QUY TẮC TỔNG QUÁT 
CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỜI SỐNG KITÔ
 HỮU

được phê chuẩn bởi Đại Hội ngày 7/09/1990

được sửa đổi bởi Đại Hội ở Itaici vào tháng 7/1998

được sửa đổi bởi Đại Hội ở Nairobi năm 2003

được sửa đổi bởi Đại Hội ở Fatima năm 2008

được sửa đổi bởi Đại Hội ở Lebanon năm 2013

I. THÀNH VIÊN

1. Một người có thể trở nên thành viên của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu thế giới bằng một trong những cách sau:

a)   Tham gia cùng với người khác vào một tiền Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu địa phương mà cộng đoàn này được một cộng đoàn miền hay quốc gia chấp nhận. Cộng đoàn chấp nhận phải cung cấp những nguồn huấn luyện giúp cộng đoàn mới phát triển.

b)   Là thành viên của một nhóm kitô-hữu đă chọn Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu như cách sống. Nhóm này đă được cộng đoàn miền hay quốc gia nhận như một cộng đoàn địa phương; cộng đoàn miền hay quốc gia là cộng đoàn nhận.

c)    Gia nhập một Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu địa phương mà cộng đoàn này là cộng đoàn nhận, và cộng đoàn này cung cấp những phương tiện huấn luyện.

2. Dù được nhận bằng cách nào đi nữa, tân thành viên đều phải được cộng đoàn giúp đỡ để hấp thụ cách sống của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu, để quyết định ḿnh có được mời gọi, có khả năng và sẵn sàng sống nếp sống Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu hay không, và để ḥa đồng với Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu lớn hơn. Sau một thời gian thường không dài quá bốn năm và không ít hơn một năm, họ sẽ cam kết dấn thân tạm thời vào cách sống này. Nên dùng Linh Thao như phương thế giúp thực hiện cuộc chọn lựa cá nhân này.

3. Cam kết dấn thân tạm thời cứ được tiếp tục cho đến khi, sau một tiến tŕnh nhận định, thành viên bày tỏ cam kết dấn thân vĩnh viễn vào Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu, trừ phi thành viên này tự ư rút lui hay bị khai trừ khỏi cộng đoàn. Thời gian giữa cam kết dấn thân tạm thời và vĩnh viễn thường không nên dài quá tám năm và không ít hơn hai năm.

4. Trước khi cam kết dấn thân vĩnh viễn trong Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu, thành viên làm Linh Thao trọn vẹn dưới một trong nhiều dạng thức (trong cuộc sống thường ngày, một tháng trọn, những cuộc cấm pḥng trong nhiều năm).

5. Các h́nh thức cam kết dấn thân cá nhân sẽ do cộng đoàn quốc gia quyết định. Nên có một mẫu in sẵn những cam kết dấn thân cá nhân do mỗi cộng đoàn quốc gia soạn và chúng hàm chứa tuyên bố chấp nhận Nguyên Tắc Tổng Quát của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu cách minh nhiên.

6. Tất cả những ǵ nói trên phải được hiểu và thực hiện tùy theo tuổi, văn hóa và những nét đặc trưng biệt loại khác. V́ thế các cộng đoàn quốc gia phải soạn thảo những chương tŕnh huấn luyện, ngay cả khác biệt nếu cần thiết cho những nhóm thành viên khác nhau và trong những hoàn cảnh bất thường của những thành viên.

7. Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu là con đường đặc thù để theo Chúa Yêsu Kitô và cộng tác với Ngài nhằm làm cho vương quyền Thiên Chúa thể hiện. Nó cho phép có nhiều lời đáp khác nhau tùy cá nhân, và không đánh giá lời đáp này hơn lời đáp khác. Hợp với sự phong phú của Tin Mừng và theo truyền thống của Giáo Hội và như là kết qủa của việc lớn lên trong Đức Kitô, thành viên của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu có thể ước muốn nhấn mạnh một hay nhiều lời khuyên Phúc Âm qua những lời khấn tư riêng. Tương tự, người và nhóm người đă có lời khấn ngoài Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu cũng có thể được nhận trong cộng đoàn với cùng nền tảng như những người khác.

II. CÁCH SỐNG

8. Các cộng đoàn quốc gia và miền phải t́m ra những cách thức giúp tất cả thành viên có kinh nghiệm với Linh Thao của thánh Inhaxiô, với việc hướng dẫn thiêng liêng, và với những phương tiện giúp tăng trưởng khác trong Thánh Thần.

9. Như một phương tiện hàng đầu để liên tục tăng trưởng đối với cá nhân và cũng như với Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu, cách thức b́nh thường để thực hiện một quyết định ở mọi cấp độ là phương thức nhận định, và ngay cả nhận định cộng đoàn chính thức đối với những quyết định quan trọng.

10. Theo truyền thống tốt lành và để có hiệu qủa tông đồ lớn hơn, Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở mọi cấp độ khuyến khích các thành viên tham gia vào những chương tŕnh liên kết nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau và đang thay đổi. Mạng lưới quốc gia và quốc tế, những nhóm tông đồ biệt loại hay những sáng kiến khác có thể được thiết lập bởi những cộng đoàn thích hợp.

11. Tương tự, theo cùng truyền thống và nhằm huấn luyện những thành viên và những người khác, Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở mọi cấp độ khuyến khích những cuộc hội thảo, thảo luận chuyên đề, những khoá học, những ấn phẩm và những sáng kiến tương tự khác.

12. Để giúp đỡ lẫn nhau và cộng tác làm tông đồ, Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở mọi cấp độ thích hợp có thể liên kết với những hiệp hội muốn chia sẻ cách sống của chúng ta mà không trở nên thành viên thực thụ. Tương tự, Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở mọi cấp độ thích hợp có thể t́m ra cách thức diễn tả những liên kết đầy ư nghĩa với những người và định chế có cùng truyền thống.

13. Phải chú ư đặc biệt để dù ở cấp độ thế giới cũng như quốc gia, mọi cộng đoàn địa phương phải được giúp đỡ để sống tiến tŕnh Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu cách đích thực theo sự hướng dẫn tốt và sự phối hợp hiệu qủa.

14. Tất cả những ǵ được nói trên, cả với công tác tông đồ và huấn luyện, giả thiết có sự cộng tác chặt chẽ với Ḍng Chúa Yêsu và với những người, cộng đoàn và định chế cùng chia sẻ truyền thống Inhă.

III. ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CỘNG ĐOÀN

A. ĐẠI HỘI

15. Đại Hội là cơ quan điều hành tối cao của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu. Nó gồm Hội Đồng Chấp Hành và đoàn đại biểu của mỗi cộng đoàn quốc gia. Mỗi đoàn đại biểu sẽ thường gồm ba đại biểu, một người trong họ là phụ tá giáo sĩ hay đại diện của ngài. Những khó khăn có thể có về đoàn đại biểu phải được Hội Đồng Chấp Hành giải quyết.

16. Đại Hội:

a). Thông qua những tường tŕnh và báo cáo hoạt động trong suốt thời gian từ đại hội trước.

b). Điều chỉnh những chính sách và đường hướng cho thời gian đến Đại Hội tới.

c). Quyết định những chính sách tài chánh phải theo.

d). Quyết định về những đề nghị sửa đổi Nguyên Tắc Tổng quát và Quy Tắc Tổng Quát.

e). Phê chuẩn việc thiết lập những cộng đoàn quốc gia mới.

f). Bầu chọn Hội Đồng Chấp Hành cho thời gian đến đại hội tới.

17. Đại Hội thường họp mỗi năm năm và được triệu tập bởi Hội Đồng Chấp Hành ít nhất mười hai tháng trước.

18. Chủ tịch được trao quyền triệu tập Đại Hội ở thời điểm khác sau khi tham khảo ư kiến của các cộng đoàn quốc gia và được một phần ba ưng thuận bằng văn bản.

19. Trong Đại Hội mỗi cộng đoàn quốc gia có một phiếu bầu và những quyết định được đưa ra trong tinh thần nhận định với đa số phiếu bầu của những đơn vị đại biểu hiện diện. Số đơn vị đại biểu của Đại Hội phải hiện diện ít nhất 50% tổng số đơn vị đại biểu để Đại Hội có giá trị. Trong Đại Hội, Hội Đồng Chấp Hành có một phiếu bầu mà chủ tịch là đại diện.

B. HỘI ĐỒNG CHẤP HÀNH

20. Hội Đồng Chấp Hành chịu trách nhiệm về việc điều hành cộng đoàn cách b́nh thường. Nó gồm bẩy thành viên được bầu và ba thành viên được chỉ định và thêm tối đa là hai thành viên được chọn.

21.

a). Các thành viên được bầu trong Hội Đồng Chấp Hành là: chủ tịch, phó chủ tịch, thư kư, và bốn cố vấn, tất cả những người này được Đại Hội bầu cho thời hạn năm năm. Họ chỉ có thể được bầu lại tối đa ba nhiệm kỳ và tối đa hai nhiệm kỳ cho cùng một chức vụ.

b). Các thành viên được chỉ định trong Hội Đồng Chấp Hành là phụ tá giáo sĩ; phó phụ tá giáo sĩ và thư kư chấp hành.

c). Hội Đồng Chấp Hành thế giới có thể, nếu họ muốn, bầu chọn thêm một hoặc hai cố vấn.

22. Hội Đồng Chấp Hành có trách nhiệm:

a). Đẩy mạnh việc thực hiện các Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát.

b). Thực hiện các chính sách và các quyết định của Đại Hội.

c). Giúp các cộng đoàn quốc gia phát triển, khích lệ các cộng đoàn này giúp đỡ và cộng tác với nhau, và khuyến khích họ tham gia tích cực vào sứ mạng toàn cầu của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu.

d). Đảm nhận nhiệm vụ đại diện cho Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu trong những chương tŕnh cộng tác quốc tế bất cứ ở đâu và khi nào thích hợp, chẳng hạn trong việc cộng tác với Hội Đồng Các Tổ Chức Công Giáo Thế Giới.

e). Đẩy mạnh việc thực hiện các giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt giáo huấn của Công Đồng Vatican II và những triển khai.

f). Khích lệ việc chia sẻ tṛn đầy hơn về các tài liệu, kinh nghiệm, tài nguyên nhân sự và vất chất giữa các cộng đoàn quốc gia và các cộng đoàn khác với nhau, và giữa mỗi cộng đoàn với nhau và với cộng đoàn thế giới.

g). Đẩy mạnh và khích lệ những dự án biệt loại hợp với quy tắc số 10 và 11 cách cụ thể.

h). Khích lệ và khởi tạo những sáng kiến cần thiết để thực hiện tất cả những nhiệm vụ này.

23. Hội Đồng Chấp Hành gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần. Hội Đồng Chấp Hành thông tri cho tất cả các cộng đoàn quốc gia biết những hoạt động của ḿnh.

24. Trong Hội Đồng Chấp Hành, các quyết định được đưa ra trong tinh thần nhận định với đa số phiếu của những người dự cuộc họp. Số người cho cuộc họp thành sự ít nhất phải là 5.

25. Hội Đồng Chấp Hành duy tŕ một văn pḥng để thực hiện những chính sách và quyết định của ḿnh.

26. Thư Kư Chấp Hành được Hội Đồng Chấp Hành chỉ định. Hội Đồng Chấp Hành quy định quyền lợi và nhiệm vụ của chức vụ này.

27. Trong tất cả các thông tin chính thức, địa chỉ của Văn Pḥng thế giới được xem như địa chỉ của Hội Đồng Chấp Hành.

28. Các cuộc bổ nhiệm của mọi viên chức trúng cử phải được đề nghị cho Hội Đồng Chấp Hành thế giới bằng văn bản ít nhất bốn tháng trước cuộc họp của Đại Hội, nơi đó những cuộc bầu chọn được thực hiện.

29. Một danh sách các ứng viên cho chức vụ chủ tịch Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu phải được tŕnh lên Ṭa Thánh ít nhất ba tháng trước cuộc tuyển cử.

C. THIẾT LẬP CỘNG ĐOÀN MỚI

30. Mặc dù Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu là một, tuy nhiên nó có thể gồm những nhóm thuộc các cộng đoàn quốc gia theo những nét đặc trưng chung hoặc liên hệ đến lănh thổ.

31. Cộng Đoàn Thế Giới thiết lập chính thức duy nhất một cộng đoàn quốc gia trong một nước. Khi hoàn cảnh không cho phép lập một cộng đoàn quốc gia duy nhất, Cộng Đoàn Thế Giới có thể thiết lập hơn một cộng đoàn trong một quốc gia. Việc thiết lập một tân cộng đoàn quốc gia được Hội Đồng Chấp Hành chấp nhận đầu tiên. Sự chấp nhận này làm cho cộng đoàn mới được thiết lập có đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một thành viên. Tuy nhiên quyết định này phải được Đại Hội chuẩn nhận.

32. Thẩm quyền Giáo Hội ban cấp sự chấp nhận chính thức cho một cộng đoàn quốc gia, miền hay địa phương, là Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu Thế Giới, được chấp nhận bởi Ṭa Thánh theo giáo luật, với sự đồng ư của giám mục hay những giám mục liên hệ; với những cộng đoàn được thiết lập trong một nơi thuộc Ḍng Chúa Giêsu hay trong nơi trách nhiệm được trao cho họ, sự đồng ư đ̣i hỏi, chiếu theo tài liệu giáo hoàng, là sự đồng ư của Tổng Quyền hay Đại Diện Tổng Quyền của Ḍng Chúa Giêsu, vị này có thể ủy quyền cho giám tỉnh hay cho phụ tá giáo sĩ.

33. Mọi cộng đoàn quốc gia được thiết lập phải chấp nhận:

a). Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát.

b). Những nghị quyết được Đại Hội chấp nhận.

c). Việc đóng góp tài chánh được Hội Đồng Chấp Hành qui định.

34.a) Hội Đồng Chấp Hành của Cộng Đoàn Thế Giới, luôn tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của các cộng đoàn quốc gia, sẽ chỉ can thiệp vào cộng đoàn quốc gia trong trường hợp nó không tuân thủ Quy Tắc Tổng Quát số 33. Đại Hội dành cho ḿnh quyền khai trừ.

b) Những lư do để khai trừ một thành viên khỏi Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu Thế Giới:

(1) Một cộng đoàn không chấp nhận Nguyên Tắc Tổng Quát, Quy Tắc Tổng Quát và Thủ Tục Tiến Hành;

(2) Một cộng đoàn không thực hiện NTTQ và QTTQ theo sự hướng dẫn của Cộng Đoàn Thế Giới được diễn tả nơi các tài liệu căn bản;

(3) Một cộng đoàn không đóng góp, mà không giải thích.

Đó là quyền và nhiệm vụ của Đại Hội để khai trừ một cộng đoàn quốc gia nếu có những lư do nêu trên. Quyết định này phải được chuẩn bị bởi Hội Đồng Chấp Hành Thế Giới. Hội Đồng Chấp Hành Thế Giới sẽ liên lạc với cộng đoàn đó để giải thích, và sẽ báo cáo cho Đại Hội để quyết định.

D. CỘNG ĐOÀN QUỐC GIA

35. Mỗi cộng đoàn quốc gia như một nhánh của Cộng Đoàn Thế Giới thiết lập những quy luật riêng tương hợp với Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát và t́nh trạng phát triển của cộng đoàn quốc gia. Những quy luật của cộng đoàn quốc gia phải được dịch ra một trong những ngôn ngữ chính thức của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu Thế Giới và được xác chuẩn bởi Hội Đồng Chấp Hành Thế Giới. Những quy luật này thường bàn về:

a). Thành viên trong cộng đoàn quốc gia và việc nhận vào cộng đoàn quốc gia.

b). Mục tiêu và tiềm lực của cộng đoàn quốc gia.

c). Tương quan với phẩm trật.

d). Phương cách để chọn lănh đạo và đưa ra quyết định.

e). Thủ tục để chọn các đại biểu đi dự Đại Hội Thế Giới.

f). Bất cứ vấn đề ǵ khác thiết yếu để ổn định đời sống, sự hiệp nhất, sự tăng trưởng và sứ vụ của cộng đoàn quốc gia.

36. Mỗi cộng đoàn quốc gia có thể thiết lập những đơn vị miền, giáo phận, giáo xứ và những đơn vị thích hợp khác nhằm giúp nó dễ dàng phát triển.

37. Các cộng đoàn quốc gia có thể thiết lập những văn pḥng nhằm mục đích điều hợp, hướng dẫn và giúp thăng tiến.

38. Các cộng đoàn quốc gia tự do liên kết với nhau nhằm dự án tông đồ và những điều đáng quan tâm khác. Bất cứ cơ cấu mới nào từ những sáng kiến tương tự, nếu nó có ư định hoạt động nhân danh các cộng đoàn quốc gia này, th́ phải có sự ủy quyền rơ ràng và đặc biệt, được Hội Đồng Chấp Hành xác chuẩn.

E. CỘNG ĐOÀN ĐỊA PHƯƠNG

39a). Các thành viên tham dự vào đời sống cộng đoàn tùy mức độ và có tính quy tâm. Mức độ cộng đoàn địa phương (cũng được gọi là "Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu nhỏ" hay chỉ là "nhóm") là thích hợp nhất nhằm tiếp nối năng lực sống đă có qua Linh Thao một cách cộng đoàn. Những cộng đoàn nhỏ này sống đời cầu nguyện và mối tương quan giúp nuôi dưỡng tiến tŕnh hội nhập đức tin và đời sống, giúp thành viên có dịp kiểm tra chung và liên tục sự tiến bộ thiêng liêng và tông đồ của ḿnh.

b). V́ mục đích này, kinh nghiệm cho thấy thật rất hữu ích nếu các cộng đoàn này gồm không qúa 12 thành viên cùng đặc điểm như tuổi, nghề nghiệp, bậc sống, và họ gặp nhau hằng tuần hay mỗi 15 ngày để việc biến đổi được thực hiện liên tục từ lần gặp này tới lần gặp khác.

40. Mỗi cộng đoàn địa phương, trong cơ cấu một cộng đoàn lớn hơn (một trung tâm hay nhà thờ, một cộng đoàn giáo phận hay quốc gia, hay bất cứ một đơn vị nào thích hợp với những thực tế khác nhau) xác định tiến tŕnh nhận thành viên mới, chương tŕnh, công việc phục vụ, và nội dung cùng h́nh thức gặp nhau. Tất cả thành viên tham dự theo định kỳ việc cử hành Thánh Thể và chia sẻ trách nhiệm về đời sống cộng đoàn địa phương cũng như cộng đoàn lớn mà cộng đoàn đó thuộc về. Như vậy, toàn thể cộng đoàn quyết định mọi công việc trừ những việc cộng đoàn ủy thác cho những người lănh đạo.

41a). Trách nhiệm điều phối chính trong mỗi cộng đoàn địa phương được trao cho người điều phối, người này được chọn bởi các thành viên và cộng tác chặt chẽ với người hướng đạo để làm việc, và có những quyền khác tùy theo cộng đoàn ủy thác.

b). Người hướng đạo, được đào luyện kỹ trong quá tŕnh tăng trưởng theo tinh thần Inhă, giúp cộng đoàn nhận định những biến chuyển đang tác động nơi những cá nhân và cộng đoàn, và giúp họ duy tŕ ư tưởng rơ ràng về mục tiêu và tiến tŕnh của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu. Người hướng dẫn giúp cộng đoàn và người điều phối t́m ra và dùng những phương thế cần thiết cho việc huấn luyện và sứ vụ. Sự tham dự của người hướng đạo vào đời sống cộng đoàn tùy thuộc những điều kiện khách quan để thực hiện cách có hiệu qủa chức năng hướng đạo. Người hướng đạo được cộng đoàn chọn, với sự phê chuẩn của cộng đoàn quốc gia hay miền.

F. PHỤ TÁ GIÁO SĨ

42. Phụ tá giáo sĩ của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu Thế Giới được Ṭa Thánh chỉ định sau khi nhận một danh sách những người được đề cử từ Hội Đồng Chấp Hành.

43. Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu Thế Giới nhận Giêsu-hữu, được Cha Tổng Quyền Ḍng Chúa Giêsu sau khi hội ư với Hội Đồng Chấp Hành Thế Giới, chỉ định làm đầu văn pḥng của Ḍng Chúa Giêsu cho Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở Roma, làm phó phụ tá giáo sĩ.

44. Các phụ tá giáo sĩ khác hay của quốc gia, miền, giáo phận, được Hội Đồng Chấp Hành của Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu ở mức độ tương đương đề cử, nhưng sự bổ nhiệm được dành cho thẩm quyền liên hệ. B́nh thường ở cấp quốc gia, miền và giáo phận, phụ tá giáo sĩ là một linh mục; trong những trường hợp đặc biệt, thẩm quyền liên hệ có thể trao nhiệm vụ cho bất cứ ai có khả năng, nhưng luôn luôn phải xét đến nhiệm vụ mà Cộng Đoàn Đời Sống Kitô Hữu mong đợi nơi những người phụ tá của họ (NTTQ.14). Thủ tục và thông lệ của những cuộc bổ nhiệm này phải được ghi rơ trong các quy luật quốc gia.

45. Ở mức độ cộng đoàn địa phương, mối liên kết với phụ tá giáo sĩ thường được duy tŕ qua người hướng đạo cộng đoàn địa phương.

46. Thời hạn công vụ của vị phụ tá giáo sĩ quốc gia, miền hay giáo phận là bốn năm. Thời hạn này có thể được lập lại.

G. SỬA ĐỔI NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT VÀ QUY TẮC TỔNG QUÁT

47. Những thay đổi trong Nguyên Tắc Tổng Quát và Qui Tắc Tổng Quát phải được cộng đoàn quốc gia đề nghị bằng văn bản cho Hội Đồng Chấp Hành thế giới ít nhất sáu tháng trước Đại Hội. Bản sao những sửa đổi chính thức sẽ được lưu chuyển tới cộng đoàn quốc gia ít nhất ba tháng trước cuộc họp. Việc sửa đổi cần phải có hai phần ba phiếu bầu của Đại Hội chấp thuận.

48. Cộng Đoàn Thế Giới có thể thiết lập và sửa đổi Qui Tắc Tổng Quát với hai phần ba phiếu bầu của Đại Hội, trừ những qui tắc số 21b, 29, 42 và 48 là những số liên hệ đến tương quan của chúng ta với Ṭa Thánh.

49. Cộng đoàn quốc gia có thể diễn tả lại Nguyên Tắc Tổng Quát và Qui Tắc Tổng Quát nếu cần thiết, để dễ hiểu hơn mà vẫn giữ nguyên bản chất, nhưng phải được chuẩn nhận bởi Hội Đồng Chấp Hành.