Chương 24

NHỮNG NGÀY CUỐI, TRONG ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

 “TÂN LẬP - VĨNH PHÚ”



Cho đến giữa năm 1978, tại Phân trại K1 Trại Tân Lập tỉnh Vĩnh Phú, anh em Tù chưa được nhận quà qua Bưu điện, gia đ́nh chưa được phép đến trại giam thăm nuôi tiếp tế thực phẩm để “bồi dưỡng”. Trong những ngày Chủ nhật nghỉ lao động, để cho quên cơn đói lúc ở không, một số anh em Đội chúng tôi thường tụm lại trong pḥng giam, ghi chép cách bào chế thức ăn, do một vài bạn sành nghề nấu nướng truyền lại.
Đây là phương thức ăn “hàm thụ” để quên đói, ngoài việc hút những bi thuốc lào làm cho con t́ con vị say lơ mơ, không quậy phá xôn xao trong bao tử.
Trong thời gian này, có Bạn bầy tỏ ước nguyện của ḿnh một cách rất chân thành mộc mạc là, khi được tha, sẽ mua ngay một lúc 5 kí lô sắn luộc, để ăn cho thật no căng bụng, thoả thê, khoái khẩu.
Nhưng đến năm 1979 tại K5, sinh hoạt ngày Chủ nhật nghỉ lao động của anh em chúng tôi lại khác hẳn. Đa số đều có quà tiếp tế qua đường bưu điện hàng tháng, và mỗi 3 tháng gia đ́nh đến thăm nuôi cung cấp thêm, nên cảû ngày mọi người bận bịu bu quanh Cây Cổ Thụ bên Hội trường. Người lo nấu nướng ăn uống. Người lo hâm xào lại các món thịt kho, mắm kho, cho khỏi bị hư hỏng, v́ phải lưu trữ lâu ngày để ăn dần…
Lúc này, chẳng c̣n ai nghĩ tới việc hút thuốc lào cho quên đói nữa. V́ nó là một loại ma túy nhẹ, tạo nguy cơ cho buồng phổi và trái tim, gây nguy hại cho sức khoẻ. Việc ghi chép cách biến chế thực phẩm, trong những giờ nhàn rỗi để quên đói, cũng không c̣n giá trị thực tiễn nữa. Nó bị ch́m lần trong lăng quên của mọi người.
Một hôm, nếu Tôi nhớ không lầm là ngày 19 tháng 6 (Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà), Tù không phải xuất trại lao động. Tất cả ở trong trại để kiểm tra tư trang. Mọi người phải đem hết tư trang của ḿnh ra khỏi pḥng giam, ngồi xếp hàng dài ṿng quanh sân, bầy mỏng trên mặt đất như bán chợ trời, chờ Cán bộ đến kiểm tra từng người một. Trong khi các Quản Giáo xét tư trang của Tù thuộc Đội ḿnh phụ trách, các Cán bộ An ninh vào lục soát trong các pḥng giam, đă trống trơn không người không đồ đạc, để t́m kiếm thứ ǵ chẳng biết. Ai được kiểm tra xong, phải “khẩn trương” thu xếp đồ của ḿnh lại sẵn sàng chờ di chuyển. Kiểm tra suốt từ sáng tới gần chiều mới xong, lập tức có lệnh các Đội chuyển đổi Láng ở và pḥng giam.
Sáng hôm sau, có tin một bạn Tù gốc Hành Chánh bị nhốt vào Nhà Kỷ luật, v́ tội gửi lén thư ra ngoại quốc tố cáo sự tàn ác của Việt Cộng, đối với anh em Tù Chính trị miền Nam bị đưa ra Bắc.
Trong thời gian này, đủ thứ tin tức mới về các cuộc họp tại Genève, giải quyết số phận Tù Chính trị miền Nam giữa Hoa Kỳ và Cộng sản. Đây là những đề tài nóng hổi, ŕ rầm truyền tai nhau hàng ngày, tại bờ sông trong thời gian tắm giặt sau giờ lao động chiều.
Nào là, Đại diện Hoa Kỳ : “Yêu cầu Chính quyền Việt Nam Cộng sản thả hết những người đă phục vụ trong Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, hiện đang bị giam giữ suốt từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay ra.” Việt Cộng trả lời : “Họ là những thành phần có nhiều nợ máu với Nhân dân, mầm mống gây nguy hiểm cho Xă hội Chủ nghiă Việt Nam, nên không thả được.”
Hoa Kỳ liền đưa ư kiến : “Nếu vậy, Hoa Kỳ bằng ḷng nhận lănh những người đó đưa sang định cư tại Hoa Kỳ.” Việt Cộng đặt điều kiện : “Hoa Kỳ phải bồi thường thiệt hại cho Chính quyền Cộng sản Việt Nam như sau : -1. Mỗi đầu Tù thả ra là 20 ngàn Đôla; -2. Cộng thêm tiền nuôi ăn suốt thời gian bị giam giữ, là 5 Đôla một ngày cho mỗi đầu người.”
Hoa Kỳ : “Đồng ư, nhưng với điều kiện : -1. Các phái đoàn đại diện Hoa Kỳ phải được vào gặp Tù ngay trong các Trại giam để lập danh sách. -2. Hoa Kỳ sẽ bốc Tù thẳng từ các Trại giam đưa đến nơi định cư. -3. Sau khi bốc hết Tù ra khỏi các Trại giam, Hoa Kỳ sẽ bốc Vợ Con của Họ thẳng từ nơi đang cư ngụ đi đoàn tụ với Chồng. -4. Trong khi chờ đợi, cho ngay các đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế vào thăm và khám sức khoẻ cung cấp thuốc men cho Tù.”
Trong khi Việt Cộng c̣n đang ngần ngừ theo chỉ thị “Tŕ hoăn chiến” do Liên Xô chỉ đạo, th́ Trung Cộng xua quân xâm chiếm một số Tỉnh biên giới Bắc Việt, và rút hết Cố vấn Kỹ thuật về nước. Tuyên bố là để cho Việt Công một bài học, về tội dám đưa quân qua Cam Bốt triệt hạ phe Khmer Đỏ (đàn em của Trung Cộng), lập tay em của Việt Cộng thân Liên Xô lên cầm quyền. Nhưng thực ra, Trung Cộng thực hiện cuộc xâm lăng nhằm mục đích áp lực Việt Cộng phải chấp nhận những đề nghị của Hoa Kỳ. V́ h́nh như Trung Cộng được Hoa Kỳ “đi đêm”, hứa nếu giúp hoàn thành xong việc này, sẽ dành cho một số ưu đăi ǵ đó về kinh tế.
Sau bài học dằn mặt của đàn anh Trung Cộng ở sát bên nách, “sông liền sông, núi liền núi, như răng với môi” đáng sợ hơn là đàn anh Liên Xô ở quá xa, Việt Cộng phải ưng chịu, với phản đề nghị : “Bằng ḷng thả Tù về “đoàn tụ” với Vợ Con tại địa phương. Sau đó mới lần lượt cấp Hộ chiếu xuất cảnh cho toàn thể gia đ́nh, đi định cư cùng một lúc theo đơn xin.”
Hoa Kỳ chấp nhận đề nghị này của Việt Công. Tổng Thống Hoa Kỳ đề cử Tướng Vessey làm Đặc Sứ, tiếp xúc thường xuyên với Chính quyền Cộng sản tại Hànội, để sắp xếp việc thực hiện Chương tŕnh Nhân đạo (Humanitarian Operation). Nhờ thế, kể từ năm 1989 trở đi, toàn Thế giới biết đến cái tên Chương tŕnh H.O., đem các Tù Chính trị miền Nam Việt Nam được Việt Cộng thả ra khỏi các trại tập trung, cùng gia đ́nh Vợ Con sang định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ, sống cuộc đời Tự do.
Mặc dù cho đến nay, không có điều kiện và cơ hội t́m hiểu thêm để biết rơ mức độ chính xác của các tin đồn hồi đó, nhưng Tôi vẫn ghi lại. V́ trong thời gian có các tin đồn nêu trên, cũng có nhiều sự việc sau đây đă thực sự xẩy ra đối với Tù trong Trại giam, cho phép nghĩ rằng những tin đó có thật, chớ không phải là bịa đặt đồn nhảm.
1.- Khoảng giữa năm 1978, bỗng dưng có một Đoàn Y tế khá hùng hậu của Cộng sản, từ Hà Nội đến tận các Phân trại thuộc Trại Tân Lập, kiểm tra sức khoẻ tổng quát cho anh em Tù miền Nam. Ít ngày sau, lại có phái đoàn Bộ Nội vụ của Chính quyền Hànội đến tổ chức học tập, buộc Tù phải làm “Bản Tự khai Tự lên án ḿnh”. Sau khi các đoàn đă hoàn tất công tác và rời khỏi Trại, Trưởng Trại Tân Lập, Thiếu tá Nguyễn Thùy, rao truyền là Nhà Nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghiă Việt Nam sẽ làm cuộc “Cách Mạng Hồng”, để “bồi dưỡng” cho Cải tạo viên “hồng đôi má” mà cải tạo cho mau “tiến bộ” sớm về “đoàn tụ” với gia đ́nh.
Nhờ thế, hàng tháng Tù được Trại phát cho một Phiếu Bưu Kiện, và cho viết thư để chuyển về xin gia đ́nh gửi 5 kí lô thực phẩm khô qua đường Bưu điện mà “bồi dưỡng”. Rồi Nhà Nước lại chỉ thị các Chính quyền địa phương cấp giấy phép di chuyển, cho thân nhân đến tận Trại giam “thăm nuôi”, cung cấp thêm cả nửa tạ thực phẩm cho Tù mỗi 3 tháng, ngoài các Bưu kiện gửi hàng tháng.
2.- Cách cư xử của Cán bộ Trại giam đối với Tù, bớt khắt khe hơn trước. Trong thời gian nghỉ giải lao giữa buổi lao động, Tù được phép gom góp những bó củi nhỏ, đem vào Trại nấu nướng thực phẩm “bồi dưỡng” trong ngày Chủ nhật nghỉ lao động. Hàng ngày đến bữa ăn, từng toán nhỏ 3, 4 người, được phép góp thực phẩm ngồi ăn chung với nhau, không c̣n bị cấm túm năm tụm ba ăn uống nói chuyện như hồi trước nữa. Trong giờ lao động, anh phụ trách nấu nước ngoài “hiện trường lao động” được phép nấu giùm thức ăn riêng cho các bạn trong Đội, để “bồi dưỡng” tại chỗ trong giờ giải lao, hoặc đem vào trại ăn tăng cường cho thực phẩm do trại cấp.
3.- Tại miền đồng bằng sông Hồng, có các phái đoàn Hồng Thập Tự thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, đến các Trại giam tiếp xúc nói chuyện với Tù.
4.- Lẻ tẻ có những đợt nhiều Tù được tha cùng một lúc, với lư do đă “cải tạo tiến bộ”. Có người đang bị Trại phạt nhốt trong Nhà Kỷ Luật, khi có lệnh tha cũng được thả ra về thong thả.
5.- Có nhiều đợt hàng ngàn Tù, được chuyển từ các Trại giam ở miền Bắc về các Trại giam tại miền Nam, để tiếp tục cải tạo chờ lệnh tha.
6.- Bộ Nội vụ của Chính quyền Cộng sản Hànội, chính thức công khai loan báo trên báo chí và đài phát thanh của Nhà Nước, việc thành lập phái đoàn Cục Trại Giam, có dẫn theo Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Hữu Có đang cải tạo, vào miền Trung Việt Nam, nghiên cứu địa h́nh địa vật vùng Thanh Cầm thuộc huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá, ở giữa vùng rừng già trong dẫy Trường Sơn, ráp ranh Việt Nam - Hạ Lào. Mục đích thực hiện Kế hoạch đem hết Tù Chính trị miền Nam vào đó khai phá rừng, thành lập khu Kinh Tế Mới. Rồi sẽ kư lệnh thả Tù, và buộc đem hết Vợ Con vào định cư vĩnh viễn tại đó...
Theo kinh nghiệm và hiểu biết của Tôi, không bao giờ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại dám tập trung tại một nơi, cả trăm ngàn Sĩ quan các cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hoà như vậy, mặc dù là ở giữa nơi rừng núi hoang vu. V́ bị CSVN tập trung hành hạ khổ nhục dă man, bỏ đói khát bệnh tật cho chết lần ṃn suốt từ mấy năm qua, mối căm thù trong thâm tâm tập thể Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà đối với CSVN rất sâu đậm. Tập thể này có thể gắn bó với nhau, vùng dậy thành lập khu chiến chống Chính quyền, kêu gọi Thế giới can thiệp, sẽ là một tai họa lớn khó giải quyết.
Do đó, nếu b́nh tâm suy nghĩ phân tích cẩn thận sẽ thấy rơ ràng, kế hoạch này chỉ là một “Đ̣n Tháu Cáy” do Cộng sản Việt Nam xảo quyệt gian ngoan tung ra, nhằm 2 mục đích :
-1. Đoán biết được Hoa Kỳ đang bị lương tâm đạo đức cắn rứt, v́ đă phản bội bỏ rơi Đồng minh. Những bạn Đồng minh đă từng hy sinh cộng tác với Thế giới Tự do, đứng nơi “tuyến đầu” ngăn cản làn Sóng Cộng sản tràn xuống Vùng Đông Nam Á, đang bị Cộng sản Việt Nam hành hạ khổ nhục trong các trại Tập trung. Bằng mọi giá phải cứu cho thoát cảnh tù đầy. Cộng sản Việt Nam liền lợi dụng, nèo co giá cả được càng nhiều càng tốt.
-2. Trung Cộng đang “cơm không lành canh không ngọt” với cả Liên Xô lẫn Việt Cộng. Nhân được Hoa Kỳ nhờ vả hứa cho lợi lộc nào đó, có thể bất thần ồ ạt đưa Quân hùng Tướng mạnh vượt biên giới lần nữa, để cướp Tù Chính trị miền Nam giao cho Hoa Kỳ th́ sao? Nên “cẩn tắc vô ưu”, lập chương tŕnh kế hoạch đem Tù vào giam nơi vùng rừng núi âm u giữa ḷng Trường Sơn, xa biên giới Bắc Việt-Trung Hoa là yên tâm nhất.
-3. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, một Cán bộ Cộng sản nằm vùng tại miền Nam Việt Nam, với cấp bậc Chuẩn tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà, sau 30-4-1975 làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc do Việt Cộng dựng lên tại Saigon, được đưa đến “tham quan” Trại Tân Lập. Không biết mục đích cuộc thăm viếng này để gặp những ai? nói về chuyện ǵ? Sở dĩ chúng tôi biết được, là nhờ đúng ngày ông Hạnh tới Trại, Đội chúng tôi đang phải làm công tác dọn rác rưởi, nhổ cỏ các vườn hoa, vét mương rănh, bên các đường đi chung quanh các cơ sở Văn pḥng và Kho của Ban Chỉ huy Trại. Khi đi ngang ông Hạnh ngừng lại bắt tay chào anh em. Không phải tất cả Đội cùng thấy, chỉ có mấy bạn đang làm tại khu vực ông Hạnh đi ngang thấy, trong đó có anh Trần văn Thăng (Đại tá An ninh Quân đội). Sau giờ lao động về Trại, anh Thăng kể lại cho anh em cả Đội cùng biết.
Vài tuần sau ngày ông Hạnh “tham quan” Trại Tân Lập, Đội chúng tôi được đổi công tác. Bỏ nghề nông và tạp vụ để làm Đội Đan Lát. Cả ngày ngồi trong Láng có mái che mưa nắng, để sản xuất mành tre, đan thúng, nong nia, rổ rá, và chuốt đũa... Láng đan lát của chúng tôi ở sát ngay bên xưởng cưa xẻ gỗ, sản xuất bàn ghế giường tủ, của Đội Mộc, ở phía Tây ngoài Trại giam, cách khu Nhà Thăm Nuôi chừng nửa cây số.
Anh Chu văn Sáng (Đại tá An ninh Quân đội) được anh Đội trưởng đề nghị Quản giáo chỉ định làm Anh Nuôi, chuyên nấu nước chín cho anh em uống trong giờ lao động, và hâm nấu giùm các Gô, soong đồ ăn riêng của anh em. Anh Đội trưởng cũng giao thêm trách nhiệm cho anh Sáng phục dịch nước trà, món ăn, và thuốc lá thơm cho Quản giáo Đội và Cảnh vệ trong giờ lao động, để anh em được thoải mái không bị kiểm soát đôn đốc gắt gao, như hồi c̣n đi làm nông nghiệp và tạp vụ linh tinh ngoài đồng.
Cũng nhờ thế, dịp anh Sáng có thân nhân đến “thăm nuôi”, Quản giáo đă xin cho được phép gặp gia đ́nh lâu hơn b́nh thường. Anh ấy được Quản giáo đưa ra gặp thân nhân trong suốt 2 tiếng đồng hồ nghỉ lao động buổi trưa, cộng thêm 15 phút thăm nuôi chung với mọi người trong giờ lao động buổi chiều.
Anh em chúng tôi cũng được Quản giáo Đội cho phép viết thư ngoại lệ. Nộp cho ông ấy kiểm tra ngay trong giờ lao động sáng, tại “hiện trường lao động”. Sau đó, ông ấy đích thân mang ra Nhà Thăm Nuôi, giao cho thân nhân anh Sáng, nhờ mang tay về tận nhà chúng tôi tại Saigon.
Khoảng tháng 11 năm 1979, có một đợt hơn trăm Tù miền Nam, bên khu phiá Tây của Phân trại K2 của chúng tôi, được di chuyển ra khỏi Trại Tân Lập. Theo tin đồn, anh em được di chuyển về miền Nam, mọi người đều “hồ hởi phấn khởi” chia sẻ nỗi vui mừng với những người ra đi.
Cuối tháng 12 năm 1979, sau khi Trại dồn xếp lại nơi ăn ở của các Đội c̣n lại, bên khu phiá Tây Phân trại xong. Đội Đại tá chúng tôi và Đội các Tuyên Úy, đang bị giam trong các pḥng thuộc dẫy nhà khu H́nh Sự, được di chuyển qua dẫy nhà ngay đầu khu Tù miền Nam, nơi gần khu Bệnh xá và Nhà Bếp.
Đêm giao thừa 1979 bước qua 1980, sau khi từng Đội họp “kiểm điểm, phê, tự phê, và xây dựng” cho nhau “khắc phục” những ưu khuyết điểm trong ngày xong, anh em được phép đàn đúm vui ca, những bài hát Cách mạng để mừng đón năm mới, suốt từ tối cho đến nửa đêm.
Cả pḥng giam cùng vỗ nhịp tay, cao giọng đồng ca rất nhiều bài đă phải học thuộc ḷng bấy lâu nay. Lúc ca bài “Saigon giải phóng” của Văn nô Cộng sản đẻ ra sau 30-4-1975, có mấy anh lấy Gamen và Ca uống nước bằng nhôm ra gơ nhịp, gây tiếng động rổn rảng ầm ĩ, đến nỗi Cảnh vệ đi tuần tra đêm, lo lắng, đi báo cáo Trực Trại tới ra lệnh buộc phải chấm dứt.
Ngày hôm sau, nhiều người bị gọi lên gặp Cán bộ An ninh để “làm việc”. Chung cuộc, chỉ có anh Vĩnh Biểu (Đại tá Bộ binh) và Đại Đức Tuyên Úy Phật giáo nguyên thuộc Vùng 4 Chiến thuật (Cấp bậc Đại Úy, Họ Trần, Tôi không nhớ Tên) bị phạt nhốt vào Nhà Kỷ Luật. H́nh như có người báo cáo rằng, trong lúc hát bài “Saigon giải phóng” đến chỗ có câu “quét cho sạch nó đi”, 2 Vị này lại cao giọng hét lớn hơn mọi người là “giết cho sạch nó đi”, nên mới mang hoạ bị nhốt để tiếp tục điều tra.
Khoảng vài ngày sau, Đội Đại tá chúng tôi và Đội các Tuyên Úy Quân đội (Công giáo và Phật giáo) được lệnh chuẩn bị “hành quân” rời Trại Tân Lập. Riêng Mục Sư Dương Kỳ (nguyên Giám đốc Nha Tuyên Úy Tin Lành) ở lại, sau này được chuyển theo các đợt khác về Nam Hà vùng đồng bằng sông Hồng.
Chúng tôi không biết sẽ bị chuyển đi đâu, nhưng mọi người đều mừng rỡ hân hoan. V́ ai cũng đang mong được ra khỏi cái Trại Tân Lập “Địa ngục Trần gian” này, sớm chừng nào tốt chừng nấy.



T̀NH NGHIĂ ĐỒNG MINH CHỐNG CỘNG.

Ta thông cảm, v́ chiến lược toàn cầu.
Bạn “Cờ Hoa” phải dứt t́nh cuốn gói.
Nghe “Bồ” gọi, vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Bỏ “be bờ”, phá Liên Xô tận gốc.
Hai tay gộc, cần loại bớt một tên.
Gây chia rẽ, để dễ bề hạ độc.
Đổi đ̣n mới, nhằm xoay chuyển thời cơ.
Quên lương tâm, khiến Bạn đường vương lụy.
Ta buồn hận, nhưng dũng cảm kiên tŕ.
Sống âm thầm, đợi biển dâu đổi dạng.

Đồng minh phản bội thoát thân,
Mặc Ta chịu cảnh phong trần bấy lâu.
Gió sương mưa nắng dăi dầu,
Thảm thương tiều tụy như trâu ngựa già.
Âm thầm đếm tháng ngày qua,
Kiên tâm chịu đựng để mà đợi trông.
Qua cơn nước lũ hăi hùng,
Mài gươm tiếp tục vẫy vùng đó đây.
Xoá màn đêm giữa ban ngày,
Cho giang sơn Việt tràn đầy t́nh thương.
Tự do rực mọi nẻo đường,
Nhân quyền toả khắp quê hương an b́nh
Cầu xin Quốc Tổ hiển linh,
Độ Trăm Họ thoát cực h́nh Tam Vô.
Sớm khôi phục lại cơ đồ,
Việt Nam Dân chủ Tự do Phú cường.

K5-Tân Lập-Vĩnh Phú, Đầu năm 1980.
 


 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1