Chương 32
BẢN CHẤT TÀN BẠO THÂM ĐỘC CỦA VIỆT CỘNG VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI

(Hồi Ức Tù Cải Tạo Việt Nam)

Nguyễn Huy Hùng


Vào dịp Tết Giáp Tư-1984, có một đợt tha ồ ạt rất nhiều người. Một số Trung tá thuộc Đội 6 chúng tôi, cũng may mắn có tên. Riêng anh em Đại tá, chẳng ai được dính vào danh sách. Có thể tại chúng tôi thuộc gốc Chiến tranh Chính trị, An ninh Quân đội, Tỉnh trưởng, Xây dựng nông thôn, bị Đảng Cộng sản Việt Nam quy vào thành phần có nhiều “nợ máu” với Nhân Dân, chưa được nḥm ngó tới. Nhưng cũng có thể Cấp bậc Đại tá và Tướng, đang là những con bài giá trị cần giữ lại, để nèo co thêm giá cả với Hoa Kỳ.
Sau đợt tha, nhân số lao động tại K1 và K2 Trại Hàm Tân Z30C c̣n lại rất ít, không đủ để tiếp tục khai thác toàn bộ các khu đất hiện hữu. Kế hoạch dồn chung tất cả Tù K2 về K1 được“khẩn trương” thực hiện. Phân trại K2 ở bên kia sông cách K1 chừng 3 cây số bị đóng cửa. Hai anh bạn Đại tá hồi ở Thanh Phong về đây cùng một lượt, bị tách ra đưa sang K2, nay lại được “biên chế” bổ xung vào Đội chúng tôi. “Biên chế” xong, Đội phải chuyển pḥng giam, sang nửa bên phía Bắc của cùng dẫy nhà đang ở. Pḥng ăn mới, nằm sát ngay bên khu nấu nướng cạnh hàng rào, rất tiện lợi. Nấu nướng xong, không phải bê nồi niêu đi xa cả trăm mét, như hồi c̣n ở bên nửa phía Nam của dẫy nhà. Trong những ngày mưa, cứ việc ngồi trong pḥng ăn, chạy ra chạy vào canh chừng bếp lửa, không phải đội áo mưa ngồi liên tục giữa trời, chịu trận cho đến khi nấu xong. Đứng trong pḥng ăn, nh́n ra khu bếp giữa trời, thấy cảnh anh em nấu nướng trong mưa thật là vui mắt. Song song bên 2 dẫy Ông Ḷ đâu lưng vào nhau nằm dọc bờ rào, cuồn cuộn toả khói dưới những mái ni lông đủ mầu sắc thấp lụp xụp. Có 2 hàng các anh đầu bếp, chùm áo mưa từ đầu xuống chân, nước mắt nước mũi chảy dàn dụa, chổng khu h́ hà h́ hục thổi, quạt lửa lúc cháy lúc tắt, cố gắng làm cho các món nấu nướng chín mau, để sớm được thoát nạn. Nhưng mưa gió nào có tha, cứ liên tục lúc mau lúc thưa, dồn tới từng cơn cho đến khi nấu xong mới dứt. Thần Mưa Thần Gió thật cắc cớ oái oăm, khéo hành hạ người trần tục. Thảo nào, ngày xưa các Cụ thường ví : “hay ăn th́ lăn vào bếp, chẳng ai khen cái nết hay làm” là thế. Hồi c̣n nhỏ đi học, được Thầy Cô giảng dạy, nhưng chưa đủ “tŕnh độ” hiểu được chính xác nghĩa đen nghĩa bóng của câu ví. Bây giờ, kinh nghiệm thực tiễn giúp cho thấu hiểu thật cặn kẽ, chẳng bao giờ quên được.
Tù thuộc 2 Phân trại dồn chung cả vào K1, thế mà quang cảnh trại vẫn thấy vắng vẻ lạ thường. Khu Nhà Tôn chỉ c̣n vài dẫy có người. Khu Nhà Ngói, dẫy 1 sát trước dẫy của chúng tôi cũng bỏ trống. Nhân số Đội chúng tôi hụt đi nhiều. Khu vực canh tác phải thâu hẹp, bỏ những luống rau gần bên đường lớn, xa bến gánh nước, tốn nhiều thời gian di chuyển vất vả. Tôi được đổi công tác, không phụ trách các luống rau riêng nữa. Làm phụ tá cho anh Sáu Đội phó, xẻ rănh reo hạt các luống, sau khi anh em phụ trách đă cuốc tơi và lên luống xong. Đến khi rau bắt đầu mọc và trổ 2 lá lớn, tỉa bỏ những cây nhỏ yếu ớt, chỉ để lại trong mỗi rănh chừng 7, 8 cây là tối đa. Sau đó cuốc vun gốc cho những cây c̣n lại, đứng thẳng vững vàng để tiếp tục phát triển, và giữ cho nước đọng lại trong rănh giữa các hàng rau, thay v́ tràn ra bên ngoài luống trong khi tưới. Vào những đợt tỉa như vậy, anh em cả Đội tha hồ chia nhau rau non để ăn ghém, hoặc nấu canh với tôm khô và ḿ ăn liền do gia đ́nh tiếp tế, cũng được một món ngon khoái khẩu.
Trong một buổi giải lao giữa tầm lao động sáng, anh Sáu Đội phó và Tôi đang ngồi ăn lót dạ, Quản giáo Đội đến chỉ thị cho anh Sáu, thu xếp đi lănh thuốc trừ sâu vào lúc xuất Trại lao động buổi chiều. Tôi lợi dụng cơ hội hỏi một câu, y như Tôi đă hỏi Quản giáo tại K2 Trại Thanh Phong hồi đầu năm 1982, trước khi được chuyển về Trại Z30C này : “-Thưa Cán bộ, anh em chúng tôi sẽ lần lần được tha hết. Trại không c̣n Cải tạo viên, chắc là phải đóng cửa trao đất lại cho Hợp Tác Xă địa phương. Cán bộ có chuẩn bị xin đi công tác tại đâu chưa?”
Ông ấy trả lời ngay không nghĩ ngợi, giống y như Quản giáo cũ của Tôi tại Thanh Phong đă trả lời : “-Các anh đừng lo, Nhà Nước đă tiên liệu hết cả rồi. Chỉ sợ không đủ Nhà Giam, chớ không sợ thiếu Tù. Các anh về rồi, đâu có thiếu người vào trám chỗ. Tội phạm ngoài xă hội đầy rẫy, v́ chưa đến lúc cần th́ chưa bắt đấy thôi.”
Thảo nào, hồi c̣n ở K5 Trại Tân Lập Vĩnh Phú, chúng tôi biết một trường hợp. Có anh chàng đứng tuổi đánh xe trâu cho Trại, nguyên là Tù H́nh Sự được tha, nhưng t́nh nguyện ở lại trong Tù, phục vụ theo tiêu chuẩn Tự giác, chớ không muốn trở về địa phương quê quán cũ của ḿnh. Theo lời anh ta kể :
“-Thuở thiếu niên anh ta bị bắt cải tạo trong trại thiếu nhi, v́ tội đồng loă ăn cắp tài sản Xă hội Chủ nghĩa, tồn trữ trong kho của Hợp Tác Xă. Đến lúc đủ tuổi trưởng thành, bị chuyển qua trại người lớn. Măn hạn tập trung được tha về địa phương, tiếp tục làm ăn sinh sống như mọi người. Anh ta đă cố gắng tuân theo luật lệ Nhà Nước và Địa phương, không làm điều sai trái nữa, để được coi là người lao động tốt trong Xă hội.
Bỗng một hôm, Hợp Tác Xă có vụ bị mất trộm rất trầm trọng. Do chính Chủ nhiệm Hợp Tác Xă liên kết với nhân viên thực hiện, ai cũng biết. Công An Huyện về điều tra, bắt một số người nghi có liên hệ. Anh ta không dính dáng ǵ vào vụ việc, cũng bị bắt đưa đi lănh án tập trung cải tạo. Mấy năm sau, nhờ ân huệ khoan hồng nhân đạo của Tổng Bí Thư Đảng mới đắc cử, được tha cho về nguyên quán lập lại cuộc đời.
Chẳng được bao lâu, tự nhiên lại thấy có lệnh gọi tới Công An “làm việc”, và bị giữ luôn đưa đi tập trung cải tạo. Chẳng ai hỏi cung hay buộc khai báo ǵ cả. Không phải một hai lần, mà cứ dài dài như vậy suốt cả thời thanh xuân, nên chẳng lập được gia đ́nh. Bà con thân thuộc cũng lánh xa không dám “quan hệ”.
V́ thế lần được tha sau cùng, nhân dịp Đảng và Nhà Nước cùng Nhân Dân ăn mừng 2 năm ngày Thống Nhất đất nước, anh ta xin t́nh nguyện ở lại trong tù luôn.”
Anh ta ở trong nhà giam chung với các Tù H́nh Sự, chỉ khác là được ra vào trại giam bất cứ lúc nào y như các “Tù Tự Giác” vậy. Phần ăn hàng ngày, được Bếp Cán bộ cho, nên cũng no đủ như một lao công Hợp Tác Xă. Hàng ngày đi chạy xe trâu thong thả, không c̣n lo bị bắt tới bắt lui, và bị đánh đập mỗi lần giải đi giam như suốt thời niên thiếu nữa.
Hoàn cảnh của anh em Tù Chính trị miền Nam, cũng chẳng hơn ǵ. Theo tin tức “thăm nuôi” cho biết :
“ Ngay từ khi được tha về nhà, anh em cũng bị cơ quan Công An địa phương nơi cư ngụ quản chế, theo dơi rất kỹ trong thời gian nhiều năm, trước khi cho làm thủ tục hành chánh để trở thành công dân có giấy tờ căn cước hợp lệ.
Trong suốt thời gian bị quản chế, anh em phải đến tŕnh diện Công An Phường theo định kỳ hàng tuần hàng tháng, để nộp sổ ghi hoạt động chi tiết hàng ngày của ḿnh. Nếu sổ báo cáo ghi không đầy đủ chi tiết rơ ràng cặn kẽ, c̣n bị hạch hỏi buộc khai bổ túc, và sẽ phải nhận lănh đủ thứ chuyện khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra vào những ngày Lễ lớn, thường có Phái đoàn các nước Xă hội Chủ nghĩa anh em, và đông đảo phóng viên ngoại quốc đến thăm đất nước việt Nam. Những cựu Tù Chính trị đang trong thời gian bị quản chế, bị gọi tới tập trung tại Phường để học tập, hoặc làm những công tác Xă hội Chủ nghĩa, cho đến khi lễ lạc xong mới được trở về nhà.”
Như vậy, nói rằng : “Từ sau 30-4-1975, cả nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, trở thành một Nhà Tù Lớn, do Đảng Cộng sản và Nhà Nước Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lư”, quả thật không sai một chút nào. Bên trong cái Nhà Tù Lớn đó, c̣n có cơ man nào là những Nhà Tù Nhỏ (Trại tập trung Cải tạo) do Chính quyền Địa phương và Chính phủ Trung ương chia nhau quản lư. Đặc biệt hơn nữa, bên trong mỗi Nhà Tù Nhỏ lại có một Nhà Tù Tư Hon (Nhà Kỷ Luật).
Ôi! Thật là khốn nạn thay! Sau bao năm phung phí máu xương của các thế hệ con cháu Lạc Hồng, một cách vô ích trong Hậu Bán Thế Kỷ 20, Dân tộc Việt Nam, đang phải ăn cái “bánh vẽ Độc lập Tự do Hạnh phúc”, của Đảng Cộng sản Việt Nam lừa bịp đem lại.
Một buổi chiều, vào lúc xẩm tối, sau Tết Nguyên đán Giáp Tư-1984, anh em ăn uống xong, đang chờ giờ tập họp vào pḥng giam, thấy có xe tải chở một lô Tù H́nh Sự cả Nam lẫn Nữ tới. Họ bị đưa vào giam trong dẫy nhà phía trước dẫy của chúng tôi, đang bỏ trống. Trong đám nữ ăn mặc quần áo bà ba mầu sắc đủ loại, nổi bật lên 2 người thật đặc biệt. Một c̣n rất trẻ, nhỏ nhắn cỡ 18 đôi mươi. Một xồn xồn cỡ trên dưới ba chục, tóc uốn, môi mặt thoa son phết phấn, mang kính râm, ăn mặc quần áo kiểu Âu có vẻ sang trọng đài các, tay sách chiếc ví đen vuông to. Thoạt thấy, anh em tưởng Cán bộ Nữ đi theo áp giải Tù. Nhưng khi thấy họ vào pḥng giam ở lại cùng những người khác, mới vỡ lẽ rằng không phải. Vài ngày sau, mấy người Nữ được đưa đi nơi khác, chỉ c̣n toàn Nam tiếp tục ở lại K1.
Sau này chúng tôi bị chuyển sang Trại Z30D, lại có dịp thấy 2 Tù Nữ xinh xắn nổi bật kia, phục vụ tại Câu Lạc Bộ. Theo nguồn tin từ Cán bộ tại Z30D cho biết : “Hai người nữ Tù H́nh Sự này, là thân nhân của một Chủ nhiệm Hợp Tác Xă lớn trong Tỉnh Thuận Hải, bị liên can biển thủ lường gạt tiền của Xă hội Chủ nghĩa, nên bị lănh án Tập trung Cải tạo.”
Thấy đem Tù H́nh Sự tới Trại, chúng tôi cảm thấy buồn. Những phiền hà do bọn Tù H́nh Sự gây ra cho chúng tôi, tại Trại Thanh Phong Như Xuân Thanh Hoá, vẫn c̣n rơ nét trong chí nhớ chưa phai nhoà. Nhưng rất may, vài tuần sau ngày bọn Tù H́nh Sự tới, cả Đội chúng tôi gồm Đại tá và Trung tá c̣n lại chưa được tha vào dịp trước Tết, bị chuyển sang Trại Thủ Đức Z30D, cách Trại Z30C chừng vài chục phút chạy xe.
Lần di chuyển này được thực hiện giữa ban ngày, vào một buổi sáng trời nắng đẹp dịu dàng của mùa Xuân miền Nam. Đoàn xe đưa chúng tôi rời Khu Nhà Ngói, chạy dọc con đường lớn chính giữa Phân trại K1. Bên phải đường là Khu Nhà Tôn giam Tù, bên trái là Khu Hành chánh, nơi cư ngụ của các Cán bộ và Ban Chỉ huy trại. Lúc xe chạy ngang Khu Nhà Thăm Nuôi, điểm ranh giới sau cùng của Trại Hàm Tân Z30C, thấy vắng hoe chẳng có ai. Chắc tài xế các xe chuyên chở gia đ́nh “thăm nuôi” đăơ được báo cho biết trước, nên hôm nay họ không nhận khách đến Z30C.
Ra khỏi Trại Z30C, xe chạy bon bon trên Quốc lộ Saigon-Phan Thiết được chừng đôi chục phút, rẽ trái vào con đường đất dài 5 cây số, bụi cát mịt mù, rồi đậu lại trước một cổng chào lớn, có cần gỗ sơn trắng chặn ngang đường. Sau mấy phút ngừng cho Cán bộ làm thủ tục, đoàn xe chui qua cổng tiếp tục chạy. Sát ngay hai bên đường, phiá sau cổng vài chục mét, có 2 căn nhà bằng gỗ mái lợp tôn. Nhà phía bên tay phải rộng răi vuông vắn, có hàng hiên rộng bao chung quanh, trang trí trồng cây cảnh như một quán ăn uống khang trang đẹp mắt, với tấm bảng ghi 3 chữ Câu Lạc Bộ. Căn nhà đối diện xeo xéo bên tay trái, trông có vẻ dùng để ở, được chia thành 3, 4 pḥng liền nhau, với một hàng hiên dài phía trước. Sau này mới biết đó là Khu Nhà Thăm Nuôi của K1 Trại Z30D.
Qua cổng, đoàn xe chạy về hướng bờ sông. Dọc bên phải đường là Khu Hành chánh, Kho, và nơi cư ngụ của Cán bộ và gia đ́nh. Phía bên trái đường, từ cổng vào có một khoảng đất trống dài 500 mét. Kế theo là Khu giam Tù, bao bọc bởi hàng tre gai tươi dầy đặc cỡ 2 mét. Hai bên ŕa lũy tre, c̣n được tăng cường thêm 2 hàng rào kẽm gai, đan ô vuông cao 3 mét. Qua hết lũy tre bên hông khu giam dài 500 mét, có một tṛi canh cao làm bằng gỗ mái tôn, dựng ngay chỗ góc vuông nối đầu 2 lũy tre. Đoàn xe rẽ trái, chạy tiếp trên con đường nhỏ hơn, dọc theo mặt tiền của Khu giam, và ngừng lại trước một cổng rộng, có 2 cánh cửa sắt cao luôn luôn đóng kín. Trụ cột bên trái cổng, là một điếm canh kiểm soát ra vào, xây theo lối lô cốt nóc bằng, có các bậc thang lên nóc để đặt súng chĩa vào bên trong khu giam. Bên phải cổng sát ngoài hàng rào, dựng một căn nhà gỗ 2 tầng, có lan can nh́n vào Khu giam. Các đoàn khách quan trọng không muốn vào bên trong, có thể lên đó vừa ngồi ăn uống vừa quan sát mọi hoạt động một cách an toàn.
Ngay sau cổng là một “sân tập kết” vuông rộng, có chỗ cho cả ngàn người xếp thành hàng ngũ, đứng ngồi thoải mái. Tiếp theo là một vườn cây cao bóng mát, rộng dài chẳng thua ǵ sân tập kết, chính giữa có đường đi thẳng tắp dẫn vào Hội Trường lớn. Khu sân tập kết, vườn hoa và hội trường là khoảng đất phân cách giữa 2 Khu giam Tù Nam và Tù Nữ.
Bên trái sân tập kết, từ cổng nh́n vào, là mấy căn nhà nhỏ dùng làm Bệnh xá, rồi đến những dẫy nhà giam tường gạch mái tôn, dành cho Tù Nam giới. Kiến trúc xây cất giống như các dẫy nhà giam trong Khu Nhà Ngói bên Trại Z30C, nhưng rộng dài hơn. Những khoảng đất chung quanh các dẫy nhà giam để trống đi thông luôn, không quây rào kẽm gai phân cách riêng từng dẫy một như bên Z30C. Mỗi dẫy cũng được chia thành 2 ngăn riêng biệt, mỗi ngăn dùng để giam 2 Đội khoảng 7, 8 chục Tù. Như vậy mỗi dẫy nhà ở Z30D, dài gấp 3 dẫy nhà trong Khu Nhà Ngói bên Z30C, có đủ chỗ giam tới 4 Đội thay v́ 2.
Việc nấu nướng “cải thiện” riêng của Tù, được Trại “chiếu cố” đặc biệt hơn bên Z30C. Một dẫy nhà bếp lợp tôn dài 50 mét, được dựng trên khu đất trống giữa hàng rào và các dẫy nhà giam, để Tù tập trung vào đó đun nấu hàng ngày. Dọc theo hàng rào, dài 2 bên đầu nhà bếp “cải thiện”, c̣n có mấy dẫy cọc căng giây kẽm lớn, cho Tù phơi hong quần áo, chăn, mùng.
Bên phải sân tập kết, đối diện với khu giam Tù Nam, có Nhà Bếp của K1. Kế tiếp là những dẫy nhà giam Tù Nữ, cũng tường gạch mái tôn như bên khu Nam.
Ngay sau khi xuống xe, chúng tôi bị dẫn vào Khu Cách Ly, ở tuốt phía cuối khu Tù Nam, giam trong dẫy nhà nhỏ có hàng rào kẽm gai, xa cách hẳn với các dẫy khác. Cổng ra vào luôn luôn khoá trái bên ngoài. Nhờ vậy, thấy được phía sau Hội trường có một khu đất trống, chính giữa xây Nhà Kỷ Luật tường gạch mái tôn. Mấy tháng sau khi đến Trại Z30D, Tôi đă được cái vinh dự bị cùm một chân, trong căn Nhà Kỷ Luật này 1 tuần lễ. V́ tội chống lệnh “Ban” Nhu (Giám Thị, Bí thư Đảng ủy), trước đông đảo anh chị em Tù toàn Phân trại K1, đang tắm tại bến sông bên đập nước.
Chúng tôi bị giam trong Khu Cách Ly 2 ngày liền, chẳng được tiếp xúc với ai ngoài anh “Thi Đua”, đến gặp Đội trưởng chuyển lệnh của Ban Giám thị, làm thủ tục khai báo danh sách ngang, danh sách dọc. Hoàn tất việc khai báo, nhóm chúng tôi được đặt tên là Đội 23 Nông Nghiệp. Các anh Trung tá Cảnh sát Phan Trung Chánh và Trung tá Biệt Động Quân Nguyễn văn Sáu, từ Z30C sang Z30D một lượt với chúng tôi, vẫn được duy tŕ làm Ban Tự Quản Đội (tức là Đội trưởng và Đội phó, gạch nối giữa Cán bộ và Tù).
Đội được lệnh di chuyển đến ở chung với một Đội khác, trong nửa bên trái của dẫy nhà đầu tiên thuộc Khu Nam, tính từ cổng trại vào. Mỗi dẫy nhà đều có ghi số riêng để gọi, nhưng Tôi không nhớ. Bên kia khoảng sân rộng 50 mét, ngay phía trước dẫy nhà chúng tôi ở, có một hàng rào cây dâm bụt thưa và 3 căn nhà nhỏ dùng làm Bệnh xá của Trại. Bệnh nhân nặng thuộc tất cả các Phân trại, chưa cần di tản đi Bệnh viện Phan Thiết, đều nằm điều trị tại đây. Có 2 bạn Tù được dùng làm phụ tá cho Cán bộ Y tế, được cư ngụ thường trực tại Bệnh xá. Một làm Y tá, một phụ trách nấu thực phẩm hàng ngày, cho Tù bệnh ăn theo quy chế riêng, không lănh tại Bếp chung của Trại như các Tù khác.
Bên cạnh đường đi phía đầu dẫy nhà chúng tôi ở, có một ṿi nước máy công cộng, dựng chính giữa một nền xi măng tṛn đường kính 4 mét. Hàng ngày, Tù đặt thùng xếp hàng lấy nước tích trữ, dùng riêng cho việc nấu nướng, vệ sinh, và tắm trong những ngày nghỉ lao động ở trong trại. Ṿi nước này dùng chung cho cả Khu Tù Nam. Nên phải dành ưu tiên cho các bạn Tù Trực Nhà lấy trước. Khi nào họ đổ đầy hồ chứa dùng xối cầu tiểu trong các nhà giam xong, mới đến lượt anh em lấy dùng riêng. Việc giải quyết đại tiện trong pḥng giam cả ngày lẫn đêm, vẫn dùng thùng chứa phân nổi. Mỗi ngày vào khoảng 9 giờ sáng có Tù đánh xe ḅ đến, Trực Nhà phải khênh ra cho họ đem đi, đổ vào hồ chứa ngoài hàng rào phía sau Khu giam, để Trại dùng nuôi cá và làm phân bón trồng rau gọi là Phân Bắc.
Ngày hôm sau, Đội chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Gặp đúng đợt K1 “ra quân thi đua sản xuất” mừng 30 tháng 4, ngày Thống nhất đất nước lần thứ 10. Toàn thể Tù Nam và Tù Nữ tập trung khai quang, trồng mía và khoai lang, dọc 2 bên đoạn đường dài 3 cây số, từ khu giam tù K1 vào đến ranh giới khu giam Tù K2. Con đường này chạy song song, cách ḍng sông nhỏ chẩy ngang qua Trại chừng nửa cây số. Dọc bên phải đường ra tới gần bờ sông trồng mía, dọc bên trái trồng khoai lang. Cách cổng Khu giam Tù K1 một cây số, là “hiện trường lao động” của 2 Đội Tù Nữ. Một trồng rau, một nuôi heo. Khu vực này nằm phiá bên phải, xa đường chừng vài trăm mét ra đến ven sông.
“Chỉ tiêu lao động” và “Tiêu chuẩn ăn” hàng ngày, quy định bằng nhau cho Tù Nam, Tù Nữ, Tù già, Tù trẻ, thuộc các Đội Nông Nghiệp. Như vậy trong “xă hội cải tạo” Việt Nam Xă hội Chủ nghĩa, Già, Trẻ, Nam, Nữ được đối xử hoàn toàn b́nh đẳng. Đúng là “Công bằng Xă hội Chủ nghiă”.
Các Tù Nữ lao động rất khoẻ. Trong lúc lao động họ nói chuyện tía lia đủ thứ. Có lúc căi cọ đánh lộn với nhau, chẳng khác nào các tay chị em bán cua bán cá, giành nhau khách mua hàng giữa chợ. Thấy cảnh đó, chúng tôi trạnh ḷng thương các Sĩ quan Nữ Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hoà, đang bị nhốt chung với các Nữ Tù H́nh Sự gốc “gái ăn sương”, trộm cắp, lừa đảo ngoài xă hội. Hàng ngày phải chịu đựng bao cảnh trái tai gai mắt, ngoài “hiện trường lao động” cũng như trong nhà giam.
Hồi c̣n ở K5 Trại Tân Lập ngoài Bắc, chúng tôi bị giam khác pḥng, nhưng chung một dẫy nhà với các Tù H́nh Sự, c̣n gặp biết bao phiền toái. Nữa là ở đây, các Nữ chiến hữu của chúng ta, phải sống chung với họ trong cùng Đội, cùng pḥng giam, cùng chia sẻ mọi sinh hoạt hàng ngày, th́ chịu làm sao nổi. Thật tội nghiệp !
Sau khi biến khu đất hoang, giữa K1 và K2 thành một cánh đồng đầy các rănh mía luống khoai xong, các Đội Nông Nghiệp được điều động ra phát quang, trồng bắp 2 bên con đường dẫn vào Trại. Khúc đường dài khoảng 2 cây số, từ cổng Trại ra tới chỗ ngă 3, nơi có đường dẫn thẳng vào K2. Gần ngă ba, có một căn nhà tranh 3 gian thoáng mát rộng răi. Đây là nơi các xe Lô chở thân nhân tới “đăng kư” xin “thăm nuôi” Tù hàng ngày. Làm thủ tục xong, ai đi thăm Tù ở K nào, sẽ có xe của K đó chở tới Khu Nhà Thăm Nuôi riêng của K. Lúc thăm xong, thân nhân phải đi bộ trở ra căn nhà này, tập trung ngồi đợi xe Lô quay lại đón về Thành phố.
Từ cổng Trại đi ra, trước khi tới căn Nhà dùng làm Văn pḥng “đăng kư xin thăm nuôi”, cách xa đường chừng vài trăm mét, thấy một khu có nhiều nấm đất h́nh chữ nhật nổi lên. Anh em cũ cho biết đó là nghiă địa, nơi trôn vùi những nắm xương tàn, của các Tù đă bỏ mạng tại Trại Z30D từ khi thành lập đến nay.
Trong những đợt “Thi đua toàn Phân trại”, người ta luôn luôn cố t́nh chia khu vực lao động, cho các Đội Nam và Đội Nữ xen kẽ bên nhau. Đây là cao kiến thâm hiểm của “Ban” Nhu (con người rất ư là Xă hội Chủ nghiă), để kích thích máu tự ái xĩ diện rởm giữa 2 giới Nam Nữ trẻ, ganh đua vượt “chỉ tiêu lao động hàng ngày” do Trại quy định. Ngoài ra, đây c̣n là cái bẫy vô h́nh gài bắt, những Tù Nam Tù Nữ lăng mạn, lợi dụng cơ hội lén lút quan hệ trái Nội quy trại. “Ban” sẽ dựa vào đó tung những “chưởng cùm chân trong Nhà Kỷ Luật”. Đây là biện pháp dùng để thị uy rằn mặt cho mọi người sợ, im lặng ngoan ngoăn tuân hành tuyệt đối lệnh của Ban Giám Thị, mà không mang tiếng độc tài tàn bạo.
Trong những đợt “thi đua” cả trại, “Ban” Nhu luôn luôn xuất hiện bất thần tại “hiện trường lao động”, xông xáo băng ruộng, ghé Đội này Đội kia hỏi chuyện Tù. Chẳng may người nào quên không ngả nón, lễ phép chào lớn tiếng khi thấy “Ban”, hoặc trong khi nói chuyện không “Kính thưa Ban” một cách trịnh trọng, th́ trước sau ǵ rồi cũng được dịp nếm mùi kỷ luật.
Một hôm, trong giờ giải lao giữa buổi lao động sáng, thấy 1 Tù Nữ lén đến gần anh Tù Đội kế bên đang ngồi nghỉ, để thủ thỉ nhắn nhủ ǵ đó. Đến buổi lao động chiều, lại thấy 2 người t́m cách đến gần nhau trong lúc lao động. Chàng móc túi quần giúi cho nàng một bọc nho nhỏ, rồi 2 người lảng ra chỗ khác. Nhưng “vách có tai, rừng có mắt”, không đầy 30 phút sau, Cán bộ An ninh đến bắt dẫn cô nàng về nhốt vào Nhà Kỷ Luật. Đồng thời Ban Nhu và mấy Cán bộ khác, dáng vẻ hùng hổ quan trọng như đi đuổi giặc cướp, xầm xầm đến khu lao động của Đội Nam, t́m bắt cái anh chàng đa t́nh dám “quan hệ” với Tù Nữ, giữa ban ngày tại “hiện trường lao động”. Sáng hôm sau, trước khi Cán bộ Trực Trại gọi các Đội lần lượt xuất Trại lao động, toàn thể trại viên được nghe đọc lệnh phạt đôi Tù Nam Nữ kia, mỗi người 7 ngày cùm một chân trong Nhà Kỷ Luật.
Hoàn tất khu trồng bắp trước cổng Trại xong, toàn thể các Đội lại được tập trung làm tiếp qua đám đất phía sau Khu giam Tù K1. Khu vực này rộng dài cỡ 4 cây số vuông, c̣n lưu nhiều dấu tích của rừng cây Buông bị chặt quang, để xây dựng Trại Thủ Đức Z30D. Nhiều gốc Buông già bị đào, đốt chưa cháy hết, nằm ngổn ngang xen giữa những cây non đang vươn lên, từ những hột già vương văi, trôn vùi dưới ḷng đất bấy lâu nay.
Cây Buông là loại trông giống như Dừa, có lá mọc thẳng từ thân cây ra, xoè tṛn như những chiếc quạt lớn chung quanh thân y như lá Gồi. Lá non c̣n búp chưa xoè ở ngọn cây, có mầu vàng nhạt. Thường được người ta chặt đem về banh ra phơi khô, tước thành những dải mỏng dài như lá Gồi để làm nón, đan mũ hoặc các loại giỏ, bị, hay vật trang trí trong nhà. Cuống lá già được lấy để chẻ, truốt, cà bóng thành những chiếc đũa vân vân nâu rất đẹp, chẳng thua ǵ đũa làm bằng gỗ mun, bền không bị vênh cong theo thời tiết ẩm khô như đũa tre. Hồi c̣n ở bên K1 Trại Hàm Tân Z30C, ngày nào Đội chúng tôi cũng phải trích ra 2 người, ngồi trốn trong các bụi mát bên bờ sông, truốt nhiều chục đôi đũa Buông cho Quản giáo.
Gần bên hàng rào tre và kẽm gai phía sau Khu giam Tù K1, có một căn nhà 3 gian nền cao bằng đất nện. Vách khung tre, chát rơm trộn sét và bùn, mái tranh. Đàng trước có sân đất nện cứng bằng phẳng. Sát bên đầu hồi nhà có 1 căn bếp cất riêng rẽ, trông chẳng khác nào một trang trại riêng của tư nhân, hồi trước 30-4-1975. Đây là Nhà Lô cất giữ dụng cụ, và cũng là nơi cư ngụ của Quản giáo Đội Nông Nghiệp, quản lư “hiện trường lao động” này. Giữa khu Nhà Lô và con đường đất rộng 4 mét, chạy dọc theo hàng rào tre tươi tăng cường kẽm gai phía sau Khu giam Tù K1, là một dẫy 3 cái hồ nước lớn, bề ngang 50 mét bề dài cả 100 mét, đào liền bên nhau để thả cá, và một hồ chứa Phân Bắc lấy từ trong các nhà giam Tù đổ xuống hàng ngày.
Ngày đầu lao động tại đây, một trong các Đội Tù Nữ được chia khu vực làm việc sát ngay bên Đội chúng tôi. Các cô này sàn sàn ngang tuổi nhau cỡ trên dưới 30, sắc diện cũng dễ coi, dáng vóc cân đối nẩy nở, phơi bầy các đường cong rất khêu gợi, lao động rất khoẻ. Trong lúc lao động, các cô luôn luôn t́m cách gợi chuyện với anh em. Một đôi người trẻ tuổi trong Đội chúng tôi, muốn tỏ ra lịch thiệp với phái Nữ nên bắt chuyện. Được thể, các cô lân la lang bang hết chuyện này qua chuyện khác. Trước lạ sau quen, nói hoài hết chuyện lông bông tầm phào, chẳng c̣n biết nói ǵ. Bỗng nhiên, có một cô lên tiếng tỏ ư tội nghiệp cho chúng tôi, bằng những lời y chang Cán bộ Đảng và Nhà Nước Xă hội Chủ nghĩa đă xỉ nhục chúng tôi qua các bài học tập, nhai đi nhai lại suốt mấy năm qua. Cô ấy nói đại ư : “-Các Chú hồi trước oai phong lẫm liệt, kẻ hầu người hạ, chớ đâu phải cực khổ như bây giờ. Cũng tại hồi đó các Chú ham vui quá, lại chậm chân, không th́ giờ này tụi cháu đâu có được gặp tại đây...”
Nghe tới đây, Tôi bực ḿnh không rằn được cơn nóng giận, lớn tiếng dồn một hơi : “-Khen cho cô đă cải tạo tiến bộ lắm. Không quên những điều đă được Cách mạng dậy dỗ bấy lâu nay. Đúng là trong hàng ngũ Quân đội cũ, có một thiểu số người xấu lợi dụng ham chơi như cô nói. Nhưng nhóm thiểu số hèn đó đă cuốn gói chạy trốn từ 30-4-1975 rồi. Chúng tôi đây không thuộc hạng người đó, không nên v́ “con sâu làm rầu nồi canh” mà vơ đũa cả nắm như vậy...”
Thấy Tôi lớn tiếng, anh Đội trưởng chạy đến hỏi đầu đuôi câu chuyện, rồi khuyên Tôi bớt nóng và dẫn Tôi ra chỗ khác làm. Bên phía các Tù Nữ, thấy Tôi nổi nóng phản ứng giữ rằn, không ậm ờ chịu chuyện như các bạn trẻ, nên chưng hửng cúi mặt im lặng lảng ra chỗ khác không nói nữa. Các Cán bộ Quản giáo và Cảnh vệ c̣n đang mải túm tụm trong nhà Lô, uống trà hút thuốc thơm do các Tự Quản Đội cung cấp, nên không biết. Nhờ thế, câu chuyện được chấm dứt yên ổn, không ai bị Cán bộ gọi “làm việc” phiền hà ǵ.
Phát quang, dọn cỏ, đắp đường chia lô, cuốc đất, lên luống, reo hạt bắp, trên toàn khu đất phía sau Khu giam Tù K1 xong. Toàn thể lại được điều động đi khai quang khu dọc 2 bên bờ sông, dài hơn cây số, từ ranh Đội Nữ nuôi Heo đến bờ Nam Đập nước. Ngày “ra quân” làm tại khu bờ sông, Đội chúng tôi bị gọi xuất trại sau cùng. Khi tới “hiện trường lao động”, các Đội khác đă bắt đầu công việc giao khoán cho họ. “Ban” Nhu cũng đang đứng bên đường, như đợi chúng tôi tới để giao việc. Thấy Đội chúng tôi tới, ông ta chỉ vào khu cây cỏ bụi gai dầy đặc nhất, xen lẫn những nùi kẽm gai rối, mảnh chai, rác rến xà bần đủ loại, mục nát, mùi rữa thối xông lên nồng nặc, và nhoẻn miệng cười nói : “-Mời các Đại tá lại đây, khu này hẹp và dễ ăn nhất để phần các Đại tá đây!”
Sau khi chỉnh đốn 2 hàng ngang, anh Đội trưởng hô lệnh cho Đội đứng nghiêm, và báo cáo nhân số tŕnh diện Đội cho Quản giáo. Rồi anh ấy đi theo Cán bộ nhận khu lao động. Chúng tôi im lặng đứng đợi. Anh Đội trưởng chia khu cho từng Tổ xong, mọi người bắt tay vào việc ngay. Đến giờ giải lao, anh em đă dọn xong đám rác rến phía ngoài, tiến dần lên chỉ c̣n cách bờ sông chừng 50 mét. Từng nhóm 2, 3 người một, ngồi nghỉ ngay tại chỗ, bên gốc các bụi cây gai đang phá dở để ăn lót ḷng.
“Ban” Nhu và bầy Cán bộ tùy tùng xuất hiện, “tham quan” kết quả tiến hành công tác của các Đội. Khi đi ngang qua chỗ chúng tôi đang ngồi, ông ấy lên tiếng khen : “-Già mà lao động tích cực lắm, chẳng thua ǵ bọn trẻ.” Rồi nói tiếp : “-Khu này cần phải khai quang thu dọn sạch sẽ. Xây dựng Khu Thăm Nuôi mới, có các pḥng ngủ trang bị đầy đủ giường nằm rộng răi, bàn ghế ngồi ăn uống đàng hoàng. Chung quanh có vườn cây cảnh mát mẻ, ngay bên bờ suối thơ mộng. Để gia đ́nh tới thăm, ở lại được thoải mái hơn khu hiện có nơi cổng trại, có được không?”
Anh em im lặng không ai quay lại nh́n, không chào “Ban”, cũng không lên tiếng trả lời. V́ không biết ông ấy nói cho ai nghe. Nói với ḿnh, hay nói với các Cán bộ đang lăng xăng chạy theo. Lỡ không phải nói với ḿnh, lên tiếng sẽ mắc tội nghe lén chuyện của Cán bộ. Đặc biệt Cán bộ đó, lại là “Ban” Nhu (Giám thị kiêm Bí thư Đảng ủy của Trại) nổi tiếng nghiêm khắc, th́ tránh sao khỏi kỷ luật. Do đó im lặng, như điếc không nghe thấy là hơn. Nhưng, ông ấy đứng lại không đi tiếp, quay mặt nh́n anh em chúng tôi, lộ vẻ không bằng ḷng, đưa mắt nh́n quanh như đang soi mói t́m cái ǵ làm cho ông ấy khó chịu. Anh Đội trưởng Phan trung Chánh của chúng tôi rất tinh khôn lanh trí, đang đi theo, vội vàng lên tiếng : “-Kính thưa “Ban”, mấy bác này hơi nặng tai nên không nghe Ban nói, xin Ban thứ lỗi.” Rồi anh ấy cười cầu tài nói tiếp : “-Được Ban quan tâm “chiếu cố” như vậy th́ may mắn quá rồi.”
Thấy vậy, Tôi làm như không biết có ông ấy đến gần, giật ḿnh quay lại, nhấc nón cúi đầu cất tiếng chào thật lớn : “-Kính chào “Ban”. Anh em làm mệt được giờ giải lao lo lu bu ăn uống, không thấy “Ban” tới để chào kính, mong “Ban” miễn thứ. Khu này rác rưởi hôi hám như vầy, “Ban” chiếu cố làm chi cho nó dơ quần áo?”
“Ban” Nhu không bao giờ mặc đồng phục Công An, như Trại trưởng và các Giám thị trưởng các Phân trại. Lúc nào ông ấy cũng quần âu tây áo sơ mi sạch sẽ, hợp thời trang, là ủi thẳng nếp, đi giầy da thấp cổ bóng loáng, như một trang trại chủ. Khi đi ra ngoài Trại bao giờ cũng dùng xe hơi nhỏ, bốn cửa, có máy điều hoà không khí, có Sĩ quan tùy viên và Cảnh vệ tháp tùng chẳng khác nào các ngài Lănh tụ cấp cao.
Thấy Tôi dở nón chào trịnh trọng như vậy, “Ban” Nhu đổi hẳn sắc diện, vui vẻ nói : “-Các Đại tá làm có mệt không? Tôi cho phép lúc nào mệt cứ ngồi nghỉ, ăn uống “bồi dưỡng” cho hết mệt rồi lại làm tiếp. Các Đại tá già rồi, không bắt buộc phải ganh đua chạy theo bọn trẻ mà sinh bệnh.” Rồi ông ta dơ tay chỉ chỉ khoảng không gian gần bờ sông nói tiếp : “-Tôi định cất căn nhà 5 gian lớn rộng răi trên ḥn đảo kia. Ba gian giữa để làm pḥng khách cho gia đ́nh “thăm nuôi” ngồi nói chuyện. Hai gian đầu nhà đặt giường gỗ rộng răi cho 2 người nằm, có bàn ghế, ấm tách dùng trà, cho các gia đ́nh nào được ở thăm qua đêm xử dụng. Trước sân nhà sẽ bắc một chiếc cầu gỗ đi vào bờ, như cầu Thê Húc ở Đền Ngọc Sơn tại Hồ Gươm Hà nội. Hai bên đầu cầu cũng sẽ có thêm 2 dẫy nhà, mỗi dẫy có 3, 4 pḥng cho thăm nuôi ở lại qua đêm. Toàn khu đất này sẽ lập vườn hoa, có núi non bộ, có Nhà Ṛng kiểu đặc biệt của sắc dân Thiểu số miền Cao nguyên, gọi là “Vườn Tao Ngộ”. Khúc quanh góc sông kia, sẽ neo một chiếc nhà gỗ nổi như chiếc thuyền rồng, có đủ mọi tiện nghi : pḥng ngủ, pḥng tắm và vệ sinh, pḥng khách, pḥng ăn, bếp, và lan can chung quanh để ngồi hóng mát câu cá. Các Đại tá có ư kiến ǵ không?”
Ông ấy ngưng nói cũng được đôi phút, không thấy anh em nào lên tiếng. Tôi lại nhanh nhẩu góp ư : “-Thưa “Ban”, trước nhất xin xác nhận rằng, chúng tôi là Đại tá thời Chế độ cũ. Bây giờ đang là Cải tạo viên dưới quyền quản lư của “Ban”, đại diện Đảng và Nhà Nước giáo dục cho thành người Xă hội Chủ nghĩa. Vậy xin “Ban” đừng gọi chúng tôi là Đại tá.” Tôi vừa nói vừa quan sát, thấy ông ấy gật đầu, sắc mặt tỏ lộ sự hănh diện thoả măn, đoán biết đă găi đúng chỗ ngứa, nên trả bài tiếp : “-Cái kế hoạch của “Ban” rất vĩ đại đầy “t́nh người”. Nó sẽ giúp cho anh em “phấn khởi hồ hởi” tiếp tục cải tạo tốt hơn, để sớm được về hoà nhập với Xă hội tiếp tay xây dựng đất nước Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam thịnh cường. Thân nhân cũng thấy được rơ hơn, “chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà Nước” đối với Cải tạo viên. Đặc biệt là ḷng đại lượng của “Ban”. Ông ấy gật đầu, nhếch mép cười không ra tiếng, quay lưng bước đi, kéo theo một lô Cán bộ An ninh, Hậu cần, Quản giáo đang lăng xăng chung quanh.
Hết khai quang các khu bên này sông, tiếp sang các khu khác bên kia sông. Lao động ṿng quanh, vừa giáp ṿng mặt địa bàn đất Phân trại K1, cũng tới mùa thu hoạch. Chủ yếu ở đây trồng mía, nhưng không thấy có ḷ nấu đường. Chắc để cung cấp miá cây, cho các nhà máy đường Nhà Nước, thay thế vào tổng số tiền, tính theo đầu Tù do Trại quản lư phải nộp hàng năm cho Nhà Nước, quy định từ đầu 1977 đến nay.
Đội trưởng, Đội phó, sau những kỳ họp Tự Quản Đội về nói lại cho anh em nghe : “Ban” Nhu cho biết Trại Z30D cam đoan với Nhà Nước tự túc một trăm phần trăm. Mọi chi phí điều hành, trả lương Cán bộ, nuôi Tù, duy tŕ cơ sở..., đều do Trại viên góp sức lao động, thực hiện các chương tŕnh sản xuất kiếm tiền tự trang trải. Nhà Nước không phải cung cấp ngân khoản hàng năm cho Trại, mà c̣n được Trại đóng góp tiền vào Công quỹ Nhà Nước như đă ấn định.
V́ thế, ngoài chương tŕnh trồng mía đại chà, Trại Z30D c̣n có mấy chương tŕnh sản xuất khác cũng rất quy mô :
1.- Đốn gỗ rừng đem về xẻ thành ván, sản xuất các loại đồ gia dụng giường, bàn, ghế, tủ... hàng loạt theo đơn đặt hàng. Đă có lần bị cơ quan Kiểm Lâm Nhà Nước về điều tra rất gắt gao, nhưng nhờ tài “móc ngoặc” tuyệt vời của “Ban” Nhu, nên mọi chuyện êm thắm.
2.- Nuôi ḅ, nuôi heo, nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, nuôi cá, để bán.
3.- Nhận “gia công” sản xuất quần áo may sẵn, cho một Công ty Quốc doanh “xuất khẩu” quần áo có trụ sở đặt tại Khánh Hội, Saigon.
Nhờ vậy, tại Trại Z30D Tù được cấp cơm ăn hàng ngày 2 bữa, theo “tiêu chuẩn” Nhà Nước quy định 11 kí lô gạo mỗi tháng. Không phải ăn độn, hoặc thay thế bằng bo bo, sắn (khoai ḿ), bắp, khoai lang như ở các Trại khác. Phần ăn sáng được Trại cho thêm ngoài tiêu chuẩn của Nhà Nước, bằng sắn, bắp, khoai ḿ hoặc khoai lang, do chính trại viên trồng và thâu hoạch tồn trữ trong kho của Trại. Riêng phần các Tự Quản Đội (Đội trưởng, Đội phó), mỗi Qúy (3 tháng) c̣n được lănh phần “bồi dưỡng” ngoại lệ bằng cá tươi, trứng gà...
Nhiều năm liên tiếp, Trại Z30D được Nhà Nước tuyên dương là “Trại Cải tạo gương mẫu trên toàn quốc”. Thường xuyên có rất nhiều phái đoàn Trung ương và các địa phương khác, thay phiên nhau đến “tham quan học hỏi kinh nghiệm”.
Trưa cũng như chiều mỗi ngày, sau giờ lao động trước khi trở vào trại giam, những Đội không có “hiện trường lao động” riêng sát ven sông, không có bến tắm riêng, đều được dẫn tập trung đến phía trên đập nước để tắm giặt. Buổi tắm nào cũng đầy nghẹt Tù Nam, Tù Nữ, ào xuống nước tắm chung, trong khoảng không gian không dài hơn 100 mét. Có những Tù Nam Tù Nữ trẻ, quá tự nhiên, cởi bỏ hết quần áo lồng lộng chạy từ bờ xuống nước, coi như chung quanh ḿnh chẳng có ai.
Một buổi chiều, Đội chúng tôi làm xa về đến nơi. Bến tắm sát gần mặt đập, đă bị các Tù Nữ và Tù Nam các Đội khác chiếm đặc. Quản Giáo Đội phải dắt chúng tôi đi dọc bờ sông, lên tuốt tận khúc sông cong đầu hồ đập, mới có chỗ xuống tắm. Đến nơi, chúng tôi vừa lần bước xuống nước, nh́n qua bờ bên kia thấy 4, 5 Cán bộ đứng bên “Ban” Nhu, chỉ chỉ về phía bờ bên này, nói ǵ với nhau không biết. Bỗng nghe “Ban” Nhu lớn tiếng thét : “-Tắm truồng, thiếu văn hoá, không cho tắm nữa, đi lên hết!” Các Cán bộ đứng gần bên “Ban” Nhu, cũng đưa tay hất hất ra hiệu, miệng hô : “-Đi lên! Đi lên! “Ban” ra lệnh đi lên hết!”
Trong khi mọi người đi lên, Tôi vẫn bơi ào ra giữa ḍng sông đứng tắm cách bờ chừng 10 mét, như không hề nghe thấy lệnh đuổi lên không cho tắm. Đến khi mọi người lên hết, giữa ḍng chỉ c̣n Tôi và anh bạn trẻ thuộc Đội khác, vẫn đứng thản nhiên ṿ đầu ḱ cọ ḿnh tiếp tục tắm. Tôi đứng quay lưng về phía “Ban” Nhu, nghe tiếng hét lớn : “-Anh kia có lên không?” Tôi quay lại dơng dạc trả lời : “-Tôi đâu có tắm truồng”. “Ban” Nhu gằn giọng hét tiếp vẻ giữ rằn bực tức : “-Không tắm truồng, cũng phải lê.ê.ên!!!”
Tôi thủng thẳng bơi vào bờ bên này sông, trong khi anh bạn kia đi lên bờ sông bên “Ban” Nhu đang đứng. Quản giáo Đội đến gần Tôi đốc nhắc : “-Anh Hùng, mặc quần áo lẹ lên đứng vào hàng.” Các bạn cùng Đội đứng gần, xúm bao quanh như muốn che không cho ai thấy Tôi, miệng cũng nhắc : “-Lẹ lên đứng vào hàng, “Ban” Nhu đang đi tới kià.” Tôi không thấy ǵ, nhưng bạn bè chung quanh đều biết “Ban” Nhu và đám Cán bộ tháp tùng, đang xầm xầm chạy ngang qua cầu trên đập nước, sang đây t́m bắt Tôi.
Họ vừa lách đám đông Tù, đi tới phía Đội chúng tôi đang đứng, đảo mắt lơ láo t́m, miệng hỏi : “-Ai vừa dưới sông bơi lên đâu?” Mọi người im lặng không lên tiếng, ngay cả Cán bộ Quản giáo của Đội cũng không báo cáo chỉ điểm Tôi.
Cảm kích ḷng tốt của mọi người, cũng như không muốn mọi người bị làm phiền, Tôi cương quyết dơ tay nói lớn : “-Tôi vừa ở dưới sông bơi lên đây.” Đồng thời dơ cao chiếc quần cụt c̣n ướt sũng lên, phân bua : “-Tôi đâu có tắm truồng, quần tắm của Tôi c̣n ướt sũng đây.” Cũng đúng lúc đó “Ban” Nhu tới nơi, nạt lớn : “-Đem về cùm. Đem đi! Đem đi ngay!”
Liếc thấy ông ta tỏ vẻ rất giận giữ, h́nh như muốn xấn tới đánh, mấy Cán bộ đang đứng bu quanh Tôi, đốc nhắc : “-Đi! Đi! Khẩn trương! Khẩn trương!” Tôi không nói ǵ nữa, lẳng lặng đeo bị đựng Gô nước uống và thuốc men kẹo bánh dùng trong giờ lao động, đi giữa mấy người Cán bộ xúm xít bao quanh, dẫn về Khu giam. Tới nơi, họ giao Tôi cho Cán bộ Trực Trại, và nói : “-Đưa vào Nhà Kỷ Luật cùm một chân, theo lệnh “Ban” Nhu.”
Cán bộ Trực Trại dẫn Tôi qua cổng Khu giam, qua sân tập kết, qua vườn cây trước Hội trường, đi dọc bên hông Hội trường ra khu đất trống phía sau, có Nhà Kỷ Luật ở chính giữa. Ông ấy mở khoá cửa đầu nhà, phía bên cùm Tù Nam, đưa Tôi vào. Vừa lọt qua cửa, Tôi không c̣n nh́n thấy ǵ, bên trong tối hù v́ thiếu ánh sáng. Sau vài phút định thần, mới nhận thấy phiá bên phải sau cửa vào, có một hành lang rộng 1 mét rưỡi, dọc suốt theo bức tường mặt trước nhà. Ngay sau cửa vào, một khoảng trống rộng 2 mét, dài suốt đến tường phía lưng căn nhà, có đặt một chiếc bàn dài. Trên mặt bàn ngổn ngang những thứ Tù không được mặc trên người, hoặc đem theo vào pḥng cùm. Phần c̣n lại, được chia thành 3 pḥng cùm liên tiếp, ngăn cách nhau bởi tường xây bằng gạch, có cửa sắt khoá bên ngoài riêng cho từng pḥng.
Tôi bị buộc bỏ túi đựng đồ riêng, bỏ thắt lưng quần, giầy, nón vải, và kính cận thị đang đeo, đặt gọn trên một góc bàn. Trên người chỉ c̣n 1 quần, 1 áo, đi chân đất vào nằm trên bệ xi măng trong pḥng chót. Anh “Thi Đua” đi theo Cán bộ Trực Trại, bảo Tôi dơ một chân lên cho Cán bộ luồn cùm vào, khoá trái bên ngoài tường pḥng giam. Rồi ông ấy khoá cửa pḥng giam, và đi ra ngoài khoá cửa Nhà Kỷ Luật.
Thế là Tôi bắt đầu nếm thêm mùi “Nhà Tù Tư Hon”, trong Trại Tập trung Cải tạo Z30D, của Nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.



NẾM MÙI NHÀ KỶ LUẬT Z30D


Được Ta, bầy muỗi hoan ca,
Đua nhau vồn vă ùa ra đón chào.
Thi đua thưởng thức máu đào,
Vo vo khen vị ngọt ngào không tanh.
Luân phiên hút suốt năm Canh,
Say sưa bội thực lăn kềnh ngay đơ.
Phần Ta, khua đập mệt phờ,
Trắng đêm không ngủ đợi chờ Rạng Đông.
Cổ chân kẹt cứng trong gông,
Ngồi lên nằm xuống, đau hông nhức ḿnh.
Vuốt râu cọp, chịu nhục h́nh,
Mới hay Thù Bạn, nhân t́nh khác nhau.


K1 (Trại Thủ Đức, Hàm Tân, Thuận Hải)
Hè 1984.

 
HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1 1