Chương 15

NHÂN QUYỀN TRONG XĂ HỘI CHỦ NGHĨA.


Sau khi chuyển về K2 được ít ngày, Trại cho Tù biên thư về gia đ́nh xin tiếp tế quần áo lạnh, gửi qua đường Bưu điện, bằng những bưu kiện 2 kílô.
Mỗi trại giam do Bộ đội Cộng sản quản lư đều dùng Ám số hộp thư giống như KBC (khu bưu chính) của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, hoặc hộp thư riêng ở bên Hoa Kỳ (P.O. Box và Zip Code, nhưng không ghi tên thành phố), để dùng làm địa chỉ của Trại. V́ thế, gia đ́nh nhận được thư, không thể biết thân nhân của ḿnh đang bị giam tại đâu, thuộc vùng nào trong lănh thổ Việt Nam.
Thư gửi đi, Tù phải để phong b́ mở không được dán kín, để Quản giáo Đội đọc kiểm duyệt, rồi mới dán lại giùm và chuyển đi. Nếu trong thư ai có lời lẽ xa xôi, bóng gió than khổ, hoặc tiết lộ địa điểm trại giam th́ sẽ bị gọi lên làm việc. Cán bộ lên giọng giáo dục, cảnh cáo cả tiếng đồng hồ, rồi bắt viết lại đúng theo hướng dẫn mới chuyển đi. Bị cảnh cáo một lần là coi như có t́ vết trong hồ sơ cá nhân. Kể từ đó về sau, đến trại nào cũng bị Cán bộ “quan tâm” theo dơi.
Trong khi chờ hồi âm của gia đ́nh, Trại được Trung Ương tiếp tế một số áo bông cũ dài tay, chăn (mền) bằng sợi pha bông, và màn (mùng) bằng vải sô Nam Định, để phát cho Tù. Áo bông và chăn th́ mỗi người được phát một chiếc. Ai hên, lănh được chiếc áo c̣n tốt th́ mừng. Ai xui xẻo gặp phải chiếc cũ rách, đành buồn thiu cam chịu. Trường hợp gặp chiếc cỡ nhỏ chật hẹp, hay rộng dài thùng th́nh không mặc được, th́ chịu khó t́m bạn bè cùng Đội mà đổi. Nếu không xong cũng đành chịu vậy. Riêng mùng (màn) th́ ai không có, hoặc có nhưng đă quá cũ vàø bị rách nhiều chỗ mới được phát.
Khoảng cuối tháng 1 năm 1977, các bưu kiện từ miền Nam gửi ra cho Tù bắt đầu ào ào đến trại. Bưu kiện chỉ được phát vào buổi chiều, sau giờ lănh cơm tối xong. Cán bộ phụ trách bưu phẩm, dùng loa đọc tên Tù lần lượt sang trụ sở BCH trại, để kư hồ sơ lănh nhận bưu kiện của ḿnh, trước sự chứng kiến của Quản giáo Đội.
Tù phải nói đúng tên người gửi bưu kiện, mới được kư sổ nhận lănh. Trường hợp nói không đúng tên người gửi, được phép đoán thêm những tên khác, cùng với sự liên hệ thân thuộc của người ấy đối với ḿnh. Nếu chẳng may sai cả, Trại sẽ giữ lại điều tra bổ túc và quyết định sau.
Trường hợp này đă xẩy đến với Tôi. Con gái thứ của Tôi đi gửi bưu kiện, nên phải ghi tên cô ấy là người gửi, chớ không phải tên Vợ tôi. V́ thế mới xẩy ra chuyện rắc rối cho Tôi. Theo nguyên tắc, Sở Bưu điện chỉ nhận Bưu phẩm để gửi đi, nếu so sánh tên và địa chỉ người gửi ghi trên Bưu phẩm, đúng với tên và địa chỉ ghi trên Thẻ căn cước của người mang Bưu phẩm tới gửi. Tôi đọc tên Vợ, không đúng. Cán bộ cho đọc một tên khác. Tôi đọc tên người con gái lớn, cũng không đúng. Cán bộ hỏi c̣n ai khác gửi nữa không? Tôi đọc tên người con gái thứ. Cán bộ mới đưa cuốn sổ kư nhận bưu kiện ra, và nói kư vào đây.
Quản giáo Đội của Tôi ngồi chứng kiến việc phát Bưu phẩm, cười cười hỏi : “-Tại sao vợ anh không gửi mà lại là con gái thứ? Chắc mấy người kia di tản hết rồi phải không?” Tôi trả lời không, tất cả Vợ Con của Tôi đều ở Saigon. Cán bộ xem lại bản tự khai lư lịch gia cảnh của Tôi th́ rơ. Tôi đâu có dám nói dối với Cách mạng. Ông ta tủm tỉm tiếp : “-Nói chơi vậy thôi. Trung ương, Địa phương toàn là Cán bộ của Đảng và Nhà nước lănh đạo cả, nên biết hết. Các anh dối trá làm sao được.”
Mọi bưu kiện nhận, phải mở tung ra để Quản giáo Đội kiểm tra tại chỗ, rồi mới được đem về. Một rắc rối đă xẩy ra ngay khi gói quà đầu tiên được mở, làm Cán bộ phải ngưng lại để đi xin chỉ thị của Trại trưởng. V́ lẫn trong quần áo có tiền, thư, và thực phẩm khô : đường cục, mật ong, lạp xưởng, bánh quy, trà, cà phê, thuốc chữa bệnh, sữa bột…
Cuối cùng th́ mọi việc cũng được giải quyết tốt đẹp. Theo lời giải thích của Cán bộ : “-Trưởng trại nhận thấy trong thời gian qua, anh em đă có thiện chí cố gắng cải tạo tốt, t́nh trạng sức khoẻ đang bị xa xút trầm trọng, nên cho phép nhận cả thực phẩm khô để bồi dưỡng mà học tập cho nó tốt hơn nữa. C̣n tiền và Âu dược th́ phải gửi trại giữ như đă quy định trước đây.”
Dịp này, Tôi cũng nhận được 4 bưu kiện. Trong các bưu kiện Tôi nhận, lẫn với áo len, khăn len quàng cổ, mũ dạ, tất tay bằng da, giầy, bàn chải và kem đánh răng, sà bông, khăn mặt, tất (vớ), có cả thuốc trụ sinh, thuốc kiết lỵ, thuốc tiêu chẩy, thuốc ngừa sốt rét, thuốc bổ tổng hợp các loại vitamin, thực phẩm khô, và thư, nhưng không có tiền. Thư bị Quản giáo giữ lại đọc để kiểm tra, mấy ngày sau mới cho lại.
Một điều làm Tôi vừa thích thú vừa buồn cười, thán phục cái mánh khoé tinh khôn không ngờ của Vợ và các Con. Đôi giầy Bata cao cổ, được tách 2 chiếc riêng rẽ, để gửi thành 2 bưu kiện khác nhau. Trong mỗi chiếc nhồi đầy thực phẩm khô cho đủ 2 kílô. Nếu chẳng may, 1 trong 2 bưu kiện không đến nơi, th́ chỉ có 1 chiếc giầy làm sao dùng cho cả 2 chân được?!
Vợ của Tôi là người lười viết thư nhất trần gian, nên đă để cô gái thứ biên thư cho Tôi, dựa theo ư hướng dẫn tổng quát của Mẹ. Trong thư đại ư nói : “-Cả nhà b́nh yên, sinh hoạt b́nh thường. Anh Hải đă được đưa đi vùng Kinh tế mới. Má nhớ thương Bố và anh Hải, nên buồn bịnh chút đỉnh, nhưng thường xuyên được Chính quyền Cách mạng địa phương giúp đỡ tận t́nh nên không sao. Cả nhà mong Bố ráng cố gắng học tập cho mau tiến bộ, để sớm được về đoàn tụ với gia đ́nh.”
Thư gia đ́nh gửi đến mà không viết như vậy, th́ chẳng bao giờ Tù được nhận để đọc. Để được trông thấy tuồng chữ thân thương của thân nhân. Để xoa dịu nỗi cô đơn trong cuộc sống khổ nhục hàng ngày, dù biết rằng những lời nói trong thư đều trái ngược hẳn với sự thật.
Đầu năm 1988, Tôi được tha về gặp gia đ́nh mới biết, ư chính trong thư đă nhận được muốn nói là : “Anh Hải bị bắt giam trong tù giống như Bố nên Má thương. Má bịnh v́ Chính quyền Cách mạng thường xuyên đến thúc ép buộc gia đ́nh đi vùng Kinh tế mới, nhưng gia đ́nh không chịu đi.”
Một số bạn Tù không nhận được bưu kiện, v́ vợ con đă di tản hoặc thất lạc không biết hiện ở đâu, để gửi thư liên lạc. Ngược lại, một số khác gia đ́nh giầu có dư giả, lúc đi tŕnh diện tập trung đem theo rất nhiều tiền. Hồi khởi sự học tập 10 bài nhồi sọ tại Long giao, trại mở “Căng tin”, mua ăn “thả giàn” mà vẫn chưa hết. Nay lại nhận được thêm tiền trong các bưu kiện, nên mạnh dạn đề nghị BCH trại mở “Căng tin”, bán đường, bánh, kẹo, sữa… để anh em mua ăn “bồi dưỡng” cho cơ thể khoẻ mạnh, tiếp tục học tập được mau “tiến bộ”.
Vài tháng sau khi chiếm xong toàn miền Nam Việt Nam, Chính quyền Cộng sản Bắc Việt đă thực hiện Chính sách bóc lột san bằng giai cấp, một cách vô cùng tàn bạo trắng trợn. Họ ra lệnh đ́nh chỉ việc lưu hành tiền miền Nam Việt Nam, để đổi ra tiền miền Bắc với giá biểu 500 đồng bạc miền Nam ăn 1 đồng bạc miền Bắc.
Cả Thế giới đều biết, tiền miền Bắc thường được gọi nôm na từ hồi 1946 là tiền CỤ HỒ, không được quốc tế công nhận, v́ không có vàng kư thác trong Ngân hàng Thế giới, để bảo chứng khi phát hành như đồng bạc của miền Nam Việt Nam, nên chẳng có giá trị ǵ. Nó chỉ là những mảnh giấy Tín phiếu tượng trưng, để trong nước dùng trao đổi với nhau mà thôi.
T́nh trạng kinh tế đ́nh trệ từ sau 30-4-1975 tại miền Nam Việt Nam, đă làm vật giá leo thang nhanh chóng, đồng tiền Cụ Hồ liên tục bị phá giá. Số tiền nhỏ nhoi anh em Tù gửi Trại giữ, để dự pḥng trường hợp được tha có tiền ăn đường về với gia đ́nh, cũng sẽ chẳng c̣n giá trị bao nhiêu. Hơn nữa, anh em bắt đầu cảm nhận thấy rằng c̣n lâu mới được tha. Với hoàn cảnh đầy đọa đói ăn, lao động cực khổ vất vả như vầy, chắc ǵ c̣n sống được đến ngày tha về với Vợ con mà để dành. Ḿnh chết đi chắc ǵ Vợ con được biết, để mà xin lănh nhận lại. Do đó, anh em mới đề nghị trại cho mua đồ ăn “bồi dưỡng” hết đi cho rồi.
Trung úy Khảm, Quản giáo Đội chúng tôi, không biết thứ vị Đảng ủy của ông ta cỡ nào, và sự quen biết ảnh hưởng của ông ấy đối với các Chủ nhiệm Hợp tác xă địa phương ra sao, mà thấy cả Trại trưởng lẫn các cán bộ trong Trại đều mến nể. Ông ta thường được Trại trưởng chỉ định đi cùng Quản giáo Đội Nhà Bếp, tiếp xúc địa phương để trao đổi mua bán thực phẩm cung cấp cho trại. Nhờ thế, khi anh em đề nghị ông góp ư kiến với Trại mở “căng tin” bán các thức ăn bồi dưỡng, th́ ông ta đă sốt sắng “đề bạt” ngay với Trại trưởng.
Vài ngày sau, ông ta cho biết : “-Không mở “căng tin” được, v́ trái quy định của Nhà Nước đối với Trại viên Cải tạo. Nhưng Trại trưởng “nhất trí”ù để ông ấy đi tiếp xúc với các Hợp tác xă, mua giùm “mật đường”, bánh khách, kẹo lạc, cho anh em “bồi dưỡng”. Tùy theo số tiền riêng của mỗi người đang gửi trại giữ. Ai muốn mua phải “đăng kư” tên với Quản giáo đội, tập trung tŕnh Trại xét đưa người đi mua giùm cho.”
Giá cả các món hàng được thông báo qua các Đội trưởng. Các Đội trưởng làm bảng liệt kê tên những người xin mua, món ǵ, bao nhiêu, nộp lên Quản giáo đội.
“Mật đường” là nước miá ép ra, đem đun sôi cho bốc hết hơi nuớc, trở thành 1 chất lỏng sền sệt đặc hơn mật ong mầu nâu xậm. Để nguyên như vậy gọi là “mật đường”. Nếu người ta đem đổ ra các tấm phên lớn, để cho khô cứng lại, cắt thành từng miếng h́nh chữ nhật 10 phân bề ngang, 20 phân bề dài, ngoài Bắc gọi là đường phên hoặc đường thẻ. C̣n ở trong Nam và miền Trung, thường đổ vào những chiếc chén (bát) để khô, gọi là đường chén hay đường tán. Muốn có đường cát vàng hay đường trắng tinh, người ta c̣n phải đem loại đường thô này biến chế và lọc với một loại hoá chất mới thành.
Kẹo lạc sản xuất tại vùng Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, Xă hội Chủ nghĩa này cũng rất đặc biệt. Đó là những miếng bánh tráng mỏng, h́nh tṛn, đường kính độ 5 phân, có một lớp hột đậu phộng rang chín và “mật đường” mỏng rải đầy trên mặt bánh. Sau đó xếp thành từng chồng 10 cái, cuốn trong những miếng lá chuối khô để đem bán.
Bánh khách là loại bánh Trung Thu nướng, theo lối gọi của người miền Bắc. Thường th́ vỏ bao ngoài làm bằng bột ḿ, nhân bên trong gồm 2 loại khác nhau. Có thể là nhân chay, làm bằng đậu xanh hoặc hạt sen trộn đường cà nhuyễn. Có thể là nhân mặn, trộn lẫn lộn các thứ thịt khô (lạp xưởng, gà quay), ḷng đỏ trứng muối, mứt bí, hạt dưa, vây (vi) cá… gọi là nhân thập cẩm.
Nhưng bánh khách ở vùng này, vỏ bánh không biết làm bằng loại bột ǵ mà khô cứng, nhân là khoai lang luộc chín trộn chút đỉnh đường cà nhuyễn, mùi vị lợ lợ chua chua. Bánh đem về có nhiều chiếc bị nứt, mốc xanh, h́nh như không bán được đă trữ trong kho lâu quá. Nhưng Trại đă lỡ mua về không đem trả lại được, đành phải nhận cắt bỏ những chỗ mốc mà ăn cho đỡ tiếc tiền.
Tôi không nhớ giá tiền của mỗi món là bao nhiêu.
Cá nhân Tôi cũng c̣n chút tiền gửi trại, nên “đăng kư” mua hết trọn số tiền, được 2 Gô mật đường (lon đựng sữa bột Guigoz, tính tương đương 2 kílô), 2 chiếc bánh khách, và 2 gói kẹo lạc. Có nhiều bạn mua được nhiều hơn v́ họ có nhiều tiền. Nhưng trước sau Trại chỉ đưa người đi mua có 3 đợt là chấm dứt, v́ tiền của mọi người gửi Trại đă tiêu hết.
Một buổi chiều đi lao động vừa về tới Trại, được gọi tên tŕnh diện kho tiếp liệu của Quản giáo Nhà Bếp, lănh 2 Gô “mật đường” “đăng kư” mua từ mấy ngày trước. Tôi đem về Láng, ngồi múc từng muổng nhỏ nhấm nháp, tăng cường chất ngọt cho cơ thể đă bao ngày thiếu thốn. Bụng bảo dạ rằng, chỉ ăn tối đa một phần năm Gô thôi (250 gram). Nhưng “mật đường” thơm thơm ngọt ngọt thấm giọng, t́ t́ hết muổng này đến muổng kia, cạn tới nửa Gô lúc nào chẳng hay.
Anh bạn trùng tên với Tôi, Tôn Thất Hùng (có biệt hiệu là NGƯỜI VỀ TỪ TÂN CẢNH, v́ anh ấy thoát chết, không bị bắt làm tù binh, trong vụ quân Cộng sản Bắc Việt tràn ngập Sư đoàn 22 đóng tại Dakto, hồi năm 1969) c̣n ngon hơn Tôi nhiều. Anh ấy ăn một hơi, hết luôn 2 Gô trong buổi tối mới lănh về. May không ai bị đau bụng tiêu chảy hay x́nh đầy bụng chi cả.
Những ai bị đưa ra Bắc cải tạo, mới biết rơ công dụng đa dạng của chiếc lon Gô. Nó nguyên thủy là chiếc lon đựng sữa bột hiệu Guigoz, bằng nhôm, nhẹ, mỏng bền, có nắp đậy kín, cao 20 phân, đường kính cỡ 8 phân. Ăn hết sữa bột rồi, thay v́ vứt chiếc lon không đi, anh em giữ lại dùng để nấu đồ ăn, tích trữ nước uống, cất đường, ḿ ăn liền, và các loại thực phẩm khô khác, không sợ kiến và chuột ăn vụng hoặc đánh cắp mất.
Khoảng 1 tuần lễ sau khi chúng tôi được đưa tới định cư tại K2, có mấy bạn Đại tá bị bắt từ hồi đầu tháng 4-1975 tại Đànẵng, bị áp giải ra miền Bắc Xă hội Chủ nghiă trước chúng tôi, được đưa về ở chung.
Các bạn này mặc đồng phục Tù, mầu nâu nhạt có sọc xám, nghe nói là do Trung Cộng viện trợ cho Công sản Bắc Việt. Tư trang các bạn ấy mang theo, đựng trong một túi xách nhỏ chẳng có ǵ. Chăn mùng cuốn tṛn dài, đeo quàng tréo qua đầu, từ vai bên này xuống nách bên kia, trông giống hệt mấy người Tầu chạy loạn Nhật qua vùng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Tôi đă gặp hồi 1940.
Không như chúng tôi, vali, balô cồng kềnh, ngoài mấy bộ thay đổi đi làm hàng ngày, ai cũng có tối thiểu ba, bốn bộ quần áo dự trữ. Trong những kỳ khám xét tư trang, Tôi c̣n thấy có anh đem theo nguyên cả bộ Âu phục lớn (quần dài, áo vét, cà vạt, giầy da thấp cổ bóng loáng). Chắc là để sau một tháng học tập như Nhà Nước thông báo, mặc vào để tham dự lễ phát bằng Công dân Xă hội Chủ nghiă tập thể, cho nó trịnh trọng.
Các bạn Đại tá mới đến nhập bọn, t́nh trạng cơ thể ai nấy xanh xao, gầy ốm tong teo. Ngắm bạn rồi nh́n lại ḿnh. Mới có 6 tháng “thi đua lao động cải tạo” mà đă suy xụp hơn chục Kílô, da nhăn đen thui như mầu bánh mật, chắc rồi đây sẽ tàn tạ hơn họ nhiều.
Bây giờ ngồi ghi lại những ḍng này, Tôi c̣n cảm thấy nao nao buồn, xót thương cho bao nhiêu đồng bào đang c̣n bị hành hạ nơi quốc nội. Biết đến bao giờ Họ mới thoát được nạn Cộng sản đọa đầy bóc lột.
Trong hoàn cảnh thiếu đói chung hồi đầu năm 1977 tại K2, một con chuột tinh khôn của rừng miền Bắc Xă hội Chủ nghiă, đă gây ra một truyện buồn giữơa anh em Tù, làm tủi ḷng những người nghèo, chẳng bao giờ quên được. Đại để câu truyện như sau :
“ Hàng ngày, bạn bè ở cùng Láng ai cũng thấy, một anh béo ph́, giầu tiền, nhiều tiếp tế của gia đ́nh, thường để chiếc lon Gô đựng đầy thịt chà bông, tuốt sâu trong sát vách, trên kệ xếp tư trang riêng của anh ấy. Bỗng dưng một sáng chủ nhật nghỉ lao động rảnh rang, anh ta kiểm điểm đồ riêng, mới phát giác ra chiếc Gô không cánh mà bay đâu mất. Nằm kế bên anh ta là 2 bạn nghèo không có tiếp tế. Anh ta cao giọng nói trống không cho mọi người cùng nghe : “-Nếu ai lỡ táy máy đùa dai th́ trả lại, nếu không sẽ thưa Cán bộ khám xét th́ đừng trách.”
Anh em trong đội nhỏ nhẹ can ngăn, và bỏ cả sinh hoạt riêng tiếp tay anh ấy t́m kiếm. May sao, đúng lúc anh Đội trưởng cúi nh́n dưới gầm xạp ngủ, mặt trời lên cao ánh sáng tỏ hơn chiếu suốt vô nhà, qua các khe hở của vách phên “chổm”, thấy một vật ǵ trăng trắng bóng loáng nằm tuốt trong góc nhà. Khều ra th́ là chiếc Gô đồ ăn có ghi tên người kêu mất. Quanh nắp miệng Gô và chung quanh đáy Gô, đầy những vết răng chuột gặm, có chỗ gần thủng. Mọi người thở phào nhẹ nhơm, đem trả lại chiếc Gô cho anh ấy. Cầm lấy chiếc Gô, anh ấy nét mặt sượng sùng, mừng quên cả nói cám ơn.”
Hiện nay, anh ấy cũng đang định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ cùng với vợ con, như các bạn Tù cũ ở chung một Láng tại K2 (Trại Cây Khế) Liên trại 1, Việt Cường, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn. Không biết đến bây giờ anh ấy có c̣n nhớ, và ân hận không ?


 

MẶT TRÁI CON NGƯỜI.

Hiểm nguy, hổ cũng cụp đuôi,
Khốn cùng, bản chất con người bộc ra.
Xưa kia luồn cúi ba hoa,
Ra vào cửa hậu, nhờ Bà cậy Ông.
Quan cao, nhà rộng mênh mông,
Mánh mung, thâm lạm của công làm giầu.
Cấp trên, nịnh đội lên đầu,
Tùy tùng, khai thác như trâu kéo cầy.
Chậm chân chạy, phải vào đây,
Gian lao đói khổ khác ngày quyền uy.
Tâm đen bần tiện tức th́,
Lộ qua lời nói hành vi đê hèn.
Gian manh sống cạnh người hiền,
Khác đâu lang sói ở bên đàn cừu.
Lúc sang, xoen xoét như diều,
Đến khi hoạn nạn, đặt điều hại nhau.
Canh ngon, hỏng tại bọ sâu,
Cây tươi, héo chết v́ bầu mối xông.
Nhẹm đi ấm ức trong ḷng,
Nói ra cho đỡ tức hông tuổi già.

K2 (Trại Cây Khế) LT1, Yên Bái, tháng 1-1977.

 

 

 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1