

Sau tuần lễ học đầu tiên, cuộc bầu cử Trưởng lớp được tiến hành, có 2 sinh viên tranh cử, kết quả anh chị em tín nhiệm anh Trần Bá Khánh làm Trưởng lớp.
 

Vài tuần sau đó, cuộc tranh cử Ban Đại Diện SV được diễn ra trong bầu không khí sôi nổi và ráo riết, có 3 liên danh tranh cử, kết quả liên danh 3 do anh Hà Thế Ruyệt (CH4) thụ ủy đắc cử, lớp Đốc sự 16 có 2 anh Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Văn Hải trong Ban Đại Diện SV niên khóa 1968-1969.

Cũng trong thời gian nầy, cuộc du khảo 3 ngày tại Trung Tâm Cán Bộ XDNT Vũng Tàu do GS Huệ tổ chức cho lớp ĐS/16, có 88 SV tham dự. Sau khi xuống phi cơ, chúng ta được đưa và rừng Chí Linh, ở đây lần lượt chúng ta được tham dự :
 

Cuộc thăm viếng ấp kiểu mẫu Ngô Quyền.
Dự đêm lửa trại, và thi đua văn nghệ với các cán bộ.
Nghe Trung tá Nguyễn Bé, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm thuyết tŕnh.
Dự khán buổi thực tập “Phát triển mưu trí tác chiến”
Dự đêm suy tư...

 

Đốc Sự 16 tại TrungTâm Huấn Luyện CB/XDNT Vũng Tàu

Tinh thần cởi mở va đoàn kết của chúng ta bắt nguồn từ đó nhờ vậy mà lớp chúng ta đă gặt hái được nhiều thanh quả tốt đẹp trong các lănh vực : học tập, công tác xă hội, thể thao. Như về thể thao, năm đó lớp chúng ta đă chiếm vô địch tất cả các giải được tổ chức, một phần cũng nhờ khả năng và thiện chí của tất cả anh em nhất là anh Lê Văn Thủy và Đặng Văn Hiền. Về học tập tinh thần đồng đội chúng ta cũng đă được các Giáo sư và Ban Giám Đốc nhiệt liệt khen ngợi


Giữa tháng 12/1968, cuộc thi đệ I LCN được tổ chức tại Đại Giảng Đường với 4 môn thi viết được bắt thăm là : Soạn thảo công văn, Kế toán thương mại, Tư tưởng chính trị, và Định chế chính trị. 4 môn c̣n lại lần lược thi vấn đáp.


Sau cuộc thi đệ I LCN, cuộc du khảo và cứu trợ tại đảo Phú Quốc 10 ngày cũng được GS Huệ tổ chức. Cuộc viễn du nầy quy mô và khó khăn hơn, nhưng nhờ GS Huệ khéo léo và đầy cố gắng, cuộc du khảo nầy đă hết sức thành công như ư muốn , chắc hẳn mọi người chúng ta đều có những kỷ niệm khó quên qua chuyến viễn du nầy.


Ngày 26.12.1968, có 84 sinh viên cùng GS Huệ và 2 nhân viên Học Viện lên tàu Y tế hạm 401 có tên Hàn Giang của Hải quân VNCH rời bến Bạch Đằng. Lênh đênh trên sóng biển 2 ngày đêm, chắc nhiều anh chị cũng khó quên “hoa biển” là ǵ, cũng thích thú khi ḿnh đă đi qua mỏm đất cuối cùng của đất nước – Mũi Cà Mau, và cũng thi vị khi thấy mặt trời ở dưới biển “chui lên hoặc rơi xuống” . Tối 28/12 tầu tới hải phận Phú Quốc, v́ tầu phải đi đón ông lớn gấp nên chúng ta phải đổ bộ lên bờ lúc 4 giờ sáng trong cơn mưa lạnh giá bằng những thuyền tam bản có 2 sinh viên “tắm biển” quá sớm vào lúc nầy.


Sau đó ông Quận trưởng Dương Đông đă đích thân gíup đỡ chúng ta di chuyển đến nơi tạm trú. Hai ngày thần tiên trên Dương Đông chúng ta đă đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh, tắm biển thỏa thích, thưởng thức những món hải sản tươi ngon. Chúng ta cũng làm được nhiều công tác dân vận thiết thực : thăm gia đ́nh binh sĩ, thăm nhà dưỡng lăo Dương Đông, tổ chức lửa trại với đồng bào địa phương, sinh hoạt văn nghệ với quân đội Đồng minh, đấu bóng chuyền với tuyển thủ địa phương...


Ngày cuối năm 1968 chúng ta tới An Thới thăm căn cứ Duyên hải 4 của HQVN, thăm trại tù binh, chúng ta đă dự Tết tây 1969 tại đây. Sau đó tới Ḥn Thơm một đảo đầy thơ mộng. Một ngày trên đảo vui chơi và tổ chức đêm liên hoan với nhân viên Y tế hạm ngay trên tàu.


Rời Ḥn Thơm, chúng ta tới đảo Lại Sơn (Tamassou) phát quà cho gia đ́nh binh sĩ và sinh hoạt với đồng bào địa phương. Đáng kể nhất là đêm lửa trại được tổ chức trên băi biển với đồng bào... Thật là nhiều kỷ niệm khó quên ...
Sau 9 ngày viễn du, tàu về lại bến Bạch Đằng Sàig̣n, nhiều lưu luyến với Y tế hạm Hàn Giang 401 ... Chúng ta đă hoàn tất một chuyến viễn du, một chuyến viễn du khó phai nhạt trong kư ức chúng ta.


Qua hai chuyến đi Vũng Tàu và Phú Quốc, chúng ta đă thực hiện được hai Đặc san về hai chuyến đi nầy. Những Đặc san trên cũng được gởi tới Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT Vũng Tàu và nhân viên Y tế hạm 401...


Ngày 6.1.1969 chúng ta lại tiếp tục đi học, với 8 môn học tuy khó và chuyên môn hơn của Đệ II LCN. Nhưng đă quen và có căn bản ở kỳ Đệ I LCN, chúng ta lại lần lượt mổ xẻ các môn học ấy với quư vị GS hướng dẫn như sau :


Quản trị Tài chánh . . . . . . . . . . . . . . . . GS Trần Văn Binh
Định chế Tài chánh. . . . . . . . . . . . . . . . GS Lê Đ́nh Nho
Quản trị Hành chánh Căn bản. . . . . . .  GS Lê Văn Thận
Định chế Kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . GS Đoàn Triệu Yến
Định chế Tư pháp . . . . . . . . . . . .. .. .. . GS Nguyễn Khắc Nhân
Các Vấn đề Nông thôn VN . . . . . . . . .   GS Đào Quang Huy
Các Vấn đề Chính trị . . . . . . . . . . . . . . .GS Nghiêm Đằng
Chính trị Quốc tế . . . . . . . . . . . . . . . . . GS Nguyễn Mạnh Hùng


Môn Các Vấn đề Chính trị do GS Viện trưởng Nguyễn Văn Bông diễn giảng, nhưng GS bận công xuất, nên GS Nghiêm Đằng hướng dẫn thay, theo phương pháp hội thảo.


Cuối niên học, chúng ta thi Đệ II LCN cũng là thi lên năm thứ hai với các môn thi viết được bắt thăm như : Quản trị Tài chánh, Quản trị Hành chánh Căn bản, Các Vấn đề Chánh trị. Các môn c̣n lại lần lượt thi vấn đáp.


Kết quả có 11 sinh viên dưới trung b́nh, Ban Giám khảo vớt 6 người, c̣n 5 người rớt. Với 5 sinh viên nầy và 2 sinh viên tự ư thôi học để sang ngành khác đành phải rời chúng ta: Huê, Bưởi, Sáng, Châu (lớn), Hải (nhỏ), Linh, và Thông (Huỳnh).


Lớp Đốc Sự 16 c̣n lại 93 sinh viên lên đường thụ huấn quân sự 4 tuần theo chương tŕnh Huấn luyện Quân Sự Học Đường tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.


Sau khi nhập trại Nguyễn tri Phương có 2 sinh viên được đưa đi điều trị bệnh, c̣n tất cả các sinh viên khác được đưa sang tiểu đoàn Trần B́nh Trọng để thụ huấn. Thật không ǵ vui và khổ cực bằng tuần lễ đầu tiên, tại quân trường, phải dậy sớm để “láng” công sự pḥng thủ, di hành đến băi tập khi trời c̣n chưa sáng, tập “ắc ê”, và thích thú khi được bắn đ́ đùng, cực nhọc khi ăn cơm chan mồ hôi tại băi tập và sung sướng khi được xếp hàng về phép, cũng như hào hứng khi tranh đua chiếm vai “chức sắc”...


V́ là khóa đầu tiên đi thụ huấn quân sự, nên tương đối cực nhọc hơn các khóa sau của các phân khoa Đại học khác, anh em SV/QGHC đă cố gắng học tập tới nơi tới chốn và thỉnh nguyện những điều cần phải giải quyết trong tinh thần kỷ luật... và đă thành công cho một quy chế Quận Sự Học Đường. Sau 4 tuần lễ, anh em sinh viên QGHC trở về với khuôn mặt rắn chắc, da dẻ ngả màu... Riêng sinh viên Đốc sự 16 sửa soạn chọn địa phương thực tập của năm thứ hai.
Nam Sinh Viên Đốc Sự 16 tại TTHL Quang Trung

NĂM THỨ HAI 1969-1970
MỖI NGƯỜI MỘT PHƯƠNG TRỜI
Sau một năm học lư thuyết tại Học Viện, năm thứ hai chúng ta được gởi đi các tỉnh để thực tập, học hỏi ngay thực tế. tuy phải đi xa nhưng ngược lại chúng ta đă bắt đầu được lănh học bỗng theo chỉ số 350 chứ không như năm thứ I có 1.500$. Nhờ đó ở địa phương chúng ta không đến nỗi túng thiếu như thời c̣n năm thứ nhất.


            Một số sinh viên lớn tuổi nguyên là công chức và các chị nữ sinh viên được chia ra thực tập tại Học Viện và Ṭa Đô Chánh, c̣n tất cả các sinh viên khác được gởi đi thực tập tại các Ṭa Thị Chánh hay Ṭa hành Chánh Tỉnh, suốt các tỉnh Miền Trung khô cằn cũng như Miền Tây trù phú.


Lúc đầu, chúng ta chăm chỉ làm việc và bỡ ngỡ trước những vấn đề địa phương, cũng như đă học hỏi được nhiều cách giao tế nhân sự kỳ thú ngoài những nguyên tắc và lư thuyết, nào là giao tế với cấp chỉ huy với nhân viên và với đồng bào, nào là giải quyết công việc, nghiên cứu Ngân sách Tỉnh, Xă, nào là dự những buổi họp với cấp chỉ huy, dự những buổi lễ, phát biểu ư kiến... Mỗi chúng ta đều có những công việc riêng và có những vấn đề riêng cũng như những kỷ niệm riêng vậy.
 

         Ở mỗi tỉnh áp dụng cách tập sự có đôi chút khác nhau, nhưng tựu trung lần lượt chúng ta cũng được gởi đi thực tập tại các Ty, Quận, Xă...để học hỏi. Rồi cứ hai tháng một lần, chúng ta lại trở về Học Viện để hội thảo, và cứ ba tháng một lần chúng ta phải nộp các Tờ Tŕnh về vấn đề thực tập của ḿnh. Trong thời gian thực tập nầy, thỉnh thoảng phái đoàn của Ban Giám Đốc cũng xuống vài địa phương để thăm hỏi và quan sát sinh viên thực tập.
Với một năm tiếp xúc với thực tế có nhiều sinh viên trẻ đă trưởng thành hơn và khôn ngoan hơn cũng như có nhiều sinh viên đă lập được gia đ́nh và cũng có các anh chị sinh viên lớn tuổi cứ lần lượt lui tới Pḥng Kế Toán để khai thêm con ăn lương.
 

        Ṛng ră 12 tháng thực tập, chúng ta lại lục tục trở về Học Viện để dự kỳ thi lên năm thứ ba, kết quả không sinh viên nào rớt cả. Tuy nhiên có một số không được xếp hạng v́ thiếu đề tài của Tờ Tŕnh hoặc thiếu chuyên cần... và 3 sinh viên được gởi đi thực tập thêm tại Bộ Cựu Chiến Binh một tháng v́ những lư do trên.


NĂM THỨ BA 1970-1971
GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH


        Không c̣n nữa cái ngỡ ngàng hồn nhiên của buổi đầu. Hơn nữa sau một năm thực tập, chúng ta đă trở thành những người lớn nhờ những kinh nghiệm học hỏi được. Bước lên năm thứ ba, chắc các bạn c̣n nhớ, chúng ta không c̣n được nhàn hạ cho lắm. trái lại khó khăn nhiều hơn và dĩ nhiên cực nhọc nhiều hơn. Tuy nhiên, càng dày công lao th́ thành quả càng lớn. Tinh thần hun đúc trong hai năm qua đă thể hiện rơ ràng trong kỳ bầu cử Ban Đại Diện Sinh Viên niên khóa đó.


        Về học vụ. Các môn học đi vào chuyên môn hơn, và có tính cách lư thuyết cao cấp hơn. Đệ I lục Cá Nguyệt có vẻ thiên về Kinh tế Tài chánh với các môn : Kinh Toán Học, Kinh Tế Phân Tích, Kinh Tế Đại Tượng, và Phát Triển Kinh Tế. Đệ II Lục Cá Nguyệt cống hiến cho sinh viên nhiều kiến thức về hành chánh, quản trị, và xă hội hơn các loại khác. Sau đây là bảng phân phối các môn học trong hai bán niên.


ĐỆ I LỤC CÁ NGUYỆT
Phương Pháp Điều Tra Xă Hội. . . . . . . .      GS Trần Văn Đỉnh
Kinh Toán Học . . . . . . . . . .. . . .. . .. . . . .    GS Trần Văn Binh
Kinh Tế Học Vi Phân Tích . . . . . . . . . . .       GS Trần văn Kiện
Kinh Tế Đại Tượng . . . . . . . . . . . . . . . . .     GS Nguyễn Văn Ngôn
Luật Hành Chánh . . . . . . .. . . . . . . . . . . .   GS Nguyễn Khắc Nhân
Luật Lao Động và An Sinh Xă Hội. . .. ..     GS Nguyễn Quang Quưnh
Phát triễn Kinh Tế . . . . . . . . . . . . . . . .. . . GS Nguyễn Ngọc Văn
Cấu Tạo Quyết Định Hành Chánh . . . . .     GS Trương Ngọc Giàu

ĐỆ II LỤC CÁ NGUYỆT
Các Vấn Đề Hành Chánh Căn Bản . . . . ..    GS Trần Ngọc Phát
Xă Hội Học . . . . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . ..  GS Nguyễn Thị Huệ
Dân Luật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .  GS Đào Quang Huy
H́nh Luật . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . GS Nguyễn Quang Quưnh
Kinh Tế Tài Chánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . GS Lê Đ́nh Nho
Tổ Chức và Phương Pháp . . . . . . . . . . . . . GS Lê Văn Thận
Lănh Đạo và Chỉ Huy . . . . . . . . . . . . . . . . .GS Bùi Quang Khánh
Tiền Tệ và Ngân Hàng . . . . . . . . . . . . . . . .GS Nguyễn Anh Tuấn


            Dĩ nhiên, mức độ khó khăn cũng phải gia tăng cùng chiều với tŕnh độ của sinh viên. Chúng ta đă phải nhức đầu với những bài toán kinh tế, những đồ biểu vi phân, những nguyên tắc phát triển kinh tế v.v... Chúng ta cũng được dẫn vào những con đường quanh co những ngơ ngách của án lệ pháp lư. Nói chung, năm nay chúng ta học hỏi toàn những kiến thức khó khăn, khó hiểu, có hấp thụ hết hay không, đó là vấn đề khác. Tùy mỗi người xử trí. GS Trần Ngọc Phát đă dạy 21 giờ th́ nghĩ. Do đó chúng ta không thi môn Các Vấn Đề Hành Chánh Căn Bản.


Hai kỳ thi Đệ Nhất và Đệ Nhị bán niên đă diễn ra như sau :

Đệ Nhất LCN Đệ Nhị LCN

Viết : - Kinh toán học - H́nh luật
- Cấu tạo Quyết đ&ịnh HC - Xă Hội Học
- Kinh Tế Vi Phân - Tiền T𓀷 và Ngân Hàng
- Phát Triển Kinh Tế - Kinh TTế Tài Chánh

Vấn đáp : - Kinh Tế Đại Tượng - Phương Pháp Tổ Chức
- Luật Hành Chánh - Dân Luật<
- Phương Pháp Điều TTra XH - Lănh Đạo Chỉ Huy
- Luật Lao Động

Về hoạt động, chúng ta không có nhiều dịp đi du khảo như năm thứ nhất nữa. Nhưng bù lại, Đốc sự 16 đă tham gia công tác xă hội với toàn thể sinh viên Học Viện. Một trong những công tác nỗi bậc nhất là cả lớp chúng ta đă thanh toán nhiều đống rác khổng lồ bên ven đường Trần Quốc Toản vào ngày 26.10.1971. Trước đó, ngày 22.10.1970 Đốc sự 16 chúng ta đă thành công rực rỡ qua sự đắc cử của Liên danh 3 do anh Phan Chánh Tâm ( thụ ủy) 2/3 Ban Đại Diện và Ban Chấp Hành niên khóa 1970-1971 là sinh viên Đốc sự 16. Liên danh nầy đắc cử do sự hoạt động tích cực của toàn lớp với tinh thần đoàn kết nhất trí của chúng ta. Bạn c̣n nhớ chăng, ngày cảm động nhất đời ta, ngày tên Đốc sự 16 được toàn Trường nhắc nhở và ngợi khen.

Những công tác chúng ta đă hoàn tất mỹ măn sau đó là :
- Công tác cứu trợ nạn nhân băo lụt tại Quăng Trị do Nguyễn Công Lượng làm Trưởng đoàn và tại Quăng Nam do Trần Việt Long hướng dẫn.
- Thực hiện Giai phẩm XXuân Tân Hợi mang tên Hồn Nước.
- Đêm tiễn đưa các TTân khoa ĐS/15 và Cao học 4
Đáng ghi nhớ là năm nay, ĐS/16 có mặt hầu hết trong các buổi liên hoan dạ vũ tất niên. Nó tạo niềm hănh diện cho những nhà hành chánh trẻ sắp ra Trường. Nhưng hơn cả điều ấy, đêm họp mặt cuối năm sẽ măi măi trở thành một kỷ niệm của một đời người.

NĂM THỨ TƯ
từ tháng 6 đến tháng 12 – 1971


TẬP SỰ CHỈ HUY
Thế là sau năm học tập, bạn đă có tạm đủ kiến thức và kinh nghiệm để vào đời. Nhưng trước khi bạn đi phục vụ trong guồng máy hành chánh nước nhà. Bạn cần phải trau dồi thêm khả năng hành khiển một cơ quan. Ở các cơ quan Trung Ương cấp Bộ, Nha , Sở... Bạn sẽ được quen với lối nh́n xét các vấn đề một cách tổng quát hơn. Từ cơ cấu tổng quát đó, các yếu tố của vấn đề xuất hiện rơ rệt khiến bạn có thể phân biệt đâu là yếu tố chính, đâu là yếu tố phụ. Khả năng hoạch định của bạn do đó sẽ sắc bén hơn. Chính v́ vậy mà bạn qua 6 tháng thực tập ở Trung Ương.
Đây cũng là bước đường chót, sau khi bạn đă chọn đề tài viết luận văn tốt nghiệp.


Luận văn tốt nghiệp của bạn là tác phẩm nghiên cứu đầu tay được viết để phản chiếu mức độ hiểu biết, và hoài băo của bạn. Giờ đây sau bao ngày lặn lội kiếm t́m, đúc kết tài liệu, tác phẩm của bạn sẽ được đệ tŕnh và tŕnh bày trước một Ban Giám khảo của Học Viện, và con đường tương lai của bạn đă rơ : đó là con đường của một Đốc sự Hanh chánh.

Năm thứ tư, Đốc sự 16 ít có những hoạt động tập thể hơn các năm trước. Một phần v́ lo viết luận văn, một phần v́ thời gian thực tập chi phối. Tuy nhiên, chúng ta đă gặp nhau mỗi tuần vào ngày thứ tư, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư và chuyên viên liên hệ, để hội thảo và với thỉnh nguyện của chúng ta, năm nay chúng ta không phải thi hội thảo mà chỉ thi thuyết tŕnh luận văn xong là tốt nghiệp.
Chụp H́nh Lưu Niệm Với Giáo Sư Phó Viện Trưởng

Năm cuối cùng của chúng ta là một năm biến cố, một năm của xúc động lớn lao : Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông không c̣n nữa, Giáo sư đă chết bởi bàn tay của kẻ sát nhân khát máu do Cộng sản Hà Nội chỉ thị. Ông đă chết như một chiến sĩ hành chánh can trường bất khuất. Cái chết của ông là một mất mát lớn cho chúng ta, những người trẻ Việt Nam, những người sinh viên QGHC, những chiến sĩ hành chánh tương lai. Cố Giáo sư Viện Trưởng đă được tiễn đưa đến nơi an nghỉ bởi hàng ngàn sinh viên của ông. Và đă an nghỉ trong ngậm ngùi thương tiếc của cả nước.      

Giờ đây, trong những ngày cuối trước khi ra Trường, Đốc sự Khóa 16 thành kính hoài niệm một vị thầy khả kính..

 

 

 

 


Toán thực hiện Kỷ yếu đứng trước Học Viện QGHC

 


 

Hosted by www.Geocities.ws

1