Chương 14

YÊU LAO ĐỘNG LÀ YÊU XĂ HỘI CHỦ NGHĨA.
YÊU XĂ HỘI CHỦ NGHĨA
LÀ YÊU NƯỚC



Chung quanh K1 không có đất để canh tác, nên sau khi hoàn tất đợt học tập được khoảng một tháng, tất cả chúng tôi được di chuyển tới một khu khác, vào tháng 12 năm 1976. Mức cao độ của Khu trại mới này, thấp hơn mức cao độ K1 cũ chừng 40 mét. Nó ở về phiá Nam cơ sở BCH Liên trại 1, cách xa khoảng 5 cây số, trên con đường đi xuống hướng sông Âu Lâu.
Tới khu mới này, anh em chúng tôi bị chia ra làm 2 Phân trại : một nửa ở K2 (Trại Cây Khế) và một nửa ở K3 (Trại Cốc), cách xa nhau chừng một cây số.
Ngay tại ngă 3 đường rẽ vào khu Trại mới này, có một Bệnh xá, nơi điều trị các Tù bệnh nặng, không thể chữa khỏi tại các Pḥng Y tế Phân trại. Tôi không biết Bệnh xá có bao nhiều giường. Nhưng thấy có tới 4, 5 dẫy nhà, chắc phải có ít nhất là 50 giường. V́ ngoài các Phân trại giam các Tướng, Đại tá, Liên Trại 1 c̣n quản lư mấy trại khác giam cấp Trung tá, Thiếu tá, cũng ở trong khu vực này. Mỗi trại cách nhau từ 5 đến 7 cây số, dọc 2 bên đường dẫn xuống phiá sông Âu Lâu.
Khu mới đến, là một thung lũng hẹp nằm giữa 2 dẫy đồi, sườn dốc thoai thoải chừng 30 độ góc, dài khoảng 100 mét từ chân lên đến đỉnh. Một con suối hẹp nằm dọc suốt thung lũng, nước chẩy xiết qua nhiều thác nho nhỏ cao 1 mét, ra đến bên đường lớn rẽ phải xuôi xuống hướng Nam. Đằng sau 2 dẫy đồi là những dẫy núi cao hàng trăm mét, trùng trùng điệp điệp, sườn dốc 60 độ, trồng những cây bồ đề để lấy gỗ làm giấy. Cây nào cây nấy gốc to một người ôm không hết, cao cả chục mét. Miệng thung lũng nơi sát đường cái, bề ngang rộng khoảng 500 mét, càng vào trong sâu càng nhỏ dần lại c̣n chừng 300 mét.
K2 ở ngay gần miệng thung lũng, cách Bệnh xá một cây số, gọi là Trại Cây Khế. V́ trên giữa đỉnh đồi gần bên trại có một cây khế to cao, xum xuê trái. Đi sâu thêm độ cây số nữa, tới K3 ở trong cùng của thung lũng, gọi là Trại Cốc.
Đội chúng tôi thuộc nhóm giam tại K2 (Trại Cây Khế). Khu nhà dành cho Tù ở trên sườn đồi phiá Bắc con suối, đối diện với khu Cán bộ ở trên sườn đồi phiá Nam con suối. Con đường dẫn vào K3 (Trại Cốc) chạy dài theo sườn đồi bên phiá khu Cán bộ ở.
Các dẫy nhà Cán bộ ở sát trên đỉnh đồi, cao hơn so với các dẫy nhà Tù ở phiá bên đối diện. Chạy dài theo rià sân trước những dẫy nhà Cán bộ ở, có đào 1 giao thông hào sâu 1 mét rưỡi, với những vị trí để súng liên thanh, súng cối, hướng sang khu Tù ở.
Các dẫy nhà Tù ở đều rất cũ, làm bằng “chổm”, cất tựa theo sườn đồi thành 3 nấc. Nấc dưới thấp hơn nấc trên một chiều cao nhà, tính từ nền lên đến mái. Nấc dưới cùng gần bên bờ suối là khu Nhà Bếp, sân tập họp. Các nấc kế trên là những dẫy nhà ở.
Đường lên xuống giữa các nấc nhà, là những bậc thang đất đào vào sườn đồi. Đội chúng tôi ở trong dẫy nhà trên nấc cao nhất, phải leo tới 30 bậc thang đất, mỗi bậc cao cỡ 40 phân, mới tới nơi. Mùa mưa, lúc đi xuống thường bị trượt chân giáng đít trên bậc đất oành oạch. Có người c̣n bị tuột luôn mấy bậc mới khựng lại, làm dồn xương sống, choáng váng mặt mày. May mà không có ai bị gẫy xương, trật gân v́ những tai nạn nho nhỏ này.
Dẫy nhà chúng tôi ở chứa 2 Đội. Trước dẫy nhà có một sân rộng khoảng 5 mét, để sáng sớm cả Nhà ra xếp hàng tập thể dục, tối điểm danh trước khi vào Láng ngủ. Sân c̣n được dùng làm mặt bằng để pha “chổm”, đan phên, đan tranh, làm “ki” (cáng khiêng)...
Trong nhà có 2 dẫy xạp nằm sát dọc 2 bên vách, rộng 2 mét bằng phên “chổm”. Phiá vách sát nóc nhà, bên trên đầu xạp nằm khoảng 1 mét rưỡi, có 1 giàn kệ rộng 60 phân cũng bằng “chổm”, để Tù cất đồ dùng thường ngày của ḿnh trên đó cho gọn gàng. Một đường đi rộng 1 mét rưỡi, dài suốt từ đầu này đến đầu kia, nằm dọc chính giữa dẫy nhà.
Nhà có 3 lối ra vào đều không có cánh cửa. Hai cửa ở 2 đầu nhà có 1 tấm phên cao rộng 2 mét, đóng xuống đất trên hiên phiá ngoài, cách khung cửa 70 phân, để cản gió mưa không tạt vào nhà. Vách phiá lưng nhà, nằm song song với thành đất sườn đồi, nên không có cửa sổ. Vách phiá trước, trông ra sân nh́n sang khu Cán bộ ở, chính giữa có một khuôn cửa ra vào rộng 1 mét, và 4 khuôn cửa sổ ở 2 bên. Tất cả đều không có cánh cửa.
Những bọc tư trang riêng, hồi c̣n ở K1 (khu nhà ngói) Tù phải để vào kho chung, nay được trả lại. Nhưng phải xếp tập trung vào một góc nhà, và thuộc quyền kiểm soát thường xuyên của Quản giáo Đội. Không ai được đụng tới, mỗi khi cần lấy thứ ǵ phải xin phép Quản giáo cho mới được.
Khu trại này không biết do ai dựng lên từ bao giờ, t́nh trạng rất cũ kỹ. Các vách “chổm” đă khô cong, kẽ hở rộng không c̣n khả năng chắn gió Bấc mùa Đông, được dự đoán sẽ “khắc nghiệt” hơn mọi năm. Chung quanh trại chưa có hàng rào. Cần có thêm dẫy nhà làm Hội trường, cho khoảng 200 người ngồi học tập trong những ngày mưa gió. Cần có Thư viện trưng bầy sách báo do các Lănh tụ Cộng sản Việt Nam viết, truyện dài truyện ngắn Xă hội chủ nghiă do các Văn nô Cộng sản sáng tác, hoặc dịch từ các truyện của Liên sô. (Tù sẽ phải mượn đem về láng ở mà đọc, mà nghiên cứu, nghiền ngẫm để thấm nhuần tư tưởng Cách mạng tháng 8, cho mau trở thành con người Xă hội Chủ nghĩa.) Cần có 1 pḥng hớt tóc chung cho mọi người. Cần có 1 Pḥng Y tế chữa trị những bệnh thông thường hàng ngày cho Tù, để luôn luôn bảo đảm nhân số tham gia lao động cao. Mấy dẫy nhà bên khu Cán bộ ở, cần phải phá đi làm mới cho thêm khang trang, an toàn khi giông băo.
Đấy là những việc cần làm “khẩn trương”. Mùa mưa dầm gió Bấc của miền Bắc Việt Nam, đă bắt đầu rả rích từ gần 2 tháng rồi. V́ thế, trừ 2 Đội Rau Xanh và Đội Anh Nuôi ra, tất cả các Đội đều phải tập trung đi chặt “chổm”, chặt giang, đốn gỗ, cắt sậy, lấy lá chuối rừng đem về thực hiện những công tác cần nêu trên.
Đây là “đợt thi đua mới” được “phát động” để chuẩn bị mừng đón Tết Đinh Tỵ 1977. Mọi người lại phải cố gắng tham gia thể hiện cho nó tốt, mau “tiến bộ”, để hy vọng sớm được tha về “đoàn tụ” bên Vợ Con.
Thoạt đầu, Đội chúng tôi được đưa đi theo đường cái lớn, xuôi xuống hướng Nam chừng 5 cây số để chặt “chổm”.
Trên đường đi, cách Trại chúng tôi khoảng 3 cây số, gặp 1 trại gồm chừng 10 dẫy nhà “chổm” nằm sát bên trái đường, không biết giam Tù thuộc cấp bậc nào, bao nhiêu người. Trại này được xây dựng trên sườn núi cao không có khe suối. Nên phải dựng một giàn ống nứa dài, cao hơn mặt đường độ 6 mét, suốt từ suờn núi bên phải nơi có mạch nước chẩy ra, băng qua đường, sang tận sườn núi bên trái nơi dựng trại, để tiếp nước ăn cho Trại.
Rừng “chổm” cách trại này khoảng 2 cây số, dưới khe phiá bên trái đường. Khu vực sát bên đường người ta đă chặt trụi trơ hết. Chúng tôi phải đi vào trong sâu, cách đường 2 cây số mới có “chổm” để chặt.
Ít bữa sau, Đội chúng tôi lại được đưa đi về hướng Bắc, cách trại chừng 1 cây số, để đốn cây bồ đề về làm cột, dui, và kèo nhà. Chuyến đi này cheo leo khó khăn vất vả hơn. Muốn tới khu vực có bồ đề được Công ty Lâm sản Nhà Nước đánh dấu loại bỏ, cho phép chặt tiả, phải mất cả tiếng đồng hồ, leo lên tụt xuống 4 ngọn núi cao cỡ trăm mét nối tiếp nhau mới gặp. Không ước lượng được khoảng cách từ đường cái vào là bao xa.
Ngày thứ 2 đi đốn bồ đề, trên đường về Tôi đă bị một tai nạn khủng khiếp. Vết thẹo oan nghiệt nhớ đời, dài 3 phân, vẫn c̣n khắc rơ ràng nơi cổ tay trái, sát ngay phiá trên chỗ đeo đồng hồ. Từ ngày ấy đến nay, mỗi khi Tôi đưa tay lên xuống làm việc ǵ cũng thấy nó, một dấu ấn hận thù không bao giờ quên được. Tai nạn đă xẩy ra thật bất ngờ, Tôi không có cách nào phản ứng kịp để tránh nó.
Cán bộ quy định, một ngày mỗi người phải chặt và vác về 4 cây bồ đề dài 5 mét, đường kính phiá gốc tối thiểu là 20 phân. Ai mạnh có thể vác cả 4 cây một lượt về nộp xong th́ được nghỉ, coi như ngày công lao động đă hoàn tất. Ai yếu như Tôi th́ phải cột 2 cây làm một để vác làm 2 chuyến.
Vác gỗ vượt qua khỏi các đỉnh phiá trong, sườn dốc lài lài khoảng 30 độ góc, th́ ra tới đỉnh sau cùng để xuống đường. Sườn núi sau cùng dốc đứng tới 60 độ, dài chừng 80 mét, nên không thể vác gỗ đi xuống được. Phải thả cho bó cây tự động trôi, tuốt từ trên cao xuống khe chân núi trước, rồi người mới từ từ đi lần xuống sau để vác ra đường.
Suốt đêm hôm trước, Trời mưa rả rích nên cỏ và đất núi trơn trợt. Sau khi đă thả hết cả 4 cây gỗ, cột thành 2 bó trôi xuống chân núi. Tay phải cầm con dao dựa chặt gỗ rất bén, Tôi từ từ đi xuống. Chẳng may bị trượt chân ngă nhào, lăn ṿng ṿng theo sườn dốc, khoảng chừng 30 mét tới khe chân núi mới khưng lại.
Sau cơn hoảng hốt, ngồi lên được th́ thấy mu bàn tay trái đầm đià máu. Vén tay áo lên xem th́ thật khủng khiếp, vết dao cắt đứt thật sâu, da miệng vết thương banh ra chừng 1 phân, trông thấy xương cánh tay trắng hếu. Tôi vội lấy chiếc khăn lông, đang cuốn ở cổ chống lạnh, để băng chặt vết thương lại. Rồi dùng bàn tay phải bóp chặt chỗ vết thương cho máu ngưng chẩy, vừa đi vừa chạy theo kiểu Hướng đạo sinh, suốt hơn 2 cây số đường về pḥng Y tế của K2 xin băng bó. Mặc dù ở ngă 3 rẽ vào K2, có Bệnh xá Liên trại nằm ngay đầu đường, nhưng v́ Cán bộ canh cổng không cho vào xin cấp cứu, nên đành chịu.
Về tới K2, sau khi được anh bạn Tù làm Y tá phụ Cán bộ trưởng Pḥng Y tế, rửa khử trùng và băng bó vết thương xong. Tôi phải năn nỉ nhờ anh ấy đi gặp Cán bộ Y tế, xin giùm giấy chứng nhận bị thương tích trầm trọng không lao động tiếp được để về Láng nghỉ. Tôi cũng nhờ anh ấy xin Cán bộ, cho phép lấy thuốc trụ sinh riêng của Tôi gửi trại giữ để uống liền. Nhờ thế, những ngày kế theo, vết thương không làm độc.
Tôi chỉ được nghỉ 2 ngày làm việc nhẹ, phụ lặt rau cho nhà bếp, rồi lại phải tiếp tục theo Đội đi ra ngoài lao động như thường.
Cho đến bây giờ, Tôi vẫn không h́nh dung ra được là dao đă cứa cổ tay của Tôi, vào lúc nào trong khi ngă lăn lông lốc xuống núi. Nếu chẳng may mà dao lại cứa nhằm chỗ khác như cổ, mặt, bụng, hoặc vết cứa ở cổ tay chỉ nhích tới phiá trước chừng nửa phân thôi là đứt gân máu lớn. Máu sẽ chẩy nhiều hơn, nằm ngất sỉu nơi khe chân núi đến khi có người phát giác ra, th́ chắc là Tôi đă không phải tiếp tục chịu đọa đầy cả hơn chục năm trời tiếp theo. Xác đă được vùi sâu nơi đồi thông phiá bên trái đường vào K2, như các bạn Đại tá xấu số Bá-Th́n tự Long, và Huỳnh Hữu Ban Trưởng Pḥng 5 Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà rồi.
Trong lúc vận sui, vẫn có những cái may đến bất ngờ. Ngày Tôi phải đi lao động trở lại, Đội không đi lấy bồ đề nữa, mà đi lấy lá sậy và lá chuối rừng về phơi khô, kết phủ trên xạp nằm và chung quanh vách nhà cho kín gió, để mùa Đông trong Láng ở được ấm cúng hơn.
Nơi lấy lá ở ngay trên một khoảnh đồi, bên phiá trái con đường gần sát bià khu rừng nằm giữa K2 và K3. Bên sườn đồi, thấy nhiều dấu vết nền gạch của những căn nhà đă bị triệt hạ, chung quanh có những cây ổi, cây tranh. Đặc biệt trên đỉnh đồi, có 1 cây khế khá to đang đầy trái. Tuổi thọ của nó ít ra cũng khoảng vài chục năm chớ không ít. Sau này, một bạn vốn là diện rộng trong K3, trách nhiệm đi trăn trâu hàng ngày, bị chuyển đi trại Tân Lập, Vĩnh Phú một lượt với Tôi cho biết, theo lời tiết lộ của Quản giáo đội anh ta, hồi 1954 khu Cốc này đă từng là nơi có những nhà giam Tù binh Pháp thua trận Điện Biên Phủ.
Một tuần sau, Đội chúng tôi lại được đổi công tác. Đi lên hướng Bắc, xa hơn BCH Liên trại 1 và K Ḷ Gạch chừng 3 cây số, vào rừng xa đường lớn cả hơn cây số, để chặt giang. Đem về, pha, chẻ, tước thành nan đủ loại khác nhau, làm lạt cột, chuốt nhẵn đan nong, nia, rổ, rá, kết mành mành che cửa nhà ở của Cán bộ.
Con đường đi lấy giang, c̣n gian khổ hơn con đường đi lấy bồ đề nhiều. Sườn núi dốc đứng, dầy đặc cây gai và dây rừng chằng chịt, không có đường ṃn để đi, phải lội ngược ḍng suối, suốt từ ngoài đường lớn vào đến nơi có giang. Ḷng suối lổn nhổn toàn đá sỏi, lởm chởm đầy rong rêu trơn trợt. Ḍng nước chẩy xiết cóng buốt, có chỗ xấp xỉ cổ chân, có chỗ cao đến gần đầu gối. Chẳng may bị trượt chân, là té lăn đùng ra suối không gượng được. Quần áo ướt sũng từ đầu đến chân, bị ḍng nước cuốn trôi một đoạn xa mấy mét, mới quờ nắm được cây bên bờ giữ cho khựng lại để đứng lên. Phải lội như vậy hơn một cây số, mới gặp rừng giang để chặt.
Giang là một loại họ nhà tre, nhưng lại mọc nằm ḅ dài từ bờ suối lên sườn núi, chớ không mọc thẳng đứng như tre hoặc “chổm”. Nó chen nhau chằng chịt, vươn dài chồng lên nhau để t́m ánh sáng mặt trời, nên rất khó chặt, và rất nguy hiểm.
Chặt giang nguy hiểm, v́ chặt ở gốc sát mặt đất không được, phải trèo lên đứng trên đỉnh những gốc người ta đă chặt trước, để chặt từ lưng chừng thân cây cách gốc khoảng hơn 1 mét.
Hai chân phải đứng trên những gốc cụt. Tay trái nắm vịn vào thân cây khác kề bên, để giữ thăng bằng. Tay phải cằm dao chặt thật mạnh, làm sao chỉ một nhát chéo là đứt băng luôn thân giang. Nếu không thân giang sẽ bị tước ra không c̣n nguyên vẹn, trở thành vô giá trị, phải đi chặt cây khác. Đường kính thân cây giang chỉ khoảng 6 phân là lớn nhất.
Bao giờ cũng phải ṃ t́m chặt bỏ khúc ngọn trước, rồi mới chặt đoạn gốc sau. V́ thế, khi đoạn thân c̣n lại đứt lià khỏi gốc, là nó lao tuột xuống đất chẳng biết hướng nào. Có thể bật lên rồi mới tuột xuống, đẩy ḿnh ngă ngửa ra phiá sau, gây thương tích cho chính ḿnh. Hoặc có thể lao xa khỏi bụi gốc, đâm nhằm bạn nào đứng gần đó.
Đây là lần đầu tiên trong đời phải làm việc này. Không ai có kinh nghiệm để mà đề pḥng, nên đă xẩy ra một tai nạn hú hồn hú viá. Một anh đang đứng đảo mắt t́m giang để chuẩn bị chặt, bị cây giang của anh khác chặt đứt ở bụi gần đó lao xuống, sướt qua cạnh ngoài đùi đâm xuống đất. Chỉ chệch sang bên trái độ 10 phân là gẫy đùi, và nhích lên một gang tay nữa là thủng bụng.
Một ngày mỗi người phải chặt 1 bó 10 cây dài 4 mét, bó chung lại vác về trại.
Việc đi lấy “chổm”, lấy bồ đề, lấy giang, thường phải làm thông tầm (không về nghỉ trưa tại trại), nên trước khi đi được lănh luôn cả phần ăn sáng và phần ăn trưa, đem theo ăn tại chỗ.

 

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG
Cô đơn bên những cô đơn,
Phùn (1) bay rát mặt, Bấc (2) dồn buốt da.
Âm thầm nối bước xông pha,
Ngược ḍng suối cóng xót xa thân gầy.
Rừng giang (3) chằng chịt tầng cây,
Âm u mờ ảo gây gây lạnh hồn.
Đèo cao, khe, dốc dập dồn,
Dạ dày thôi thúc từng cơn đói ḷng.
Chiêu xuôi nhờ ngụm nước trong,
Kèm bi “Thống Nhất”(4) chập chờn khói tan.
Cho quên bao nỗi cơ hàn,
Cho tâm bền vững tính toan sự đời.
Gian truân thầm trách Ông Trời,
Bầy tṛ dâu biển khiến người khổ đau.


Trại Cây Khế (K2), LT1, Yên Bái. Tháng 12-1976.
(1) Mưa phùn = mưa nhẹ hạt, bay lất phất theo gió dầy đặc như sương mù.
(2) Gió bấc = gió lạnh từ phương Bắc thổi xuống, vào mùa Đông .
(3) Giang là 1 loại họ nhà tre, các đốt dài rỗng ruột và ḿnh nạc dầy hơn tre, sợi mộc dẻo dai, có thể tước thành nan thật mỏng để làm lạt buộc rất bền. Vào dịp Tết, người miền núi thường chẻ thành lạt, bó từng bó 100 sợi bán ngoài chợ, cho dân thành thị mua về cột gói bánh chưng.
(4) Thuốc lào hiệu “Thống Nhất” sản xuất tại miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa, Trại phát không cho Tù hàng tháng mỗi người 2 gói 5 gram. Đây là một loại lá tương tự như cần sa, do người vun trồng chăm sóc như trồng rau. Tới lúc đủ già, hái lá về xấy khô, ủ với một chất hoá học, rồi thái nhuyễn cỡ sợi chỉ, ép thành bánh vuông đem bán. Người dùng vê từng viên nhỏ, để vào lơ chiếc “điếu cầy” hay “điếu bát”, dùng lửa đốt cháy để hút khói vào phổi. Hơi khói sẽ hoà tan theo máu, làm cho cơ thể tê mê, quên đói, quên lạnh, dễ du giấc ngủ. Không có điếu, người dùng có thể lấy một chiếc lá cuốn tṛn, để viên thuốc vào một đầu, đặt đầu kia của cuốn lá vào miệng, rồi cầm lửa đốt thuốc và hút khói vào phổi. Hút bằng cuốn lá như vậy, luôn luôn phải ngậm trong miệng một ngụm nước để lọc khói cho đỡ nóng họng.

 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1