Chương 19


VỀ MIỀN ĐẤT TỔ HÙNG VƯƠNG
TRỞ THÀNH TÙ KHÔNG ÁN



Nhóm 20 anh em chúng tôi tại K2 (Trại Cây Khế) được lựa đưa đi, so với tổng số đang bị giam tại K2 chỉ bằng hơn mười phần trăm. Toàn những người thuộc thành phần bị Cộng sản liệt vào hạng nguy hiểm, “có nợ máu sâu đậm với Nhân dân” hơn các thành phần khác. V́ thế, đêm nằm thao thức suy nghĩ mung lung đủ thứ chuyện, không ngủ được.
Với Việt Cộng gian manh xảo quyệt, làm sao đoán được chuyện ǵ sẽ xẩy đến trong ngày mai. Lúc nào họ cũng “ngọt sớt mía lùi”, như sẵn sàng đổ thóc giống cho ḿnh ăn. Thế rồi lại trơ trẽn nuốt lời ngay tức khắc, chả biết đâu mà lường mà tin cho được.
Trằn trọc măi, vừa mới chợp được mắt, Cán bộ Quản giáo Đội đă tới, lôi chân những người phải ra đi thức dậy. Rồi dẫn xuống bếp, lănh thực phẩm ăn đường cho cả ngày. Mỗi người lănh phần ăn cho cả 3 bữa (sáng, trưa, tối), gồm cơm nắm và thịt heo kho, bọc sẵn trong lá chuối. Nước chín để uống được lấy thả giàn, 2, 3 Gô hoặc Bi đông tùy theo khả năng cơ hữu của mỗi người. Không hạn chế như ngày thường, mỗi buổi chỉ được lănh 1 Gô hay 1 Bi đông mà thôi.
Trời c̣n tối, chưa tới giờ báo thức của cả Trại. Anh em ra đi lục đục thu dọn hành trang, khiến các bạn nằm gần bên cũng bị thức giấc. Bạn bè thân xúm xít tiếp tay người ra đi, gói ghém hành trang cho thật gọn gàng, và luôn mồm nhắc nhở coi kỹ xem c̣n sót ǵ không.
Hai anh bạn cùng Tổ rất thương mến giúp đỡ Tôi xưa nay (các Đại tá Nguyễn quang Chiểu và Vũ quang Chiêm, trước 30-4-1975 làm ở Phủ Tổng Thống), đến gần giúi cho bọc kẹo lạc và bọc bánh quy, gia đ́nh gửi cho từ hôm trước Tết c̣n để dành chưa ăn hết. Cả 2 người cùng xúc động, ôm gh́ lấy Tôi chúc lên đường b́nh an, may mắn. Tôi nghẹn ngào, rưng rưng lệ nói những lời cám ơn chân t́nh. (Từ ngày đến định cư tỵ nạn Cộng sản tại California, Tôi có dịp gặp anh Nguyễn quang Chiểu cũng đang định cư tỵ nạn tại đây. Nghe nói Anh Vũ Quang Chiêm cũng đă sang định cư tỵ nạn tại California, nhưng Tôi chưa có dịp gặp lại.)
Cán bộ hối lên đường, và dẫn mấy anh em phải ra đi, tay xách vai mang tư trang rời Láng, xuống tập trung nơi cổng Trại. Đến nơi tập trung, thấy trong nhóm phải ra đi, có cả Linh mục Nguyễn văn Thịnh, Giám đốc Nha Tuyên úy Công giáo, và Mục sư Dương Kỳ, Giám đốc Nha Tuyên úy Tin Lành thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Sau khi Phó trưởng trại, trưởng Toán áp tải dặn ḍ mọi người về “Quy luật phải thi hành trong khi hành quân” xong xuôi, c̣n nhắn nhủ thêm : “Đến nơi mới, các anh phải thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau, để mà cải tạo cho nó tốt”. Những điều này làm Tôi suy tư lo lắng. Xưa nay, ông ta vốn là người xuề xoà dễ tính đối với anh em. Nay nhắc nhở như vậy, chắc chắn trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều điều không may đến với chúng tôi.
Các bộ đội áp giải hối chúng tôi : “Lên đường! Khẩn trương!”. Anh em khệ nệ vác hành trang, kẻ trước người sau nối đuôi nhau đi bộ 1 cây số từ K2 (Trại Cây Khế) ra đường cái. Tới ngă 3, nơi có Bệnh xá Liên trại, rẽ sang phải chừng nửa cây số, thấy một đoàn 4 xe tải Molotova có căng mui và bạt 2 bên hông, đang đậu chờ chúng tôi.
Đến đây, gặp thêm một nhóm anh em ở trong K3 (Trại Cốc), cũng bị đưa đi một lượt với chúng tôi. Trời c̣n tối mờ sương, không nhận được mặt nhau, trừ những người cùng đi chung trên một xe.
Cán bộ áp tải của K2 và K3 bấm đèn Pin, đi quanh kiểm điểm nhân số Tù xong, ra lệnh 15 người lên một xe. Mỗi xe có 3 cảnh vệ mang súng AK đi áp tải. Một người ngồi nơi buồng lái bên cạnh tài xế. Hai người c̣n lại ngồi phiá sau xe với Tù, chặn ngay nơi bửng lên xuống.
Hành lư của Tù xếp gọn thành một đống, phiá trong cùng thùng xe nơi sát buồng lái. Anh em ngồi bệt xuống sàn, tập trung ở khoảng giữa, không được ngồi gần phiá bửng sau xe, nơi Cảnh vệ ngồi trấn tại đó.
Đặc biệt lần di chuyển này, tấm bạt phiá sau xe được cuốn lên để cho thoáng hơi. Nhờ thế, anh em có thể trông thấy được rơ ràng, cảnh rừng núi 2 bên đường lùi xa dần phiá sau xe.
Sau hồi c̣i lệnh của trưởng đoàn áp tải, đoàn xe nổ máy, bật “đèn mắt mèo”, chuyển bánh và lần lần tăng tốc độ. Vài phút sau bắt đầu lao đi vùn vụt, lắc qua lắc lại, ṿng vèo xuống dốc theo các sườn núi, rừng rậm mịt mù trong sương đêm lành lạnh.
Trời c̣n tối chẳng trông thấy ǵ, mệt mỏi ngồi ôm gối, tựa lưng nhau, mắt nhắm nghỉ ngơi, mặc cho thời gian trôi. Tiếng động cơ và không khí do lực chuyển động của chiếc xe tạo nên, reo đều đều, ù ù, vụt vụt, ào ào, ru anh em thiêm thiếp ch́m vào giấc ngủ.
Chẳng biết thời gian ngủ được bao lâu. Bỗng dưng xe giảm tốc độ đột ngột, làm mọi người bị xô dồn về phiá trước tỉnh giấc. Mở mắt nh́n ra ngoài, thấy mặt trời đă lên khá cao. Đoàn xe đang di chuyển ngang qua một dẫy phố, có lẫn lộn nhà ngói nhà tranh.
Người hàng phố thưa thớt, đứng ngó đoàn xe chạy ngang, dơ tay vẫy vẫy. Chắc họ tưởng đoàn Bộ đội nào đi công tác miền núi trở về. Cả chiều dài của khu phố chỉ khoảng 200 mét. Đằng sau các căn nhà là những bụi tre và cây cối um tùm. Chắc đây là khu trụ sở Xă hay Hợp Tác Xă nào đó, thuộc vùng ráp ranh miền núi và đồng bằng.
Qua khỏi khu phố nhỏ, đoàn xe tiếp tục lấy tốc độ trở lại, vùn vụt tung bụi mù, băng ngang những cánh đồng không người.
Khoảng xế trưa lại gặp một Thị trấn nhỏ khác. Nhà cửa nằm dọc dài theo một bên đường. Phiá bên kia đường là những thửa ruộng, đang có người cầy bừa.
Không phải các toán máy cầy hay máy bừa đất, như trong các cuốn truyện mà anh em đă đọc tại Thư viện của Liên trại 1. Mà là những hàng người kḥm lưng kéo cầy thay trâu. Họ đứng thành 2 hàng ngang. Hàng trước cách hàng sau chừng 3 mét. Hàng sau là 5 người cầm 5 chiếc cầy. Phiá trước hàng người cầm cầy, là một hàng người đông gấp đôi, quàng vào vai những sợi dây kéo cầy. Những hàng người này cứ thong thả theo nhau, đi ṿng hết ruộng này qua ruộng khác. Từ xa trông như những người máy, đă được hiệu chỉnh cho di chuyển tự động. Rất nhiều nhóm người làm việc như vậy, rải rác trên khắp các thửa ruộng. Chẳng thấy bóng dáng một con trâu nào.
Đoàn xe chạy qua Thị trấn được chừng mươi phút, thấy nơi giữa đồng có một khu nhà tiền chế 2 tầng bằng tôn, cửa sổ dát kính phản chiếu ánh mặt trời sáng loáng. Gần bên có một bồn chứa nước lớn cao khoảng 7, 8 mét, và mấy dẫy nhà gạch 2 tầng lợp tôn, trông như một chung cư hay cơ xưởng sản xuất nhỏ. Theo Bộ đội áp tải nói : “Đấy là khu nhà của Cố vấn Liên Sô, và chung cư của công nhân.”
Đoàn xe tiếp tục, băng qua một vùng 2 bên đồng khô, rồi ṿng vèo theo các triền núi đồi, cây cối cằn cỗi pha lẫn tre gai sơ xác. Đến lúc mặt trời chiếu xéo hông xe, đoàn xe ngừng lại. Trên sườn núi ngay bên đường, có một xóm nhà tranh, không thấy bóng người. Cán bộ cho Tù xuống tiểu tiện, nếu ai có nhu cầu, c̣n không th́ cứ ngồi yên trên xe. Thực ra nhu cầu chính yếu không phải vậy. Cần ngưng để xe đầu đợi các xe sau đến, tập trung đầy đủ trước khi tiếp tục di chuyển. Đồng thời lợi dụng thời gian này, cho Tù và Cán bộ áp giải, xuống đất giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân, v́ đă phải nín suốt cả chục tiếng đồng hồ. Mọi người ào ào nhẩy xuống xe, kề ngay vào các bụi lau, cây dại bên đường xả “xúp bắp”. Người tiểu tiện, kẻ đại tiện. Lúc này mới thấy rơ ư nghĩa xác thực, của 1 trong TỨ KHOÁI ở trên đời (ăn, ngủ, đụ, ỉa), dân gian thường truyền tụng.
Ngừng xe hút chưa tàn điếu thuốc, lại có lệnh lên xe tiếp tục cuộc hành tŕnh. Để tiết kiệm, những người đang hút dở phải dụi tắt điếu thuốc bỏ vào bao, để sau này hút tiếp cho khỏi uổng. Chẳng như hồi trước 30-4-1975, dù là thuốc “3 con 5” (555) mới bập có vài hơi, khi không thích hút nữa là quẳng ngay không luyến tiếc.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, đoàn xe chạy ngang một xóm có nhiều nhà ở dọc 2 bên đường. Quanh nhà nào cũng có hàng rào cây gai và cổng tre. Phiá sau nhà có những bụi chuối um tùm. Nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng người nào qua lại trên đường.
Qua khỏi xóm dân cư chừng 2 cây số, xa xa bên phiá trái cách đường khoảng 1 cây số, thấy một khu nhà tôn nhà ngói lẫn lộn, trông như một cơ sở Hợp tác xă. Phiá trước khu nhà có một cổng lớn, với chiếc Bảng hiệu to tướng đề hàng chữ “Công an Nhân dân”. Gần bên khu nhà này khoảng 300 mét, là một khu bao quanh bởi một hàng tường cao, có giăng giây kẽm gai trên đỉnh. Sau hàng tường thấy những mái nhà tôn san sát bên nhau, xếp theo hàng lối dọc ngang đều đặn. Nơi góc các dẫy tường đụng nhau, có những tṛi canh mái lợp tôn, có người mặc áo mầu vàng ôm súng ngồi. Chắc hẳn đây là khu trại giam tù.
Trước khi đoàn xe bắt đầu chui vào quăng đường ṿng vèo, leo theo sườn núi 2 bên dầy đặc cây rừng rậm rạp âm u, lại thấy xa xa bên kia bờ sông, một khu trại giam khác kiến trúc tương tự. Đoàn xe chúng tôi không rẽ vào 2 nơi này, tiếp tục chạy. Chừng 45 phút di chuyển ṿng vèo trong rừng, đoàn xe dừng hẳn lại trước một khu trại, cũng có tường cao bao quanh với hàng dây kẽm gai giăng trên đỉnh, y như 2 trại đă thấy trước.
Chúng tôi phải ngồi yên trên xe chờ khoảng 10 phút, mới được lệnh xuống xe. Mọi người vác hành trang theo nhau hàng một, vào qua khung cửa nhỏ của chiếc cổng sắt lớn. Cán bộ mặc đồ kaki mầu vàng đứng tại buồng canh, đếm đầu kiểm ghi tổng số người vào trại.
Ngay phiá sau cổng là một sân tập họp h́nh chữ nhật thật lớn, đủ chỗ ngồi cho cả ngàn người. Anh em chúng tôi được lệnh ngồi tập trung thành 2 hàng dọc, vào một góc sân. Một hàng rào Công an cầm súng, đứng vây quanh cách chúng tôi chừng 5 mét để canh chừng. Đoàn bộ đội áp tải ngồi lại bên xe, đậu phiá ngoài cổng trại.
Nơi cuối sân, thấy một nhóm khác cả trăm người không biết từ đâu đến. Họ cũng phải ngồi theo hàng lối, bên cạnh những gói tư trang, chờ như chúng tôi. Có bạn trong nhóm chúng tôi nh́n thấy người quen, mới biết là cùng “Phe Ta” với nhau. Nhóm anh em ấy thuộc cấp bậc Trung tá, Thiếu tá.
Trong khi ngồi chờ đợi Trưởng toán áp tải đi “làm việc” với Ban Chỉ huy, chúng tôi có th́ giờ quan sát cảnh trí bên trong trại giam. Phiá cuối sân tập họp có một toà nhà lớn lợp tôn, chắc là Hội trường. Trại giam được chia ra 2 khu giam riêng biệt. Khu bên phải, có một dẫy tường cao 3 mét, suốt chiều dài của sân. Khoảng giữa bức tường, có 2 cửa nhỏ rộng 1 mét, cao 2 mét để ra vào. Trong khu này có những dẫy nhà vách gỗ mái tôn, và gần sát tường phiá cổng lớn có dẫy nhà gạch. Bên phiá sân đối diện, có 1 hàng rào kẽm gai cao 2 mét, để ngăn cách năm sáu dẫy nhà vách gỗ mái tôn với sân tập họp.
Ngồi đợi khoảng một tiếng đồng hồ tại sân tập họp, chúng tôi nghe một hồi kẻng oang oang nổi lên phiá ngoài cổng. Sau đó thấy 2 cánh cửa sắt lớn được mở rộng ra, và lục tục từ ngoài cổng trại, từng Đội, từng Đội Tù nối đuôi nhau đi vào. Họ phải bỏ nón ra khỏi đầu, khi đi ngang điếm canh tại cổng.
Những Đội đi vào phiá Phải, khu có tường quây, gồm toàn những Tù tuổi sồn sồn, dáng mệt mỏi, lặng lẽ cặp đôi, theo nhau rảo bước vào khu giam. Có vài người chỉ trỏ về phiá đám Tù đang ngồi giữa sân vẫy vẫy tay, chắc là nhận được mặt người quen.
Những Đội rẽ vào bên trái, khu nhà sau hàng rào kẽm gai, tuổi cỡ choai choai trên dưới 20, nói năng xấc láo, ồn ào, cũng có đôi người lớn tuổi. Sau này mới biết đó là đám Tù H́nh sự, chuyên trộm cắp giết người cướp của, hăm hiếp phụ nữ, in bạc Cụ Hồ giả, băng đảng chém giết nhau... Chúng là loại “tù chuyên nghiệp”, từng ra vào khám nhiều lần. Những đứa trẻ tuổi, bị giam nhiều năm trong trại giáo hoá thiếu nhi phạm pháp. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng bị chuyển qua trại tù của người lớn, tiếp tục thi hành nốt những năm c̣n lại của bản án, đă tuyên phạt từ hồi c̣n vị thành niên.
Chúng tôi phải tiếp tục ngồi chờ cho đến sẩm tối. Sau hồi kẻng điểm danh, nhốt hết Tù cũ vào các pḥng giam của họ xong, Cán bộ Công an và mấy người “Trật tự”, mới đến dẫn chúng tôi vào 1 dẫy nhà trống, trong Khu có tường bao quanh.
Cán bộ Công an, mặt lạnh lùng chẳng nói chẳng rằng. Nhưng mấy người “Trật tự” đi theo, cầm xâu khoá và chià th́ luôn mồm hối thúc “khẩn trương”. Sau này mới biết họ là Tù bên khu H́nh Sự, được tin cậy lựa chọn chỉ định làm “Thi Đua”, đi theo để đôn đốc Tù thi hành lệnh sai bảo của Cán bộ. Họ c̣n có trách nhiệm, nghe ngóng thâu nhặt những tin tức sinh hoạt của Tù, qua hệ thống “ăng ten” riêng để báo cáo cho Cán bộ.
Người sau cùng trong chúng tôi, vừa bước lọt chân vào qua ngưỡng cửa, nghe một tiếng rầm phiá sau lưng. Hai cánh cửa sắt duy nhất ra vào nhà bị đóng lại, gài thanh sắt chận ngang bên ngoài và móc ổ khoá. Mọi người bàng hoàng xúc động tái tê đôi phút. Không ngờ kể từ giờ phút này, ḿnh chính thức trở thành Tù. Mặc dù chưa hề nghe đọc, hoặc nh́n thấy mặt mũi cái án lệnh dành cho ḿnh như thế nào, h́nh thể mầu sắc của nó ra sao? Nhưng rồi ai nấy cũng b́nh tĩnh trở lại, ṃ mẫm thu xếp chỗ nằm, trong bầu không khí lạnh lùng tối tăm của NHÀ TÙ XĂ HỘI CHỦ NGHIĂ.
Một tiếng đồng hồ sau, bóng đèn điện treo ở giữa căn nhà bật sáng, anh em mới thấy rơ mặt nhau, ai cũng dáng vẻ bơ phờ mệt mỏi.
Nhờ có ánh sáng vàng vàng của chiếc bóng đèn điện, mới thấy được ở phiá cuối nhà có một ngăn riêng để 3 thùng gỗ cho Tù đại tiện, tiểu tiện ban đêm ngay trong nhà. Thật may mắn, đêm nay chắc là được ngủ yên, không bị đánh thức bởi những tiếng hô báo cáo đi tiểu tiện, đại tiện, của Tù như trong suốt 2 năm vừa qua.
Nhưng, qua đêm rồi mới biết ḿnh mừng hụt, “thoát vỏ dưa, gặp phải vỏ dừa” c̣n tệ hơn. Bầy RỆP đói lâu ngày, trong kẽ sàn gỗ chui ra thi nhau hút máu. Đau nhoi nhói, hết chỗ này đến chỗ kia trên toàn thân thể, lo găi ngứa rà rà giết rệp cả đêm không ngủ được.
Điện chỉ rọi sáng được một tiếng đồng hồ sau th́ tắt, cùng một lúc với những tiếng kẻng trại báo giờ ngủ bắt đầu. Sau này mới biết mỗi tối có điện sáng 1 tiếng đồng hồ trước giờ ngủ, để từng Đội Tù ngồi tập họp trong buồng, “phê b́nh, kiểm thảo, xây dựng, giúp nhau sửa sai những lầm lỗi vi phạm nội quy trại trong ngày, để mọi người cùng cải tạo được mau tiến bộ”, chớ không phải để cho Tù có ánh sáng thu dọn chỗ ngủ.
Sáng ngày hôm sau, khi mọi Tù cũ ra khỏi pḥng giam đi lao động hết, mới đến lượt chúng tôi được mở cửa cho ra, làm vệ sinh cá nhân và lănh phần ăn sáng. Xong xuôi, lại đóng gói hành trang ra xếp hàng tại sân tập họp lớn của Trại, để tŕnh diện làm thủ tục bàn giao giữa các Cán bộ Quân đội và Công an.
Họ gọi từng người lên, trả lại giấy biên nhận giữ các vật tư của Tù (đồng hồ, nhẫn, dây truyền vàng bạc…) do Trại cũ cấp, lănh giấy biên nhận của Trại mới. Những gói Âu Dược riêng của anh em buộc phải gửi Trại cũ giữ, nay 2 nhóm Cán bộ chuyển giao cho nhau. Sau này mất luôn, Tù chẳng bao giờ được sử dụng để trị bệnh riêng mỗi khi cần, như hồi c̣n ở bên Trại Quân đội quản lư.
Nhờ vậy biết được đây là phân trại K1, thuộc Trại Tân Lập, Tỉnh Vĩnh Phú. Ban chỉ huy Trại Tân Lập đóng tại K5, Khu trại có tấm bảng hiệu “Công an Nhân dân”, đoàn xe của chúng tôi đă chạy ngang, hồi chiều hôm qua trước khi đến đây.
Tỉnh Vĩnh Phú là nơi có đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, của Dân tộc Việt Nam từ mấy ngàn năm nay. Tôi nhớ có đọc, tại Thư viện Liên trại 1, một tài liệu tâng bốc Hồ Chí Minh của một văn nô Cộng sản Việt Nam, ghi lại câu chuyện Hồ Chí Minh đến thăm Đền Hùng. Anh ta nói khi viếng Đền Hùng, Bác Hồ có tức cảnh đề mấy vần thơ, trong đó có đoạn dùng những từ ngữ rất hỗn xược ngạo mạn như sau : “...Ngày xưa Bác dựng nước, Ngày nay Tôi giữ nước...”
Bàn giao xong, Bộ đội Cụ Hồ phủi tay ra đi, để chúng tôi ở lại cho Công an Nhân dân quản lư. Họ bắt đầu đọc tên “biên chế” thành Đội mới. Nhóm chúng tôi có anh Dương Hiếu Nghĩa được cử làm Đội trưởng Đội làm gạch, gồm toàn Linh mục, Thượng Tọa, Đại Đức Tuyên úy Quân đội VNCH. Linh mục Nguyễn văn Thịnh cũng sang Đội gạch với anh Nghĩa, c̣n Mục sư Dương Kỳ th́ ở lại với nhóm chúng tôi.
Nhóm chúng tôi được chỉ định là Đội Nông Nghiệp, và được tăng cường thêm 3 người lạ : 1 Trung úy Bộ binh, 1 Đại úy Công binh, và 1 Đại úy Cảnh sát Quốc gia (Tôi không nhớ rơ Họ Tên của các bạn này).
Chúng tôi được dẫn vào giam tại dẫy nhà “cách ly”, trong khu giam Tù miền Nam có tường bao quanh. Dẫy nhà gạch này được chia ra 3 ngăn có lối vào riêng, có tường gạch phân cách giữa các ngăn không thông thương được với nhau, cũng như cách biệt hẳn với các dẫy nhà gỗ trong khu.
Đội chúng tôi bị giam ở ngăn giữa. Đội Gạch của các vị Tuyên úy trong ngăn bên phải, phiá sát gần sân tập họp lớn. Ngăn bên trái chúng tôi, là Pḥng Kỷ Luật giam những Tù vi phạm các Điều lệ Nọâi quy Trại giam. Cửa vào ngăn này, ở phía đằng sau dẫy nhà, phiá ngoài tường rào của khu.
Ngăn giam chúng tôi, chỉ có một cửa ra vào bằng sắt, có chốt móc khoá cửa ở phiá bên ngoài. Bên trong, có 2 dẫy sàn nằm 2 tầng chồng lên nhau bằng gỗ. Phiá cuối ngăn, có một pḥng nhỏ bề ngang 1 mét rưỡi, để một thùng gỗ đựng phân, cho Tù giải quyết nhu cầu vệ sinh ban đêm.
Chúng tôi ở đây được một tuần lễ, bỗng một buổi sáng đang ngồi tập họp chờ gọi xuất trại đi lao động, anh em ŕ rầm truyền tai nhau, tin Linh mục Hiệu chết trong Nhà Kỷ Luật. Biết được là nhờ anh em Đội Mộc, hồi đêm có người phải “đột xuất” ra xưởng đóng áo quan, cho một nhóm Tù khác đem chôn. Trại phao tin Linh mục Hiệu tự tử chết. Theo anh em Công giáo, đây là tin bịa đặt hoàn toàn, v́ hành động này không bao giờ có thể xẩy ra đối với một Linh mục.
 


NHÀ TÙ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA.

Tự do thâu gọn một căn nhà,
Cửa sắt ngăn đường chặn lối ra.
Quanh Láng nhởn nhơ toàn bóng Qủy.
Đêm dài lởn vởn đặc h́nh Ma.
Không gian co cụm sau tường gạch.
Không khí bao trùm chục thước vuông.
Sàn gỗ hai tầng, người sáu tấc.
Theo nhau tha thẩn Rệp đầy buồng.
Tù Người Tù Rệp nằm chung ván,
Tranh đấu ngày đêm chẳng nhịn nhường.
Rệp hút máu Người no để sống,
Người lo diệt Rệp nát như tương.
Người, Rệp, chung nhau cảnh đoạn trường,
Không cùng lư tưởng, hoá không thương.
Rệp chuyên hút máu, nên Người diệt,
Để tránh cho đời, nọc bệnh vương.

TÙ KHÔNG ÁN.

Từ đây cách trở sơn khê,
Kiếp Tù không án, ngày về hẳn xa.
Trầm luân đâu một ḿnh Ta,
Trăm ngàn chiến sĩ Cộng hoà chịu chung.
Bên nhau trong bước đường cùng,
Giữ sao khí phách anh hùng không phai.
Mặc cho Quỷ Đỏ thị oai,
Kệ thây bầy thú vô loài dương uy.
Vượng, Suy, Trời định có kỳ,
“Sắc không, không sắc”, lo chi!… nản ḷng?

K1, Trại Tân Lập, Vĩnh Phú, tháng 11-1977
.

 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1