Chương 29

 

CHUYẾN TẦU HOẢ VỀ MIỀN NAM, SAU 6 NĂM LƯU ĐẦY BIỆT XỨ

(Hồi Ức Tù Cải Tạo Việt Nam)

Nguyễn Huy Hùng



Sương đêm càng lúc càng dầy đặc. Tôi dùng miếng ni lông rộng thay áo mưa, nửa nằm nửa đắp, phủ kín toàn thân (cả đầu lẫn chân) cho muỗi không làm phiền, nghiêng ḿnh dựa lên chiếc túi vải đựng quần áo, nằm co quắp giữa sân, vừa lạnh vừa ngột ngạt khó chịu, trằn trọc măi không ngủ được. Đến lúc mới chợp mắt thiếp đi, tiếng động cơ của đoàn xe tải đến đón, nổ rầm rầm. C̣i lệnh the thé rúc lên, đốc mọi người “khẩn trương” tập họp chuẩn bị “hành quân”.
Sau khi tiếp tay nhau chuyển chất đồ đạc lên xe xong, từng đôi Tù một, bị khoá tay chung vào sợi xích nhỏ, lần lượt dắt nhau leo lên xe. Màn đêm c̣n phủ trùm vạn vật. Đoàn xe lăn bánh, tiếng động cơ rên đều đều, thân xe rung rung nẩy nẩy, lúc nghiêng qua trái, lúc nghiêng qua phải, lúc nhẹ nhàng vù vù lao xuống, lúc nặng nề vo vo leo lên, từ từ nuốt con đường băng suối vượt đèo, rời núi rừng Thanh Phong xuống đồng bằng ven biển Đông. Mọi người mệt mỏi ngồi tựa vào nhau im lặng ngủ thiếp đi.
Đang ngủ ngon giấc, bỗng xe giảm tốc lực đột ngột, xô dồn mọi người chúi về phía trước bừng tỉnh. Mở mắt thấy Trời đang tờ mờ sáng. Xe đang chạy ngang khu ngă ba đi Huyện lỵ Như Xuân, nơi có trại huấn luyện bộ đội Việt Cộng. Hồi đầu năm 1980, xe chở chúng tôi đến Thanh Phong đă chạy ngang, vào lúc hoàng hôn, bị bọn trại viên đứng phía trong hàng rào ném đá, la hét om x̣m. Hôm nay Trời c̣n sớm quá, chúng đang ngủ chưa thức giấc. Quang cảnh lưa thưa mấy dẫy nhà tôn, vắng hoe như Chùa Bà Đanh, mờ ảo ẩn hiện trong lớp sương mai dầy đặc.
Đến ngă ba, đoàn xe rẽ vào đường đi Thanh Hoá. Chạy miết tới khoảng mặt Trời lên gần tới đỉnh đầu, đoàn xe tới vùng Thị xă Thanh Hoá, chạy ṿng ra phía sau ga xe hoả, đến gần khu có những toa chở hàng trống rỗng. Anh em giật ḿnh hoảng sợ, nếu trở về Nam bằng những toa xe này, sẽ là một tai họa lớn.
Hồi ở Trại Tân Lập Vĩnh Phú, chúng tôi gặp một số anh em gốc Chiến tranh Chính trị, bị đưa ra Bắc vào giữa năm 1976 bằng tầu thủy, tới bến cảng Vinh lên bộ đi tiếp bằng xe hỏa. Họ kể lại những cực h́nh phải chịu đựng trên các toa chở hàng hoá, nghe mà phát lạnh xương sống sởn gai ốc cùng ḿnh.
“Mọi người ngồi bệt xuống sàn toa, chen chúc nhau chặt ních. Lúc tầu chạy, cửa toa bị đóng kín khoá trái bên ngoài, nóng nực, ngột ngạt thiếu dưỡng khí. V́ là chuyến tầu suốt đặc biệt, chạy từng đoạn nhiều trăm cây số mới ngừng để tiếp nhiên liệu cho đầu máy, lúc đó Cán bộ áp giải tới mở cửa kiểm tra, mới được thoáng khí đôi chút. Trung tá Ngô văn Hùng trước 30-4-1975 làm việc tại Tổng Cục Chiến tranh Chính trị, Saigon, đă bị chết ngộp trong khi tầu đang di chuyển. Nhiều người khác trong cùng toa cũng ngất ngư, nhưng không có cách nào kêu cứu, phải đợi tới khi tầu ngừng, Cán bộ tới mở cửa để kiểm tra mới báo cáo được. Người ta đem xác anh Hùng xuống, không biết đem đi đâu để làm ǵ ?”
Thật vô cùng dă man, mạng sống của những chiến sĩ chống Cộng sản, một khi thất thế lọt vào tay Việt Cộng luôn luôn bị coi rẻ, chẳng khác nào mạng súc vật. Thế mà Bác Hồ trước kia, và các đàn em của Bác trong Đảng hiện tại, luôn luôn rêu rao là Cách mạng Vô sản đại lượng, khoan hồng, nhân đạo nhất Thế giới.
Nhiều trăm ngàn người chống Cộng tại miền Nam bị đọa đầy thập tử nhất sinh, sống vô vọng chờ chết v́ bệnh tật, đói khát, kiệt lực, hàng chục năm trời trong các Trại cải tạo của Cộng sản Việt Nam. May nhờ sự can thiệp của Chính phủ Hoa Kỳ theo chương tŕnh nhân đạo mới được giải thoát, cùng Vợ Con đi định cư tỵ nạn, tái lập cuộc đời trên đất nước xa lạ ngoài quê hương của chính ḿnh. Thế mà bây giờ, có một số nhỏ trong tập thể Cựu Tù Chính trị và người di tản trước 30-4-1975, đang được cùng vợ con định cư tỵ nạn tại nước ngoài với cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, lại v́ danh lợi cá nhân, xiêu ḷng ngả theo lời mê hoặc của Việt Cộng, quên đi quá khứ dă man của chúng, cấu kết cùng các nhóm Tài phiệt Quốc tế, dấn thân hoà hợp tiếp tay củng cố cho chúng giữ vững Bạo quyền, tiếp tục bóc lột trấn áp nhân dân ở trong nước, thay v́ tiếp tay cùng Đồng bào Việt Nam tranh đấu lật đổ chúng. Thật đáng khinh miệt biết chừng nào!
May thay, đoàn xe tiếp tục chạy vượt qua khu những toa chở hàng hoá trống hốc, ngừng lại bên một dẫy nhà sườn sắt, dài cao to, mái và 3 mặt quây quanh bằng tôn, có chiếc đầu máy xe hoả đang được sửa chữa. Chúng tôi được lệnh mang đồ đạc xuống xe, ngồi tập trung theo từng Đội, trên bệ xi măng dài giữa 2 dẫy đường rầy.
Tất cả anh em ở Thanh Phong về Nam chuyến này, được khoảng 100 người. Nhóm anh em Đại tá gồm : Nguyễn ngọc Điệp, Trần văn Thăng, Phạm tài Điệt, Lại đức Nhi, Trịnh đ́nh Đăng, Đỗ văn Sáu, Hồ hồng Nam, Dương hiếu Nghĩa, Vơ hữu Bá, Nguyễn quốc Quỳnh, Tô văn Vân, Nguyễn văn Phúc, Trần kim Hoa và Tôi.
Khoảng chừng 2 tiếng đồng hồ sau khi chúng tôi xuống xe, lại thấy một đoàn xe khác đến, đổ người xuống gần chỗ chúng tôi đang ngồi. Hỏi ra mới biết anh em thuộc Trại Lam Sơn (Đầm Đùn hay Lư bá Sơ) ǵ đó, Tôi không nhớ rơ, cũng trong Tỉnh Thanh Hoá được đưa về Nam một chuyến với chúng tôi.
Trong suốt buổi chiều ngồi giữa trời phơi nắng chờ đợi, chúng tôi có dịp quan sát mấy chuyến tầu từ phía Nam ra Bắc đi ngang ga Thanh Hoá. Hai ba đoàn tầu chạy suốt không ngừng, gồm toàn những toa chở hàng hoá đóng kín, và những toa hàng lộ thiên chất đầy thùng gỗ hoặc thùng kim khí đồ sộ, những chồng ống sắt to dài, gỗ nguyên cây dài, những chiếc connex của Quân đội miền Nam chẳng biết chứa ǵ ở trong, những chiếc xe hơi kiểu nhỏ, những chiếc Mini Van, những dẫy xe máy dầu Honda, Suzuki quen thuộc tại Saigon trước 30-4-1975... Chỉ một đoàn tầu có lẫn lộn toa chở hành khách và toa chở hàng hoá, ngừng lại ga khoảng ba mươi phút, cho hành khách lên xuống, cắt bớt ra và nối thêm vào đoàn tầu, vài toa hàng hoá.
Từ ngày bị đưa ra miền Bắc học tập Cải tạo, đến nay đă được 6 năm rồi, hôm nay Tôi mới có dịp thấy tận mắt, cảnh tượng hành khách lên xuống tầu tại ga xe lửa trên đất miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa, do Nhà Nước và Đảng Cộng sản Việt Nam quản lư điều hành từ mấy chục năm qua.
Không biết việc bán vé cho khách đi tầu được tổ chức ra sao? Việc kiểm soát ra vào sân ga như thế nào? Mà trong toa không đủ chỗ chứa, người ta phải ngồi đứng đầy cả trên các bậc lên xuống ở 2 đầu toa. Có người liều lĩnh, gác đ̣n gánh ngang trên lan can nối giữa 2 toa, ngồi ṭøng teng như đang làm xiệc biểu diễn giữ thăng bằng, cho mọi người chiêm ngưỡng sự can đảm khác thường của ḿnh. Số người ngồi lộn xộn bừa băi bên các đống thùng, trên các toa chở hàng hoá lộ thiên, cũng đông chẳng kém ǵ trên các toa dành cho hành khách. Thật không hiểu nổi!
Khi đoàn tầu vào sân ga vừa đậu lại, không biết từ đâu những người bê b́nh nước với đôi chiếc bát đá, xâu bánh gói bằng lá chuối khô, chiếc bao tải đựng bánh ḿ, hoặc rổ đầy ổi, chuối... ào ra, chạy dọc các toa mời chào rao hàng ầm ĩ. Trong lúc đó hành khách lên xuống tầu, tranh nhau ném hành lư hàng hoá qua cửa sổ toa. Các bậc thang ở 2 đầu toa nghẹt cứng người, xô đẩy giành nhau lên xuống la í ới, chửi thề tán loạn. H́nh như người ta phải vội vă sợ lỡ chuyến, v́ lên xuống không kịp giờ tầu chạy. Thật vô cùng hỗn độn!
Trước 30-4-1975, tại miền Nam và miền Trung Việt Nam, Tôi cũng đă từng dùng xe lửa đi công tác giữa nhiều Tỉnh, nhưng chưa bao giờ thấy cảnh hỗn loạn như vậy. Có lẽ v́ hồi đó Công ty Hoả xa miền Nam tổ chức thường xuyên nhiều chuyến tầu, số toa bao giờ cũng dư để cung cấp nhiều chỗ ngồi hơn cho khách, so với số vé đă được bán ra. Hơn nữa dưới Chế độ Dân chủ, áp dụng nền Kinh tế Thị trường Tự do tại miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975, ngoài phương tiện Hoả xa, c̣n có nhiều Công ty Tư nhân, cạnh tranh cung cấp các phương tiện chuyển vận khác như xe đ̣, tầu thủy và tầu bay, đầy đủ cho khách cần di chuyển, nên dân chúng không phải chịu đựng cái thảm cảnh, mất tiền mua vé mà vẫn phải tranh giành nhau như vậy.
Thấy cảnh trước mắt, Tôi trạnh ḷng thương các bà vợ Tù, tay xách nách mang ôm đồm những bao thực phẩm khô nặng cả trăm kí lô, từ Nam ra Bắc “thăm nuôi” Chồng, chắc chắn cũng đă phải chịu đựng những cực h́nh mà chúng tôi đang được chứng kiến.
Sau ngày Tôi được tha về nhà, Vợ kể truyện chuyến tầu lửa, bà ấy đi từ ga Hà nội đến ga Ấm Thượng Vĩnh Phú, để “thăm nuôi” vào cuối năm 1979, c̣n thê thảm hơn nhiều.
“Người ta xếp hàng hoá đầy trên các ghế ngồi, chật cả lối đi ở chính giữa toa, không có chỗ mà len chân. Kiếm được một chỗ rồi, phải ngồi lên hành lư của ḿnh mà giữ. Nếu không, tới ga tầu ngừng lại, kẻ cướp trà trộn trong đám hành khách, xách đại hàng hoá của ḿnh chuyền tay nhau vất xuống sân ga, chẳng có cách nào mà giằng lại. Kêu cứu chẳng ai tiếp, mọi người tỉnh khô nhướng mắt nh́n không nhúc nhích, v́ họ cũng đang phải lo giữ cho phần riêng của họ.
Tầu tới ga Ấm Thượng vào lúc nửa đêm, sân ga tối như bưng không đèn đóm. Hai Chị Em (Vợ tôi và bà Chị) tay xách tay khênh đồ đoàn, len ra được tới đầu toa thả hành lư rớt xuống đất trước, rồi lần ṃ các bậc thang bước xuống sau. Bậc cuối cùng cách mặt đất khá xa, tối không thấy ǵ nên bước đại xuống hụt chân té lăn nhào xuống đất. Hoàn hồn lồm ngồm ngồi lên được, vừa đúng lúc tầu x́nh xịch chuyển bánh đi tiếp. May mà lúc bị té lăn ra ngoài, chớ vô phúc bị lăn vào phía đường rầy, khi tầu chạy thân ḿnh bị nghiến nát chẳng ai hay.” Thật vô cùng nguy hiểm!
Chúng tôi phải ngồi giữa trời phơi nắng, chờ măi cho tới gần tối, mới thấy một chiếc đầu máy chạy đi dồn tới kéo lui cả tiếng đồng hồ, tập trung một số toa chở hành khách hạng nh́. Sau cùng, đến đậu ngay khu chúng tôi đang ngồi. Cán bộ phụ trách Đội đến mở khoá xích tay cho mọi người, và ra lệnh Đội trưởng điều động anh em khuân đồ đạc, chất lên một góc toa dành cho chúng tôi. Xong xuôi, toàn Đội phải tập trung 2 hàng dọc, để Cán bộ đếm đầu cho lần lượt lên toa kiếm chỗ ngồi, 2 người một ghế. Mọi người lên hết vừa ngồi yên chỗ, Cán bộ đến từng ghế khoá tay 2 người chung một sợi xích, y như lúc bắt đầu lên xe di chuyển từ Thanh Phong ra ga Thanh Hoá.
Bên trong toa, ở giữa là lối đi, 2 bên dọc theo bề dài của toa có 2 dẫy ghế gỗ có tựa lưng, mỗi ghế dành cho 2 người. Các ghế được sắp xếp đâu mặt vào nhau, thành từng nhóm 4 người ngồi đối diện, 2 người hướng về phía đầu tầu, 2 người hướng về phía đuôi tầu. Anh Trịnh Đ́nh Đăng và Tôi bị khoá tay chung một sợi xích. Chúng tôi ngồi chiếc ghế quay lưng về phía đầu tầu, thành ra không quan sát được quang cảnh phía tầu sắp chạy tới, như những bạn ngồi đối diện. Hàng ghế chúng tôi ngồi ở bên nửa phải của toa, nên chỉ thấy toàn rừng núi của dẫy Trường Sơn, không thấy được cảnh đồng ruộng làng mạc, phần lớn tập trung bên phía ven biển.
Đến xẩm tối, có đoàn tầu gồm toàn xe chở hành khách từ Bắc vào, ngưng ngay giữa sân ga. Sau các khung cửa sổ toa thấp thoáng đầy bóng người, không thấy ai xuống, mà cũng chẳng thấy khách mới lên. Nhóm người bán hàng rong cũng không thấy xuất hiện.
Đang chú tâm quan sát, th́ cảm thấy đoàn tầu chứa chúng tôi di động, tiến tới thối lui bốn năm lần cả tiếng đồng hồ, chuyển từ đường rầy này sang đường rầy khác, để nối vào đoàn tầu vừa tới. Trời tối, ga không đèn đóm, nên cũng chẳng biết được nối vào khúc nào trong đoàn tầu chính. Măi sáng hôm sau, khi đoàn tầu chạy đến khúc ṿng quanh sườn núi nơi chân đèo Hải Vân (giữa Huế và Đà Nẵng), nh́n thấy được cả đoàn tầu từ đầu đến đuôi, mới biết toa của chúng tôi nằm ở khúc giữa. Đoàn tầu có khoảng hơn chục toa, 2 đầu máy kéo ở phía đầu, và 1 đầu máy đẩy ở phía đuôi.
Suốt từ lúc lên tầu, ai nấy phải ngồi nguyên tại chỗ, không được di chuyển lộn xộn ngay cả trong toa, nên chẳng biết khách trên các toa khác là những thành phần nào. Nhưng chúng tôi đoán chắc là các bạn Tù từ miền đồng bằng Bắc Việt, được di chuyển về Nam cùng lượt với chúng tôi.
Toa xe chỉ có một pḥng vệ sinh nhỏ ở khoảng giữa, dành cho một người dùng nên rất chật hẹp. Mỗi lần anh nào cần tiểu hoặc đại tiện, đều phải kéo theo anh bạn xích tay chung cùng đi. Người giải quyết ngồi làm nhiệm vụ của ḿnh. Người đi theo phải đứng kè ngay bên cạnh chờ, hít thở mùi xú uế của bạn ḿnh thải ra. Thật thảm năo, nhưng phải ráng chịu chớ biết làm sao.
Toa xe chở cả 4, 5 chục người, thay phiên nhau đi giải quyết vệ sinh dài dài suốt ngày đêm. Chỉ có 3 Cán bộ áp giải vơ trang súng AK của Liên Xô, ngồi nằm trên 4 ghế trấn thủ ở 2 đầu toa. Đời nào họ lại chịu cực đi tới đi lui, mở khoá xích cho hết người này đến người khác hoài được. Cũng may họ không buộc phải hô to báo cáo xin phép, mỗi lần rời khỏi chỗ ngồi để giải quyết vệ sinh là tốt rồi.
Đoàn tầu rời ga Thanh Hoá khoảng lúc 9 giờ tối. Anh em đăm chiêu ngồi nh́n những ngọn đèn vàng thưa thớt trong thành phố, lùi dần ngoài khung cửa sổ toa tầu. Độ chừng dăm phút sau chẳng c̣n thấy ǵ, ngoài Trời tối đen như mực. Trong toa không có đèn, mọi người ṃ mẫm lấy đồ ăn ra nhấm nháp cho xong bữa tối, rồi ai nấy thiu thiu ngủ.
Khoảng nửa đêm, gió lạnh lùa vào toa làm chúng tôi tỉnh giấc, nh́n ra thấy tầu đang chạy ngang một khu có lưa thưa mấy dẫy đèn điện vàng vọt sáng. Tấm bảng treo nơi hàng hiên dẫy nhà sát bên đường rầy cho biết đây là Ga Vinh. Tầu tiếp tục chạy không ngừng. Bốn anh em chúng tôi ngồi đối diện nhau, đồng thoả thuận kéo mành cửa sổ toa xuống cho khỏi lạnh để ngủ tiếp.
Lối đi giữa 2 chiếc ghế chẳng rộng răi ǵ. Đầu gối chân người ngồi ghế bên này, chỉ cách đầu gối người ngồi ghế bên đối diện khoảng 10 phân. Muốn duỗi thẳng chân ra cho khởi mỏi, cả 4 người phải thoả thuận cùng duỗi tréo xen kẽ bên nhau.
Hai người bị khoá tay chung một sợi xích, một bên tay cứ phải để yên không nhúc nhích sợ làm phiền bạn, thật khó chịu. Ngủ ngồi, phải ngửa đầu tựa lưng vào ghế, 2 vai, sống lưng, hông và 2 chân tê mỏi vô cùng.
Anh Trịnh đ́nh Đăng bị xích tay chung với Tôi, là người có nhiều sáng kiến hay, ứng phó với mọi t́nh huống. Không biết làm cách nào, anh ấy rút được bàn tay ra khỏi ṿng xích khoá, rồi ghé miệng sát tai Tôi th́ thầm đề nghị, để anh ấy chui nằm dài dưới gầm ghế, c̣n Tôi nằm một ḿnh trên ghế, như vậy 2 anh em cùng được nằm ngủ thoải mái. Tôi đồng ư ngay, và để tránh không bị Cán bộ phát giác khi đi kiểm tra, Tôi phải bỏ tḥng tay có xích xuống sát ngực anh ấy, y như 2 tay vẫn xích liền bên nhau. Chỉ có một điều bất tiện duy nhất là phải nằm nghiêng co chân, không duỗi thẳng được. Bề dài chiếc ghế chỉ độ 1 mét rưỡi, nếu duỗi thẳng chân sẽ cản đường đi giữa toa xe.
Hai anh bạn ngồi đối diện, thấy sáng kiến hay nên bắt chước. Nhưng các anh ấy, không ai rút được bàn tay ra khỏi ṿng xích như anh Đăng. Bốn đứa chúng tôi ngủ được một giấc dài thoải mái đến sáng, bị một bạn đi giải quyết vệ sinh ngang qua, đụng vào chân mới giật ḿnh tỉnh dậy.
Chúng tôi ngồi trở lại vị trí trên ghế, mở cửa sổ toa nh́n ra ngoài, thấy tầu đang chạy song song bên trái Quốc Lộ 1. Đường vắng hoe chẳng một bóng người. Chừng nửa giờ sau tầu băng qua cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải, Quảng Trị. Mấy dẫy nhà tiền chế bằng tôn, dành cho anh em Công An thuộc Việt Nam Cộng Hoà, giữ an ninh vùng phi quân sự ở đầu cầu phía Nam, có từ ngày thi hành Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 vẫn c̣n đó. Chỉ không thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, phất phới trên ngọn cột cờ cao dựng trước dẫy nhà, như hồi trước 30-4-1975 mà thôi.
Đi ngang khu này, Tôi nhớ lại dịp đến công tác tại Tiểu khu Quảng Trị, hồi Tết Âm lịch năm 1958. Tôi được ông Quận trưởng Quận Gio Linh, dẫn đi thăm khu phi quân sự, đặc biệt là cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải. Chúng tôi đi bộ lên cầu, tới cách vạch sơn trắng phân ranh Nam Bắc ở giữa cầu chừng 10 mét th́ ngừng lại, đứng quay lưng về phía Bắc chụp tấm h́nh kỷ niệm. Bên kia đầu cầu, có một viên an ninh Cộng sản Bắc Việt mặc sắc phục vàng, đội nón cối lá đứng gác. Xa hơn đầu cầu chừng vài trăm mét, là một dẫy nhà tranh 5 gian, đằng trước có một cột thật cao, treo lá cờ đỏ sao vàng to tướng phất phơ theo gió.
Vạch sơn trắng oan nghiệt, ghi trên sàn giữa cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải, là ranh giới chia đôi đất Việt Nam thành 2 nước : Nam Việt theo Chế độ Tự do Tư bản, và Bắc Việt theo Chế độ Cộng sản, quy định bởi Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954. Tại cái vạch sơn trắng (bức tường vô h́nh oan nghiệt) này, cũng từng là “cửa khẩu trao đổi Tù binh” giữa 2 bên Nam Bắc, sau khi Hiệp Định Paris 27 tháng 1 năm 1973 chấm dứt cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, dài một phần năm Thế kỷ 20 được kư kết.
Hôm nay, Tôi được đi ngang cầu Hiền Lương bằng xe hoả, từ miền Bắc về miền Nam, với tư cách một Tù nhân Chính trị măn hạn lưu đầy suốt 6 năm, trên đất miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa. Ḷng xúc động nghẹn ngào, rưng rưng lệ sung sướng, v́ không ngờ qua bao năm cay đắng lao khổ cực nhục vô vọng, ḿnh c̣n sống trở về gặp lại Đồng bào miền Nam thân yêu, gặp lại Vợ Con thân quyến ruột thịt, đă tưởng chẳng bao giờ c̣n được thấy mặt.
Đoàn tầu chạy qua hết địa phận Quận Gio Linh, khi sắp tới chiếc cầu sắt dài, băng ngang sông Thạch Hăn ngay giữa tỉnh lỵ QuảngTrị, mới thấy lẻ tẻ xuất hiện đôi ba chiếc xe đạp, xe máy dầu, xe Lam chở hành khách, tất bật vội vă ngược xuôi trên đường cái. Không như trước kia, vào giờ này, người và xe cộ đủ loại nối đuôi nhau chạy như mắc cửi trong thành phố.
Chừng một giờ sau, tầu chạy chậm lại, x́nh xịch băng qua cầu Bạch Hổ trên sông Hương, đậu lại ga ngay gần đầu cầu. Bên kia sông Hương là Thành Nội Cố đô Huế, nơi mà Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng theo kế hoạch Tổng công kích toàn miền Nam, đă chiếm đóng cả tháng trời, bắt bớ sát hại chôn sống tập thể cả chục ngàn dân vô tội và Quân Cán chính Việt Nam Cộng Hoà.
Đoàn tầu vừa ngưng bánh tại sân ga, Cán bộ dẫn anh Đội trưởng và 2 người nữa xuống khỏi toa, vào nhà ga lănh nước và thực phẩm tiếp tế ăn đường cho cả ngày.
Toa chở chúng tôi ở đoạn giữa đoàn tầu, nên may mắn ngưng đúng ngay chỗ có nhà ga, nhờ thế quan sát được đầy đủ mọi việc xẩy ra trong sân ga.
Những người bán hàng rong, nấp sau những toa xe bỏ trống trong sân ga ùa ra, rao hàng mời mua rối rít. Anh em chúng tôi dơ tay bị xích lên, cho họ biết ḿnh là Tù làm ǵ có tiền để mua. Bỗng dưng, một trong những người bán hàng lên tiếng nói lớn : “-Các Anh là Chiến sĩ ra Bắc cải tạo trở về à? Vậy th́ đâu cần tiền, cứ nhận lấy mà ăn, không phải trả tiền nong ǵ cả.” Rồi lần lượt những người bán hàng rong, đua nhau quăng bánh ḿ, trái cây... đủ thứ qua cửa sổ toa cho chúng tôi.
Cán bộ áp tải và Công an giữ an ninh tại ga thấy vậy, một mặt bắt chúng tôi phải kéo mành che cửa sổ toa xuống, không cho nh́n ra ngoài nữa, một mặt dồn đuổi những người bán hàng kia đi chỗ khác.
Phía ngoài hàng rào nhà ga, đàn ông đàn bà thanh niên nam nữ, chen nhau đứng đông nghẹt gọi với vào hỏi thăm : “-Có Đại úy X, có Trung úy Y, có Thiếu tá Z... trên đó không ? Từ Trại nào về vậy?...” Lạ thật! Làm sao bà con thân nhân biết, sáng nay có chuyến tầu chở Tù từ miền Bắc về, mà ra t́m gặp hỏi thăm vậy?
Đoàn tầu đậu gần hai tiếng đồng hồ tại ga Bạch Hổ, Huế, mới lại chuyển bánh tiếp tục con đường xuôi Nam. Ngừng lâu như vậy chắc là để tiếp nhiên liệu cho các đầu máy, sau quăng đường dài đă chạy cũng khoảng hơn 5 trăm cây số từ Thanh Hoá đến Huế. Rời ga Bạch Hổ, đoàn tầu lần lượt băng qua các vùng Phú Cam, An Cựu, núi Ngự B́nh, Phi trường Phú Bài, Bạch Mă, Truồi, Lăng Cô, để bắt đầu quanh co ḅ lần lên cao ṿng theo các sườn núi, chui qua hầm đèo Hải Vân dài cả chục cây số, rồi đổ xuống phố Đà Nẵng.
Hồi những năm 1948-1949 theo học khoá đầu tiên của Trường Sĩ quan Việt Nam tại Huế, Tôi và các bạn cùng khoá đă phải lặn lội ngày đêm tôi luyện chiến thuật hành quân tại vùng này, nên không quên được. Có những buổi thực tập hành quân đêm, đụng độ với các toán Việt Cộng vơ trang ṃ về hăm doạ buộc dân chúng tiếp tế hoặc đóng thuế. Cũng có lần tập hành quân an ninh mở đường bộ và thiết lộ vào lúc sáng sớm, đă khám phá ra những quả ḿn do Việt Cộng lén lút cài ban đêm, để phá hoại xe hơi hoặc tầu hoả chuyên chở dân chúng di chuyển trong ban ngày. Những cuộc hành quân thực tập này, nằm trong phần chương tŕnh “Giai đoạn thử lửa” trước khi măn khoá.
Từ hầm đèo Hải Vân chui ra, đoàn tầu từ từ ṿng vèo trườn xuống dốc, nh́n được toàn cảnh vùng thành phố Đà Nẵng, rất đẹp và nên thơ. Đặc biệt là pho tượng Phật trắng toát, đồ xộ, cao lênh nghênh, nổi bật giữa tấm thảm rực rỡ đủ mầu sắc của các mái nhà và ngọn cây, dưới ánh nắng của mặt trời buổi sáng.
Tuốt xa xa, xừng xững dẫy Ngũ Hành Sơn um tùm cây chen đá, nối liền cảnh đồng ruộng và bầu trời xanh trong, nơi dân địa phương khai thác đá hoa mầu hồng để đẽo tượng, b́nh bông, lư hương...bán cho khách thập phương qua lại.
Két két, x́nh x́nh, xịch xịch, từ từ xiết bánh sắt trên đường rầy, tụt xuống hết dốc đèo Hải Vân, đoàn tầu bắt đầu tăng tốc độ, vùn vụt nuốt tuyến thiết lộ trải dài trên dải đất hẹp nằm giữa Biển Đông và Dẫy Trường Sơn (bộ xương sống của quê hương Việt Nam thân yêu h́nh chữ S).
Suốt cả ngày dưới trời nắng chang chang, không ngừng lại bất cứ ga lớn nhỏ nào, đoàn tầu băng băng chạy ngang các địa phận Quảng Ngăi, B́nh Định, Qui Nhơn, rẽ ṿng theo chân núi qua các vùng Vân Canh, La Hai xa bờ biển, rồi lại ṿng trở ra An Mỹ tiếp tục chạy sát biển. Tới lúc xế chiều đến Tuy Hoà (Phú Yên), đoàn tầu chạy ngang sườn rặng núi trên đỉnh có Ḥn Vọng Phu, rêu phong xừng xững đứng thi gan cùng tuế nguyệt. Theo tục truyền đây là h́nh người thiếu phụ bồng con, trung kiên đứng đợi chồng đi chinh chiến lâu không về, nên biến thành tượng đá.
Chừng nửa giờ sau, đoàn tầu từ từ tụt xuống Đèo Cả vùng Đại Lănh, ranh giới Phú Yên – Khánh Hoà, rồi từ Ninh Hoà chạy dọc bờ biển, băng Đèo Rọ Tượng, vào đến ga Nha Trang lúc nhá nhem tối. Sát dọc hai bên thiết lộ dẫn vào ga Nha Trang, thấy chi chít toàn là nhà dân chúng cư ngụ. Trong khi đoàn tầu di chuyển ngang, Đồng bào ùa ra chạy dọc theo tầu, vừa nói vừa làm hiệu tay, chỉ bảo viết lời nhắn và địa chỉ gia đ́nh ném xuống, để họ gửi đi báo tin giùm.
Thật bất ngờ. Trong số anh em chúng tôi, cũng có đôi người vội vă lấy giấy viết vứt xuống nhờ. Phần lớn c̣n lại, cho rằng việc làm có vẻ phiêu lưu không tin tưởng, nên không thực hiện. Nhưng ai nấy cùng tỏ lộ sắc thái hân hoan, cảm kích tấm thịnh t́nh của Đồng bào đối với ḿnh. Đồng bào miền Nam không thù hận “Ngụy Quân”, như Cộng sản Bắc Việt rêu rao trong các bài học Cải tạo nhồi sọ bấy lâu nay.
Vào đến ga, Trời tối mịt chẳng c̣n thấy ǵ. Dưới những dẫy đèn điện vàng yếu ớt chiếu sáng, đoàn tầu lại được điều khiển dồn tới dồn lui cả tiếng đồng hồ, chẳng biết nối thêm hay cắt bớt toa để lại. Xong xuôi, tầu đậu thêm chừng 1 tiếng đồng hồ rồi chuyển bánh, chạy trở ra ngang khúc đường cũ có nhà dân chúng ở dọc 2 bên. Đồng bào lại cằm đuốc chạy theo vẫy tay chào, mục đích chính có lẽ để nhận thêm những mảnh thư, anh em Tù ném xuống nhờ gửi về nhà trước, nếu ai cần. Tiếc quá, chúng tôi đâu biết tầu phải chạy trở lại đoạn đường này, để nhập vào con đường chính tiếp tục xuôi Nam, mà chuẩn bị.
Sau khi ra khỏi vùng thị xă Nha Trang, đoàn tầu bắt đầu tăng tốc độ, chạy vùn vụt trong đêm tối. Anh em lo ăn uống và thu xếp chỗ ngủ để giữ sức, thức làm chi cho mệt. Tiếng bánh sắt lăn trên đường rầy, tạo ra một loạt âm thanh đều đều, rào rào rào! kịch kịch kịch! Rào rào rào! kịch kịch kịch!... liên tục. Thân toa tầu không nẩy xóc, rung nhẹ nhẹ êm êm, mọi người ch́m vào giấc ngủ dễ dàng hơn cả dùng thuốc an thần.
Anh Đăng và Tôi đổi chỗ nằm. Anh Đăng lên nằm trên ghế, Tôi xuống dưới gầm ghế nằm trên mặt sàn toa. Mỗi lần nhắm mắt để ngủ, những hoạt cảnh tại ga Bạch Hổ ở Huế lúc buổi sáng, và khúc đường vào ga Nha Trang mới hồi tối, thi nhau diễn lại trong đầu, làm Tôi trằn trọc không sao ngủ được. Cũng phải khoảng cả hơn tiếng đồng hồ sau, nhờ những tiếng ngáy ro ro đều đều của các bạn nằm bên cạnh và trên ghế, hoà nhịp cùng tiếng chuyển động vượt không gian của đoàn tầu, hợp thành một điệu ru trầm trầm êm ái, mới khiến được mí mắt của Tôi nặng trĩu rồi xụp xuống, ngủ đi lúc nào không biết.
Đang say sưa ngon giấc, các tiếng xôn xao lục đục làm Tôi bừng tỉnh, mở mắt thấy tầu đă ngừng, chẳng biết tại đâu. Có lệnh chuẩn bị xuống, anh em lần lượt nối đuôi nhau ra đầu toa. Xuống đến bậc thang chót, Cán bộ áp tải đang đứng tại đó mở khoá xích tay cho anh em.
Sau khi mọi người đă xuống hết, Cán bộ leo lên toa tầu rọi đèn pin kiểm tra, để chắc chắn không c̣n sót ai, rồi mới ra lệnh tập trung chuyển đồ đạc, chất lên chiếc xe chuyên chở đậu gần bên. Trời tối thui, chung quanh ga chẳng có đèn đóm ǵ cả, ngoài mấy luồng ánh sáng đèn pin của Cán bộ quẹt qua quẹt lại, soi đường đi kiểm tra theo dơi mọi người khuân chuyển đồ đạc, từ toa tầu xuống chất lên xe.
Trong khi anh em chúng tôi làm dây chuyền, ṃ mẫm chuyển xếp đồ đạc, anh tài xế mặc thường phục loanh quanh lại gần hỏi nhỏ : “-Ở Bắc về hả?” Tôi trả lời cụt lủn : -Thanh Hoá về. Anh ấy nói tiếp cho biết đây là ga Gia Rai, xe thuộc nghiệp đoàn chuyển vận ở Saigon, được thuê lên chở vào Trại Hàm Tân. Tôi th́ thầm hỏi : -Có thể đưa tin về nhà giúp được không? Anh ấy trả lời được. Tôi liền lấy mẩu giấy nhỏ viết vội mấy chữ “Bố đă về Hàm Tân” tiếp sau là tên người con gái của Tôi cùng địa chỉ của gia đ́nh, rồi xếp làm tư giúi vào tay anh tài xế. Xong xuôi, Tôi lỉnh nhanh ra chỗ khác, tiếp tục khuân đồ đạc bên mọi người.
Ba tháng sau, Tôi được Vợ giắt 3 người con tới Trại Z30C Hàm Tân thăm nuôi. Tôi hỏi thăm về mẩu tin nhắn lúc mới về tới Nam. Vợ tôi xác nhận : “-Anh tài xế tốt bụng, có đem mảnh giấy nhắn tin của Tôi tới tận nhà. Gia đ́nh biếu anh ấy chút tiền uống nước để cám ơn. Anh ấy vui vẻ nhận, và chúc cho gia đ́nh chúng tôi sớm được đoàn tụ.”
Mọi đồ đạc chất lên xe xong, mọi người phải tập họp hàng 2, để Cán bộ đếm đầu người lên xe về Trại giam. Chạy ṿng vo một hồi đoàn xe ngừng lại, rẽ qua một cổng lớn bên trái con đường, đậu tại một băi sân rộng 2 bên có những dẫy nhà tôn. Giữa sân có một đống lửa bập bùng cháy để soi sáng thay đèn.
Anh em được lệnh xuống xe, khuân đồ đạc vào trong một dẫy nhà mái tôn, vách gỗ, chỉ có một lối vào ở đầu nhà. Xong xuôi, mọi người phải trở ra đứng xếp hàng đôi để Cán bộ đếm đầu cho lần lượt vào nhà giam, rồi khoá trái cửa bên ngoài.
Trong nhà chứa được khoảng 100 người, có 2 dẫy xạp ngủ 2 tầng bằng gỗ dọc 2 bên tường, một lối đi ở giữa nhà rộng khoảng hơn 1 mét. Một ngọn đèn dầu leo lét cháy, treo nơi khung cửa, lối vào căn pḥng vệ sinh nhỏ ở cuối nhà. Nhóm anh em Đại tá chúng tôi, thuộc Đội phải nằm xạp tầng trên. Một vài bạn có quá nhiều rương, thùng, bao đựng đồ tiếp tế, không khuân lên cao được, đành để đại thành từng đống tại lối đi giữa nhà, làm nhiều người đi vệ sinh ban đêm vấp, đau chân bực ḿnh lẩm bẩm cằn nhằn.
Xạp ngủ tầng trên được ghép bằng nhiều tấm ván dầy mỏng khác nhau, những miếng mỏng lâu ngày bị khô cong lên vơng xuống, nằm bị cấn lưng đau khó chịu vô cùng. Nhưng cũng may, không có rệp như ở các K1, K5 thuộc Trại Tân Lập tỉnh Vĩnh Phú, ngoài miền đất Bắc Việt Nam Xă hội Chủ nghĩa.



TRỞ VỀ MIỀN NAM.

Mây ngàn phủ kín thương đau,
Tưởng xa vĩnh viễn ngờ đâu lại về.
Mừng ôi ! mắt lệ dầm dề,
Tim rung rộn ră đê mê sóng t́nh.
Tầu qua Bến Hải, Gio Linh,
Băng sông Thạch Hăn, đất B́nh Trị Thiên.
Long lanh bao ánh mắt hiền,
Ngóng đoàn Cải tạo b́nh yên trở về.
Lưng cong, dựa mái tóc thề,
Trẻ thơ hớn hở, hương quê nồng nàn.
Nắng Hè vương gió Trường Sơn,
Trời Nam rực rỡ, chứa chan t́nh người.
Giạt dào sóng rộn biển khơi,
Buồm trương thẳng hướng vui đời tự do.

Z30C, Rừng lá Hàm Tân, B́nh Thuận.
Cuối tháng 4 năm 1982.



 
HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1 1