Chương 26

MÚT MÙA LAO KHỔ GIỮA L̉NG TRƯỜNG SƠN

 (Hồi Ức Tù Cải Tạo Việt Nam)

Nguyễn Huy Hùng


Sau khi làm sân banh K2 Trại Thanh Phong xong, Đội chúng tôi được đưa lên sườn đồi ở bên kia con suối nhỏ, đối diện Nhà Thăm Nuôi, để chỉnh trang vun sửa các rănh trà đă có từ trước, và trồng thêm những hàng trà mới. Anh em mừng thầm, tưởng Đội được giao phó công tác trồng trà, hái trà, xấy trà, như đă thấy quư Vị Tướng Quân lực Việt Nam Cộng hoà học lao động cải tạo, tại Liên trại 1, Xă Việt Cường, Yên Bái, Tỉnh Hoàng Liên Sơn, hồi những năm 1976-77, th́ cũng đỡ.
Nhưng vẫn c̣n nghi hoặc chưa chắc, v́ Đội không có Nhà Lô riêng, quanh khu vực K2 không thấy cơ sở ḷ xấy trà. Đồi trà hiện hữu mới có chừng mươi luống dài khoảng 50 mét, từ dưới chân đồi lên gần sát đỉnh bên sườn Đông. Bên phiá sườn Tây c̣n bỏ hoang chưa phát quang, chưa đào rănh để chuẩn bị trồng.
Giờ giải lao, ṃ lên ngồi nghỉ trên đỉnh đồi, nơi Anh Nuôi của Đội đào ḷ dă chiến đun nước chín, nh́n xuống chung quanh, thấy quang cảnh tựa như một thung lũng đồn điền nhỏ, gồm 3 quả đồi (A,B,C) nằm nối tiếp nhau từ Tây sang Đông. Tôi tạm đặt tên là “Đồn điền 3 đồi” để gọi cho có vẻ thơ mộng, và quên đi những nỗi đắng cay nhục nhằn của kiếp sống tù đầy, đang phải chịu hàng ngày.
Ṿng theo chân “Đồn điền 3 đồi” là con sông uốn khúc, với hai con suối nhỏ, từ 2 khe giữa 3 đồi chẩy nhập vào. Bao quanh vùng “Đồn điền 3 đồi” là những dẫy núi cao sườn dốc, cây rừng rậm rạp, nối tiếp nhau vô tận.
Ngọn đồi B nằm chính giữa, là Khu nhà của Ban chỉ huy Phân trại K2 (Chủ đồn điền) ở trên đỉnh. Phiá chân đồi phiá Nam sát bờ sông, là Khu các nhà giam Tù (Nô lệ phu đồn điền). Chân đồi phiá Đông Bắc, có một khối núi đá nhô lên, là địa bàn hoạt động của Đội Ḷ Vôi. Chân đồi phiá Đông Nam, có cái đập nhỏ dài 100 mét chặn ngang khe suối giữa đồi B và đồi C, vừa để ngăn giữ nước cho Đội gạch, vừa dùng làm đường sang đồi mía. Sát đầu đập bên chân đồi B, có Nhà Ăn Tập Thể của Cán bộ (Cai đồn điền).
Ngọn đồi C, nằm bên hướng Đông ngọn đồi B, là khu trồng miá với cơ xưởng ép miá, ḷ nấu mật, ḷ cất rượu, và dẫy nhà Lô của Đội Miá. Sườn phiá Tây chân đồi C, ngay bên khe suối nhỏ đổ ra ḍng sông, là “hiện trường lao động” của 2 Đội Gạch, với sân phơi gạch mới đóng khuôn, nhà chứa gạch đă phơi khô, và ḷ nung gạch. Nhà Lô của Đội gạch gồm 1 gian 2 trái, mái tranh vách phên, dựng sát bên đường ngay gần bờ sông, trông như một quán nước chờ đón khách thập phương qua lại.
Tất cả các Đội Gạch, Miá, Vôi, Rau xanh, Mộc, đều có Nhà Lô riêng, dựng ngay tại “hiện trường lao động” của mỗi Đội. Nhà Lô vừa dùng làm kho cất các dụng cụ của Đội, vừa dùng làm nơi cư ngụ cho Quản giáo Đội. Theo Tôi, mục đích chính có lẽ dùng làm tiền đồn, canh pḥng an ninh xa chung quanh trại giam.
Các Đội Lâm sản, Nông nghiệp không có nhà Lô riêng. Dụng cụ lao động cất nơi kho chung của Phân trại. Mỗi khi Đội chúng tôi xuất trại đi lao động, Quản giáo Đội dẫn 3 anh, do Đội trưởng chỉ định thay phiên hàng ngày, đến kho lănh dụng cụ, vác ra hiện trường lao động chia cho anh em dùng. Hết giờ lao động gom lại, để mấy bạn trực ngày hôm đó bó vác về kho hoàn trả, trước khi Đội đi tắm giặt và trở vào trại giam.
Ngọn đồi A trồng trà, nằm bên hướng Tây của “Đồn điền 3 đồi”. Đây là cao điểm, cửa ngơ kiểm soát con đường đất duy nhất, dẫn từ K1 vào K2. Con đường chạy ṿng theo chân đồi từ Tây sang Đông, qua một cầu gỗ sang đồi B (trung ương) có khu Nhà Thăm Nuôi, khu Cán bộ ở, và khu nhà giam Tù. Rồi tiếp tục qua đồi C (phiá Đông) có hiện trường lao động của 2 Đội Gạch, Đội Miá, và băng qua sông nơi khúc cạn đầy sỏi. Sau này mới biết, con đường băng qua sông dẫn đến Xóm Hoán Bù, cách “Đồn điền 3 đồi” chừng 7 cây số. Qua xóm Hoán Bù, đi thêm chục cây số nữa tới K3, nơi giam Tù H́nh Sự của trại Thanh Phong
Trước khi băng qua chiếc cầu gỗ, bắc ngang con suối nhỏ giữa đồi trà (đồi A) và đồi trung ương (đồi B), con đường chẽ ra làm hai. Đi thẳng qua cầu, gặp khu Nhà Thăm nuôi, sân đá bóng tṛn (do Đội chúng tôi mới ban), khu Cán bộ K2, và trại giam. C̣n rẽ trái, ṿng theo bờ suối đi về hướng Bắc, dẫn đến Bản (làng) của đồng bào Thiểu số Thái Đen, cách “Đồn điền 3 đồi” độ 3 cây số.
Thái Đen, không phải người Thái da mầu đen, mà là mầu của vải may xiêm (váy) y (áo) của phụ nữ. Mẫu kiểu thêu, dệt và may xiêm y giống như của Thái Trắng. Điểm khác duy nhất để phân biệt là, cả xiêm lẫn y của Thái Đen dùng toàn một mầu đen, c̣n Thái Trắng th́ xiêm mầu đen, y mầu trắng. Đây là ghi nhận dựa theo lời giải thích của đồng bào Thái, Tôi có dịp tiếp xúc lén, trong lúc đi khiêng cây rừng cho Đội Gạch.
Từ chân phiá Nam đồi trà (đồi A) ra tới đường cái, có một khu đất rộng quây rào kẽm gai, với một truồng ḅ nằm chính giữa. Bên kia đường là dẫy Nhà Lô của 2 Đội Rau Xanh, và Khu trồng rau nằm dọc theo bờ sông. Bên bờ sông có một bánh guồng to tướng kết bằng tre, mang những đốt vầu múc nước, lừ đừ quay liên tục ngày đêm, đem nước từ ḷng sông đổ vào hồ chứa. Nhờ vậy việc gánh nước tưới các luống rau xanh nhanh chóng hơn, là phải xuống gánh từ sông lên.
Trong ṿng 2 tuần lễ liền làm việc tại đồi trà, chúng tôi tu sửa cắt tiỉa các rănh trà cũ bên sườn Đông, chặt dọn gốc các bụi tre gai đốt cháy không hết bên sườn Tây, sửa soạn đào thêm các rănh trồng những hàng trà mới. Làm việc tại Đồi trà, chúng tôi bị 2 lần hoảng sợ, nhưng may mắn không ai mắc nạn.
Lần thứ nhất, trên đường đi lao động buổi sáng, khi sắp tới cây cầu gỗ bên khu Nhà Thăm Nuôi, thấy bên vệ đường, có một khúc đen mốc mốc tṛn to cỡ bắp đùi, dài hơn 3 mét. Anh em tưởng là khúc cây, không dè đi gần đến nơi mới thấy đầu con trăn ngóc lên, rồi nó tuồn thật nhanh xuống suối, băng qua bên kia lẩn vào các bụi bên đường phiá dẫn lên đồi trà. Cán bộ Cảnh vệ cằm súng xăm xăm chạy tới, xục xạo hồi lâu không thấy ǵ. Anh em tiếp tục dắt nhau qua cầu, leo lên “hiện trường lao động” trên sườn đồi. Không biết các bạn khác nghĩ sao, riêng Tôi vẫn nơm nớp lo sợ. Trong lúc lao động, con trăn có thể nấp đâu đó phóng ra, mổ cuốn nuốt ḿnh làm một bữa cho thoả thê th́ thật vô phúc.
Lần thứ 2, cũng trong giờ lao động sáng nơi sườn Tây của đồi trà, Tôi bị một vố sợ toát mồ hôi hột, mặc dù thời tiết đă bắt đầu Lập Xuân nhưng khí hậu vẫn c̣n lạnh cóng. Chúng tôi chia nhau chặt những gốc tre cháy chưa hết, bứng gốc các bụi tre cho quang, để đào rănh trồng trà. Lúc Tôi vác mấy khúc tre vừa chặt xong, đem đến chỗ tập trung thành một đống lớn, đốt lấy tro làm phân bón sau này. Khi đi ngang chỗ ḷ nấu nước của anh Vân, thấy anh ấy chỉ tay vào Tôi khua hất lia lịa, miệng la thất thanh : “vứt đi! vứt đi!”. Tôi ngơ ngác chẳng hiểu ǵ cả, nhưng phản ứng tự nhiên đoán là có điều nguy hiểm bất thường, Tôi vội vàng vứt mấy khúc tre xuống đất, và nh́n anh ấy hỏi : -Chuyện ǵ vậy?
Chẳng nói chẳng rằng thêm lời nào, anh Vân cằm một khúc tre khác chạy ào đến bên Tôi, đập túi bụi vào đám cỏ ngay bên chân Tôi. Chưa hết ngạc nhiên, Tôi cúi nh́n xuống mới thấy một con rắn mầu trắng, thân chỉ to bằng ngón tay, dài cỡ 30 phân, đầu tam giác, nằm quằn quại trên mặt đất. Lúc đó tim Tôi như muốn ngừng đập, mặt tê lạnh toát, ḿnh sởn gai ốc. Giây phút hoảng sợ toát mồ hôi qua đi, hoàn hồn hết xúc động, Tôi mới nói được nên lời : - Cám ơn anh!
Anh Vân chậm răi kể cho biết, lúc anh ấy lấy mấy khúc tre chẻ làm củi đun nước, có một con rắn trắng nhỏ đầu tam giác (loại rắn độc) rớt ra từ ḷng khúc tre. Nên khi thấy ở thân khúc tre Tôi đang vác, có một vật trắng đang chui ra, từ từ trườn về phiá cổ của Tôi, anh ấy mới vội ra hiệu báo động cho Tôi vứt đám tre xuống tránh nguy hiểm. Anh Vân nói vừa dứt lời, Tôi cúi xuống rạch bụng con rắn lấy túi mật, to bằng hạt gạo mầu xanh trong như lá mạ, bỏ mồm nuốt chửng.
(Anh Đại tá Tô văn Vân là người sinh trưởng tại miền Nam, rất khôn khéo và hoà nhă, đă có dịp làm việc chung với Tôi tại Tổng cục Địa phương quân và Nghiă quân vào thời gian 1967-68 ở Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trại Trần Hưng Đạo, Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Saigon. Về sau anh ấy theo học Khoá 1 Quân Chính, măn khoá được bổ nhiệm đi làm Phó Nội An cho anh Đại tá Dương Hiếu Nghiă Tỉnh trưởng Long Xuyên ở miền Tây Nam phần.)
Con rắn trắng nhỏ này không phải loại rắn Hổ, cũng không phải rắn Lục hay rắn Ráo, Tôi bèn đặt cho nó cái tên rất là Kiếm hiệp “Trúc Bạch Xà”, để ghi nhớ cái kỷ niệm sợ thất thần, không bao giờ quên được trong cuộc đời tù đầy của ḿnh tại K2 trại Thanh Phong.
Sự việc lập tức được truyền tiếp cho toàn thể anh em trong Đội biết, để lưu tâm đề pḥng nguy hiểm. Cũng kể từ đó về sau, hễ anh em gặp rắn dù thuộc loại độc hay không, sau khi đập chết đều gọi Tôi đến để cho lấy túi mật nuốt. Theo mấy ông thầy thuốc Bắc, mật rắn độc là vị thuốc rất tốt cho Thận và làm sáng mắt, nên người ta thường hoà mật rắn Hổ với rượu để uống cho khoẻ. Thời gian khoảng 2 năm ở K2 trại Thanh Phong, Tôi có dịp nuốt cỡ 50 chiếc mật rắn. Không có rượu đành chiêu bằng nước chín, chẳng biết có hiệu nghiệm được như người ta nói không.
Nhưng ít lâu sau, một hiện tượng đặc biệt đă xẩy ra cho chính bản thân, không cần đeo kính cận thị, Tôi vẫn nh́n được mọi vật xa gần rất rơ ràng. Tôi suy nghĩ măi không biết nhờ mật rắn, hay do sự biến đổi tự nhiên của cơ thể con người theo phân giải của cơ thể học. (Lúc về già con ngươi mắt xẹp bớt đi, khuyết tật cận thị nhờ thế sẽ được tự động điều chỉnh lại.) Sự việc xẩy ra trong một buổi đi phát cây rừng, cặp kính cận thị Tôi đang đeo bị rớt văng xuống đất. Tôi nhướng mắt nh́n quanh để t́m, chẳng may có bạn khác vô t́nh đi tới đạp lên, làm gẫy gọng không đeo được nữa. Tôi lo buồn vô cùng, v́ không có kính, mắt mờ sẽ dễ gặp tai nạn lao động nguy cho bản thân. Nhưng không ngờ từ lúc không mang kính, Tôi vẫn nh́n thấy tinh tường, chẳng khác ǵ đang đeo kính cận từ nhiều năm nay.
Công việc dọn sạch sườn Tây của đồi trà, đang chậm răi tiến hành. Đùng một cái, Đội chúng tôi được huy động đi tăng cường khiêng thân và cành cây rừng, đă đốn ngă tại các sườn núi bao quanh “Đồn điền 3 đồi”, đem về nộp cho Đội Gạch dùng để nung mẻ gạch mới đang vào ḷ. Sau đó lại tăng cường đi dọn cỏ trong đồng miá, rồi đốn miá chất lên xe ḅ đem về cho Đội Miá, ép, nấu làm mật đường và cất rượu.
Sau Tết Canh Thân -1980, toàn thể các Đội Nông Nghiệp, trong đó có cả Đội chúng tôi, “ra quân thi đua đầu năm”. Tập trung đi chiếm đất rừng càng nhiều càng tốt, để trồng bắp và khoai ḿ, tại các khu triền núi bên phải con đường dẫn ra K1, đă được đốn cây và đốt quang từ trước. Sở dĩ Tôi quyết đoán là “tập trung đi chiếm đất” v́, khi vừa dẫn Đội chúng tôi tới hiện trường, Quản giáo Đội vội vă chạy đi t́m người đại diện của đồng bào Thái để tiếp xúc, quy định ranh giới của đôi bên, trước khi cho chúng tôi khởi công trồng bắp.
Khi chúng tôi đến làm ở triền núi bên này, đă có một nhóm đồng bào thiểu số Thái đang reo lúa lốc, nơi triền núi bên đối diện. Họ có khoảng hai chục người, đứng từng cặp kẻ trước người sau, thành một hàng ngang dài từ chân núi lên cao dần theo triền núi. Họ đi lần từng bước một, từ ranh bên phải qua mút ranh bên trái khu nương đă khai phá. Người đi trước hai tay cằm một cây gậy, dơ lên đâm xuống mặt đất, tạo một lỗ sâu chừng mươi phân. Người đi sau dùng tay phải, móc hạt giống đựng trong chiếc giỏ cầm nơi tay trái, vứt xuống lỗ rồi dùng bàn chân gạt ngang khỏa đất lấp, thế là việc reo lúa hoàn tất. Triền núi dốc đứng khoảng 60 độ, thế mà họ đi đứng thấy vững vàng, làm việc nhanh nhẹn nhịp nhàng đồng loạt bên nhau, tiến tới đều đặn như những người máy trên xa bàn.
Chừng năm mười ngày sau khi reo hạt, các bụi mạ bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất, và dần dần theo thời gian mọc cao thành các khóm lúa um tùm xanh tươi. Sau ba tháng kể từ ngày reo th́ lúa chín, gặt đem về cất ăn dần. Đây là loại “lúa ba giăng“ tức là 3 lần trăng tṛn (ba tháng). Loại gạo này có lẫn lộn cả hạt đỏ và hạt trắng, nấu thành cơm ăn hơi sượng y như c̣n sống, không dẻo mềm như loại gạo trồng ở vùng đồng bằng.
Kỹ thuật hướng dẫn cho chúng tôi trồng bắp, giống hệt kỹ thuật trồng lúa lốc của đồng bào Thái. Mỗi lỗ phải vứt vào 2 hột bắp, để bảo đảm lỡ hột này không nẩy mầm c̣n có hột kia. Nhưng anh Nghiă Đội phó dặn nhỏ chúng tôi, nên vứt vào mỗi lỗ tối thiểu 3, 4 hột cho chắc ăn, v́ thấy mă hạt giống không được mẩy tốt.
Nhóm đồng bào Thái nói tiếng Kinh rất thạo. Họ có tư thái rất tự nhiên, dễ thương, vui vẻ, bộc trực, thật thà, không lạnh lùng kỳ thị thủ thế, xa cách với chúng tôi như các Cán bộ Công an. Cả toán đồng bào Thái chỉ có hai người đàn ông đứng tuổi, c̣n toàn là nữ giới, già sồn sồn 4, 5 chục tuổi, trẻ mơn mởn đôi ba mươi. Họ vừa lao động, vừa cười nói bông đùa vang cả đồi núi. Họ cất cao giọng ca những câu “hát quan họ” vùng Bắc Ninh, để ghẹo chúng tôi. Chẳng hạn : “Anh Cả, anh hai, đó ơi ờí!... Hoa Mơ, hoa Mận, hoa Đào,... Ba hoa chụm lại hoa nào đẹp hơn?...”, rồi họ khúc khích cười với nhau. Lâu không thấy chúng tôi lên tiếng trả lời, họ lại cất tiếng hát những câu khác, có ư chê bai chúng tôi nhát không dám đối chuyện, chắc sợ lúc về nhà sẽ bị “sư tử Hà Đông” ghen cấu xé... Thật tội nghiệp, họ đâu có biết v́ Quy luật Trại giam cấm, nên chúng tôi phải chịu ngậm tăm, chớ b́nh thường đâu có ngán ngẩm ǵ việc đối đáp, mua vui giữa hai phe Nam Nữ.
Nhóm đồng bào Thái, chỉ được phép chiếm có một khoảnh sườn núi, ṿng theo hướng Bắc của đồi trà. C̣n tất cả những khoảng sườn núi khác, dọc bên đường đi K1, thuộc quyền sở hữu của “Đồn điền 3 đồi”. Chúng tôi phải đào những hàng hố sâu 8 tấc, vuông 7 tấc, cách nhau 1 mét để bỏ hom trồng khoai ḿ (sắn).
Công tác mở mang diện tích “Đồn điền 3 đồi” thêm vài cây số về hướng Tây, phải hoàn tất khẩn trương trong ṿng 2 tuần lễ. Sau đó, Đội chúng tôi được giao phó trách nhiệm tu sửa lại con đường dài khoảng 5 cây số, suốt từ K2 ra tới bờ sông gần đến K1 cho thêm rộng, có rănh thoát nước, và phát quang một khoảng rộng cỡ năm chục mét dọc 2 bên lề đường.
Khi công tác sửa đường hoàn tất, Đội chúng tôi lại đổi địa bàn hoạt động, đi khai phá mở mang khu trồng đậu phụng (lạc), dọc theo bờ sông nơi chân đồi miá, bên hướng Đông của “Đồn điền 3 đồi”. Quả đồi C này rộng lớn sườn thoai thoải, từ lưng chừng lên đến đỉnh trồng miá, c̣n phần dưới xuống đến sát bờ sông, bên hướng Đông và Nam, chưa khai phá trồng trọt ǵ cả.
Ḍng sông chẩy ṿng theo chân đồi chẳng biết tên ǵ, có khúc rộng chừng 50 mét, khúc hẹp 20 mét, thành bờ 2 bên thẳng đứng, cao cỡ 10 mét so với mặt nước. Trong mùa khô, ḍng nước cạn thu hẹp bề ngang, từ bờ này sang bờ kia chỉ khoảng 5 đến 10 mét, trông như một lạch suối nhỏ, trong vắt nh́n thấy đáy. Nhưng tới mùa mưa lũ, nước dâng cao tràn bờ, mặt sông trở nên rộng mênh mông, từ chân núi bên này tuốt tới chân núi bên kia khu thung lũng. Ḍng nước đục ngầu, cuồn cuộn chẩy xiết nghe ào ào như thác đổ, cuốn theo đủ loại cây rừng lớn nhỏ bị trốc cả rễ, cành lá c̣n xum xuê.
Mỗi năm có một mùa mưa lũ, vào các tháng 7, 8, và 9 Dương lịch. Sau mỗi cơn lũ, đất bờ ở những khúc cong bị ḍng nước xoáy phá lở, làm bề ngang sông rộng thêm cả 2, 3 mét. Đất cát từ bên bờ lở, một phần bị cuốn đi theo ḍng nước, một phần bồi qua phiá bên không lở, tạo thành những băi nổi dài, làm thay đổi h́nh thái và mức độ nông sâu của ḍng sông.
Chung quanh chân của băi bồi giữa ḍng sông, là môi trường sinh sống của các loài ṣ hến, chen chét. Những khúc sông sâu, là nơi cư trú sinh sản của các loại cá lớn nhỏ. Đây là những loại thực vật cung cấp chất dinh dưỡng không mất tiền mua, ngoài các loại muông thú hoang dă khác của thiên nhiên, dành cho những người thiếu may mắn phải sống cách biệt với xă hội loài người vùng đồng bằng. Nhưng không phải dành cho Tù, v́ Tù đâu có được tự do đi lang thang săn bắt ăn, như Cán bộ canh Tù thường làm hàng ngày.
Suốt bề ngang đáy ḷng sông toàn là đá sỏi, lớn nhỏ đủ cỡ đủ màu sắc, h́nh thù khác nhau, bao bọc bởi rêu xanh trơn trợt, và các loại “ốc mút” tṛn dài. Mực nước có chỗ sâu ngập lút đầu, chỗ nông chỉ tới ngang đầu gối lội qua được. Luồng nước chẩy lúc nào cũng rất xiết, vô ư trượt chân là bị cuốn phăng đi hàng chục thước không đứng lên nổi, ướt sũng từ đầu đến chân. Trong mùa Hè c̣n đỡ, gặp mùa Đông là cả một cực h́nh. Không quần áo khô thay ngay, sẽ bị cóng lạnh cảm hàn, biến chứng sưng phổi ho không thuốc chữa, Thần Chết bắt đi dễ như chơi.
Mấy tuần cuốc đất lên luống reo đậu phụng (lạc) hoàn tất, Đội chúng tôi được đưa trở lại đồi trà, tiếp tục công tác đang bỏ dở.
Tới định cư tại K2 Thanh Phong được chừng 4 tháng, những bạn Tù nghèo quà tiếp tế hết dự trữ, bắt đầu phải cải thiện linh tinh. May thay, quà Bưu kiện lại bắt đầu tới. Anh Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh xưa nay đoạt giải quán quân, nhận nhiều Bưu kiện hàng tháng hơn mọi người, cũng vẫn là người may mắn nhận nhiều Bưu kiện trước nhất. Nhiều đến nỗi, Cán bộ An ninh Phân trại cũng như các Cảnh vệ đi theo canh gác Đội chúng tôi, ai cũng thuộc tên và tỏ vẻ quan tâm đến anh Quỳnh. Hầu như không đêm nào tránh khỏi, sau giờ điểm danh Tù vào Láng giam buổi tối, Cán bộ đến bên ngoài cửa sổ đầu Láng, nhỏ nhẻ nhắn gọi muốn gặp anh Quỳnh. Họ xin thuốc Tây để trị bệnh, hoặc xin vài con “sâu mỡ” (lạp xưởng) đem về nướng, nhậu thử với các đồng chí khác cho biết mùi...
Thật là một tai vạ cho anh Quỳnh, nhưng lại là điều tốt cho anh em trong Đội. V́ nhờ vậy, họ không đối xử khắt khe với anh em trong giờ lao động như trước nữa. Ngoài ra, số anh em v́ lư do nào đó bị kẹt chưa nhận được Bưu kiện, c̣n được hưởng một ân huệ đặc biệt “gửi thư chui” trong giờ lao động. Anh em viết thư thật ngắn gọn mang theo, gom lại trong giờ lao động, nhờ Cán bộ chận đưa tận tay thân nhân những bạn “thăm nuôi” xong, đang trên đường rời K2, để các Bà đem về giao thẳng tới nhà giùm. Đây là những “thư ngoại lệ” gửi bao nhiêu lần cũng được, ngoài bức thư hợp pháp đă tŕnh Quản giáo kiểm duyệt chuyển đi hàng tháng.
Tôi cũng là một trong những người bị kẹt. Anh em được nhận Bưu kiện trở lại cả 2, 3 tháng rồi, phần Tôi vẫn chưa có ǵ. Nhờ cái ân huệ hạn hữu này, “thư chui” của Tôi đă được giao cho 2 cô con gái của anh bạn Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp, ở tận Bến Tre đến thăm Cha, mang giùm về tận nhà đưa cho Vợ Con Tôi ở Saigon. Một tháng sau, Tôi nhận được Bưu kiện gia đ́nh gửi tới, có thư kèm bên trong. Thư gia đ́nh cho biết, dịp Tết Canh Thân-1980, đúng 3 tháng sau khi dẫn Vợ Tôi tới “thăm nuôi” tại K5 trại Tân Lập, Bà Chị Vợ tốt bụng lại cùng cậu con trai đến K5 xin “thăm nuôi” Tôi. Cán bộ cho biết Tôi đă được di chuyển về Nam. Bà Chị nhanh nhẩu biên thư gửi vào Saigon, báo tin cho Vợ Con Tôi ngay. V́ thế, gia đ́nh cứ đợi thư của Tôi, để có địa chỉ trại mới gửi quà hoặc xin phép đi “thăm nuôi”. Chờ măi chẳng thấy ǵ, cho đến ngày con gái anh bạn Đại tá Điệp đến đưa thư tay, mới biết Tôi đang ở trại Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, miền Trung Việt Nam, chớ không phải miền Nam. Gia đ́nh vội vă đến trước Nhà Bưu điện Saigon, mua quà và thuê người bán gói cột làm thủ tục, gửi cho Tôi 4 Bưu kiện liền một lượt.
Đang làm việc thong thả trên đồi trà, Đội chúng tôi lại bị điều động đi khai phá triền đồi C, bên phiá Đông của “Đồn điền 3 đồi”ù. Dọn đất cuốc rănh trồng thêm miá, văi phân, vun gốc các rănh miá cũ đang vươn ḿnh trở lại, sau vụ thâu hoạch hồi trước Tết.
Thời gian này là giữa mùa Hè, miá đang vươn lên cao, phải tiả các lá gốc cho cây tăng trưởng mạnh. Làm việc trong ruộng miá, không khí nóng nực ngột ngạt khó chịu vô cùng. Lúc nào ḿnh cũng ướt đẫm mồ hôi, bỏ áo ở trần không được. Cạnh lá miá sắc bén như dao, cứa rách da thịt chẩy máu rất nguy hiểm. Bụi phấn lông lá miá rụng ra, bám trên da làm ngứa ngáy, cào găi xây sát sinh ghẻ lở, cũng phiền hà không kém. Ngoài ra, việc để ḿnh trần c̣n bị nạn muỗi rừng nhiều vô kể, vằn đen trắng to bằng đầu tăm, bâu đốt đau như bị kim chích, sưng u lên từng cục tṛn đỏ rất khó chịu. Nếu chẳng may bị truyền bệnh sốt rét rừng độc hại, c̣n có thể dẫn đến tử vong.
Quần áo trại phát mỗi 6 tháng một bộ, may bằng vải thô nhuộm mầu xanh chàm, sản phẩm của nhà máy dệt Nam Định, chỉ mặc được chừng 2 tháng là bợt rách. Chúng tôi đă phải vận dụng óc sáng tạo, chế ra một loại áo lao động rất bền và rẻ tiền, mùa hè thoáng mát, mùa đông giữ được hơi ấm thêm cho cơ thể, để xử dụng trong những giờ lao động. Đó là những bao sợi pha ni-lông màu xám rất bền không thấm nước, trước kia Quân đội miền Nam dùng đựng đất cát, đắp bờ tường chống đạn quanh các vị trí pḥng thủ. Nay thân nhân mua đựng thực phẩm khô gửi qua đường Bưu điện. Lấy những bao này khâu nối lại với nhau, thành một mảnh giáp dài có lỗ chui đầu ở giữa. Nửa mảnh che trước ngực, nửa mảnh phủ sau lưng, cột dây hai bên nách.
Những anh em được thân nhân tiếp tế dư giả loại quần áo lính cũ dầy bền, không bao giờ cần biết đến việc sản xuất và xử dụng loại áo kiểu mới này. Nhưng thấy chúng tôi dùng, anh em cũng lịch sự khen, có óc sáng tạo rất ư là Cách mạng. “Lao động là sáng tạo” mà. Cách mạng Vô sản đă khẳng định như vậy, làm sao sai được.”
Một Gô nước chín trại phát trước khi xuất trại, cộng thêm một Gô do Anh Nuôi của Đội cung cấp tại “hiện trường” vào giờ giải lao, không bao giờ đủ giải quyết những cơn khát, trong thời gian lao động tại đồng miá. Anh em đành phải liều chặt lén miá ăn, vừa để giải khát vừa thêm chất ngọt “bồi dưỡng” cho cơ thể.
Đồng miá rộng bao la, được phân thành nhiều lô bởi những con đường, rộng 3 mét, thẳng tắp từ đầu này sang đầu kia, theo hướng Đông Tây. Các rănh trồng miá cách nhau 1 mét, dài trăm mét, nằm vuông góc giữa các con đường, theo hướng Bắc Nam. Khi anh em vào sâu trong luống làm việc, đứng ngoài đường quan sát chẳng thấy ǵ, chỉ nghe những tiếng gậy phạt soạt soạt, lẫn với bước chân người đạp lên lá miá rào rạo mà thôi. Cảnh vệ và Quản Giáo cũng chẳng muốn chui vào đồng miá, theo sát bên anh em đôn đốc làm ǵ cho cực. Họ ngồi ngoài đường dơi nghe tiếng động, cũng biết anh em có lao động liên tục hay không, và đang hiện diện tại khu nào trong đồng miá.
Nhờ vậy, chúng tôi có thể thong thả chọn lựa cây miá nào mập, đốt dài, nằm bên rià luống, rồi mới dùng cuốc bập cho đứt mà không làm rung động cả bụi miá. Sau đó chặt phân thành 4, 5 khúc, phần ngọn đem cắm xen vào giữa các gốc bụi khác gần đó. Rồi tước vỏ các khúc miá nạc, cắt thành từng khúc ngắn cỡ 2 đốt ngón tay, chẻ tư bỏ túi để vừa lao động vừa ăn. Bă miá nhả ra vùi xuống dưới những đống lá trong rănh. Ngoài việc chặt miá lén ăn ngay trong ruộng, Tôi c̣n liều lĩnh dấu đem về trại cho anh bạn Khuông Trực Nhà của Đội, mỗi buổi 2 khúc để “bồi dưỡng”, v́ anh này không có quà tiếp tế của gia đ́nh.
Trong thời gian mọi người ra ngoài lao động, anh Khuông được ở nhà, ngoài công việc dọn dẹp vệ sinh trong ngoài láng, lănh thực phẩm và nước chín hàng ngày cho Đội, c̣n trồng được một luống rau “cải thiện” bên hàng rào. Do đó Tôi cung cấp gia vị và các thực phẩm khô như ḿ ăn liền, gạo xấy, thịt cá mực tôm khô..., để anh ấy nấu nướng biến chế thêm những món ăn chung, ngày 2 bữa cho cả 2 người. Nhờ vậy nắng cũng như mưa, sau khi đi lao động về nghỉ ngơi chừng nửa tiếng đồng hồ, Tôi có đồ ăn nóng sốt mà không phải vất vả lo việc nấu nướng, cũng như sau khi ăn không phải lo rửa soong, gàmèn...như các anh em khác. Chẳng riêng ǵ Tôi, nhiều người khác cũng giúp các Bạn nghèo tiếp tế của gia đ́nh, theo lối ăn chung như vậy. V́ thế có đôi người keo kiệt khó tánh, nói ra nói vào bắn tiếng phê b́nh : “-Ở tù mà c̣n bầy đặt dùng “Tà loọc”.
Chúng tôi ăn miá lén được cả tháng trời, mới bị Cán bộ Cảnh vệ phát giác. Chỉ có Tôi và 3 bạn nữa, cùng trong một nhóm làm gần nhau bị mắc nạn. Quản giáo Đội gọi chúng tôi ra “làm việc” ngay tại chỗ, và buộc đến tối phải “tự phê” trong buổi họp kiểm thảo hàng đêm của Đội. Chúng tôi phải viết tờ kiểm điểm nhận tội “ăn cắp của cải Xă hội Chủ nghiă”, và cam kết hứa không tái phạm. Chúng tôi không ghi là “ăn cắp” mà ghi là “ăn vụng”, hy vọng tội sẽ nhẹ đi. Nhưng chắc là Ban Giám Thị Trại đă có lệnh mới, về việc đối xử với Tù sao đó, nên anh em chúng tôi không ai bị kỷ luật. Vụ việc coi như cho “ch́m xuồng” luôn không thấy nhắc tới.
Đội chỉ được cấp một chiếc thùng, cho Anh Nuôi nấu nước chín, cung cấp cho anh em trong giờ lao động. V́ thế, ngày nào cũng có một người được chỉ định thay phiên, tiếp anh ấy khiêng thùng đi, về, cũng như xuống sông lấy nước. Một hôm đến phiên Tôi đi phụ. Vào đầu giờ lao động buổi chiều trời nắng gay gắt, chúng tôi vừa xuống tới bờ sông, gặp một cảnh thật ngoạn mục, hiếm có hiện ra trước mắt. Phiá trên bến lấy nước, nơi đầu ḍng khoảng giữa sông, chỗ nông nổi đầy đá, có 2 cô Thái ngồi chồm hổm ngâm nửa người dưới nước. Cả 2 người cùng cuốn váy cao ngang ngực, mặt hướng nh́n về phiá ngược ḍng nước chẩy, nên không biết có chúng tôi xuống bến. Đợi một lúc lâu chẳng thấy các cô ấy động tĩnh ǵ, chúng tôi đành phải đập mạnh vào thùng sắt, tạo tiếng động cho các cô ấy giật ḿnh quay lại. Thấy chúng tôi, các cô ấy tỉnh khô từ từ đứng lên thả váy xuống, và thong thả đi lên bờ. Chúng tôi chào và hỏi : -Các Cô bắt ǵ vậy? Các cô nhoẻn miệng cười thản nhiên, trả lời : “-Tắm cho mát thôi!”
Khoảng 5, 6 tháng sau ngày chúng tôi tới K2, một số anh em đến trước, bị di chuyển đi trại Thanh Cầm. Một tuần lễ sau, lại có một số khác từ miền Bắc chuyển vào. Mọi người hơi nao núng bàn tán, phải chăng cái Kế hoạch lập Vùng Kinh tế Mới, định cư Tù Chính trị miền Nam vĩnh viễn tại Thanh Cầm là chuyện thật? Và trại Thanh Phong này là điểm chuyển tiếp?
Các biến động làm hoang mang tinh thần mọi người vừa tạm ổn định, một việc buồn khác lại “đột xuất” xẩy ra tại K2. Một hôm, lúc gần đến giờ điểm danh vào Láng giam buổi tối, trong Khu Cách Ly của chúng tôi, có một bạn trẻ thân h́nh to lớn khoẻ mạnh bị ngất xỉu, được anh em cơng xuống Bệnh xá cấp cứu. Sáng hôm sau được tin anh ấy đă chết v́ ngộ độc, do ăn hột trái “guốc” luộc.
Theo anh em Đội Vôi, ở chung Láng giam với chúng tôi cho biết, vùng này có một loại trái rừng nhỏ, h́nh thù cấu tạo y như trái vải (lechi), đồng bào Thái gọi là trái “guốc”. Cùi chung quanh hạt, lột ra ăn ngon ngọt như cùi trái vải. Hột đem luộc ăn bùi béo như hột mít. Ăn chơi dăm ba hột th́ không sao. Nếu ăn nhiều từng Gô cho no bụng, như ăn hột mít luộc thay cơm, sẽ bị ngộ độc chết không cứu được. Chỉ sau khi ăn một lúc lâu, mới bắt đầu cảm thấy say choáng váng, v́ chất độc hoà vào máu chuyển lên năo bộ. Dù có thụt nước rửa ruột hoặc làm mọi cách mửa bă ra cũng vô ích. Cách duy nhất là truyền huyết thanh (serum) pha trộn thuốc giải độc vào máu để cứu, nhưng trong Trại tù làm ǵ có.
Dịp lễ Độc Lập 2 tháng 9, Phân trại K2 tổ chức một buổi văn nghệ mừng rất rôm rả, có Trung tá Nguyễn Thùy Trưởng trại Thanh Phong dẫn đoàn Cán bộ Trung Ương đến tham dự. Chương tŕnh văn nghệ do anh em Đội Rau Xanh kiêm Văn Nghệ, gồm một số Vị Tuyên úy Công giáo, Phật giáo, cùng mấy anh em gốc Chiến tranh Chính trị, sửa soạn tập dượt thực hiện.
Đặc biệt trong chương tŕnh có mục ngâm bài thơ của bồi bút Tố Hữu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hànội. Bài thơ tuyên dương kỳ công của Phạm Tuân, Đại tá phi công Cộng sản Việt Nam theo phi hành đoàn Liên Xô Vĩ đại, lên con tầu Vũ trụ của Nga đi vào không gian, thử nghiệm t́nh trạng phát triển của Bèo Hoa Dâu Việt Nam trong trạng thái Vô Trọng Lượng. Giọng ngâm của anh bạn Tô kiều Ngân, một Sĩ quan thuộc ngành Chiến tranh Chính trị, thật điêu luyện và lôi cuốn người nghe. Chẳng thua ǵ hồi bạn ấy thi thố tài năng trong giờ Thi văn Tao đàn, phát trên làn sóng của các đài phát thanh tại Saigon trước 30-4-1975.
Lúc bạn ấy ngâm đến câu : “Mang dép lốp bước lên tầu vũ trụ”, nơi hậu trường có một tiếng pháo nổ thật lớn làm mọi người giật ḿnh xửng sốt, đồng thời đèn điện chớp nhoá thật nhanh, và một chiếc hoả tiễn vẽ trên giấy cứng được kéo từ chân sân khấu bên này vụt lên tréo sang đỉnh sân khấu bên kia. Tiếng vỗ tay nổi lên vang dậy cả Hội trường, xen trong đó có một bạn lớn tiếng thêm câu tḥng : “-Nhớ đem về cho vài kí sắn !” Tiếng vỗ tay trong Hội trường rào rào vang dậy lớn hơn, để biểu lộ sự tán đồng lời riễu cợt. Lập tức có tiếng c̣i của Cán bộ An ninh, tiếng gạn hỏi xôn xao ở phiá cuối Hội trường, làm ngưng bặt tiếng vỗ tay. Trên sân khấu, bạn Tô Kiều Ngân vẫn tiếp tục, ngân nga trầm bổng theo tiếng sáo dật d́u, ngâm cho hết bài thơ.
Chúng tôi được xếp ngồi ở khoảng giữa Hội trường, thành ra đến tận lúc măn buổi văn nghệ ra về, mới được nghe anh em th́ thầm cho biết. Người nói câu đó là một bạn Tù trẻ, Sĩ quan cấp úy gốc Thiểu số miền Cao Nguyên Trung phần tên Điểu Côn, đă bị bắt đem đi giam trong Nhà Kỷ Luật.
Theo nhận định của riêng Tôi, buổi sinh hoạt văn nghệ này được tổ chức theo chỉ thỉ của Trại trưởng Trại Thanh Phong, Trung tá Nguyễn Thùy, để khoe cùng các Đàn anh ở Trung Ương, về cái tài giỏi của ông ta trong việc giáo hoá Tù Chính trị miền Nam. Không những ông ta khiến được mọi người ngoan ngoăn quy thuận, hăng say khai phá rừng sâu để sản xuất thêm nhiều của cải cho Xă hội Chủ nghiă, theo đúng đường lối chính sách của Nhà nước. Mà c̣n lôi cuốn được Tù sáng tạo các chương tŕnh văn nghệ rất có ư nghiă, để thúc đẩy tinh thần thi đua lao động cải tạo, cũng như tin tưởng biết ơn Đảng, Nhà Nước, và các anh hùng Xă hội Chủ nghĩa.
Mấy ngày sau buổi văn nghệ, một số anh em được Đoàn Cán bộ Trung Ương kêu lên “làm việc”. Thành phần được gọi toàn là dân Pḥng Nh́, An ninh Quân đội, Chiến tranh Chính trị, những khuôn mặt quen thuộc, trong đó có Tôi, đến Trại nào cũng bị gọi lên “làm việc”. Dĩ nhiên, Cán bộ tra vấn không phải những người cũ, đă gặp trong các lần “làm việc” tại các Trại trước.
Lần này Tôi bị hỏi và phải viết chi tiết về Tổ chức, Nhiệm vụ, của hệ thống Chiến tranh Chính trị, từ Trung ương xuống Địa phương, và trong các Đơn vị tác chiến. Đề tài này họ đă buộc Tôi viết, từ hồi c̣n ở Trại Suối Máu, Biên Hoà năm 1976. Sau 4 năm, họ lại hỏi nữa, chắc là để kiểm tra sự “thành khẩn khai báo” của ḿnh, xem có “trước sau như một không”? Tôi coi như “pha” chẳng có ǵ lo lắng. Lỡ lần này viết có không giống lần trước “tiền hậu bất nhất” cũng chẳng sao. Mức độ đầy đọa khủng bố tinh thần đến mức tối đa đă qua rồi, ḿnh vẫn sống nhăn chưa chết. Huống chi lúc này, ḿnh đang là con mồi để kiếm Đô-La, họ đâu dám hành hạ cho ḿnh “chết dở sống dở” nữa mà sợ.
Thấm thoát ngày tháng qua đi thật mau. Khi rừng bắt đầu đổi mầu loang lổ xanh, vàng, hung đỏ, nâu, trông như một tấm vải gấm ngũ sắc vĩ đại, phơi ḿnh dưới ánh nắng vàng úa của mùa Thu, các Bà vợ Tù bắt đầu xuất hiện ở khu Nhà Thăm Nuôi. Thường các Bà được xe vận tải Trại Thanh Phong, chở tới K2 vào buổi chiều tối. Nhưng sau khi “thăm nuôi” xong ra về, các Bà phải đi bộ gần năm cây số từ K2 ra K1, nơi có Ban Chỉ huy Trại Thanh Phong, để chờ thuê xe đưa trở ra ga Thanh Hoá.
Trong số anh em Đội chúng tôi, cũng lẻ tẻ có thân nhân đến “thăm nuôi”. Có anh ngỡ ngàng khi thấy người đến thăm ḿnh là Bà vợ lớn ở Hànội, đă xa nhau từ mấy chục năm, nay bỗng dưng có dịp gặp lại. Có anh Vợ ở Saigon ra, mang theo một giấy giới thiệu của Cán bộ Chính quyền Địa phương, yêu cầu Trại giam “chiếu cố” cho ở lại qua đêm bên nhau. Thật bất ngờ, anh bạn này không thuộc thành phần lao động “xuất sắc” hoặc “Tự quản đội”, để được hưởng ân huệ “thăm nuôi đặc biệt”. Sau này nhờ anh ấy tiết lộ tâm t́nh riêng với các bạn thân, anh em mới biết được hoàn cảnh éo le. Một trong các cô Con gái của anh ấy, đă kết hôn với Cán bộ thi hành chính sách “Tam cùng” của Đảng và Nhà Nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghiă Việt Nam. Theo chính sách này, Cán bộ Cộng sản phải “tranh thủ” đoạt Vợ Con Ngụy Quân Ngụy Quyền làm chiến lợi phẩm, nhằm mục đích phá tan hoang nền nếp gia đ́nh của Tư sản.
H́nh như Cấp Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, mới có chỉ đạo đặc biệt sao đó, nên tại Trại Thanh Phong, Trung tá Nguyễn Thùy Trại trưởng quy định thời gian “thăm nuôi” là nguyên cả ngày. Tù và thân nhân được ở bên nhau từ sáng sớm cho đến tối, để có dịp cùng ăn một bữa cơm trưa do chính thân nhân sửa soạn. Mỗi gia đ́nh “thăm nuôi” được cấp một pḥng riêng có giường nằm, có bàn ghế, và đặc biệt có cửa đóng kín, tha hồ tṛ chuyện thoải mái, không có Cán bộ canh chừng. Trường hợp được đặc biệt “chiếu cố”, th́ Tù và thân nhân được ở thêm bên nhau qua đêm. Trong một dịp ghé thăm gia đ́nh “thăm nuôi” tại K2, Trung tá Thùy có giải thích : “-Để đền bù công lao khó nhọc vất vả đi hàng ngàn cây số của các Bà, nên “chiếu cố đặc biệt”cho Cải tạo viên và thân nhân ở bên nhau cả ngày cho thoải mái.”



TRƯỜNG SƠN, XUÂN LƯU ĐẦY.
Xuân vẫn là Xuân, Ta vẫn Ta,
Khác chăng là ngoại cảnh rừng già.
Lăng xăng ngoài giậu, Công an đỏ,
Lặng lẽ trong rào, Cải tạo gia.
Khỉ, Cú trẽn trơ nh́n nước đổ,
Anh hùng sầu muộn nhớ thời qua.
Mưa Phùn gợi nỗi thương Dân tộc,
Gió Bấc khơi lo vận nước nhà.
K2, Thanh Phong, Xuân Canh Thân – 1980.

GÓI ƯU TƯ MÙA THU
Gió đưa nhẹ lá vàng rơi,
Nghiêng nghiêng nắng ngả bóng đời vào Thu.
Lom khom ven núi đoàn Tù,
Khua dao, múa cuốc, ngất ngư vạn sầu.
Gió sương hun bạc mái đầu,
Rừng hoang ngăn lối, thấy đâu đường về.
Âm thầm ngày tháng lê thê,
Mây ngàn thăm thẳm bóng quê mịt mù.
Xuyên trời vụt bóng chim cu,
Làm sao gửi gói ưu tư nghẹn ngào ???
Mùa Thu 1980.
K2, Trại Thanh Phong, Như Xuân, Thanh Hoá.

 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1