Chương 33
TƯỞNG ĐỘC ĐÁO CỦA BÁC HỒ : “ĐỪNG GIẾT CHÚNG NÓ,
BẮT CHÚNG NÓ LÀM, NGÀY KHÔNG ĐỦ TRANH THỦ LÀM ĐÊM..."

trong

Hồi Ức Tù Cải Tạo Việt Nam

Nguyễn Huy Hùng

Mỗi ngăn cùm trong Nhà Kỷ Luật Z30D, có 2 bệ nằm bằng xi măng, dài 2 mét rưỡi suốt từ tường trước ra tường sau, rộng 70 phân, cao hơn mặt nền nhà 50 phân. Hai bệ cách nhau bởi một đường đi rộng 60 phân, dọc chính giữa pḥng. Bên hông mỗi bệ nằm, vào khoảng giữa phiá cạnh lối đi, có một lỗ hổng vuông hơm sâu, vừa đủ để chiếc keo nhựa ni-lông nhỏ làm bô đựng, cho người bị cùm tiểu tiện đại tiện vào đó suốt ngày đêm.
Hai ngăn gần cửa ra vào Nhà Kỷ Luật, đang cùm 4 người. Tôi bị cùm một ḿnh vào ngăn thứ 3, trong cùng sát vách các ngăn cùm Tù Nữ trong nửa bên kia Nhà Kỷ Luật. Đợi khi Cán bộ Trực Trại cùm Tôi xong và rời xa Nhà Kỷ Luật, mấy Bạn bị cùm trong 2 ngăn kế bên, lên tiếng hỏi thăm lư do bị kỷ luật, và thuộc Đội nào? Tôi kể cho họ biết đầu đuôi câu chuyện. Phía nửa bên kia Nhà Kỷ Luật, cũng có các Tù Nữ đang bị cùm. Họ gọi vọng sang hỏi thăm xem ai mới vào nhập bọn? Mấy bạn Tù Nam trả lời cho họ biết : “Một Bố già thuộc Đội 23, chống lệnh “Ban” Nhu ngoài bến tắm bên Đập nước.”
Mọi người im lặng, chỉ c̣n những tiếng vo vo của bầy muỗi, gọi nhau lăn xả vào đốt mặt, tay, nhất là bàn chân bị cùm không cựa quậy được. Tối như bưng chẳng nh́n thấy ǵ. Không biết muỗi ở Z30D này lớn cỡ nào? Cái ṿi của chúng dài đến nỗi, đâm được qua cả quần áo, đốt vào lưng vào đùi, buốt như bị kiến lửa cắn.
Lúc xẩm tối vào cùm, trong Nhà Kỷ Luật nóng như nung, v́ mặt Trời thiêu đốt mái tôn cả ngày. Ngăn cùm rộng 2 mét dài 2 mét rưỡi, chung quanh tường kín mít. Chỉ có 1 lỗ thông hơi, 20 phân vuông gắn song sắt trên cửa ra vào ngăn cùm, nên hơi nóng không thoát ra ngoài được. Mồ hôi ra nhễ nhại, ướt đẫm cả quần lẫn áo. Nhưng đến 9 giờ, kẻng lệnh Trại báo giờ ngủ, không khí trong ngăn cùm đột ngột đổi sang lạnh, như nằm trong hầm nước đá. Càng về khuya, mái tôn tích tụ khí sương đêm, toả xuống càng lạnh hơn.
Nằm ngửa trên bệ xi măng, không chiếu, không gối, không mùng, không mền, xoay người nằm nghiêng không được, đau xương sọ đầu hết sức. Hai tay bận bịu thường xuyên khua đập muỗi, đang thi nhau bâu quanh mặt, quanh ḿnh để hút máu, chẳng rảnh để dùng đỡ thay gối. Chân trái bị cùm, treo lơ lửng 40 phân cao hơn bệ nằm, ngay đơ cứng ngắc không nhúc nhích được, máu lưu thông bị cản trở, tê mỏi đau nhức lạnh cóng. Ngồi lên vói tay khua đuổi muỗi không tới, c̣n thêm nạn đau hông mỏi lưng, v́ dùng gân bụng co người ngồi lên nằm xuống hoài. Cởi áo ra dùng làm quạt xua, thân ḿnh trần trụi muỗi nhào vô đốt c̣n tàn bạo hơn. Đành chịu để cho chúng tự do thao túng, chiếc chân vô phước bị cùm. Hút máu măi no chán rồi chúng cũng phải thôi, đi kiếm chỗ ẩn nấp chờ tiêu hoá.
H́ hục đánh lộn với muỗi, suốt đêm chẳng ngủ được. Đă không ngủ được, lại mót tiểu hoài. Nước trong người hụt dần bằng đường tiểu, bằng mồ hôi, đâm ra khát, khô môi khô miệng. Gô nước uống mang theo, phải để lại trên bàn ngoài hành lang, làm sao lấy? Đâu có kêu “cấp cứu” để xin nước uống được. Lỡ họ không cho, c̣n đánh ḿnh v́ chuyện không cần “cấp cứu” mà làm phiền th́ sao? Các bạn trong các ngăn kế bên, cũng bị cùm nằm một chỗ như ḿnh, chẳng giúp ǵ được, cầu viện vô ích. Tôi đành cởi áo c̣n ẩm mồ hôi, nắm lại thành một nùi, đưa lên mồm nhấp nhấp mút mút, hy vọng chất muối trong người thoát ra theo mồ hôi, sẽ kích thích nước miếng trong miệng tiết ra cho đỡ khát. Để giữ cho áo luôn luôn ẩm có nước mút vô miệng, mỗi lần mót tiểu Tôi phải tiểu vào áo thay v́ tiểu vào bô. Phải chịu đựng như vậy, cho đến lúc Cán bộ Trực Trại tới mở cửa kiểm danh sáng. Một trong các Tù được mở cùm đi đến từng bệ nằm, gom các bô phân riêng của mỗi người đem đi đổ, Tôi mới nhờ lấy giùm Gô nước vào để uống.
Bên trong Nhà Kỷ Luật nồng nặc mùi xú uế, do các Tù bị cùm tiểu đại tiện vào những chiếc bô ni lông nhỏ không nắp đậy, để ngay trong lỗ hổng dưới bệ nằm. Cán bộ Trực Trại không vào trong kiểm tra, ủy thác cho anh Trưởng Ban Trật Tự Thi Đua làm thay. Nhờ thế, anh “Thi Đua” một Sĩ quan cỡ trên 40 tuổi, Tôi không nhớ Tên và Cấp bậc, đến gần hỏi nhỏ : “-Đại tá có cần giúp đỡ hay nhắn ai ngoài Đội điều ǵ không?” Thấy anh “Thi Đua” tự nguyện sốt sắng. Tôi mạnh dạn nhờ tiếp xúc với anh Trung tá Sáu Đội phó Đội 23, yêu cầu mỗi buổi gói một ít đường cát và chà bông đem vào giùm cho Tôi dùng, nếu không có ǵ nguy hại cho anh ấy. Anh “Thi Đua” gật đầu nói là được, không khó khăn.
Buổi trưa đến phát cơm, anh “Thi Đua” cho biết, phải đợi giờ anh em đi lao động về nghỉ, mới t́m gặp anh Sáu Đội phó được. Đồng thời nói nhỏ cho biết, hồi sáng có 2 Đội anh em trẻ Biệt Kích Phục Quốc gốc Đà Nẵng, vẫn thường ghé thăm Đội chúng tôi, đ́nh công không chịu xuất trại lao động. Hiện đang bị cô lập tại Hội trường, chờ Ban Giám Thị Phó Trại trưởng Hậu cần vào làm việc, t́m hiểu lư do và giải quyết. Tôi giật ḿnh lo, không biết lư do nào anh em làm vậy. Nếu v́ chống đối việc Tôi bị cùm, nhiều người sẽ mang vạ lây tội nghiệp. Ngoài ra, nếu không tinh khôn lái hướng đấu tranh qua mục tiêu khác, bản thân Tôi sẽ lănh hậu họa rất trầm trọng, v́ tội lănh đạo chống đối Ban Giám Thị Trại giam.
Đến chiều, khi đem cơm nước vào tận các ngăn cùm phát cho từng Tù một, anh “Thi Đua” móc trong túi quần ra, đưa cho Tôi 2 gói nhỏ đường và chà bông. Tôi đổ ngay đường vào Gô nước, chà bông trộn lộn vào Ca cơm ăn liền. Vo viên 2 mảnh giấy, bỏ xuống cạnh bô đựng phân và nước tiểu, để dành dùng sau khi giải quyết việc nộp thuế cho Trại nuôi cá bón rau. Trong lúc múc cơm vào Ca cho Tôi, anh “Thi Đua” cho biết việc anh em Biệt Kích đă được giải quyết. Tất cả bị chuyển vào giam trong Khu Cách Ly, chờ làm việc tiếp. Khu Cách Ly là nơi chúng tôi bị giam 2 ngày liền để làm thủ tục, hồi mới tới K1 Trại Z30D này. Anh em Biệt Kích đưa ra 2 lư do để đ́nh công, và yêu cầu Ban Giám Thị phải giải quyết xong, mới chịu đi lao động trở lại :
1.-Cán bộ Quản giáo Đội thiếu lịch sự, cư xử ăn nói tục tằn “thiếu văn hoá” với anh em, trái với Nội quy Trại. Yêu cầu Quản giáo Đội phải công khai xin lỗi anh em, và đổi Quản giáo khác.
2.-Anh em phải lao động cực nhọc vất vả, Ban Ẩm Thực Trại không bao giờ chịu dùng hết số tiền Nhà Nước cho anh em được quyền hưởng hàng ngày, nên thức ăn rất nghèo nàn. Yêu cầu Ban Giám Thị phải giải quyết và cho biết lư do tại sao?
Trong thời gian bị kỷ luật, chỉ được ăn ngày 2 bữa, theo “tiêu chuẩn” 9 kí lô gạo một tháng. Mỗi bữa chỉ được non nửa Ca cơm, chớ không được đầy Ca như ăn theo “tiêu chuẩn” b́nh thường 11 kí. Nhưng, không phải lao động, suốt ngày đêm nằm ngồi yên tại chỗ, không hao tổn năng lượng bao nhiêu, lại có đường và thịt chà bông tăng cường lén ngày 2 bữa, nên Tôi yên tâm hy vọng có thể chịu đựng được dài dài nhiều ngày.
V́ có vụ 2 Đội anh em trẻ đ́nh công, Tôi bị cùm suốt 2 ngày liền, không được dẫn ra “làm việc” với Cán bộ An ninh như thông lệ. Chắc là c̣n chờ khai thác anh em trong các Đội đ́nh công, kiếm kẽ hở rồi dựa vào đó buộc cho Tôi, tội lănh đạo Tù chống đối Ban Giám Thị chăng? Tôi hồi hộp đợi chờ, và sẵn sàng gánh chịu những ǵ tồi tệ nhất sẽ đến với ḿnh. Nhưng may thay, anh em rất khôn ngoan, không một chỉ dấu nào cho phép Trại kết luận, hành động của anh em có liên hệ tới Tôi. Măi đến chiều ngày thứ 3, Cán bộ Trực Trại và anh “Thi Đua” mới vào Nhà Kỷ Luật mở khoá cùm, đưa Tôi ra Hội trường “làm việc” với Cán bộ An ninh.
Mở màn, Cán bộ An ninh hỏi : “-Anh đă nhận thấy sai trái của ḿnh chưa?” Tôi trả lời : “-Tôi có làm ǵ sai trái đâu mà nhận.” Ông ta hỏi tiếp : “-Thế tại sao anh lại bị cùm?” Tôi thong thả chậm răi kể cho ông ta nghe, câu chuyện bị “Ban” Nhu bắt đem cùm. Dĩ nhiên là phải thêm bớt cho khác sự thật đôi chút, để tránh tội “chống lệnh Ban Giám Thị Nhu”, như sau :
“-Đội chúng tôi được đưa ra bến Đập nước tắm, chung với tất cả mọi người. Nơi gần bờ đông người tắm nên nước đục ngầu. Tôi phải bơi ra giữa ḍng tắm nước trong, như nhiều người vẫn làm xưa nay. Trong khi Tôi cúi đầu trong nước bơi ra giữa ḍng sông. “Ban” Nhu đứng trên bờ bên kia sông, ra lệnh ǵ Tôi đâu có nghe thấy. Lúc vừa ngưng bơi ngẩng đầu lên, nghe thấy tiếng vọng : “-Tắm truồng, thiếu văn hoá, không được tắm, đi lên!” Bản thân Tôi có mặc quần cụt đàng hoàng, đâu có ở truồng, nên yên tâm tiếp tục đứng tắm.
Bỗng nghe tiếng “Ban” Nhu quát phía sau lưng : “-Anh kia có đi lên không?” Tôi quay lại trả lời : “-Tôi đâu có tắm truồng.”. “Ban” Nhu quát vẻ giận dữ : “-Không tắm truồng cũng phải lên.” Tôi tuân lệnh bơi vào bờ, phía Đội xuống tắm bên bờ sông đối nghịch với bờ nơi “Ban” Nhu đứng. Cả Cán bộ Quản giáo Đội và mọi người đều thấy rơ ràng, Tôi có mặc quần tắm đàng hoàng. Sở dĩ “Ban” Nhu ra lệnh các Cán bộ sang bắt Tôi, v́ “Ban” tưởng Tôi bơi qua bờ bên kia để trốn tránh.
Thật t́nh, Tôi không nghe được đầy đủ lệnh của “Ban” Nhu, nên khi “Ban” hỏi Tôi mới trả lời như vậy. Nếu biết rơ v́ mấy người tắm truồng, thiếu văn hoá, “Ban” Nhu phạt đuổi tất cả mọi người lên. Tôi đâu có ngu dại ǵ, dám trả lời “Ban” như vậy. Sự thực là vậy, bây giờ tùy quyền “Ban” Nhu đại lượng tha th́ Tôi cám ơn, c̣n nếu “Ban” Nhu không bằng ḷng, muốn kỷ luật thế nào Tôi cũng phải tuân hành đâu dám kêu ca ǵ.”
Cán bộ An ninh đưa cho Tôi mấy tờ giấy trắng, cây bút Bic và nói : “-Thôi được, anh ghi lại đầy đủ vào đây, để tŕnh Ban Giám Thị xét.” Tôi ngồi cặm cụi viết xong kư tên và nộp. Cán bộ An ninh ngồi đọc lại kỹ lưỡng, chấp nhận, rồi đưa Tôi trở lại Nhà Kỷ Luật cùm vào chỗ cũ.
Chiều đó, có 2 bạn bị cùm ở ngăn kế bên, hết hạn phạt được tha về Đội. Trước khi ra khỏi Nhà Kỷ Luật, các bạn ấy đến cửa pḥng cùm Tôi, cho biết là hàng ngày vào chiều tối, các bạn ấy sẽ đến bên ngoài tường, chỗ có lỗ thông hơi nơi hành lang ngay phía trước cửa ngăn giam Tôi, để thăm chừng xem Tôi cần ǵ, các bạn ấy t́m cách tiếp vào cho. Tôi trả lời cám ơn, và nói các bạn đừng làm vậy. Cán bộ bắt gặp sẽ bị phiền hà. Chắc Tôi cũng không bị kỷ luật lâu đâu.
Hai ngày sau, vào lúc nhá nhem tối, Cán bộ An ninh vào tận nơi đang cùm Tôi, đưa ra một tờ Biên bản bảo Tôi đọc đi rồi kư vào. Tôi nói : “-Tôi cận thị, chữ nhỏ như vầy không có kính cận, trong pḥng cùm lại thiếu ánh sáng đâu có thấy ǵ mà đọc, xin Cán bộ dẫn Tôi về Đội để lấy kính cận.” Ông ta nói : “-Để Tôi đọc cho anh nghe.” Rồi ông ta đọc, đại ư nói là Tôi nhận tội trong khi cùng với Đội đi tắm tại sông, đă bơi ra nơi khác ngoài chỗ quy định của Cán bộ. Tôi lên tiếng phản đối : “-Tôi đâu có làm như vậy mà buộc Tôi phải nhận.” Ông ta nói tiếp : “-Thôi kư vào đi cho nó xong, mai trở về Đội đi làm như thường.” Rồi ông ấy nói tiếp : “-Anh thật là xui, gặp ngay lúc “Ban” đang nóng giận, cần có “đối tượng” để thị uy duy tŕ kỷ luật.” Tôi suy nghĩ trần trừ đôi phút, rồi cũng đành phải kư. Nhưng kư đè lên mấy ḍng dưới cùng, làm như không nh́n thấy chữ trong giấy, nên kư lộn chỗ.
Sáng hôm sau, khoảng gần giờ nghỉ giải lao giữa buổi lao động sáng, Cán bộ Trực Trại và anh “Thi Đua” vào Nhà Kỷ Luật, mở cùm thả Tôi trở về Đội. Về đến pḥng, anh Trực Nhà chạy ra ôm Tôi bắt tay chia vui tíu tít, và nói : “-Hên lắm, được tha sớm 2 ngày đấy Bồ ạ! Hôm nọ nghe đọc lệnh cùm một tuần lễ lận.”
Suốt 5 ngày 5 đêm bị cùm chân, ăn, uống, ngồi, nằm, tiểu tiện, đại tiện ngay tại chỗ, đâu có được đánh răng rửa mặt. Râu tóc mọc bờm xờm. Ngày đêm mồ hôi ra ướt rồi khô lại, cáu ghét đầy ḿnh, quần áo hôi hám. Các lốt muỗi đốt ngứa ngáy găi sứt da thành ghẻ, mần đỏ cùng ḿnh vô cùng khó chịu. Tôi mượn thùng đi ra ṿi nước công cộng, lấy nước tắm cho nó thoải mái. Ra đến nơi, Tôi để thùng xếp hàng ở phía trót như thường lệ. Mấy em Tù H́nh Sự khai bệnh ở nhà không đi lao động, cũng đang chờ trực lấy nước, thấy Tôi vừa ở Nhà Kỷ Luật ra, lên tiếng : “-Bố già chịu chơi, mời Bố lấy trước đi. Pḥng Bố ở Nhà nào? Để chúng con xách tới giùm cho Bố khỏi mệt.” Tôi thật không ngờ, nhân cách của Tù H́nh Sự tại miền Nam Việt Nam khác hẳn Tù H́nh Sự ngoài Bắc. Điều này cho thấy, kết quả chương tŕnh Công dân giáo dục tại miền Nam theo Văn hoá Nhân bản cổ truyền của Dân tộc, khác hẳn với lối giáo dục Công dân của miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa lai căng theo Cộng sản Nga Tầu.
Ngày hôm sau, Tôi khai bệnh không đi lao động. Anh bạn Tù làm Y tá, phụ cho Cán bộ Y tế tại Bệnh xá, đo thân nhiệt và mạch tim của Tôi, tŕnh Cán bộ cho nghỉ lao động v́ sốt và cao áp huyết. Nhờ sự giúp đỡ của anh bạn Tù Y tá tốt bụng này, Tôi được nghỉ ở nhà 1 tuần lễ thoải mái. Lợi dụng thời gian tới khám bệnh lănh thuốc, Tôi ghé thăm anh Đại tá Hồ Hồng Nam (Chiến tranh Chính trị) cùng Đội, nằm điều trị cả mấy tuần lễ v́ đại tiện ra máu. Chẳng biết v́ sao không được di tản đi Bệnh Viện Phan Thiết. Thấy Tôi, anh Nam nói ngay cho biết : “Anh em ở Bệnh Xá và “Thi Đua” đă bàn nhau. Nếu sau 5 ngày Tôi bị cùm không được tha, sẽ xúi Tôi kêu “cấp cứu” ban đêm, để họ tŕnh Cán bộ Y tế cho ra Bệnh xá nằm điều trị.”
Nhân dịp này, Tôi cũng gặp một người quen thân cũ. Anh bạn Tù (Trung tá Quân Cụ) đang làm Anh Nuôi, nấu cơm, cháo, thức ăn và nước chín cho bệnh nhân tại Bệnh Xá. Vợ anh ấy là một Nữ Quân Nhân đă giải ngũ, mở trường dậy đánh máy chữ ở Saigon. Hồi những năm cuối thập niên 1950, Chị ấy làm việc chung với Tôi tại Bộ Chỉ huy Viễn Thông Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Nhờ thế, hàng ngày Tôi được anh ấy cho vào tắm nhờ, nơi ṿi nước riêng của Bệnh Xá, thay v́ phải ra ṿi công cộng đứng xếp hàng chờ trực lấy nước. Mấy tháng sau, không biết v́ lư do ǵ, anh bạn tốt bụng này bị chuyển đi Trại kiên giam Xuân Phước, tuốt ngoài miền Trung Việt Nam. Anh em Tù ai cũng buồn, thương cho sự không may đă đến với anh ấy.
Tôi nghỉ bệnh không đi lao động được 3 ngày. Quản giáo Đội và Cán bộ Trực Trại bất thần vào pḥng giam, kiểm tra xem t́nh trạng sức khoẻ thực sự của Tôi ra sao? Các ông ấy bắt gặp lúc Tôi đang ngồi trên sàn ngủ, ba hoa oang oang nói chuyện với mấy Tù bệnh thuộc Đội bên cạnh. Ngày hôm sau Tôi vẫn nghỉ bệnh. Chiều về, anh Đội trưởng đến gặp cho biết, Cán bộ Quản giáo yêu cầu Tôi đi lao động. Tôi trả lời : “-Nhờ anh tŕnh lại Cán bộ giùm, Tôi bị kỷ luật nên suy nhược mới bệnh. Cán bộ Y tế kiểm tra sức khoẻ hàng ngày, thấy Tôi bệnh thật mới cho nghỉ. Khi nào hết bệnh Tôi sẽ đi lao động.”
Hai ngày tiếp theo, Tôi vẫn nghỉ. Tối đến, lúc 2 anh em ngồi ăn cơm chung, anh Nguyễn văn Sáu Đội phó nhỏ nhẻ nói : “-Anh nên đi lao động trở lại đi, Quản giáo cho hay là “Ban” Nhu theo dơi biết anh đă khoẻ mà vẫn cớ bệnh nghỉ. “Ban” Nhu tỏ vẻ không bằng ḷng, e sẽ có chuyện không hay, anh nên suy nghĩ lại. Lúc này Đội đang thu hoạch bắp ở khu vực gần Hồ Cá, phía sau lưng Khu giam này, không có ǵ vất vả. Cán bộ Quản giáo nói, anh đi làm sẽ thu xếp cho anh làm công việc nhẹ ít lâu.” Bữa đó là chiều thứ Bẩy, Tôi nói cho anh Sáu yên tâm : “-Thôi được để thứ Hai, Tôi sẽ đi lao động trở lại.”
Ngày Chúa Nhật cả trại nghỉ lao động, các bạn Tù cấp bậc nhỏ quen biết ṃ đến thăm chúng tôi rất đông. Chắc có “an ninh ch́m” báo cáo sao đó. Bỗng dưng thấy “Ban” Nhu xuất hiện, đứng phía ngoài cửa sổ pḥng ăn, quan sát hỏi : “-Bác nào mới bị kỷ luật?” Tôi lên tiếng : “-Thưa Ban, Tôi.” Ông ta hỏi tiếp : “-Bác có giận tôi không?” Tôi trả lời : “-Đâu dám, Tôi vi phạm lệnh “Ban” th́ phải chịu kỷ luật, đâu có ǵ để phiền giận. “Ban” là người đại diện Đảng và Nhà Nước giáo dục chúng tôi cải tạo.” Ông ta nhếch miệng cười không ra tiếng, và rời pḥng ăn của chúng tôi đi sang các nhà khác. Chắc cũng để quan sát hoạt động của anh em Tù, trong ngày nghỉ như thế nào.
Một tuần lễ sau, Đội chúng tôi phải di chuyển sang ở dẫy nhà cuối cùng bên Khu giam Tù Nữ. Dẫy nhà này có hàng rào kẽm gai, ngăn cách hẳn với các nhà giam Tù Nữ ở ngay phía trước, có cổng ra vào riêng, y như dẫy nhà Cách Ly bên Khu giam Tù Nam vậy. Trong phạm vi phần đất thuộc Khu giam Tù Nữ, Tù Nam bị cấm tuyệt đối không được lai văng vào bất cứ giờ giấc nào, ngoại trừ Đội chúng tôi và Đội Đan Lát gồm toàn những người già tàn tật bệnh hoạn, bị giam trong cùng một Khu với Tù Nữ.
Dẫy nhà giam chúng tôi, có lẽ đă được xây dựng từ hồi mới khởi dựng Trại Z30D, vách gỗ mái tôn. Sàn ngủ 2 tầng làm bằng ván mỏng, lâu ngày khô cong vênh lên vơng xuống. Người nào không may, bị nằm ngay chỗ giữa 2 tấm ván vênh, coi như ngày đêm phải chịu thêm một cực h́nh đau khổ. Nhà được ngăn thành 2 nửa có cửa ra vào riêng biệt, để giam 2 Đội khác nhau. Cả hai bên đều được kiến trúc như nhau, phía sát đầu nhà là pḥng ngủ, tiếp theo là pḥng vệ sinh có một kệ gỗ cho Tù cất đồ tiếp tế phẩm riêng. Ăn uống ngay nơi chỗ ngủ của ḿnh, hoặc ngồi chồm hổm ngoài sân trước dẫy nhà.
Nửa nhà bên này giam Đội chúng tôi. Nửa nhà bên kia giam Đội Đan Lát các vật dụng bằng tre hoặc lá buông. Trong Đội Đan lát, Tôi có dịp gặp anh bạn Đại tá Tôn Thất Đông (Sĩ quan tốt nghiệp Trường Vơ Bị Quốc gia Việt Nam sau Tôi một Khóa), trước 30-4-1975 anh ấy làm Dân Biểu hay Nghị Sĩ ǵ đó trong Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà.
Dọc trên tường trước và tường sau pḥng ngủ, đều có những khung cửa sổ rộng cao, đặt song sắt, không cánh cửa. Bên ngoài có thể quan sát các hoạt động bên trong rất dễ dàng. Ngược lại, ở bên trong nếu ngồi sát cửa sổ, cũng có thể quan sát được những ǵ đang xẩy ra bên ngoài. Trước dẫy nhà giam chúng tôi, có một khoảng sân rộng 50 mét, mùa mưa lầy lội bùn ngập lên đến cổ chân. Tiếp theo là một hàng rào kẽm gai đan ô vuông, cao 3 mét. Thêm một khoảng đất trống chừng 5 mét nữa, đến dẫy nhà giam Tù Nữ, tường gạch mái tôn, cũng có dẫy cửa sổ cao rộng đặt song sắt, không cánh cửa.
Bị giam tại đây, anh em chúng tôi gặp phải hoàn cảnh thật oái oăm. Đối với những bạn coi nặng tinh thần đạo đức cách tuyệt đối, cảm thấy khó chịu bực ḿnh. Nhưng với các bạn ưa nghệ thuật, lại thấy thích thú. V́ hàng ngày, được rửa mắt bằng những hoạt cảnh Tiên nữ Trần gian khoả thân, không mất tiền mua vé. Số là, trong dẫy nhà giam Tù Nữ ngay trước dẫy của chúng tôi, có vài ba Tù Nữ nằm sàn ngủ tầng trên. Gần mái tôn nóng nực, nên sau khi điểm danh vào nhà giam, và trong những ngày nghỉ Lễ, Chúa Nhật, các cô thường thích khoả thân cho nó mát mẻ. Độc hơn nữa, mỗi lần khoả thân như vậy, các cô lại cố t́nh gây tiếng động khiêu khích, để lôi cuốn sự chú ư của anh em trong nhà giam chúng tôi.
Phải chăng, đây là đ̣n cân năo? Ban Giám Thị Đại úy Công An Nhân dân Trịnh văn Nhu, Bí thư Đảng ủy Trại giam, người gốc Thanh Hoá, nổi tiếng thủ đoạn, tàn bạo, lấn lướt cả quyền của Trại trưởng, muốn chơi khăm hành hạ tinh thần anh em Tù cấp Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà?
Anh em ở đây lâu trước chúng tôi, cho biết : “Ban” Nhu hồi cuối năm 1975 là Thượng sĩ Công An Nhân dân, đi cùng các Tù Nữ từ Trại giam nữ tội phạm tại Quận lỵ Thủ Đức, di chuyển về đây xây dựng Trại Thủ Đức Z30D này. Đến năm 1984, ông ấy đă leo lên đến cấp bậc Đại úy, Giám Thị, Bí thư Đảng ủy, một tay thâm độc lừng danh.” Tất cả Tù lẫn Cán bộ, kể cả Trại Trưởng, Trại phó Hậu Cần và các Đại úy Giám thị các Phân trại thuộc Trại Z30D này đều ngán. V́ h́nh như ông ta có gốc dựa rất lớn, Cục trưởng Cục Trại giam hay Phó Bộ trưởng trong Chính phủ tại Hà Nội ǵ đó.
Hồi c̣n ở ngoài Trại Thanh Phong Thanh Hoá, có tin đồn chúng tôi sẽ về Trại Thủ Đức. Anh em cứ tưởng là Trại giam nữ tội phạm tại Quận lỵ Thủ Đức có từ hồi trước 30-4-1975, không dè lại là đây.
Nhân dịp Đại Lễ 2 tháng 9 năm 1984, có một đợt tha Tù tại Z30D. Anh Đội trưởng (Trung tá Cảnh sát Phan trung Chánh), và nhiều Trung tá trong Đội chúng tôi được tha. Nhân số Đội hụt hẳn đi, chỉ c̣n lại hơn chục Đại tá với nhau và anh Trung tá Nguyễn văn Sáu. Đội chúng tôi được tăng cường thêm, anh Đại tá Phạm Chí Kim người to lớn khoẻ mạnh như Âu Tây, và 2 Tù gốc Hành Chánh. Một anh gốc Huế, thuộc thành phần Quốc gia không Cộng sản, trước 30-4-1975 là Cán bộ Nghiệp đoàn Lao động tại Saigon. Một anh gốc Bắc Di cư, thuộc thành phần bỏ hàng ngũ Việt Cộng hồi chánh theo chương tŕnh Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng hoà, trước 30-4-1975 được xử dụng làm Cán bộ Xây dựng Nông thôn hay Thông tin Chiêu hồi ǵ đó trong Tỉnh Phước Tuy. Anh Cán bộ Cộng sản Chiêu hồi này, được chỉ định làm Đội trưởng thay anh Chánh Đội trưởng cũ được tha. Anh Trung tá Nguyễn văn Sáu chưa được tha, vẫn làm Đội phó Đội chúng tôi.
Hàng ngày, Đội phải đi qua cầu trên Đập nước sang bên kia sông, khai phá trồng mía suốt dọc khu vực dài 5 cây số. Từ đoạn đối diện Đội Nuôi Heo của Tù Nữ, qua Khu Nhà Thăm Nuôi mới đang xây dựng, qua Khu Đội Nuôi Gà, dài lên đến Khu nuôi Ḅ, ṿng ra bờ sông nơi có cây cầu gỗ nhỏ dài 50 thước, băng qua Khu Nhà Tiếp Đón thân nhân đến “đăng kư xin thăm nuôi”, đang xây dựng. Khu Tiếp Đón mới này, nằm cách Quốc lộ Saigon-Phan Thiết chừng 1 cây số, sẽ thay thế khu cũ ở gần cổng Trại giam. Khu mới này cách xa Nhà Thăm Nuôi tại cổng K1 khoảng 3 cây số.
Trong suốt thời gian này, tất cả các Đội phải làm “thông tầm”. Buổi trưa, chỉ được nghỉ có 30 phút ăn tại chỗ, rồi làm tiếp đến chiều tối mới về Đập nước tắm, trước khi trở vào Khu giam. Một hôm vào đúng giờ giải lao giữa buổi lao động sáng, “Ban” Nhu đi “tham quan”, ghé chỗ Đội chúng tôi đang nghỉ, cất tiếng hỏi : “-Bác nào hôm trước bị cùm đâu?” Anh Đội trưởng (Cán bộ Chiêu hồi) chỉ vào Tôi, nói : “-Kính thưa Ban, anh Hùng.” “Ban” Nhu nh́n Tôi, nhếch miệng cười không ra tiếng, hỏi : “-Bác c̣n thù hận Tôi không?” Tôi trả lời : “-Tôi đâu dám. Trước kia Tôi từng chỉ huy đơn vị có cả vài ngàn nhân viên, gồm Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ và Dân chính. Cũng có những lúc cần phải hành động thị uy để duy tŕ kỷ luật. Việc làm hôm nọ của “Ban” là cần thiết, nên Tôi rất thông cảm, đâu có thù hận ǵ Ban.”
Ông ấy gật đầu tỏ vẻ hài ḷng, hỏi tiếp : “-Bác đă bao giờ được thăm nuôi 24 tiếng chưa?” Tôi trả lời : “-Diện của Tôi, được Ban Giám Thị cho thăm nuôi 30 phút là qúy lắm rồi, có bao giờ dám nghĩ tới thăm 24 giờ.” Ông ấy nói tiếp : “-Bác có muốn được “thăm nuôi” 24 giờ không?” Tôi trả lời : “-Nếu “Ban” cho, Tôi sẽ nhắn Vợ Tôi lên.” Ông ấy khẳng định : “-Được, bữa nào nhắn Bác gái lên, Tôi sẽ cho Bác được thăm 24 giờ.” Rồi quay lại nói với Quản giáo Đội chúng tôi, đang đứng sau lưng : “-Mày nhớ, bữa nào Vợ Bác ấy lên, cho Bác ấy làm đơn tŕnh lên Tao sẽ cho.” Sau khi Tôi ngỏ lời cám ơn xong, ông ấy quay qua anh em cả Đội nói : “-Kể cả các Bác nữa, người nào có Bà Xă lên, muốn được “thăm nuôi” 24 giờ Tôi cũng cho, không riêng ǵ một ḿnh Bác Hùng.”
Một tháng sau, vào buổi trưa, anh Sáu Đội phó và Tôi đang ăn cơm. Anh trưởng Ban Thi Đua đến báo cho Tôi biết, có Vợ và Con tới Trại xin “thăm nuôi”. Nhưng không được chấp thuận, v́ theo lệnh Kỷ Luật ngoài việc cùm một chân 7 ngày trong Nhà Kỷ Luật, c̣n bị cấm không cho “thăm nuôi” trong ṿng 3 tháng. Nhớ lời hứa của “Ban” Nhu, Tôi làm đơn chờ tới giờ xuất Trại lao động, nhờ anh Đội trưởng ra gặp Quản giáo Đội, tŕnh bầy xin can thiệp cho Tôi.
Thật rắc rối, “Ban” Nhu đi công tác Saigon không có mặt tại Trại. Cán bộ Quản giáo Đội phải đích thân mang đơn xin của Tôi, chạy đi gặp Ban Giám Thị Trại trưởng tŕnh bầy sự việc. Trại Trưởng chấp thuận cho Tôi được phép “thăm nuôi” 24 giờ. Tôi ra thăm trễ hơn mọi người. Thấy Tôi được ra thăm, Vợ và cô con Gái út của Tôi mừng rỡ vô cùng, nhưng rất ngạc nhiên. Hồi sáng, Cán bộ phụ trách “thăm nuôi” nói, chồng bị kỷ luật Ban Giám Thị phạt không cho gặp thân nhân trong ṿng 3 tháng, sao bây giờ lại được ra thăm? Đến khi được cho ở lại thăm qua đêm, Vợ Con của Tôi c̣n ngạc nhiên hơn nữa. Tôi phải kể lại cho nghe đầy đủ câu chuyện bị kỷ luật, và lời hứa của “Ban” Nhu, Giám Thị, Bí thư Đảng ủy của Trại, trước mặt anh em cả Đội trong giờ lao động như thế nào. Nghe xong, Vợ của Tôi nhỏ nhẹ trách : “-Sao ông vẫn tính nào tật nấy, bướng bỉnh chống đối họ làm ǵ? Trong khi c̣n bị giam cầm trong tay họ, nên cố gắng nhẫn nhịn để sớm được tha về với Vợ Con th́ hơn.” Điều khuyên này khiến Tôi suy nghĩ, và nó cứ lởn vởn hoài trong trí óc Tôi, măi cho đến bây giờ vẫn chưa phai.
Thời gian ngày tháng cứ thờ ơ, liên tục theo nhau chồng chất lên vai lên đầu Tù. Hết Xuân đến Hạ, măn Hạ sang Thu, Thu tàn Đông tới. Đợi hoài, đợi măi chẳng thấy gọi tên ḿnh được tha. Trong khi bạn bè, cứ lần lượt theo nhau hân hoan chia tay với lời hẹn : “-Mong sớm gặp lại nhau ngoài xă hội.”
Khu Nhà Thăm Nuôi mới bên bờ sông hoàn thành. Trại bắt đầu khởi công khơi hồ chứa nước phía trên đập, cho rộng và sâu hơn. Nhằm tích nước cho thật nhiều, để đặt 1 tourbine nhỏ tạo năng lượng điện, cho Đội Mộc hoạt động liên tục suốt ngày đêm, kịp thoả măn đơn đặt hàng của các tổ chức ngoài xă hội. V́ thế, ngoài những Đội trẻ khoẻ, được chỉ định chuyên trách đào hồ ban ngày, các Đội khác được yêu cầu cung cấp người t́nh nguyện, làm đêm từ 7 giờ tối đến 10 giờ khuya. Ai t́nh nguyện làm đêm, được cấp thêm một bữa ăn khuya. Dĩ nhiên t́nh nguyện lao động tích cực như vậy, được coi là có “tinh thần cải tạo năng nổ tiến bộ”, sẽ được Ban Giám Thị “chiếu cố” tŕnh Nhà Nước cho về với Vợ Con sớm hơn. Đội chúng tôi chỉ có anh Đội trưởng (Cán bộ Chiêu hồi), và vài bạn cảm thấy c̣n sung sức như anh Kim “đăng kư tham gia”.
Thời gian này, Đội chúng tôi được giao cho phụ trách trồng rau, bầu, đu đủ, hai bên bờ sông chung quanh Khu Nhà Thăm Nuôi mới, đến sát ranh Đội Nữ Nuôi Heo. Ngoài ra c̣n phải trồng hột tiêu trong khu trồng táo Thái Lan, gần Khu Nuôi Gà đẻ trứng và gà thịt. Nguyên bấy nhiêu công việc thôi, anh em làm đă mệt phờ hơi tai ra rồi. Thế mà anh Đội trưởng của chúng tôi (gốc Cán bộ Cộng sản Hồi Chánh) rất “năng nổ”, muốn chiều ḷng Ban Giám Thị Trại, c̣n t́nh nguyện bao thầu hết luôn khu đất trồng hơn 10 luống rau của Đội Nữ và khu trồng đậu xanh, ngay bên cạnh khu trồng rau của chúng tôi. Anh em rất bất măn, nhưng đành phải bậm môi chịu trận chẳng biết làm sao.
Trong lúc thâu hoạch đậu xanh, để sau đó cuốc đất lên luống biến thành khu trồng rau. Anh em bàn tán không biết ai báo cáo, việc một bạn trong Đội riễu cợt việc khai thác sức lao động của Tù, t́nh nguyện tham gia đào hồ ban đêm, bằng câu nói của chính Cách Mạng thường dùng : “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, bị “Ban” Nhu kêu lên “làm việc”. Mọi người nghĩ rằng, trong anh em chẳng ai hèn hạ làm công việc ton hót đó, ngoài Đội trưởng. Tôi góp chuyện bằng một câu chửi đổng : “-Tiên sư lủy đó, chớ ai!” Không dè gặp đúng lúc anh Đội trưởng đi ngang nghe được. Trong giờ Đội họp kiểm điểm công việc hàng đêm trong buồng giam, bao giờ Quản giáo Đội cũng đứng ngoài để theo dơi. Anh Đội trưởng đưa vấn đề ra, yêu cầu Tôi phải giải thích lư do, tại sao Tôi chửi tiên sư anh ấy?
Tôi bị bất ngờ, nhưng đă nhanh trí giải quyết bằng cách giải nghĩa từ Sir của anh ngữ, Monsieur, lui, của Pháp ngữ, và Tiên sư, Tiên sinh của Trung Hoa, để chứng minh ḿnh không chửi anh ấy. Đại ư như sau :
“-Trước nhất Tôi thành thật nhận lỗi vi phạm Nội Quy Trại, v́ dùng từ ngoại quốc xen kẽ trong câu tiếng Việt, nên đă làm cho anh hiểu lầm. Tôi xin giải nghĩa rơ ràng các từ Anh ngữ : Sir, Pháp ngữ : Monsieur, lui, và chữ Nho : Tiên sư của Trung Hoa, để anh hiểu là Tôi không hề chửi anh. Bằng tuổi chúng tôi, nếu được học qua chương tŕnh các lớp Trung học toàn bằng Pháp ngữ, không ai lạ ǵ việc dùng chữ SỪ LỦY (monsieur, lui) nghiă là ông, ông ấy đó, để nói đến giáo sư ḿnh không muốn nhắc tên ra. C̣n từ Anh ngữ SIR (sơ) có nghĩa là Ngài, như người ta thường nói Sir Wilton Churchill có nghĩa là Ngài Wilton Churchill. Hoặc tiếng Trung Hoa người ta vẫn dùng chữ Tiên sư để xưng hô mỗi khi nói đến bậc Thầy, hay Tiên sinh là Ông đối với những người ḿnh kính nể.
Sáng nay tại hiện trường lao động, Tôi đă nói : “-TIÊN SƯ, LỦY đó chớ ai!” Nhưng câu nói này liên quan tới một câu chuyện khác, xẩy ra trong quá khứ. Hồi c̣n đi học, thi vấn đáp gặp nhằm Giám khảo khó tánh, anh em kể lại cho nhau nghe trong khi lao động cho quên mệt, không dính dáng ǵ đến anh. Thật rủi ro, Tôi nói nhằm lúc anh đi ngang. Nếu anh nghĩ là Tôi ám chỉ anh, th́ Tôi thành thật xin lỗi, v́ đă dùng từ ngoại ngữ xen kẽ trong câu tiếng Việt, làm anh không hiểu nên đă buồn phiền từ sáng đến giờ.”
Anh Đội trưởng chẳng c̣n bắt bẻ vào đâu được, nên bỏ qua nói sang chuyện kế hoạch, chia phần trách nhiệm khu đất mới lănh thêm từ tay Đội Nữ. Nhân đó, anh em lên tiếng dồn dập trách anh Đội trưởng : “-Là gạch nối giữa anh em và Ban Giám Thị. Sao anh không “thành khẩn” tŕnh lên Ban Giám Thị rơ. Cứ tự động t́nh nguyện nhận đại như vậy. Nếu sau này kết quả thâu hoạch thấp, ai sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Giám Thị. Anh biết rơ t́nh trạng sức khoẻ của anh em già yếu. Đâu phải anh em không chịu cố gắng lao động cải tạo…” Không khí buổi kiểm điểm trở nên rất căng thẳng, giữa Đội trưởng và anh em chúng tôi. Cán Bộ Quản Giáo Đội đứng ngoài, nghe ngóng ghi nhận đầy đủ, thấy rơ là anh em trong Đội không ai ưa anh Đội trưởng. Một tuần lễ sau, anh ta và anh bạn Tù Cán bộ Nghiệp đoàn lao động cũ, được đưa ra khỏi Đội chúng tôi, chuyển vào Phân trại K2 chuyên nuôi ḅ.
Đội chỉ c̣n lại toàn Đại tá và anh Trung tá Sáu Đội phó. Anh Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh (trước 30-4-1975, làm Chỉ huy trưởng Trường Đại học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt) được đề cử làm Đội trưởng Đội 23 chúng tôi. Cũng kể từ đó trở đi, “Ban” Nhu thường bất thần ghé Nhà Lô của Đội chúng tôi ngồi uống trà, hút thuốc lá thơm ngoại quốc. Đôi khi c̣n chỉ thị Quản giáo Đội, gọi chúng tôi vào Nhà Lô nghỉ, ngồi tiếp chuyện “Ban”. Trước mặt Quản Giáo Đội và Cán bộ Giáo dục của Trại luôn luôn đi theo, “Ban” Nhu thường nhắc đi nhắc lại câu : “-Các Bác già rồi, cứ thủng thẳng mà làm. Tôi cho phép các bác, lúc nào mệt cứ vào nghỉ ăn uống cho khoẻ, rồi ra làm tiếp sau.” Nhưng, cũng kể từ đó, Đội chúng tôi phải ở ngoài “hiện trường lao động”, suốt từ giờ xuất trại sáng cho đến chiều tối, khi sắp có kẻng kiểm số Tù vào các pḥng giam, mới được Quản giáo Đội dắt trở về trại. Giờ nghỉ lao động trưa, anh em ăn uống và ngủ tại Nhà Lô. Những người không thích ngủ trưa, th́ trồng rau, ớt, xả, hành, tỏi...hoặc xuống sông ṃ trai, hến, tren trét, câu cá, nuôi gà đẻ trứng để “cải thiện” riêng. Những ngày nghỉ Lễ, Chúa Nhật, và 3 ngày Tết, Đội cũng không được ở trong Trại. Quản giáo Đội vào Trại lănh, dẫn ra Nhà Lô nghỉ ngơi nấu nướng ăn uống cho thoải mái. Đây là nguyên văn lời giải thích của “Ban” Nhu : “-Mục đích giúp cho các bác, không bị bọn trẻ đến quấy rầy phiền hà, trong các giờ nghỉ.”
Vào tháng 11 năm 1985 Linh mục Bùi Đức Sinh, từ Trại Z30C chuyển về Z30D, được tăng cường vào Đội chúng tôi. Ngài là Linh mục giáo sư thuộc Học viện Đa Minh ở Thủ Đức, bị tập trung cải tạo v́ tội “âm mưu vượt biên”, chớ không phải Tuyên úy Quân đội. Theo lời Ngài kể : “-Từ cuối tháng 1 năm 1978, Nhà Nước Cộng sản Việt Nam phát động chiến dịch, giải tán và tịch thu 5 Tu viện Công giáo lớn ở Thủ Đức (Lasan, Kitô, Chúa Cứu Thế, Salesian, và Đa Minh). Ngài bị theo dơi cho tới cuối tháng 3 năm 1978, bị bắt đi tập trung cải tạo, qua các Trại Phan Đăng Lưu, Z30C, trước khi chuyển về Z30D.”
V́ già yếu cận thị nặng, Linh Mục Sinh được anh Đội trưởng (Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh) đề nghị Quản giáo cho phụ trách trồng vạt ớt, ngay bên đầu cầu vào Nhà Thăm Nuôi. Linh mục Sinh ở trong Đội chúng tôi đến cuối tháng 6 năm 1986, được chuyển đi Trại Z30A Xuân Lộc, nơi giam các Linh mục.



ĐỘI HAI MƯƠI BA.

Quan tâm mấy Bác đội già,
Giao cho việc nhẹ phát bờ trồng rau.
Gây vườn đu đủ, giàn bầu,
Vườn tiêu, táo Thái, ớt trâu, chuối chà.
Chia nhau thành tổ chuyên lo,
Khâu phân sáng vét truồng ḅ tập trung.
Xe về pha lẫn phân thùng, (1)
Trộn tro, bằm nhỏ cho cung hợp cầu.
Dạng chân, khâu đất dăi dầu,
Cuốc, ban, lên luống, cao sâu tùy thời.
Khâu reo, sẻ rănh đập tơi,
Chổng mông văi giống, cầu trời đừng mưa.
Rau lên, tỉa, giặm cho vừa,
Sới, vun, lặt cỏ, phun ngừa sâu ăn.
C̣ng lưng, khâu nước luôn chân,
Xuống, lên, bờ dốc, trăm lần chửa xong.
Đôi thùng nước trĩu đ̣n cong,
Tưới chưa kịp thấu hết ṿng đă khô.
Âm mưu thâm độc vô bờ,
Đoạ đầy vất vả gấp ba đội thường.
Sáng đi, trưa ở hiện trường,(2)
Tối về tới trại, đèn đường đă lên.
Mục tiêu, phân cách dưới trên,
Ngăn ngừa hiểm hoạ, tuyên truyền đàn em.
Đặt điều : tránh trẻ quấy phiền,
Những ngày Lễ nghỉ, Đội nên ra ngoài.
Nhà Lô bên suối thảnh thơi,
Tha hồ nấu nướng, trông Trời ngó Mây.
Ṃ trai, câu cá, trồng cây,
Suốt ngày Quản giáo loay hoay sát ḿnh.
An ninh khỏi tốn người ŕnh,
Tập trung theo dơi t́nh h́nh trại trong.
Dù cho thấy rơ ác ḷng,
Cũng đành nhẫn nhịn đợi trông ngày về.
Tạo thời xây dựng lại quê,
Cứu Dân thoát cảnh thảm thê đói nghèo.

K1, Z30D, HÀM TÂN, THUẬN HẢI.
THU ĐÔNG 1986.


(1)-Phân người lấy từ các thùng chứa trong pḥng giam Tù hàng đêm.
(2)-Nơi lao động hàng ngày của Đội.

 
HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1 1