HỒI ỨC TÙ CẢI TẠO VIỆT NAM  

Nguyễn Huy Hùng

 

 

Chương 5

 

MÙA NHỒI SỌ MỞ MÀN



Đến tháng 9-1975, tự nhiên thấy trại tập trung mở Căng tin, bán đủ thứ hàng thực phẩm khô như ḿ ăn liền, kẹo, bánh bít-quy, bánh ḿ xấy khô, thịt cá hộp, đường, sữa, trứng tươi, có cả giấy bút, vở học tṛ…, và cho phép các Đội trưởng, hàng ngày dẫn người đại diện đi mua giúp cho anh em cả Đội, tùy theo nhu cầu của mỗi người. Những bạn dư giả tiền mang theo, tha hồ mua từng thùng ḿ ăn liền và sữa hộp, bánh ḿ về xài rả rích cả ngày đêm, chẳng thèm ngó tới cơm trại. Nhờ thế, các bạn nghèo không tiền mua “đồ bồi dưỡng cao cấp”, được thừa hưởng các phần dư cũng đỡ khổ.
Độ chừng một tuần lễ sau có tin sắp khởi sự học tập. Mọi người “phấn khởi hồ hởi”, “chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng tham gia học tập”.
Chắc là sau hơn 4 tháng giải phóng ổn định miền Nam xong, nay Trung Ương Đảng CSVN mới soạn xong các bài tuyên truyền nhồi sọ, các Cán bộ giảng huấn đă được chỉ dậy ôn luyện kỹ càng, nên mới khởi sự giắt nhau vào miền Nam bắt đầu phát động chương tŕnh nhồi sọ, nhằm cải tạo tư tưởng cho Tù tập trung và toàn thể Dân chúng tại mọi nơi học tập cho mau “thông suốt”, để “khẩn trương”ø trở thành người mới Xă hội chủ nghĩa.
Phương châm Chính sách học tập cải tạo tư tưởng của Cộng sản là, dùng áp lực để nhồi vào óc, buộc mọi người phải dứt khoát chấp nhận tư tưởng lư luận một chiều : hận thù Đế quốc Mỹ, khinh bỉ, coi Ngụy quân, Ngụy quyền miền Nam là những tội đồ của Dân tộc, cặn bă của xă hội. Chỉ có Xă hội chủ nghiă do Cộng sản Bắc Việt lănh đạo, dưới sự chỉ đạo của Liên sô và Quốc tế Cộng sản mới là chính nghĩa, dẫn đến Thiên đường Cộng sản tốt đẹp gấp trăm ngàn lần hơn Thế giới Tư bản.
Đợt giáo dục nhồi sọ, được “khởi phát” bằng một buổi chiếu phim Liên sô học tập ngoài trời. Đêm đó trời gió mưa tầm tă liên tục, mọi người vẫn phải khoác áo mưa đi tham dự, ướt át lạnh run cực khổ hết chỗ nói. Sau buổi xem phim về, c̣n phải ngồi thảo luận phê b́nh, rút “ưu khuyết điểm” “liên hệ với bản thân”. Phải chăng đây là thử thách ban đầu, Cách mạng muốn tung ra để đo lường “quyết tâm học tập” của cải tạo viên? Trong Đội chúng tôi, có một anh dại dột lên tiếng than van lén, ngày hôm sau bị gọi lên “làm việc” với Cán bộ Giáo dục. Sự việc này cho thấy là có dân “cách mạng 30 tháng tư” sống lẫn bên chúng tôi làm “ăng ten”. Thật nguy hiểm.
Sáng ngày hôm sau, trời vẫn c̣n mưa rả rích, buổi thuyết giảng đầu tiên được khai diễn tại Đại Hội Trường của trại. Đây là lần tụ hội đầu tiên đủ mặt anh hùng cải tạo tại trại này. Tướng, Tá, Úy, nam nữ, trẻ già đủ lứa tuổi có dịp được thấy mặt nhau giữa ban ngày. Mọi người ăn mặc đủ loại y phục thời đại của mùa giải phóng (quần áo thường dân, quần áo lính bằng vải kaki và đồng phục tác chiến mua ngoài chợ trời, đă nhuộm nâu, đen, xanh dương, mang dép râu cao su, giầy da thấp cổ, giầy Bata, có người liều mang giầy bốt của lính, chưa có ai biết đi chân đất).
Sau mỗi bài giảng ở Hội trường, các Đội trở về láng ở của ḿnh tiếp tục “thảo luận, đào sâu thêm”, “tự liên hệ vào bản thân”, và bắt buộc phải luân phiên nhau “phát biểu” trước Đội để “nhận tội phản quốc, chống phá Cách mạng, làm tŕ trệ bước tiến của Xă hội Chủ nghiă”.
Các buổi thảo luận tại Đội, luôn luôn có sự hiên diện của Quản giáo Đội và đại diện Ban giảng huấn trung ương ngồi chứng kiến theo dơi. Khi nào Cán bộ nhận thấy là mọi người đă “thành khẩn phát biểu, thấm nhuần sâu sắc” bài học, mới cho ngừng thảo luận để viết bài “thâu hoạch” kết quả học tập cá nhân, tŕnh nộp cho Cán bộ Giáo dục khai thác, xét định “mức độ tiến bộ” của mỗi người.
Vào ngày tổng kiểm điểm kết quả học tập, các Đội đi theo hàng đôi, nối đuôi nhau ùn ùn từ các khu kéo đến Đại Hội Trường, y như các đoàn lao công đi tham dự “Đại hội Đảng” địa phương. Chỉ khác là không có cờ quạt, biểu ngữ, và không la hét om x̣m các khẩu hiệu hoan hô, đả đảo vậy thôi. Thay cho nhóm Công an giữ trật tự trong cuộc biểu t́nh, làø bọn Bộ đội Cộng sản mặt non choẹt, cằm AK đi áp tải đầy đường hối thúc : “Khẩn trương! Khẩn trương!”.
Đoàn người đi tham dự đại hội học tập, lẳng lặng buồn thiu cất bước nặng nề bên nhau, trong đầu mỗi người một suy nghĩ riêng. Tuy vậy cũng có đôi anh vô tâm thiếu suy nghĩ, vẻ mặt “hân hoan” nói cười pha tṛ bô bô, như bầy trẻ được người lớn dẫn đi xem Hội Chợ Tết. V́ các anh ấy tưởng rằng học xong đợt cải tạo này, sẽ được cấp chứng chỉ làm người Xă hội chủ nghĩa, về sống thong thả bên vợ con và xóm giềng thân thích, như đại diện lớn nhỏ của Đảng từng xa xả nhai đi nhai lại, mỗi lần họ có dịp xuất hiện trước quần chúng tại địa phương, trước ngày đi tŕnh diện tập trung.
Tới gần Hội trường, hàng ngàn người kẹt cứng đầy đường, các Đội phải đợi cả tiếng đồng hồ mới tới phiên được di chuyển vào trong hội trường ngồi.
Bên trong Hội trường có trang hoàng các biểu ngữ, Tôi chẳng nhớ nội dung gồm những ǵ, nhưng chắc chắn có câu “Không có ǵ qúy hơn độc lập tự do” của Bác Hồ, sáng tạo ra từ hồi Cách mạng tháng 8 thắng lợi năm 1945.
Mọi người ngồi chồm hổm trên nền nhà đất nện, sát sạt bên nhau chặt cứng, ngửa mặt nh́n lên Thuyết tŕnh đoàn ngồi chễm trệ sau dẫy bàn có phủ khăn nỉ mầu xanh lá cây xậm. Đủ thứ hơi hổ lốn : mồ hôi, quần áo, dầu gió… của mọi người tiết ra, ngột ngạt khó chịu muốn ngộp thở.
Sau khi Cán bộ Thủ trưởng trại tập trung, báo cáo tập thể cải tạo viên gồm những thành phần nào xong, Trưởng đoàn Giảng huấn trung ương, với giọng kẻ cả thắng trận, nói ra những nhận xét của ḿnh về kết quả theo dơi học tập tại các láng, cũng như qua “phản ánh” trong các bài “thâu hoạch tự giác khai báo nhận tội” của cải tạo viên. Đại ư tóm gọn như sau : “-Mọi người đă ư thức được là cao trào sóng Cách mạng vô địch đang dâng lên mạnh mẽ, Đế quốc Tư Bản đang suy tàn dẫy chết. Cũng như ư thức được sự sai trái của bản thân trong quá khứ, quyết tâm học tập cải tạo phục thiện theo Cách mạng và nhân dân xây dựng Xă hội chủ nghĩa, là rất tốt. Bây giờ hết chiến tranh rồi, anh em Trung Nam Bắc hoà hợp cùng một nhà, cùng chung một ḍng giống mà ra, phải thương yêu đùm bọc nhau là lẽ đương nhiên. Chắc chắn thời gian học tập sẽ không lâu bằng thời gian làm dưới Ngụy Quyền Ngụy Quân trước đây đâu. Mọi người hăy cố gắng học tập cho nó tốt, mau tiến bộ. Tùy theo mức tiến bộ của mỗi người, Nhà Nước sẽ khoan hồng nhân đạo, lần lượt cho trở về hoà nhập vào xă hội mới Xă hội chủ nghĩa, để cùng nhân dân tái thiết đất nước Việt Nam anh hùng vô địch, giầu mạnh, đă từng chiến thắng cả 3 Đế quốc giầu mà không mạnh là Pháp, Nhật và Mỹ…”
Những lời huênh hoang toàn là nhai lại như vẹt, các điều ghi trong loạt bài nhồi sọ mọi người, cả ngày lẫn đêm suốt thời gian học tập. Chừng gần một tiếng đồng hồ thao thao bất tuyệt, ông ta mới ngừng nói. Cả hội trường vỗ tay rào rào như pháo nổ, đinh tai nhức óc muốn xập cả nhà. Người nghe mệt mỏi, đang lơ mơ ngủ gục, giật ḿnh tỉnh dậy. Người nói khô cổ hụt hơi, cúi xuống lấy chiếc điếu cầy từ gầm bàn ra, nhồi bi thuốc lào vào lơ điếu, đốt lửa, rít một hơi dài, cầm tách trà mạn sen chiêu một ngụm, rồi ngửa mặt phả ra ba ḍng khói trắng mờ mờ khoái trá. Y hệt như “ba ḍng thác cách mạng” đang lơ lửng bay lên, tan dần trong không khí ngột ngạt của hội trường.
Cán bộ Giáo dục của Trại lên bục có gắn mi crô, ca ngợi và cám ơn những lời chỉ giáo hữu ích của Đồng chí đại diện Trung ương Đảng cho các cải tạo viên, rồi chỉ định người lên phát biểu cảm tưởng.
H́nh như những người được gọi lên đă có sự “móc nối” chuẩn bị từ trước, v́ thấy vẻ mặt của họ không tỏ vẻ ngạc nhiên, lúng túng, e ngại ǵ cả. Họ mạnh dạn nghẹn ngào, sùi sụt nước mắt dầm dề hai má, nhận tội phản Cách mạng, oán trách Mẹ Cha đă không hướng dẫn để họ lầm đường lạc lối, nay xin Cách mạng đại lượng khoan hồng tha tội chết cho họ.
Anh chị em có mặt trong hội trường, ai cũng buồn ḷng bất b́nh về tinh thần hèn yếu đó, nhưng lặng thinh thông cảm chia sẽ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của họ. Nghĩ rằng, nếu chẳng may ḿnh bị lựa làm con thiêu thân như họ, th́ cũng phải làm như vậy thôi. Ai dại ǵ mà làm trái ư kẻ thắng kiêu căng, trong lúc ḿnh sa cơ thất thế như vầy, chỉ tổ hại vào thân và vợ con ở nhà cũng có thể bị vạ lây không chừng. Cộng sản xảo quyệt thâm độc bất nhân, ai mà lường trước được.
Sau lời phát biểu ư kiến của người Tù thứ nhất là một Đại tá xong, th́ được nghỉ giải lao 15 phút cho mọi người ra ngoài hút thuốc, đi tiểu, đại tiện nếu có nhu cầu.
Mọi người chen nhau, vội vă uà ra băi đất trống phiá sau Hội trường. Lợi dụng lúc hỗn độn này, những bạn bè thân quen cũ t́m cách lén đến gần nhau chào hỏi, trao đổi tin tức gia đ́nh.
Qua đôi mắt kính cận thị 4 độ, Tôi đang hướng mắt t́m trong đám đông xem có những ai quen, th́ có bàn tay người vỗ nhẹ sau vai. Giật ḿnh quay lại, thấy Bà Trung tá Hồ thị Vẽ. Chúng tôi bắt tay nhau. Bà Vẽ hỏi thăm gia đ́nh của Tôi có di tản được không, Tôi lắc đầu.
Bà Vẽ biết Tôi từ hồi 1965, lúc Tôi làm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Trung ương Địa Phương quân và Nghĩa quân, đến nhờ Trung Tâm huấn luyện Nữ quân nhân, giúp đỡ việc huấn luyện Nữ trợ tá Xă hội cho Lực lượng Địa phương quân. Bà Vẽ có người con rể là Sĩ quan, phục vụ trong ngành Chiến tranh Chính trị, cũng phải đi tập trung cải tạo.
Sau này, vào tháng 2 năm 1985, Tôi được chuyển từ Trại Z30C (Hàm Tân) qua Trại Z30D (Thủ Đức), lại gặp Bà Vẽ đang bị giam bên khu Nữ tù của K1, và cũng gặp cả người con rể của bà Vẽ, Đỗ Duy Chương (Tôi không nhớ rơ anh ấy là Thiếu tá hay Đại úy) làm ở Đội Lâm sản, giam chung bên khu Nam với chúng tôi.
Hết giờ giải lao, Cán bộ hối thúc mọi người trở vào Hội trường, tiếp tục nghe mấy Tù khác lên phát biểu ư kiến của họ sau 10 bài học căn bản tẩy năo. Mọi ư kiến phát biểu cũng na ná một giọng điệu như nhau.

 



Bỗng dưng trại mở Căng tin,
Tha hồ Tù viếng, miễn tiền đủ chi.
Mặt hàng chẳng thiếu thức ǵ,
Trứng tươi, ḿ, sữa, bánh quy,
Đồ ăn đóng hộp, hệt y chợ trời.
Kẻ giầu mặc sức mua xơi,
Bỏ cơm trại nấu cho người nghèo ăn.
Mở màn khích lệ tinh thần,
Cho Tù “hồ hởi dấn thân” học hành.
Mừng đoàn Cán bộ nổi danh,
Từ Trung ương xuống tung hoành múa môi.
Đúng ngày mưa gió tối trời,
Nhóm người thắng trận đến nơi khoe tài.
Nhằm đêm tầm tă mưa rơi,
Đoàn Tù ngồi xổm đội Trời xem phim.
“Bước đầu thử thách” con tim,
Xét ḷng “đối tượng” nổi ch́m ra sao.
Có người dại miệng x́ xào,
Được mời lên hít thuốc lào thẩm tra.
Th́ thầm tin tức đồn ra,
Gọi là dằn mặt “phe ta” khỏi lờn.
Để mà suy nghĩ thiệt hơn,
“Kiến trong miệng chén” c̣n chuồn đi đâu?
Loạt bài nhồi sọ bắt đầu,
Phê b́nh Đế quốc sang giầu dă man.
Thế, Thời, Tư bản đang tàn,
Sóng Thần Cách mạng dâng tràn khắp nơi.
Khôn ngoan nên biết thức thời,
Cúi đầu theo Đảng làm người Cộng nô.
Noi gương các cụ Mao, Hồ,
Làm con cái nước Liên sô anh hùng.
Ngu si giữ giống Tiên Rồng,
Làm sao hội nhập Đại đồng Tam vô.
Rầng rầng tay vỗ hoan hô,
“Đỉnh cao trí tuệ” tha hồ ba hoa.
Công, Danh, Việt cộng chói ḷa,
Nhân dân đổ máu, Đảng ta kiêu hùng.
Đảng ta “nhân đạo khoan hồng”,
“Ngụy”(1), tha tắm máu, tập trung học nghề.
Bao giờ tiến bộ th́ về,
Tiếp tay xây dựng lại quê hương nhà.
Giờ đây chinh chiến đă qua,
Bắc Nam đoàn tụ một nhà thương nhau.
Thời gian học tập chẳng lâu,
Yên tâm cố gắng cho mau đạt thành.
Gia đ́nh vô sự yên lành,
Các con vẫn được học hành như xưa.
Vợ theo lao động thi đua,
Tham gia sản xuất, đợi Cha, đợi Chồng.
Bọn hèn xuất diện lập công,
Mở lời phụ họa, tố Ông, tố Bà.
Nghẹn ngào oán hận Mẹ Cha,
Lệ tuôn tức tưởi xin tha tội ḿnh.
Đáng thương cho lũ bạc t́nh,
Bạn bè xa lánh, rẻ khinh măn đời.
Lúc nguy mới rơ ḷng người,
Vàng thau lẫn lộn, lửa thui hiện h́nh.
Rớt vào tay bọn súc sinh,
Dần dà mới thấy cực h́nh bủa vây.
Tinh thần căng thẳng đêm ngày,
Đọa đầy kiệt sức bỏ thây rừng già.
Rồi đây sẽ sáng mắt ra,
Đừng nghe “Vẹm” nói ngọt mà vội tin.
KẾT QỦA THÂU HOẠCH SAU ĐỢT NHỒI SỌ.

Tưởng rằng Cộng sản là vô địch,
Hăng hái Bác Hồ nhắm mắt theo.
Nửa Thế kỷ qua nước vẫn nghèo,
Nhân dân nguyền rủa, buồn, nên chết.

Cách mạng theo Nga dân đói rách,
Theo Tây, theo Mỹ, nước phồn vinh.
Ḷng tham muốn cướp, Đảng hành binh,
Xâm lược miền Nam, mặc sức vét.

Chuyên quyền độc đảng, Nga hơn Mỹ,
Dân chủ b́nh quyền, Mỹ thắng Nga.
Nam Việt đắn đo lập Cộng hoà,
Nga, Hoa, lo lắng hè nhau diệt.

Chủ nghiă Tam Vô phá Quốc gia,
Tự do Dân chủ nước hưng thịnh.
Độc tài Đảng trị dân thù oán,
Thiển cận làm sao thấy được xa.

Long Giao, Long Khánh, Tháng 9-1975.
(1) Cộng sản Bắc Việt gọi Quân nhân và Công chức hành chánh Việt Nam Cộng Hoà là Ngụy quân, Ngụy quyền.

 

C̣n tiếp...

Hosted by www.Geocities.ws

1