Chương 11

XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ T̀NH NGƯỜI


Nhân số Tù chia vào mỗi Đội, gồm khoảng trung b́nh từ 40 đến 50 người, tùy theo loại công tác. Các Đội được đánh số cho dễ gọi, và quy định đảm nhận những công tác chuyên biệt khác nhau : Lâm sản, Mộc, Đan lát, Xây dựng, Rau xanh, Nông nghiệp, Anh nuôi.
Đội Lâm Sản, được coi là Đội của những “Tù tự giác” (không cần người theo sát canh giữ), đi vào rừng một ḿnh đốn cây, chặt “chổm”, chặt giang, lấy măng. “Chổm” và giang, phải chặt dài tối thiểu là 4 mét, bó thành từng bó 20 cây, rồi kết chung với các thân cây thành bè, thả trôi theo ḍng nước về tới đập nhỏ ở bià rừng, cách trại chừng 5 cây số.
Cây đốn xuống, lớn th́ giao cho Đội Mộc cưa xẻ thành ván ngay tại trong rừng, chuyển về sau. Các cây nhỏ th́ cắt lấy thân đem về làm cột, kèo, dui nhà, c̣n cành lớn làm củi đun cho các bếp của trại giam Tù và bếp riêng bên khu Cán bộ.
“Chổm” được dùng làm rất nhiều việc. Hoặc để nguyên cây dài 4 mét, mổ dọc thân banh bẹt ra, đập dẹp, rồi ghép lại đan những tấm phên thật lớn, để dựng quanh nhà làm vách, và làm sàn nằm trong các Láng. Hoặc cắt thành các đoạn ngắn cỡ 1 mét, bổ dọc đập dẹp kết thành những mảng tranh dài 2 mét lợp mái nhà. Hoặc để nguyên cây, chôn sâu xuống đất, kết sát bên nhau làm hàng rào quây chung quanh trại. Hoặc làm cáng (“ki”) khiêng đất, tranh, gạch, và các vật liệu linh tinh khác.
Giang là loại tre thân nhỏ, đốt dài, gần như đặc ruột, sợi mộc dẻo dai, được cắt thành từng khúc ngắn hay dài, tùy theo công dụng. Có thể chẻ nhỏ chuốt nhẵn thành các loại nan để đan thúng, nia, rổ, rá, xọt, bồ. Hoặc tước mỏng để làm lạt (dây) cột, bện thừng, trăo…
Măng được coi là một loại thực phẩm có “giá trị kinh tế cao”, có thể dùng “biến chế” được ít nhất là bốn món ăn khác nhau. Hoặc xấy khô để dành dùng trong những dịp Lễ Tết, khẩu phần được gia tăng, nấu với xương làm món măng ninh. Hoặc muối chua để dành nấu canh dần. Hoặc để tươi xào hay kho mặn dùng thay rau, trong mùa mưa măng đâm trồi đầy rừng.
Măng để tươi ăn ngay rất đắng. Nhưng “bước đầu” trại mới thành lập, trại viên chưa sản xuất được loại rau nào để ăn, nên măng được coi là món chính duy nhất, trong 2 bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, mỗi bữa ăn mỗi người chỉ được chia có vài bốn mẩu bằng ngón chân cái, nên vẫn thấy ngon và thèm. Theo phân tích khoa học ai cũng biết, măng chẳng có giá trị dinh dưỡng nào cho cơ thể con người, ngoài việc cung cấp chất sơ, giúp cho việc đẩy phân trong ruột dễ dàng không táo bón.
Trách nhiệm của Đội Nông Nghiệp là, quanh năm suốt tháng, nắng cũng như mưa, tùy theo vụ từng mùa, hoặc đi phá rừng cuốc đất trồng sắn (khoai ḿ), khoai lang, ngô (bắp), luá. Hoặc thực hiện những tạp vụ khác tùy nhu cầu kiếm tiền, để trại nộp cho Nhà Nước hàng năm theo quy định. Chẳng hạn, Hợp Tác Xă nào đó trong địa phương cần một số nhân công, để phụ “tịnh kho” (dọn dẹp quét tước sạch sẽ nhà kho), hay gặt luá, đập luá, phơi thóc, lẩy hột bắp…, Trại giam sẽ tùy theo nhu cầu, chỉ định một hoặc nhiều Đội Nông Nghiệp đi làm thuê tính công để lấy tiền. Nhưng cơ quan chủ thuê không bao giờ trả bằng tiền, mà bằng nông phẩm (lúa, khoai, ngô…) trị giá tương đương.
Tôi được “biên chế” vào một trong các Đội Nông Nghiệp của K1. Nhưng Đội chúng tôi chẳng bao giờ được giao đất để canh tác. Thường xuyên được tăng phái đi làm thuê cho các Đội chuyên nghiệp khác, như đào đất đắp nền nhà, đi vác “chổm”, giang, cây và củi từ đập nước bên bià rừng về trại, đi lấy cát, hoặc làm thuê cho Hợp Tác Xă địa phương lấy tiền công nộp cho Trại.
Trong những buổi đi vác “chổm” hoặc giang, Quản giáo buộc mỗi người phải vác 1 bó 20 cây, nặng chừng 200 đến 300 kílô. Các bó “chổm” dài lượt thượt, vác trên vai di chuyển trên đường đất nhỏ ṿng vèo, lên dốc xuống dốc quanh theo triền núi, thật vất vả. Chỉ dăm ba anh khoẻ làm được. C̣n phần lớn chịu thua không vác nổi, ngă tới ngă lui, không xê dịch nổi bước nào, đành liều ngồi ́ ra chịu trận xỉ vả của Quản giáo.
Cuối cùng, Quản giáo cũng phải nhân nhượng, bằng ḷng cho 2 người khiêng chung một bó. Mỗi người ở một đầu, khiêng bó “chổm” trên vai, theo nhau kẻ trước người sau, bước chân lẹ như chạy cho đỡ nặng. Anh nào khoẻ hơn th́ hy sinh khiêng phần gốc, nhường cho anh bạn làm chung yếu hơn khiêng phần ngọn. Ai khiêng phần ngọn đi trước, người khiêng phần gốc đi phiá sau.
Để chia đều sức nặng của bó “chổm” cho 2 người, phải rút một cây “chổm” ở phiá gốc tḥi ra khỏi bó chừng 1 mét như chiếc đ̣n, cho người đi sau để trên vai khiêng. Cứ đi được chừng 300 mét lại phải ngừng, quăng bó “chổm” xuống đất ngồi nghỉ. Đau vai, mỏi cột xương sống lưng, mệt đừ thở hổn hển muốn đứt hơi.
Nếu một ḿnh vác nổi 1 bó, mỗi buổi lao động chỉ phải đi về có 1 lần. C̣n 2 người khiêng chung, phải đi 2 lần để “bảo đảm đủ chỉ tiêu” quy định, mỗi buổi lao động mỗi người phải đem về trại 1 bó. Ngày làm 2 buổi, những người khiêng chung phải đi về tới 4 lần trong 1 ngày. Ai xong sớm được về trại nghỉ ngơi thoải mái. C̣n những người yếu chậm chạp, bao giờ “hoàn tất đủ chỉ tiêu” mới được nghỉ. Có người phải làm suốt luôn 2 buổi, không nghỉ trưa, mới đủ th́ giờ để “đạt chỉ tiêu” do Quản giáo quy định. Nhưng cũng có người mạnh, vác nộp luôn 2 bó trong giờ lao động buổi sáng, để nghỉ cả buổi chiều.
Gần đập nước có một xóm nhỏ, khoảng mươi lăm căn nhà dân địa phương cư ngụ. Mỗi nhà cách nhau bằng những hàng rào cây gai, và mảnh vườn nho nhỏ. Xóm nhà ở dọc dài ngay hai bên đường đi lên đập. Không thấy bóng trai tráng nam nữ nào cả. Chỉ có mấy ông bà già, và dăm bẩy đứa trẻ nít cả trai lẫn gái ở chuồng lồng lộng, lem luốc, chơi đùa giữa sân, giành nhau mấy mẩu sắn hay khoai ǵ đó, la hét chửi nhau ỏm tỏi.
Khi anh em Tù đi ngang, một bà già tiến ra sát bờ rào, xua chó sủa đuổi người lạ, và lớn tiếng chửi : “-Tiên sư cha chúng bay, loài qủy uống máu, ăn gan người. Sao chúng bay không chết bầm chết dập đi, mà c̣n vác mặt đến đây ăn hại cơm của nhân dân?”
Mọi người ngỡ ngàng, không biết Nhà nước Cộng Hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, tuyên truyền huớng dẫn quần chúng miền Bắc như thế nào về Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam, mà ḷng hận thù của dân chúng đối với anh em Tù ghê gớm đến như vậy. Thật khó hiểu, nó ngược hẳn với những ǵ mà Cán bộ đại diện Đảng và Nhà Nước Cộng sản Việt Nam đă nói với anh em, qua các bài học tập cải tạo tư tưởng tại miền Nam trước khi ra Bắc.
Không riêng ǵ dân chúng, ngay cả Cán bộ Bộ đội miền Bắc, chưa bao giờ có dịp thấy thực trạng của miền Nam Việt Nam, cũng có những suy nghĩ sai lầm tai hại như vậy. Các Cụ ta ngày xưa đă từng khuyên :“ Phượng hoàng đậu chốn cheo leo, sa cơ thất thế phải theo đàn gà”, anh em đành nhẫn nhục chịu đựng chớ biết làm sao bây giờ. Không được phép giao tiếp với dân chúng, làm sao giải thích cho họ hiểu được. Thật khổ tâm vô cùng.
Ngoài công tác đi vác “chổm”, mỗi ngày Đội chúng tôi c̣n phải cử một toán 5 người, đem xe “cải tiến” đi xuống tận vùng bờ sông Âu Lâu để chở cát về cho đội xây dựng, xây Nhà Vệ Sinh công cộng cho cả trại xử dụng. Đường đi xa gần hai chục cây số, dọc ven sườn núi ṿng vèo, khe dốc thẳng đứng sâu thăm thẳm hàng trăm mét.
Tôi được “Tự quản đội” tức là Đội trưởng, đề nghị Quản giáo chỉ định vào toán đi lấy cát, bằng “Xe cải tiến”. Đây là loại xe khung gỗ, thân dài 1 mét, ngang 90 phân, cao 50 phân, để trên 2 bánh xe niềng sắt với ṿng lốp cao su tṛn đặc. Xe có 2 càng dài khoảng hơn 1 mét ở phiá trước, để người kéo thay v́ dùng súc vật. Để dễ hiểu hơn, “xe cải tiến” là một loại xe ḅ nhỏ để chở vật liệu do người kéo.
Mỗi chuyến đi phải lấy một mét khối cát. V́ thế phải dùng những tấm ván dầy và cót quây chung quanh thành xe cho cao lên, mới chứa đủ dung lượng một mét khối cát.
Toán “chuyển vận xe cải tiến” gồm 5 người, phân chia như sau : -1 người cầm càng xe để lái hướng đi cho xe, -2 người đi trước xe chừng 5 mét để cầm dây kéo, -2 người đi sau đẩy phụ cho xe tiến tới. Lần đi nào, Tôi cũng bị anh em trong toán giao cho cằm càng lái xe.
Việc đi lấy cát thật vất vả, nhưng cũng có nhiều kỷ niệm vui vui khó quên.
Mỗi chuyến đi lấy cát, ngoài cán bộ Quản giáo c̣n có 2 bộ đội cảnh vệ mang súng dài đi theo canh chừng 5 người Tù. Trưởng Phân trại K1 giải thích rằng : “-Cần có bộ đội cảnh vệ đi theo để bảo đảm an ninh, cho các anh không bị dân chúng hành hung, chớ không phải để canh gác v́ sợ các anh trốn. Ở đất miền Bắc Xă hội chủ nghĩa này, dầy đặc “thiên la địa vơng” làm sao trốn thoát mà phải lo.”
Lượt đi toàn là xuống dốc, xe tự động lao tới vùn vụt, người lái xe phải quay ngược cho xe trước càng sau, để chạy theo xe. Nếu không, lực trôi nhanh của xe có thể làm cho người cầm càng, chạy không kịp vấp chân ngă chúi xuống đường, hậu quả sẽ rất nguy hiểm đến tính mệnh. Những người đẩy và phụ kéo xe như đă phân chia, cũng phải tập trung đi phiá sau, để cầm dây níu cho tốc độ xe lao xuống dốc giảm đi.
Lượt về th́ ngược lại, xe đầy 1 mét khối cát ướt nặng nề, đường lên dốc liên tục, xe luôn luôn tŕ kéo trôi lui chớ không chịu tự động lăn tới như lúc xuống dốc. Người lái phải gập ḿnh về trước, đè cho càng xe chúi sát đất. Hai người đi trước khoảng 5 mét quàng dây kéo trên vai, cúi rạp người g̣ lưng kéo. Hai người đẩy phiá sau bám chặt một tay vào thành xe, ngả người về trước đẩy cho xe tiến lên, tay kia cầm 1 thanh gỗ để sẵn sàng chặn bánh xe lại khi cần thiết.
Thật là trần ai vất vả, tinh thần mọi người lúc nào cũng bị căng thẳng. Mặt đường lồi lơm đầy lỗ ổ gà. Nếu sơ xuất, xe có thể bị lật hoặc trôi tuốt xuống khe. Người có thể bị trọng thương v́ xe cán qua hoặc đổ đè lên. Đă có một toán thuộc Đội khác, sơ ư không kiểm soát nổi, xe đầy cát bị trôi tuột xuống khe bên triền núi cao cả hơn trăm mét. Xe gẫy bể tan nát dưới khe sâu. May mà không ai bị lôi theo xuống khe, hoặc bị xe cán gây thương tích. Thật nguy hiểm không sao lường trước được. Quanh năm ngày tháng, cái chết lúc nào cũng sẵn sàng lởn vởn bên cuộc sống của Tù.
Gần mấy căn nhà dân chúng ở bên đường xuống bờ sông lấy cát, có 1 túp lều bán quà bánh bầy biệân thô sơ. Trên chiếc bàn nhỏ để ít keo thủy tinh kẹo bột, kẹo lạc, bánh bỏng ngô, bánh khảo, thuốc lá, thuốc lào, b́nh nước chà tươi… Quản giáo đi theo chúng tôi (Trung úy Khảm) tỏ ra dễ dăi, cho phép anh em mua kẹo, bánh, ăn để “bồi dưỡng”. Nhưng ông ta luôn mồm nhắc nhở, phải ăn hết trước khi về tới trại, và không được kể cho anh em trong trại biết. (Ông Khảm đă thố lộ cho anh em biết, trước 30-4-1975 ông ấy đă từng vào Nam chiến đấu tại vùng Khánh Hoà, và có người anh bà con làm Thiếu tá trong Quân đội thuộc chế độ miền Nam cũ tại Nha Trang.)
Nhà Vệ Sinh mới được xây bằng gạch mái lợp tôn, ngay bên mặt đường lớn bên ngoài cổng trại, trông như một quán nhà trọ có nhiều pḥng. Dân chúng đi ngang qua, ai có nhu cầu cũng có thể ghé vào giải quyết.
Kiến trúc Nhà Vệ sinh giống như kiểu nhà sàn, có các bậc thang gạch đi lên cao chừng 1 mét rưỡi, có mái tôn che mưa nắng, và 1 dẫy 10 lỗ cầu ngồi, phân cách nhau bởi những mảng tường lửng cao 1 mét, có cửa gỗ che phiá trước mỗi ngăn. Nền nhà láng xi măng, hơi nghiêng nghiêng cho nước tiểu tự động chẩy xuống một hồ chứa. Phân đặc nằm lại thành từng đống giữa nền.
Dọc bên hông Nhà Vệ Sinh, có lối đi lát gạch ṿng xuống phiá sau, để Tổ Phân thuộc các Đội Rau Xanh, hàng ngày đến xúc phân, múc nước tiểu đem ra khu sản xuất rau xanh dùng. Anh em được hướng dẫn tùy theo hiện trạng lớn nhỏ của mỗi luống rau, ḥa phân hoặc nước tiểu với lượng nước suối cần thiết cho hợp với nhu cầu bón tưới. Nhờ vậy, rau trồng tăng trưởng nhanh, xanh tốt, và mức “thâu hoạch” rất cao.
Việc xây dựng Nhà Vệ Sinh thuộc loại “ưu tiên hàng đầu” trong “dự án chung”. V́ hiện tại, trại chỉ có một hố vệ sinh duy nhất, với 2 chỗ ngồi, đào bên sườn đồi gần sát bờ suối, phiá trong cổng trại. Mỗi buổi sáng, anh em Tù phải xếp hàng nối đuôi nhau, chờ cả tiếng đồng hồ mới tới lượt vào giải quyết việc thải vàng ra khỏi cơ thể. Chẳng may, anh nào bị đau bụng tiêu chẩy, nín không được đành ngồi đại ngay bên đường ṃn xả ra, hôi thối nồng nặc. Anh em khác khó tánh có nặng lời, cũng đành tỉnh khô, cắn răng, gục mặt chịu trận. Về sau “rút kinh nghiệm”, nhiều người tập thói quen, nhịn không đi đại tiện vào buổi sáng ở trong trại. Chờ khi ra ngoài lao động, mới xin anh bộ đội cảnh vệ cho đi giải quyết bên bờ bụi gần nơi lao động, vừa sáng sủa thoáng mát, lại không bị nạn muỗi đêm bu đốt hút máu.
Đội Xây Dựng, chuyên pha cây, đục đục đẽo đẽo làm cột, kèo, dui, mè, để dựng nhà. C̣n lợp mái, dựng vách, làm sàn nằm, là những việc phụ không cần chuyên nghiệp, có anh em Đội Nông Nghiệp chúng tôi tăng phái phụ lực. Dĩ nhiên việc xây cất các kiến trúc bằng gạch, láng xi măng, dựng khung sườn nhà, ráp cửa… là phần vụ chuyên môn, đều do anh em Đội Xây Dựng thực hiện.
Có một chuyện lạ không ai ngờ, số anh em vốn thuộc gốc Công binh được “biên chế” vào Đội xây dựng, không ai chịu làm Đội trưởng. Trại đă phải chỉ định một anh thuộc ngành Hành chánh Tài chánh (Đại tá Bùi hữu Đặng) làm Đội trưởng Đội Xây Dựng. Thế mà công tác xây dựng vẫn được tiến hành xuông sẻ, đáp ứng đúng “yêu cầu” của Trại và Liên trại đề ra.
Đội Đan Lát, chuyên pha “chổm”, đập dập để làm tranh lợp mái nhà, đan phên làm vách, sàn nằm, làm “ki”, và pha giang để chẻ lạt cột, bện thừng, đan rổ, rá, thúng, nia, bồ… Nhưng “trước mắt” có nhiều “yêu cầu khẩn trương” làm không kịp, Đội Nông Nghiệp chúng tôi được tăng cường tiếp tay làm những công việc này. Nhờ thế mọi người học được nhiều nghề một lúc, bảo đảm sau này khi được tha ra, có thể tự lực lao động mà sống, không ăn bám vào xă hội như trước đây. “Đáp ứng đúng yêu cầu Chính sách Nhà nước” đă đề ra cho các Cải tạo viên.
Đội Rau Xanh, phá bụi cây dại và cỏ hoang ở 2 bên rià suối, giữa khu cán bộ ở và trại giam Tù, để cuốc xới đất làm các luống trồng rau cung cấp cho trại. V́ “bước đầu” mới khởi công, “trước mắt” chưa có rau để thâu hoạch, nên hàng ngày Đội chúng tôi phải tăng phái một Tổ đi theo Quản giáo Đội Anh Nuôi (hoả đầu vụ), đến các Hợp Tác Xă quanh vùng mua rau cung cấp cho nhà bếp. Toàn là rau muống bè thân dài tḥng dai ngắc, hoặc ít trái bí ngô, bầu già đem về nấu ăn cả vỏ.
Đội Anh Nuôi, được coi là bận bịu phải thức khuya dậy sớm, lo nấu thực phẩm, đun nước chín cung cấp đúng giờ giấc quy định cho cả trại.
Nhưng thực ra không vất vả nặng nhọc, bằng công việc của các Đội Lâm Sản, Nông Nghiệp, Xây Dựng, Rau Xanh. Suốt bốn mùa, mưa cũng như nắng, mọi người phải đầu đội Trời chân đạp Đất, lặn lội nơi rừng rậm âm u, b́ bơm nơi đồng ruộng śnh lầy, lạnh cóng, nóng nực. Ngoài ra, vào những dịp Lễ Tết, khẩu phần ăn được tăng cường, Đội Anh Nuôi làm không kịp, lại được anh em Đội Nông Nghiệp chúng tôi đến tăng cường phụ giúp, giải quyết cho kịp thời gian tính.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi 2 tháng trời, cả trại phải cố gắng “thi đua lao động” chào mừng ngày Lễ Độc Lập 2 tháng 9, và đón Phái đoàn Trung ương đến “tham quan định giá thành quả lao động cải tạo” của trại viên. Mọi người đă phải “khắc phục” “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, để hoàn tất mọi “đề án” được Phân trại chấp thuận, dựa theo “đề xuất” của “Ban Thường Trực Thi đua” phối hợp cùng các “Tự Quản Đội”, tŕnh bầy trong ngày Đại hội phát động phong trào thi đua mùa Thu 1977.
Các công tŕnh hoàn tất trong “Đợt Thi Đua” mừng ngày Độc Lập 2 tháng 9 lần thứ 30 này gồm : 1.- Chiếc Cổng Trại đồ sộ kiểu cách mỹ thuật; 2.- Dẫy Nhà Vệ Sinh rộng răi sạch sẽ bằng gạch mái lợp tôn; 3.- Mấy dẫy nhà “chổm” mới cho Tù ở rộng răi hơn; 4.- Ṿng hàng rào 2 lớp “chổm” nguyên cây bao quanh trại; 5.- Khu vườn rau xanh mướt nằm dài 2 bên khe suối.
Trại nhận xét, “thành quả lao động cải tạo bước đầu” rất “khả quan”. Để cả Cán bộ lẫn anh em Tù “hân hoan”ø ăn mừng ngày Lễ Độc Lập lần thứ 30, của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay đă đổi tên là Cộng Hoà Xă hội Chủ nghiă Việt Nam từ cuối năm 1975, được linh đ́nh. Ban Chỉ huy Phân trại K1, đă cho Quản giáo Đội chúng tôi (Trung úy Khảm) dẫn mấy anh Đội Lâm Sản, đến các Hợp Tác Xă t́m mua thịt tươi.
Con ngựa mua được, già gầy ốm trơ xương, què một chân không c̣n khả năng lao động, của 1 Hợp Tác Xă cách xa trại chúng tôi chừng vài chục cây số đường rừng. Ông Khảm cho biết : “-Tiền Nhà Nước tăng cường cho Tù trong dịp này không nhiều lắm. Mặc dầu quen biết lâu năm với các cơ sở địa phương, ông ta vẫn phải tốn công tới lui thương lượng nhiều lần, họ mới bằng ḷng để cho với giá phải chăng.”
Làm thịt ngựa, phải dùng búa tạ đập đầu ngựa cho gục xuống mê man, rồi mới thọc huyết bằng ống nứa vạt nhọn tréo một bên. Mấy anh bạn Tù thuộc Đội Anh Nuôi, người cũng lực lưỡng lắm mà làm không được. Lại phải nhờ đến Quản giáo Đội chúng tôi ra tay tế độ.
Hôm đó, cả trại được nghỉ lao động, nên có dịp xem làm thịt ngựa. Thật là một cảnh thương tâm hăi hùng, Tôi chưa bao giờ được chứng kiến.
Một sợi thừng to, chắc, một đầu cột ṿng cổ con ngựa, một đầu buộc vào cây cột cao 1 mét, níu cho đầu nó cúi thấp xuống. Một bạn Tù lực lưỡng đứng phiá trước con ngựa, cầm chiếc búa tạ sẵn sàng dơ cao lên đập mạnh xuống đỉnh đầu nó, để hạ cho nó ngất đi.
Hai mắt con ngựa mở trừng trừng ứa lệ, làm như khóc van xin đừng giết nó. Khi chiếc búa giáng xuống th́ nó lắc đầu né, nên đập hụt. Đập lần thứ hai, chắc v́ xúc động, nhát búa giáng xuống không đủ mạnh. Con ngựa chỉ chúi xuống, rồi lại cố gắng vùng đứng dậy, t́m cách giật cho đứt thừng để chạy trốn.
Quản giáo Đội chúng tôi đứng hướng dẫn và quan sát, lên tiếng chê : “-Đàn ông ǵ mà nhát gan dở quá vậy, để tôi ra tay cho xem, mà rút kinh nghiệm về sau.” Ông ta sắn tay áo lên, đến trước con ngựa, vung tay búa lên giáng mạnh xuống, chỉ một nhát là giải quyết xong ngay. Thảo nào, các Cụ thường nói “trăm hay không bằng tay quen” là thế.
Ngựa ngất xỉu nằm sơng soài trên mặt đất. Lẹ tay ông Khảm buông búa ra, nhặt ngay ống nứa đă vạt nhọn để kề bên, thọc từ ức cổ con ngựa đâm sâu xuống ngực nó. Máu từ đoạn nứa tuôn ra như xối vào chiếc chậu nhôm to tướng. Một chậu không đủ chứa, phải tăng cường thêm 2, 3 chậu khác mới hết.
Thọc huyết xong, người ta lấy rơm rạ phủ một lớp thật dầy che kín hết con ngựa, rồi bật lửa thui nó. Cho đến khi da quanh ḿnh nó đă xém vàng mới ngưng, để mổ banh bụng nó ra, moi lấy bộ ḷng, lột da, xẻ thịt.
Một đùi sau, hai dải thịt bắp thăn lưng, tim, gan, và bộ óc dành cho Cán bộ Liên trại và K1. Phần c̣n lại, kể cả da lẫn xương, ruột, và huyết, là phần của anh em Tù K1 tổng số khoảng hơn 350 người, nấu nướng chia nhau ăn 2 bữa, để mừng ngày Cách mạng tháng 8 thành công từ 30 năm về trước.



T̀NH NGƯỜI XĂ HỘI CHỦ NGHĨA.

Muỗi, vắt, họp bầy đeo khắp thân,
Đầm lầy, khe úng, điả bâu chân.
Tù, đua lao động nâng thành tích,
Cán, thúc ghi công xét định phần.
Đôi mẩu ngựa già xào muối hột,
Vài khoanh măng đắng nấu xương gân.
Đồng bào đâu thấy ḷng nham hiểm,
Thế giới nào hay dạ bất nhân!

K1, LT1, Việt Cường, Yên Bái. Tháng 9-1976

 

 HOME

(C̣n tiếp..)

 

Hosted by www.Geocities.ws

1