SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHĂ          LINHTHAO1          LINHTHAO2

 

 

THÁNH Y-NHĂ LOYOLA

 

 

LINH THAO

 

 

(Bản dịch của Nhà Tập Ḍng Tên, năm 1969 tại Thủ Đức)

 

(có tu chỉnh)


MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 3

LỜI NÓI ĐẦU.. 5

CÁC CHÚ DẪN.. 7

ĐIỀU TIÊN NHẬN.. 10

23. NGUYÊN LƯ VÀ NỀN TẢNG.. 10

24. VIỆC XÉT M̀NH RIÊNG HÀNG NGÀY. 10

32. XÉT M̀NH CHUNG.. 10

33. VỀ TƯ TƯỞNG.. 10

38. VỀ LỜI NÓI 11

42. VỀ VIỆC PHẢI LÀM.. 11

43. PHƯƠNG PHÁP XÉT M̀NH CHUNG.. 11

44. XƯNG TỘI CHUNG VÀ RƯỚC LỄ.. 12

TUẦN THỨ NHẤT. 13

45. CUỘC LINH THAO THỨ NHẤT. 13

55. CUỘC LINH THAO THỨ HAI 14

62. CUỘC LINH THAO THỨ BA.. 14

64. CUỘC LINH THAO THỨ BỐN.. 14

65. CUỘC LINH THAO THỨ NĂM.. 15

72. GHI CHÚ.. 15

73. NHỮNG ĐIỀU PHỤ THÊM.. 16

87. GHI CHÚ THỨ NHẤT. 17

88. GHI CHÚ THỨ HAI 17

89. GHI CHÚ THỨ BA.. 17

90. GHI CHÚ THỨ BỐN.. 17

TUẦN HAI 18

91. TIẾNG GỌI VUA ĐỜI TẠM.. 18

101. NGÀY THỨ NHẤT. 18

CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ NHẤT. 18

110. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ HAI 19

118. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ BA.. 19

120. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ TƯ... 20

121. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ NĂM.. 20

127. GHI CHÚ THỨ NHẤT. 20

128. GHI CHÚ THỨ HAI 20

129. GHI CHÚ THỨ BA.. 20

130. GHI CHÚ THỨ BỐN.. 20

131. GHI CHÚ THỨ NĂM.. 20

132. NGÀY THỨ HAI 20

133. GHI CHÚ.. 21

134. NGÀY THỨ BA.. 21

135. LỜI PHI LỘ VỀ SUY XÉT BẬC SỐNG.. 21

136. NGÀY THỨ BỐN.. 21

149. CŨNG NGÀY THỨ BỐN.. 22

157. GHI CHÚ.. 22

158. NGÀY THỨ NĂM.. 22

159. GHI CHÚ I 22

160. GHI CHÚ II 23

161. NGÀY THỨ SÁU.. 23

162. GHI CHÚ THỨ NHẤT. 23

163. GHI CHÚ THỨ HAI 23

164. GHI CHÚ THỨ BA.. 23

BA BẬC KHIÊM NHƯỜNG.. 23

 


 

LỜI NÓI ĐẦU

            “Linh Thao” không thể coi như một sách để đọc theo nghĩa thông thường của một cuốn sách thiêng liêng, nhưng là một cẩm nang thu thập những chỉ dẫn thiết thực, có mục đích giúp đỡ những ai muốn theo một kinh nghiệm thiêng liêng nhất định.

            “Linh Thao” gồm có những đề tài suy niệm liên hệ với nhau như những chặng liên tiếp của một con đường thiêng liêng và nhiều loại chú thích, dẫn giải và quy tắc về những điều kiện để có được một đời sống cầu nguyện, nghĩa là làm sao cho tâm hồn được tiến triển trong sự hiểu biết ḿnh và quy thuận ư muốn của Thiên Chúa.

            V́ thế cuốn sách này không nhằm gởi đến “người đọc” nhưng dành riêng cho những người đi tĩnh tâm, những người muốn t́m ư Chúa trong cầu nguyện; nhất là nó được dành riêng cho những vị hướng dẫn có nhiệm vụ giúp đỡ các linh hồn trong những ngày hồng phúc mà thinh lặng giúp chuẩn bị và sắp đặt sự gặp gỡ với Thiên Chúa. Vai tṛ của vị hướng dẫn thật cần thiết: trong chiến trận thiêng liêng mà người tĩnh tâm sắp xông vào, vị hướng dẫn giúp nhận thức sự hiện diện và tác động của Thánh Linh Thiên Chúa; ngài c̣n nâng đỡ công việc “chọn lựa” hay là sự đáp ứng của linh hồn khi thánh ư của Chúa được nhận thức rơ ràng.

            “Phân biệt thần loại” và “chọn lựa” là hai đường lối chính yếu bao gồm cách “Linh Thao” hay nói cách khác đó là hai sắc thái của một công việc thiêng liêng gắn liền nỗ lực của con người để thoát khỏi những đam mê vô trật tự với t́nh yêu của Thiên Chúa muốn thanh tẩy và biến cải tâm hồn.

            “Linh Thao” là một nơi vừa đáng sợ vừa đáng mến v́ nơi đó Thiên Chúa tự tỏ ḿnh ra và cũng chính nơi đó con người được ân sủng Chúa Kitô giải thoát, học cách hưởng ứng tác động của Thánh Linh bằng một sự chọn lựa minh mẫn và tự do. Chính nhờ đó mà thực hiện được sự kết hợp ư muốn của Đấng Tạo Hóa với ư muốn của thụ tạo trong sự viên măn của t́nh yêu.

            Với sự hiểu biết trên, những chỉ dẫn đủ lọai của Linh Thao, cho dẫu lúc đầu xem ra như làm rối trí người đọc, t́m được sự nhất trí và chứng tỏ giá trị thiêng liêng của nó. Kinh nghiệm mà chúng ta thấy ghi lại trong sách nhỏ bé này, là những điểm chính yếu, là kinh nghịêm của thánh Ynhă thành Loyola, và sau Ngài, vô số các linh hồn quảng đại khác đă bước theo. Từ năm 1548, nghĩa là sau ngày được Đức Giáo Hoàng Phaolôâ III ban đoản sắc “Pastoralis officii” phê chuẩn và khen ngợi sách Linh Thao, các Đức Giáo Hoàng không ngừng khuyến khích kinh nghiệm này như là một đường lối bảo đảm để tạo nên cho Giáo Hội những đấng thánh qua mỗi thời đại. Các Đức Giáo Hoàng khẩn thiết mời gọi các tín hữu theo kinh nghiệm đó, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần phải trung thành chặt chẽ với phương pháp của thánh Ynhă, nơi người hướng dẫn cũng như người tập Linh Thao.

            Gần chúng ta hơn, Đức Piô XI đă tôn thánh Ynhă làm quan thầy của mọi công cuộc về Linh Thao (tông hiến “Summorum pontificum” ngày 25.07.1922). Cũng vị Giáo Hoàng này c̣n ban cả thông điệp “Mens Nostra” (20.12.1929) nói về việc sử dụng Linh Thao và nhu cầu phải đẩy mạnh sự phát triển của Linh Thao.

            Đức Piô XII ân cần giới thiệu Linh Thao ngay trong thông điệp “Mediator Dei” về phụng vụ (xin coi AAS. 1947, trang 586), và trong sắc phong chân phước cho Mẹ Maria Thérèse Couderc, Ngài nhắc đến “cuốn Linh Thao nhỏ bé mà bao la của thánh Ynhă” (Le minuscule mais immense livre des Exercices de St. Ignace) (xin coi AAS. 1952, tr. 29).

            Đức Gioan XXIII, từ khi làm linh mục, hầu như năm nào cũng tĩnh tâm theo phương pháp thánh Ynhă; năm 1958 sau khi lên ngôi Giáo Hoàng, ngài dự tuần tĩnh tâm hằng năm do Cha C. Messori Roncaglia giảng trong điện Vatican theo phương pháp thánh Ynhă. Khi bế mạc Đức Giáo Hoàng đă nhắc lại ích lợi của Linh Thao và khen ngợi vị giảng Linh Thao đă trung thành với phương pháp của thánh Ynhă, phương pháp đă được các Đức Giáo Hoàng trước ân cần khuyến khích (xin coi Osservatore Romano, édit. hebdomadaire, 19 décembre 1958).

            Đức Phaolôâ VI, trong thư gởi Đức Hồng Y Cushing nhân một cuộc hội thảo về tĩnh tâm của giáo dân tại Mỹ Quốc, “National Catholic Laymen's retreat Conference”, đă viết: “trong nhiều phương pháp đáng ca ngợi giúp giáo dân tĩnh tâm, phương pháp dựa trên Linh Thao của thánh Ynhă vẫn là phương pháp được theo hơn cả từ khi được Đức Phaolôâ III phê chuẩn năm 1548. Các vị hướng dẫn tĩnh tâm không được ngừng đào sâu những nguồn phong phú về giáo lư và đàng thiêng liêng trong bản văn của thánh Ynhă. (Xin coi Documentation Catholique LXIII, n. 1482, col. 1956-58).

            Có thể kinh nghiệm này cần thiết cho thời đại chúng ta hơn bao giờ hết, bởi v́ nhờ sức huấn luyện của Linh Thao, nhiều người được dẫn tới t́nh yêu Thiên Chúa đích thực, chẳng những các linh mục, tu sĩ mà chính nếp sống rất thuận tiện cho việc đạt tới sự thánh thiện, mà cả những giáo dân sống giữa đời trong những hoàn cảnh cụ thể, muốn làm chứng hữu hiệu cho Tin Mừng Chúa Kitô.

            Thực hiện bản dịch này, chúng tôi không nhằm làm một tác phẩm văn chương, nhưng chỉ muốn chuyển sang tiếng Việt một cách trung thực những điều thánh Ynhă đă ghi bằng những lời lẽ rất đơn sơ, b́nh dị. Chúng tôi cũng muốn trung thành cả với tính cách đơn sơ của nguyên bản. Để đạt mục đích ấy, chúng tôi đă dựa trên nguyên văn Tây Ban Nha do nhà xuất bản B.A.C  tŕnh bày, đồng thời so sánh với bản dịch La ngữ phổ thông (vulgata) có từ thời thánh Ynhă , và bản dịch La Ngữ do Cha J. Roothaan , SJ., thực hiện, cùng bản dịch Pháp ngữ của Cha Francois Courel , SJ..

            Những chữ chúng tôi thêm vào để giúp câu văn rơ ràng hơn hoặc để chỉ dẫn sự phân chia, đều đặt trong /... /; ngoài ra, chúng tôi cũng thêm một vài ghi chú ở cuối trang để giải thích một vài điều khó hiểu.

            Chúng tôi rất mong được quí vị sử dụng tập sách này giúp ư kiến để tu bổ bản dịch cho hoàn mỹ hơn...

 


 

CÁC CHÚ DẪN

ĐỂ HIỂU BIẾT LINH THAO

VÀ ĐỂ GIÚP NGƯỜI HƯỚNG DẪN CŨNG NHƯ NGƯỜI TẬP LUYỆN

1. CHÚ DẪN THỨ NHẤT: Hai tiếng “Linh Thao” ở đây có nghĩa là mọi cách xét ḿnh, suy gẫm, chiêm niệm, cầu nguyện bằng miệng lưỡi hay bằng tâm trí, và các việc thiêng liêng khác như sẽ nói sau. V́ như đi dạo, đi bộ, chạy, là những việc thể thao th́ cũng thế, gọi là “Linh Thao” tất cả những cách dọn và chuẩn bị linh hồn để xa bỏ những quyến luyến lệch lạc và sau đó t́m kiếm ư Chúa trong cách xếp đặt cuộc đời để mưu ích cho linh hồn ḿnh.

2. CHÚ DẪN THỨ HAI: Người tŕnh bày cho người khác một cách thức hay một dàn bài để suy gẫm hay chiêm niệm, phải kể một cách trung thành sự kiện để chiêm niệm hay suy gẫm, chỉ giải thích sơ lược và vắn tắt từng điểm. V́ nếu khởi từ một căn bản lịch sử xác thực, người chiêm niệm tự ḿnh suy nghĩ và lư luận mà gặp được điều ǵ giải thích hay giúp “cảm” sự kiện lịch sử ấy, họăc nhờ tư duy hay nhờ ơn Chúa soi sáng tâm trí, họ sẽ thấy ư vị hơn và thu đạt kết qủa thiêng liêng nhiều hơn là được người hướng dẫn diễn giải nhiều về nội dung sự kiện. Bởi v́ không phải sự biết nhiều, nhưng chính sự cảm nếm bề trong mới làm thỏa măn linh hồn.

3. CHÚ DẪN THỨ BA: V́ khi thực hành những việc Linh Thao sau đây, chúng ta dùng trí khôn để suy nghĩ và ư chí để yêu mến, nên phải chú ư điểm này là khi dùng ư chí để tâm sự ngoài miệng hay trong ḷng, với Chúa hay với các thánh, ta phải có thái độ cung kính hơn khi chỉ dùng trí khôn để hiểu biết.

4. CHÚ DẪN THỨ BỐN: Những bài Linh Thao sau đây được phân chia thành bốn tuần, tương ứng với bốn phần của sách Linh Thao:

tuần thứ nhất: suy xét và chiêm niệm về các tội lỗi;

tuần thứ hai: về cuộc đời Đức Kitô Chúa chúng ta cho đến hết ngày rước lá;

tuần thứ ba: về cuộc thương khó của Đức Kitô Chúa chúng ta;

tuần thứ bốn: về sự sống lại và lên trời, thêm bản chỉ dẫn ba cách cầu nguyện.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mỗi tuần phải kéo dài bảy hay tám ngày. V́ có thể trong tuần thứ nhất, có người chậm gặp được điều ḿnh kiếm, tức ḷng thống hối, sự đau đớn, nước mắt chảy ra v́ tội lỗi ḿnh. Lại cũng có những người chăm chỉ hơn kẻ khác, và tâm hồn bị xáo động hoặc bị thử thách nhiều hơn bởi các “thần” khác nhau, bởi vậy có khi phải rút ngắn, có khi phải kéo dài tuần ấy. Về các tuần sau cũng làm như vậy. Tuy nhiên sẽ kết thúc trong khoảng hơn kém 30 ngày.

5. CHÚ DẪN THỨ NĂM: Người luyện tập Linh Thao sẽ được nhiều ích lợi, nếu bước vào với ḷng quảng đại và hào hiệp với Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, dâng trót cả ư muốn và tự do ḿnh cho Chúa chí tôn, để mặc Ngài sử dụng chính ḿnh cũng như mọi sự ḿnh có theo Thánh ư Ngài.

6. CHÚ DẪN THỨ SÁU: Nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao không gặp biến chuyển thiêng liêng nào trong tâm hồn, như sự an ủi hay sầu khổ, cũng như không bị lay động bởi các “thần” khác nhau, th́ phải hỏi họ nhiều:

về các bài Linh Thao: họ có làm đúng thời giờ đă được chỉ định không và làm thế nào?

về các điều phụ thêm cũng vậy: họ có thi hành cẩn thận không? Phải hỏi cách riêng về từng điều một.

Về an ủi và sầu khổ, xin coi số 316 và 317. Về các điều phụ thêm, xin coi số 73- 90.

7. CHÚ DẪN THỨ BẢY: Nếu thấy người luyện tập bị buồn chán và cám dỗ, vị hướng dẫn không nên tỏ ra cứng cỏi cay nghiệt với họ, nhưng phải tỏ ra hiền lành dịu dàng, cùng khuyến khích cho họ can đảm và mạnh mẽ trong tương lai; ngoài ra vị ấy cũng phải vạch cho họ biết những mưu mô của kẻ thù của bản tính loài người và giúp họ dọn ḿnh sẵn sàng đón nhận an ủi sắp tới.

8. CHÚ DẪN THỨ TÁM: Tùy theo nhu cầu nhận thấy nơi người luyện tập, liên quan đến những sầu khổ và mưu mô của địch cũng như an ủi, vị hướng dẫn có thể tŕnh bày cho họ những “quy tắc” thuộc tuần thứ nhất và thứ hai nhằm phân biệt các “thần” khác nhau, (số 316- 324; 328- 336).

9. CHÚ DẪN THỨ CHÍN: Phải lưu ư trong tuần Linh Thao thứ nhất, nếu người luyện tập không phải là người thành thạo trong đàng thiêng liêng và gặp những cám dỗ thô thiển, rơ ràng, chẳng hạn chước cám dỗ bày cho họ thấy những cản trở đối với sự tiến tới trong đàng phụng sự Chúa, như những đau khổ hổ thẹn và sợ sệt bởi hư danh phàm tục xúi bẩy. Vị hướng dẫn không nên nói với họ về những quy tắc “phân biệt thần lọai” thuộc tuần thứ hai. V́ những quy tắc thuộc tuần thứ nhất làm ích cho họ bao nhiêu th́ những quy tắc thuộc tuầ́n thứ hai sẽ làm hại cho họ bấy nhiêu, bởi đây là vấn đề quá tế nhị và quá cao siêu đối với tầm hiểu biết của họ.

10. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI: Khi người hướng dẫn thấy người luyện tập bị quấy nhiễu và cám dỗ dưới h́nh thức sự lành, đó là chính lúc phải tŕnh bày cho họ những quy tắc thụôc tuần thứ hai như đă nhắc tới ở trên. V́ thường thường thù địch loài người hay cám dỗ dưới dạng sự lành khi người luyện tập đang ở trong chặng “quang minh” (vita illuminativa) tương ứng với tuần Linh Thao thứ hai, hơn là trong chặng “thanh luyện” (vita purgativa) tương ứng với tuần thứ nhất.

11. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI MỘT: Khi làm tuần thứ nhất, người luyện tập sẽ được nhiều ích lợi nếu không biết ǵ về việc phải làm trong tuần thứ hai. Trái lại, họ phải chú tâm thao luyện tuần thứ nhất để đạt kết quả ḿnh t́m kiếm, như thể không hy vọng t́m được điều ǵ tốt trong tuần thứ hai.

12. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI HAI: Vị hướng dẫn phải cẩn thận nhắc bảo người luyện tập để họ dành đủ một giờ đồng hồ cho mỗi cuộc nguyện ngắm hay chiêm niệm trong ngày; họ phải luôn cố gắng để hài ḷng với ư tưởng đă ở suốt một giờ trong việc thao luyện, và thà quá một giờ hơn là kém. V́ kẻ thù thường hay làm mọi cách để rút ngắn giờ chiêm niệm, suy gẫm hay cầu nguyện.

13. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BA: Cũng phải chú ư rằng khi được an ủi th́ chiêm niệm đủ một giờ là việc dễ dàng và nhẹ nhàng, c̣n lúc gặp sầu khổ th́ chiêm niệm cho đến hết giờâ thật là khó. Bởi thế để chống lại sầu khổ và thắng được cơn cám dỗ, người luyện tập Linh Thao phải luôn luôn làm quá một giờ đồng hồ chút ít, để không những tập cho quen chống trả mà c̣n chà đạp được kẻ thù.

14. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BỐN: Nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao được an ủi và đầy ḷng sốt sắng, phải khuyên can họ đừng khấn hứa hay thề nguyền cách thiếu suy xét và vội vàng, và nếu biết rơ người đó có tính nhẹ dạ th́ càng phải khuyến cáo họ.

V́ mặc dù khuyên người nọ người kia vào đời tu có khấn vâng phục và khiết tịnh là việc tốt; lại dù việc lành làm bởi lời khấn có giá trị hơn khi thường, nhưng phải rất cẩn thận để nhận biết rơ ràng tính t́nh và khả năng của người luyện tập và xem họ có thể được ích hay gặp cản trở trong sự chu toàn điều họ muốn khấn hứa.

15. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI LĂM: Vị hướng dẫn không nên thúc đẩy người luyện tập Linh Thao đến sự khó nghèo hay một lời hứa nào hơn là những điều ngược lại, hoặc đến bậc sống này hơn bậc sống khác.

V́ dầu ngoài cuộc luyện tập Linh Thao th́ việc khuyến khích những người tỏ ra thích hợp với đời sống trinh khiết, tu tŕ hay một bậc sống trọn hảo nào khác theo Tin Mừng, lựa chọn con đường đó, là việc được phép và đáng khen, nhưng đang khi luyện tập Linh Thao, điều ích lợi và tốt đẹp hơn trong việc t́m hiểu Thánh ư Thiên Chúa, là để cho chính Đấng Tạo Hóa và Chúa tự thông truyền cho linh hồn trung tín, ấp ủ nó trong t́nh yêu mến và sự ngợi khen Ngài, và đặt nó vào con đường thích hợp hơn cả để phụng sự Ngài sau này. Như thế, người hướng dẫn không phải xoay hướng hoặc nghiêng về đàng này hay đàng kia, nhưng phải đứng ở giữa như cái cân, để cho Đấng Tạo Hóa trực tiếp hành động với tạo vật và tạo vật với Đấng Tạo Hóa là Chúa ḿnh.

16. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI SÁU: Muốn được vậy, nghĩa là muốn để Đấng Tạo Hóa và Chúa hành động cách chắc chắn hơn trong linh hồn người luyện tập, nếu gặp trường hợp linh hồn đó tha thiết hướng chiều về một điều ǵ đó cách lệch lạc, họ sẽ được nhiều ích lợi nếu phản ứng lại và đem hết sức hướng về điều ngược lại với điều ḿnh tha thiết.

Chẳng hạn trường hợp một linh hồn hướng chiều về một chức vụ hay một bổng lộc, không phải để làm vinh danh Thiên Chúa Chúa chúng ta và mưu ích cho các linh hồn, nhưng để t́m ích riêng và lợi lộc đời tạm: linh hồn đó phải đem ḷng hướng chiều về điều ngược lại bằng cách nài van Thiên Chúa trong khi cầu nguyện và trong các việc đạo đức khác, xin Ngài ban cho ḿnh ḷng ước muốn ngược lại, nghĩa là không ước muốn chức vụ, bổng lộc ấy, hoặc bất cứ sự ǵ khác, trừ khi Chúa chí tôn thay đổi chiều hướng ḷng tha thiết trước kia bằng cách chỉnh đốn lại những ước muốn của ḿnh.

Như thế, nguyên do độc nhất khiến ta ước muốn, hoặc giữ lấy điều này hay điều khác chỉ là việc phụng sự, tôn vinh và làm hiển danh Chúa Chí Tôn mà thôi.

17. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BẢY: Thật rất hữu ích nếu vị hướng dẫn, mặc dầu không muốn hỏi hay biết các tư tưởng riêng hoặc tội lỗi của người luyện tập, nhưng được biết đầy đủ về những giao động và tư tưởng do các thần khác nhau đưa tới cho họ, v́ tùy vào sự tiến bộ mau hay chậm của họ mà người hướng dẫn có thể cho họ những việc Linh Thao thích ứng với nhu cầu của linh hồn bị xao động như vậy.

18. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI TÁM: Các việc Linh Thao phải thích hợp với khả năng của những người muốn tập luyện nghĩa là thích hợp với tuổi, văn hóa và trí khôn của họ. V́ thế không nên đề ra cho người quê kệch những điều rất khó làm hay không có ích cho họ. Cũng vậy, phải đề ra cho mỗi người việc ǵ có thể giúp đỡ họ và làm ích cho họ hơn, tùy theo khả năng đón nhận của họ.

Bởi vậy, đối với một người chỉ muốn cố gắng học hỏi và thỏa măn linh hồn tới một mức độ nào đó mà thôi, th́ có thể đề nghị cho họ việc xét ḿnh riêng (số 24-32), rồi việc xét ḿnh chung (số 32-43) và cách thức cầu nguyện mỗi sáng độ nửa giờ theo các giới răn cùng bảy mối tội đầu v.v... (số 238-248); lại cũng khuyên họ nên xưng tội tám ngày một lần, và có thể rước lễ hai tuần một lần, và nếu họ khao khát hơn th́ tám ngày một lần. Đó là một cách thức thích hợp hơn đối với những người quê kệch hoặc không có văn hóa. Sẽ cắt nghĩa cho họ từng giới răn một, rồi các mối tội đầu, các giới luật Hội Thánh, ngũ quan (số 238-248) và các việc từ thịện.

Cũng thế, nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao không đủ sức khỏe hoặc khả năng tự nhiên và không có hy vọng được nhiều kết quả th́ việc ích lợi hơn là đề nghị cho họ làm ít nhiều việc nhẹ nhàng cho đến khi họ xưng tội. Sau đó khuyên họ xét ḿnh về một vài điểm và đề nghị một chương tŕnh năng xưng tội hơn trước, để giữ ḿnh bền vững trong những ǵ đă thu hoạch được. Không nên dẫn đưa họ vào việc chọn bậc sống hay những việc Linh Thao khác ngoài khuôn khổ tuần thứ nhất, nhất là khi ta có thể thu được nhiều ích lợi hơn với những người khác và khi không đủ thời giờ để hướng dẫn tất cả mọi người.

19. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI CHÍN: Đối với những người mắc việc công hay những việc hữu ích, nhưng là người thông minh và học thức, và có thể dành một giờ rưỡi vào việc tập Linh Thao, sẽ giảng cho họ về Nguyên Lư- Nền Tảng (số 23). Cũng có thể giảng cho họ trong nửa giờ về việc xét ḿnh riêng (LT.24-31), rồi việc xét ḿnh chung (LT.32-43), và cách thức xưng tội và rước lễ. Trong ba ngày, mỗi sáng họ dành một giờ để suy ngắm về tội thứ nhất, thứ hai và thứ ba (LT.45-54); rồi trong ba ngày khác nữa, cũng vào giờ đó, suy về những h́nh phạt tương ứng với tội (65-71).

Trong ba đợt suy gẫm đó, cũng đề nghị cho họ “mười điều phụ thêm” (73-90); c̣n về những mầu nhiệm của Chúa Kitô, người tập sẽ theo thứ tự được quảng diễn chi tiết trong Linh Thao.

20. CHÚ DẪN THỨ HAI MƯƠI: Với một người rỗi răi và muốn được tấn tới thật nhiều, có thể giảng hết mọi việc Linh Thao theo thứ tự tŕnh bày sau đây; tuy nhiên khi làm Linh Thao, nếu người ấy càng xa lánh hết thảy bạn bè, những người quen biết và mọi sự lo lắng thế gian, th́ càng dễ tấn tới hơn. Như thế, họ có thể bỏ nơi đang ở, đến ở một nhà khác hay một pḥng khác để sống kín đáo hết sức, hầu mỗi ngày có thể đi xem lễ và dự kinh chiều mà khỏi sợ những người quen biết làm ngăn trở.

Sự xa lánh ấy đem lại ba lợi ích chính trong nhiều lợi ích khác:

·        thứ nhất: Khi xa lánh bạn bè, những người quen biết và những bận rộn thế tục để thờ phượng và chúc tụng Thiên Chúa, họ được công phúc không ít trước mặt Thiên Chúa.

·        thứ hai: Khi xa lánh như thế, th́ trí khôn không bị phân chia nhiều đàng, nhưng tập trung hết nỗ lực vào một sự là thờ phượng Thiên Chúa và làm cho linh hồn ḿnh tấn tới, nên họ sử dụng những tài năng tự nhiên của ḿnh cách tự do hơn để chăm chú t́m kiếm điều họ hằng mong ước.

·        thứ ba: Linh hồn ta càng ở xa vắng một ḿnh càng dễ gần Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, và càng gần Ngài càng được sẵn sàng để đón nhận Ân Sủng và ân huệ của ḷng nhân ái Ngài hơn.


 

 21. LINH THAO

để tự thắng ḿnh và sắp xếp cuộc đời cho có trật tự mà không quyết định theo một t́nh cảm lệch lạc nào.

 

ĐIỀU TIÊN NHẬN

22. Muốn cho vị hướng dẫn và người luyện tập Linh Thao được nhiều ích lợi hơn, phải tiên nhận rằng mọi giáo hữu phải mau mắn cứu văn ư kiến của người khác hơn là lên án nó. Nếu không cứu văn được, phải hỏi xem người ta hiểu ư kiến ấy thế nào; và nếu họ hiểu sai th́ phải sửa chữa với t́nh thương yêu; nếu làm thế không đủ, phải t́m mọi phương thế thích hợp để họ được hiểu đúng và khỏi sai lầm.

 

23. NGUYÊN LƯ VÀ NỀN TẢNG

            Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn ḿnh. Mọi loài khác dưới đất cũng được tạo dựng cho con người, để giúp họ đạt tới cùng đích Đấng Tạo Hóa đặt cho họ. Bởi thế người ta chỉ được sử dụng tạo vật theo mức độ chúng giúp đạt tới cứu cánh và phải gạt bỏ khi chúng làm cản trở. Do đó, cần phải giữ cho ḿnh được b́nh tâm  đối với mọi tạo vật trong tất cả những ǵ nằm trong sự tự do của ta và không bị cấm, đến nỗi chúng ta không ước muốn sức khỏe hơn bệnh tật, giàu sang hơn nghèo khổ, danh vọng hơn nhục nhă, sống lâu hơn chết yểu và tương tự thế đối với mọi sự khác, nhưng chỉ ước muốn và lựa chọn cái ǵ dẫn đưa chúng ta tới cứu cánh của ḿnh hơn cả.

 

24. VIỆC XÉT M̀NH RIÊNG HÀNG NGÀY

gồm ba “th́” và hai lần xét ḿnh.

Th́ thứ nhất: Ban sáng khi thức dậy phải dốc ḷng giữ ḿnh cẩn thận không sa ngă vào một tội hay một nết xấu riêng nào đó, mà ta muốn sửa chữa và cải thiện.

25. Th́ thứ hai: Sau bữa ăn, xin Thiên Chúa ban cho điều ḿnh muốn, nghĩa là ơn được nhớ lại bao nhiêu lần đă sa ngă vào tội hay nết xấu riêng ấy và sửa ḿnh về sau. Rồi xét ḿnh lần thứ nhất: hỏi ḿnh về điểm riêng mà ḿnh đă dốc ḷng và muốn sửa ḿnh; như thế phải xét lại từng giờ từng lúc, bắt đầu từ khi thức dậy cho đến giờ xét ḿnh hiện tại. Ghi từng hàng thứ nhất sau chữ “g” một sốë điểm tương ứng với số lần sa ngă vào tội hay nết xấu riêng ấy. Sau đó lại dốc ḷng sửa ḿnh từ lúc đó cho đến lần xét ḿnh thứ hai.

26. Th́ thứ ba: Sau bữa tối, xét ḿnh lần thứ hai theo cùng một cách thức như trước, xét từng giờ từ lúc xét ḿnh lần thứ nhất cho đến bây giờ, và ghi trên hàng thứ hai sau chữ “g” số điểm tương ứng với số lần sa ngă vào tội hay tính xấu ấy.

27. Sau đây là bốn việc phụ thêm để trừ bỏ một tội hay một tính xấu riêng nào mau chóng hơn.

Việc phụ thêm thứ nhất: Mỗi lần sa ngă vào tội hay nết xấu riêng ấy, hăy để tay lên ngực, hối tiếc v́ đă sa ngă. Điều này có thể làm trước mặt nhiều người mà không ai chú ư đến.

28. Việc phụ thêm thứ hai: V́ hàng thứ nhất sau chữ “g” ứng với lần xét ḿnh thứ nhất, hàng thứ hai ứng với lần thứ hai, buổi tối hăy xem lại coi có sự cải thiện nào từ hàng thứ nhất sang hàng thứ hai, nghĩa là từ lần xét ḿnh thứ nhất đến lần xét ḿnh thứ hai không?

29. Việc phụ thêm thứ ba: So sánh ngày thứ hai với ngày thứ nhất, nghĩa là hai lần xét ḿnh trong ngày với hai lần xét ḿnh hôm trước, và xem từ ngày nọ sang ngày kia có sự cải thiện không?

30. Việc phụ thêm thứ bốn: So sánh tuần nọ với tuần kia, xem trong tuần này đối với tuần trước có sự cải thiện không?

31. GHI CHÚ: Phải chú ư, chữ “G” lớn thứ nhất sau đây ứng với ngày Chúa nhật, chữ “g” thứ hai nhỏ hơn ứng với ngày thứ hai, chữ thứ ba ứng với ngày thứ ba v.v.

 

32. XÉT M̀NH CHUNG

Để thanh tẩy ḿnh và xưng tội cách tốt đẹp hơn. Tôi cho rằng trong người tôi có ba thứ tư tưởng: một thứ là của riêng tôi hoàn toàn bởi tự do và ư muốn của tôi phát sinh, c̣n hai thứ kia tự bên ngoài đến, một thứ do thần tốt, và một thứ do thần xấu.

33. VỀ TƯ TƯỞNG

Có hai cách lập công khi một tư tưởng xấu từ bên ngoài đến; thí dụ một tư tưởng xúi phạm tội nặng chợt đến, tôi chống lại tức th́ và nó chịu thua.

34. Cách lập công thứ hai là khi cùng một tư tưởng xấu ấy đến nhiều lần và tôi cứ chống lại măi cho đến khi nó chịu thua và biến đi. Cách thứ hai này có công phúc hơn cách thứ nhất.

35. Người ta phạm một tội nhẹ khi cùng một tư tưởng xui phạm tội nặng ấy đến và người ta để tai nghe nó bằng cách ngưng lại ở đó một chút, hoặc chấp nhận một chút vui khoái giác quan, hay là trễ năi một chút trong việc xua đuổi nó.

36. Có hai cách phạm tội nặng: cách thứ nhất là ưng thuận một tư tưởng xấu để thực hành ngay theo sự ưng thuận ấy, hoặc để chuyển thành hành động khi có dịp.

37. Cách phạm tội nặng thứ hai là phạm tội ấy bằng việc làm. Và như thế tội nặng thêm v́ ba lư do: thứ nhất, v́ thời gian lâu hơn; thứ hai, v́ chủ ư bề trong mănh liệt hơn; thứ ba, v́ thiệt hại lớn hơn cho cả hai người.

38. VỀ LỜI NÓI

Đừng lấy Đấng Tạo Hóa hay tạo vật mà thề trừ khi cần làm chứng cho sự thật; khi ấy cần làm cách kính trọng. “Cần” hiểu là không dùng lời thề để quả quyết bất cứ sự thật nào, nhưng chỉ sự thật quan trọng đối với ích lợi phần hồn hay phần xác hoặc về của cải đời này. “Kính trọng” hiểu là khi nói đến Danh Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, phải để ư giữ sự tôn trọng và kính cẩn xứng hợp.

39. Phải chú ư điều này: Là cho dù khi thề vô cớ, nếu người ta nại đến Đấng Tạo Hóa, th́ tội nặng hơn là lấy tạo vật mà thề; nhưng nếu lấy tạo vật mà thề, lại khó mà thề theo đúng sự thật, sự cần thiết và kính cẩn, hơn là khi nại đến Đấng Tạo Hóa, v́ các lư do sau:

a. Lư do thứ nhất: Khi chúng ta muốn lấy một tạo vật mà thề, th́ chính sự muốn lấy tên một tạo vật không làm chúng ta chú ư và sáng suốt để nói sự thật hay để quả quyết theo sự cần thiết cho bằng sự muốn nại đến Danh Đấng Tạo Hóa và Chúa tể mọi loài.

b. Lư do thứ hai: Khi lấy tạo vật mà thề, th́ không dễ giữ sự kính trọng đối với Đấng Tạo Hóa bằng khi thề và xưng Danh Đấng Tạo Hóa và Chúa tể. V́ chính sự muốn nại đến danh Thiên Chúa Chúa, thúc đẩy chúng ta tỏ ḷng kính trọng hơn sự muốn lấy tên tạo vật. Bởi vậy, người hoàn thiện được phép lấy tạo vật mà thề hơn người thường. V́ nhờ sự chiêm niệm liên lỉ và ơn soi sáng trí khôn, họ suy xét, nguyện ngắm và chiêm niệm nhiều hơn về sự Thiên Chúa Chúa ở trong mọi tạo vật theo yếu tính và quyền phép của Ngài. Như thế, khi lấy tạo vật mà thề, họ đủ năng lực và sẵn sàng hơn người thường để tỏ ḷng kính trọng đối với Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh.

c. Lư do thứ ba: Nếu người ta cứ lấy tạo vật mà thề luôn măi, th́ người thường có nguy cơ sa vào việc tôn thờ ngẫu tượng hơn người hoàn thiện.

40. ĐỪNG NÓI LỜI VÔ ÍCH

Lời vô ích hiểu là những lời không mang lại lợi ích ǵ cho tôi, hay cho người khác và cũng chẳng được hướng vào ư đó. Bởi vậy khi nói bất cứ điều ǵ tự nó ích lợi hay là có ư làm ích cho linh hồn ḿnh hay cho người khác hoặc cho thân xác hay về của cải đời này không bao giờ là lời vô ích, cả khi nói những điều không thuộc bậc sống của ḿnh, như một tu sĩ nói về chiến tranh hay thương mại. Nhưng trong trường hợp trên, người ta được công khi nhằm mục đích tốt và phạm tội khi nhằm mục đích xấu hay nói cách vô ích.

41. KHÔNG NÓI HÀNH NÓI XẤU

V́ nếu tôi tiết lộ một tội trọng kín, tôi phạm tội nặng, nếu đó là một tội nhẹ, tôi phạm tội nhẹ, và nếu là một khuyết điểm, tôi tỏ chính khuyết điểm của tôi. Nhưng với một ư ngay lành, tôi có thể nói về tội hay lỗi người khác theo hai cách:

a. Cách thứ nhất: Khi một tội là công khai, chẳng hạn một người đàn bà xấu nết công khai, hay một bản án của ṭa, hoặc một sai lầm công khai đầu độc các linh hồn nó lan tới.

b. Cách thứ hai: Khi tiết lộ một tội kín cho một người nào để họ giúp tội nhân hối cải, với điều kiện phải có hy vọng hoặc lư do vững chắc để nghĩ rằng người ấy có thể giúp tội nhân.

42. VỀ VIỆC PHẢI LÀM

Xét theo mười điều răn của Chúa và sáu giới răn của Giáo Hội và các huấn lệnh của bề trên. Mọi hành động ngược với bất cứ điều nào trong ba thứ trên đều là một tội, nặng nhẹ tùy theo tính cách quan trọng nhiều ít. Huấn lệnh của Bề Trên hiểu là “sắc lệnh về binh Thánh Giá” hay về các ân xá mà có xưng tội và rước lễ như “cầu cho ḥa b́nh” chẳng hạn. V́ không phải là nhẹ tội khi xui người khác hay tự ḿnh hành động ngược với những huấn dụ đạo đức như thế và các huấn lệnh của Bề Trên chúng ta.

 

 

43. PHƯƠNG PHÁP XÉT M̀NH CHUNG

gồm năm điểm:

1. Điểm thứ nhất: Tạ ơn Thiên Chúa v́ những ân huệ đă được.

2. Điểm thứ hai: Xin ơn nhận biết và từ bỏ tội lỗi.

3. Điểm thứ ba: Xét hỏi linh hồn ḿnh, từ khi thức dậy cho tới lúc xét ḿnh hiện tại, từng giờ, từng lúc, trước hết về tư tưởng, rồi về lời nói, sau đến hành động, theo cùng thứ tự trong việc xét ḿnh riêng.

4. Điểm thứ bốn: Xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi.

5. Điểm thứ năm: Dốc ḷng nhờ ơn Chúa sửa ḿnh.

Đọc kinh Lạy Cha.

 

 

44. XƯNG TỘI CHUNG VÀ RƯỚC LỄ

            Người tự ư xưng tội chung, sẽ được nhiều ích lợi, sau đây xin kể ba điều:

1. Ích lợi thứ nhất: Người nào xưng tội hằng năm, dĩ nhiên không buộc phải xưng tội chung, nhưng nếu làm được th́ có ích lợi và công phúc lớn hơn, v́ có ḷng thống hối hiện tại mănh liệt hơn về tất cả các tội lỗi và mọi sự xấu xa trong đời ḿânh.

2. Ích lợi thứ hai: Khi tập Linh Thao người ta có được sự hiểu biết thâm sâu về tội lỗi và sự xấu xa của nó hơn khi không để ư ǵ đến những điều nội tâm. Nhờ có sự hiểu biết và ḷng ăn năn đau đớn hơn về tội lỗi như thế, người ta được ích lợi và công phúc nhiều hơn có thể được trước đây.

3. Ích lợi thứ ba: Bởi đó, khi đă xưng tội cách tốt đẹp hơn và được chuẩn bị đầy đủ hơn, người ta cảm thấy ḿnh được thêm xứng đáng và sẵn sàng hơn để lănh bí tích Thánh Thể, là bí tích mà khi chịu, không những giúp ta khỏi sa ngă phạm tội, mà c̣n giúp cho ơn thánh trong ta lớn mạnh thêm luôn. Việc xưng tội chung này nên làm ngay sau khi các việc Linh Thao tuần thứ nhất.


 

TUẦN THỨ NHẤT

45. CUỘC LINH THAO THỨ NHẤT

suy gẫm bằng ba tài năng của linh hồn

về tội thứ nhất, thứ hai và thứ ba

Cuộc Linh Thao này gồm:

trước hết là kinh dọn ḷng, hai tiền nguyện, ba điểm chính và một cuộc tâm sự.

46. KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng cốt xin ơn Thiên Chúa cho tất cả ư chỉ, hành vi và hoạt động của tôi hoàn toàn hướng về việc phụng sự và ca tụng Chúa chí tôn.

47. TIỀN NGUYỆN I: Tiền nguyện thứ nhất là đặt khung cảnh, tức xem nơi chốn.

Ở đây nên chú ư rằng khi chiêm niệm hay suy gẫm những ǵ hữu h́nh, thí dụ chiêm niệm Đức Kitô Đấng hữu h́nh, đặt khung cảnh là lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem nơi chốn cụ thể mà điều tôi muốn chiêm ngắm diễn ra. Tôi nói nơi chốn cụ thể, chẳng hạn một đền thờ hay một trái núi mà Chúa Kitô hay Đức Mẹ ở đó, tùy theo điều tôi muốn chiêm ngắm. Đối với những sự vô h́nh, chẳng hạn ở đây, về tội lỗi, th́ đặt khung cảnh là lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem và xét linh hồn tôi bị giam cầm trong thân xác hay hư nát này và cả hồn lẫn xác bị đầy ải trong thung lũng thế gian này giữa các thú vật vô tri vô giác.

48. TIỀN NGUYỆN II: Tiền nguyện thứ hai là xin Thiên Chúa điều tôi muốn và ước ao.

Điều cầu xin phải hợp với đề tài đang suy ngắm. Chẳng hạn khi chiêm niệm về mầu nhiệm Phục Sinh, th́ xin đựơc vui mừng với Chúa Kitô vui mừng, nếu chiêm niệm về sự Thương Khó th́ phải xin ơn buồn phiền, khóc lóc và đau khổ với Chúa Kitô đau khổ.

Ở đây phải cầu xin được ḷng tự hổ thẹn và ngượng ngùng khi thấy bao nhiêu người đă bị phạt trong hỏa ngục chỉ v́ một tội trọng, thế mà tôi biết bao lần đáng bị phạt đời đời v́ bấy nhiêu tội tôi đă phạm.

49. GHI CHÚ: Trước mỗi lần chiêm niệm hay suy gẫm, bao giờ cũng phải đọc kinh dọn ḷng và hai tiền nguyện. Kinh dọn ḷng th́ không đổi, c̣n hai tiền nguyện thỉnh thoảng có đổi tùy theo đề tài suy gẫm hay chiêm niệm.

50. ĐIỂM NHẤT: Dùng trí nhớ để nhớ lại tội đầu tiên, tội của các thiên thần, kế đó dùng trí khôn để suy xét tội ấy, rồi dùng đến ư chí. Làm như vậy để có được ḷng hổ thẹn và ngượng ngùng hơn, khi đem so sánh tội độc nhất của các thiên thần với những tội vô vàn vô số của tôi. Các thiên thần đă bị phạt sa hỏa ngục chỉ v́ một tội, c̣n tôi, biết bao lần đă đáng bị phạt như thế v́ bấy nhiêu tội tôi.

            Tôi nói: nhớ lại tội của các thiên thần, nghĩa là nhớ lại các thiên thần đă được dựng nên trong ân sủng và đă không muốn dùng tự do của ḿnh để tôn thờ và phục tùng Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, nhưng họ đă kiêu ngạo và đă bước từ ân sủng sang sự ác và đă bị xua đuổi từ thiên đàng xuống hỏa ngục như thế nào. Đoạn dùng trí khôn để suy xét vấn đề một cách chi tiết hơn, rồi dùng ư chí để đánh động ḷng ḿnh hơn.

51. ĐIỂM HAI: Cũng làm như thế,nghĩa là áp dụng ba tài năng (của linh hồn) vào tội Adam và Eva; nhớ lại rằng chỉ v́ một tội ấy, hai ông bà đă phải làm việc đền tội lâu dài thế nào, và loài người đă bị hư hỏng ra sao, cũng như biết bao nhiêu người đang đi lần xuống hỏa ngục.

            Tôi nói: nhớ lại tội thứ hai, tức là tội tổ tông chúng ta: sau khi ông Adam đă được dựng nên trong đồng “Damas” và được đặt trong vườn địa đàng, và sau khi Eva được dựng nên bởi xương sườn của ông, hai ông bà đă được lệnh cấm không được ăn trái cây biết lành biết dữ, nhưng ông bà đă ăn và như thế đă phạm tội. Bấy giờ ḿnh mặc áo da thú, và bị đuổi ra khỏi địa đàng, hai ông bà sống suốt đời đầy gian lao và phải làm việc đền tội nặng nề v́ đă làm mất nguyên sủng. Sau đó dùng trí khôn để suy xét vấn đề tỉ mỉ hơn, và dùng ư chí như đă nói trên.

52. ĐIỂM BA: Cũng làm như thế về tội thứ ba, tội riêng của một người đă phải sa hỏa ngục v́ một tội trọng thôi, và của nhiều người khác kể chẳng xiết, cũng đă sa hỏa ngục v́ những tội c̣n ít hơn tội tôi đă phạm.

            Tôi nói: cũng làm như thế về tội riêng thứ ba, tức nhớ lại trong trí sự nặng nề xấu xa của tội phạm đến Chúa là Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh; lấy trí khôn suy tưởng kẻ đă phạm tội và hành động phản lại Đấng tốt lành vô cùng đă bị phạt đời đời cách chính đáng như thế nào, và cuối cùng dùng ư chí như đă nói trên.

53. TÂM SỰ: Tưởng tượng đang ở trước mặt Đức Kitô Chúa chúng ta nằm trên Thánh Giá, tâm sự cùng Ngài: v́ đâu Chúa là Đấng Tạo Hóa, Chúa đă xuống thế làm người, và v́ đâu Chúa là Đấng hằng sống, Chúa đă chịu chết và chết như thế này v́ tội lỗi tôi. Cũng nh́n vào chính ḿnh tôi mà tự hỏi: tôi đă làm ǵ? tôi đang làm ǵ? và tôi phải làm ǵ cho Chúa Kitô. Cuối cùng nh́n Chúa treo trên Thánh Giá như thế và suy ngắm theo những điều hiện đến trong trí tôi.

54. TÂM SỰ chính là như một người bạn nói với bạn ḿnh hay như một người đầy tớ nói với chủ ḿnh, khi xin một ơn, khi thú một lỗi, khi tỏ bày việc ḿnh và xin chỉ bảo. Đọc kinh Lạy Cha.

 

55. CUỘC LINH THAO THỨ HAI

suy gẫm về các tội lỗi,

gồm kinh dọn ḷng với hai tiền nguyện rồi năm điểm cùng một cuộc tâm sự.

KINH NGUUYỆN: Kinh dọn ḷng như trước.

TIỀN NGUYỆN I: Đặt khung cảnh như trước.

TIỀN NGUYỆN II: Xin điều tôi ao ước. Ở đây là xin được ḷng ăn năn đau đớn thảm thiết và chảy nước mắt ra v́ tội lỗi tôi.

56. ĐIỂM NHẤT: Về toàn thể các tội tôi đă phạm, nghĩa là nhớ lại mọi tội đă phạm trong đời tôi bằng cách nh́n lại từng năm hay từng thời kỳ một. Có ba điều giúp ích cho việc đó:

thứ nhất là nh́n lại những nơi và nhà đă ở;

thứ hai: là xét lại những tiếp xúc giao dịch với người khác;

thứ ba: xét lại những nghề nghiệp đă làm.

57. ĐIỂM HAI: Cân nhắc tội: nh́n vào sự xấu xa và tác hại của mỗi mối tội đầu đă phạm, cho dù không bị cấm.

58. ĐIỂM BA: Nh́n xem tôi là ai và so sánh để càng thấy ḿnh nhỏ bé hơn:

thứ nhất: tôi là ai sánh với mọi người;

thứ hai: loài người là ǵ sánh với các Thiên Thần và các Thánh trên thiên đàng;

thứ ba: cả tạo vật là ǵ sánh với Thiên Chúa; vậy th́ một ḿnh tôi, tôi có thể là ǵ?

thứ bốn: nh́n xem tất cả sự hư nát và xấu xa của thân xác tôi;

thứ năm: coi tôi như một ung nhọt, từ đó sinh ra bao nhiêu tội lỗi cùng những sự hung ác và chất độc ghê tởm dường ấy.

59. ĐIỂM BỐN: Xét xem Thiên Chúa mà tôi phạm đến là ai, xét theo từng ưu phẩm của Ngài để so sánh với những điểm trái ngược nơi tôi: sự khôn ngoan của Ngài với sự dốt nát của tôi, sự toàn năng của Ngài với sự yếu đuối của tôi, sự công chính của Ngài với sự bất chính của tôi, sự tốt lành của Ngài với sự độc ác của tôi.

60. ĐIỂM NĂM: Tiếng kêu thán phục với một ḷng xúc động mạnh mẽ, tưởng nghĩ đến mọi tạo vật, làm sao mà chúng đă để tôi sống và ǵn giữ tôi cho sống, các thiên thần là lưỡi gươm của phép công thẳng Chúa làm sao mà các Đấng ấy đă chịu đựng được tôi, che chở và cầu xin cho tôi, rồi các vị thánh, làm sao mà các ngài đă bầu cử và cầu xin cho tôi; lại các tầng trời, hai vầng nhật nguyệt, các v́ tinh tú cùng các nguyên tố và mọi loài trong vũ trụ, hoa trái, chim chóc, tôm cá và các giống thú vật, làm sao chúng c̣n để tôi sống đến lúc này; trái đất sao không nứt ra để chôn vùi tôi, tạo nên những địa ngục mới để tôi chịu khổ đời đời trong đó.

61. TÂM SỰ: Kết thúc bằng một cuộc tâm sự về ḷng nhân từ Chúa, thân thưa với Chúa và tạ ơn Chúa v́ Ngài đă cho tôi sống đến bây giờ, và dốc ḷng nhờ ơn Chúa chừa cải từ này về sau. Đọc kinh Lạy Cha.

62. CUỘC LINH THAO THỨ BA

là lặp lại cuộc Linh Thao thứ nhất và thứ hai với ba cuộc tâm sự.

Sau kinh dọn ḷng và hai tiền nguyện, lặp lại hai cuộc Linh Thao thứ nhất và thứ hai, chú ư và ngừng lại ở những điểm tôi đă cảm thấy được an ủi hơn hoặc phải sầu khổ hơn hay được một t́nh cảm thiêng liêng lớn hơn, sau đó làm ba cuộc tâm sự theo cách sau đây:

63. CUỘC TÂM SỰ THỨ NHẤT: tâm sự với Đức Mẹ xin Người cầu cùng Con, cũng là Chúa của Người, ban ơn cho tôi về ba điều:

·        một là cho tôi được nhận thấy và hiểu biết trong ḷng về các tội lỗi tôi, cùng gớm ghét nó;

·        hai là cho tôi được nhận thấy những lệch lạc trong hành động của tôi để gớm ghét nó và nhờ đó sửa ḿnh cùng tự chỉnh đốn lại;

·        ba là được hiểu biết thế gian hầu gớm ghét nó và tránh xa những thế gian phù phiếm.

Đoạn đọc một Kinh Kính Mừng.

CUỘC TÂM SỰ THỨ HAI: cầu xin với Đức Chúa Con để Ngài xin cùng Đức Chúa Cha ban cho tôi ơn ấy.

Đoạn đọc một kinh “Anima Christi” (Lạy Hồn Chúa Kitô)

CUỘC TÂM SỰ THỨ BA: cầu xin Đức Chúa Cha, để chính Chúa Hằng Sống ban ơn ấy cho tôi.

Đoạn đọc một Kinh Lạy Cha.

64. CUỘC LINH THAO THỨ BỐN

là tóm lược lại chính cuộc Linh Thao thứ ba.

Tôi nói tóm lược lại, v́ trí khôn chăm chú suy tưởng bằng cách hồi niệm những điều đă chiêm niệm trong các cuộc Linh Thao trước, không chia trí về những điều khác. Rồi cũng làm lại ba cuộc tâm sự như trên.

 

65. CUỘC LINH THAO THỨ NĂM

suy gẫm về hỏa ngục,

gồm kinh dọn ḷng với hai tiền nguyện, năm điểm và một cuộc tâm sự.

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng như thường.

TIỀN NGUYỆN I: Đặt khung cảnh. Ở đây, lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của hỏa ngục.

TIỀN NGUYỆN II: Xin điều tôi ao ước. Ở đây, xin cho được cảm biết trong ḷng cực h́nh những kẻ bị phạt trong hỏa ngục phải chịu, để nếu tôi có quên t́nh yêu Chúa Hằng Sống, th́ ít ra sự sợ hăi những cực h́nh ấy giúp tôi đừng sa ngă phạm tội.

66. ĐIỂM NHẤT: Lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem những khói lửa bao la và các linh hồn như ở trong những thân xác cháy đỏ.

67. ĐIỂM HAI: Lấy tai nghe những tiếng than khóc, gầm thét kêu la, những lời phạm thượng đến Đức Kitô, Chúa chúng ta và tất cả các thánh.

68. ĐIỂM BA: Lấy mũi ngửi khói, diêm sinh, nơi ô uế và những sự thối tha.

69. ĐIỂM BỐN: Lấy lưỡi nếm những sự cay đắng như nước mắt, sự buồn phiền và sự ḍi bọ rúc riả lương tâm.

70. ĐIỂM NĂM: Lấy tay sờ xem lửa bén và thiêu đốt các linh hồn như thế nào.

71. TÂM SỰ: Tâm sự với Chúa Kitô, đem trí nhớ lại các linh hồn trong hỏa ngục, có những linh hồn v́ không tin Chúa đến, có những linh hồn khác đă tin nhưng không ăn ở theo các giới răn Chúa. Chia các linh hồn ấy thành ba nhóm:

thứ nhất: các linh hồn trước khi Chúa đến thế gian;

thứ hai: các linh hồn thời Chúa sống ở thế gian;

thứ ba: các linh hồn thời sau khi Chúa về trời.

Rồi tạ ơn Chúa v́ đă không để tôi rơi vào một trong ba nhóm ấy bằng cách cất lấy sự sống tôi. Cũng tạ ơn Chúa v́ cho đến nay, Chúa luôn tỏ ra hiền từ và nhân lành với tôi dường ấy.

Cuối cùng đọc Kinh Lạy Cha.

72. GHI CHÚ

Cuộc Linh Thao thứ nhất sẽ làm vào nửa đêm, cuộc thứ hai sẽ làm vào buổi sáng, cuộc thứ ba trước sau Thánh Lễ nhưng phải là trước bữa trưa, cuộc thứ bốn sẽ làm vào giờ hát kinh chiều, cuộc thứ năm một giờ trước bữa ăn tối.

Thời dụng biểu này- có thể xê xích ít nhiều- tôi đề nghị cho cả bốn tuần; tùy theo tuổi tác, sức khỏe và khí hậu cho phép người luyện tập làm cả năm cuộc Linh Thao hay ít hơn.


 

73. NHỮNG ĐIỀU PHỤ THÊM

để tập Linh Thao tốt đẹp hơn

và để đạt được những sự ḿnh ao ước cách dễ dàng hơn.

ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ NHẤT: Khi đă nằm xuống và sắp sửa ngủ, trong khoảng một kinh “Kính Mừng “, tưởng nghĩ đến giờ tôi phải thức dậy và để làm ǵ, cùng lược tóm lại cuộc Linh Thao mà tôi phải làm.

74. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ HAI: Khi thức dậy không nghĩ đến ǵ khác, nhưng để tâm vào ngay điều tôi sắp suy ngắm trong cuộc Linh Thao thứ nhất vào nửa đêm; giục ḷng hổ thẹn v́ bấy nhiêu tội lỗi tôi đă phạm, bằng cách mượn h́nh ảnh chẳng hạn một hiệp sĩ đang đứng trước mặt vua ḿnh và cả triều đ́nh, đầy hổ thẹn và bối rối v́ đă xúc phạm nhiều đến người, trước đă ban cho ḿnh nhiều ân huệ.

Cũng vậy, trong cuộc Linh Thao thứ hai, coi ḿnh như một người tội lỗi nặng nề mang gông cùm, nghĩa là coi ḿnh như đang tiến lên để ra trước Đấng xét xử đời đời, tay chân bị xiềng xích; lấy thí dụ những tù phạm bị xiềng xích và đă đáng chết, đang ra trước quan ṭa đời này. Và vừa mặc áo vừa nghĩ về những điều ấy hay những điều khác, tùy theo đề tài cuộc Linh Thao.

75. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ BA: Đứng cách chỗ tôi phải chiêm niệm hay suy gẫm một hai bước, lâu độ bằng một kinh Lạy Cha, nâng trí lên nghĩ đến Thiên Chúa, Chúa chúng ta đang nh́n xem tôi v.v., và làm một cử chỉ tỏ ḷng cung kính hay khiêm nhường.

76. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ BỐN: Bắt đầu chiêm niệm, khi qùy gối, khi sấp ḿnh xuống đất, lúc nằm ngửa mặt lên trời, khi ngồi, khi đứng, luôn nhằm t́m kiếm điều tôi ao ước. Hai điểm phải chú ư:

·        thứ nhất, nếu qùy gối mà t́m được điều ḿnh ao ước th́ đừng thay đổi, và nếu đang sấp ḿnh cũng vậy v.v.

·        thứ hai, ở điểm tôi gặp thấy điều tôi ao ước, tôi sẽ nghỉ tại đó, không ham đi xa hơn, cho đến khi thấy ḿnh no thỏa.

77. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ NĂM: Khi xong cuộc Linh Thao trong khoảng 15 phút, hoặc ngồi hoặc đi đi lại lại, tôi sẽ kiểm điểm xem việc chiêm niệm hay suy gẫm đă diễn ra thế nào; nếu không tốt đẹp, tôi xét xem nguyên cớ bởi đâu, và khi thấy, tôi ăn năn để sửa ḿnh về sau; nếu tốt đẹp, tôi tạ ơn Thiên Chúa, và lần khác sẽ làm như vậy.

78. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ SÁU: Không nghĩ đến những điều vui thú hay mừng rỡ, như sự vinh hiển sự phục sinh v.v., v́ mọi tư tưởng về vui sướng hay hoan hỉ đều ngăn trở ta cảm thấy được sự buồn phiền đau đớn và nước mắt v́ tội lỗi ta; nhưng trái lại, giữ ḷng muốn chịu và cảm thấy đau đớn, đem trí nhớ đến sự chết, sự phán xét nhiều hơn.

79. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ BẢY: V́ cùng một mục đích ấy, kiêng lánh mọi ánh sáng. Khi ở trong pḥng, đóng hết các cửa, trừ lúc đọc kinh, đọc sách hay ăn cơm.

80. ĐIỀU PHỤ THÊM THƯ TÁM: Đừng cười và đừng nói ǵ cho người khác cười.

81. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ CHÍN: Cầm hăm con mắt, trừ khi tiếp đón hay từ gĩa người đến gặp.

82. ĐIỀU PHỤ THÊM THỨ MƯỜI: Việc đền tội, sự ăn năn đền tội chia ra hai thứ, bề trong và bề ngoài. Bề trong là đau đớn về tội lỗi ḿnh cùng quyết tâm không bao giờ tái phạm tội này hay tội khác nữa. Sự đền tội bề ngoài là kết quả của sự thống hối bề trong, tức là sửa phạt về tội lỗi đă phạm. Việc này thực hiện bằng ba cách.

83. CÁCH THỨ NHẤT: Cách thứ nhất về sự ăn uống. Nên biết, bỏ bớt sự ǵ dư thừa, chưa phải là hăm ḿnh đền tội, nhưng mới là tiết độ. Chỉ gọi là hăm ḿnh đền tội khi ta bỏ bớt sự cần thiết b́nh thường, và càng bỏ bớt nhiều, việc hăm ḿnh đền tội càng lớn lao tốt đẹp, miễn là không làm tổn hại sức khỏe và không gây bệnh tật trầm trọng.

84. CÁCH THỨ HAI: Cách thứ hai về giấc ngủ. Ở đây cũng thế, bỏ những ǵ là đài các, ẻo lả, chưa phải hăm ḿnh đền tội, nhưng có hăm ḿnh đền tội khi bớt giấc ngủ cần thiết b́nh thường. Và càng bớt nhiều càng có giá trị, miễn không làm tổn hại sức khỏe và không gây bệnh tật trầm trọng. Và cũng không nên bớt giấc ngủ b́nh thường, trừ khi có thói xấu ngủ nhiều quá mà muốn đạt mức trung dung.

85. CÁCH THỨ BA: Cách thứ ba là phạt xác, nghĩa là bắt thân xác chịu sự đau đớn cảm thấy được như mang trên ḿnh những đai có mũi nhọn hoặc dây thừng hay xích sắt làm cho ḿnh đau đớn, hoặc dùng những cách hành xác khác.

86. GHI CHÚ: Trong việc hăm ḿnh đền tội, thích hợp hơn và an toàn hơn nếu chỉ làm đau đớn da thịt nhưng không phạm đến xương cốt, làm sao để cảm thấy đau đớn nhưng không sinh bệnh tật, v́ thế nên đánh ḿnh bằng những dây nhỏ chỉ làm đau đớn ngoài da, hơn là dùng những cách khác có thể gây nội thương nguy hiểm.

87. GHI CHÚ THỨ NHẤT

Những việc đền tội bề ngoài nhằm ba mục đích chính:

·        thứ nhất: đền bù những tội đă phạm;

·        thứ hai: thắng ḿnh, nghĩa là để bắt t́nh cảm vâng theo lư trí và mọi phần hạ phục tùng các phần thượng;

·        thứ ba: để t́m cho được một ân sủng hay ân huệ mà người ta muốn và ước ao, chẳng hạn ước ao được ḷng ăn năn về tội lỗi ḿnh, hoặc khóc lóc nhiều về những buồn phiền đau đớn Chúa Kitô đă chịu trong cuộc thương khó, hay để giải quyết một nghi nan người ta đang mắc.

88. GHI CHÚ THỨ HAI

Nên chú ư là các điều phụ thêm thứ nhất và thứ hai phải thực hiện đối với các cuộc Linh Thao nửa đêm hay rạng sáng chứ không phải cho các cuộc Linh Thao khác. C̣n điều phụ thêm thứ tư không bao giớ làm ở nhà thờ hay trước công chúng mà chỉ làm riêng, thí dụ trong nhà ḿnh v. v.

89. GHI CHÚ THỨ BA

Khi người tập Linh Thao không t́m được điều ḿnh ao ước như nước mắt, sự an ủi v.v., nhiều khi nên thay đổi ít nhiều trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và những cách hăm ḿnh đền tội khác. Chẳng hạn làm việc hăm ḿnh đền tội hai họăc ba ngày, rồi ngừng hai hay ba ngày; v́ có những người nên làm việc hăm ḿnh nhiều hơn, có những người khác lại nên làm ít hơn. Cũng vậy, thường ta hay bỏ việc hăm ḿnh đền tội bởi tính dung dưỡng thân xác và phán đoán sai lầm cho rằng sức ḿnh không chịu nỗi mà sẽ sinh ra bệnh tật trầm trọng, trái lại đôi khi ta lại làm quá, tưởng thân các có thể chịu được, nên nhiều khi Thiên Chúa là Chúa chúng ta, thông biết bản tính chúng ta hơn chúng ta vô cùng, cho mỗi người nhận ra điều thích hợp với ḿnh qua những sự thay đổi ấy.

90. GHI CHÚ THỨ BỐN

Xét ḿnh riêng để trừ bỏ những khuyết điểm và những trễ nải trong việc Linh Thao và về các việc phụ thêm; cả các tuần thứ hai, thứ ba và thứ bốn cũng làm như vậy.


 

TUẦN HAI

91. TIẾNG GỌI VUA ĐỜI TẠM

giúp chiêm ngắm cuộc đời Vua Hằng Sống.

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng thường lệ.

TIỀN NGUYỆN I: Đặt khung cảnh, xem nơi chốn.

Ở đây là lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem các hội đường, các xóm làng nơi Đức Kitô Chúa chúng ta giảng dạy.

TIỀN NGUYỆN II: Xin điều tôi ao ước. Ở đây là xin ơn Chúa chúng ta để khỏi điếc lác với tiếng Ngài kêu gọi, nhưng được mau mắn và chăm chỉ chu toàn Ư cực thánh của Ngài.

92. PHẦN THỨ NHẤT

ĐIỂM NHẤT: Là h́nh dung ra một vị vua trần gian, được chọn bởi tay Thiên Chúa, Chúa chúng ta, mà tất cả các lănh tụ và giáo hữu đều kính trọng và vâng phục.

93. ĐIỂM HAI: Nh́n coi vị vua này ngỏ lời phán bảo thần dân ḿnh thế nào: “Ta muốn chinh phục cả lănh thổ của lương dân; bởi vậy, ai muốn theo ta phải bằng ḷng ăn uống và mặc như ta v.v., người ấy cũng phải khó nhọc cùng ta ban ngày và tỉnh thức với ta ban đêm v.v., để sau này được dự phần cùng ta trong chiến thắng như đă dự phần với ta trong khó nhọc”.

94. ĐIỂM BA: Xét xem những tôi trung phải trả lời thế nào với vị vua quảng đại và nhân đạo dường ấy; và do đó, nếu kẻ nào không nhận lời yêu cầu của vị vua như thế, đáng mọi người trách mắng và bị coi là một hiệp sĩ hèn nhát biết bao.

95. PHẦN THỨ HAI

Phần thứ hai của cuộc Linh Thao này là áp dụng thí dụ về vua đời tạm trên đây vào Chúa Kitô, theo như ba điểm nói trên.

ĐIỂM NHẤT: Trong điểm nhất, nếu tiếng gọi của vua đời tạm đối với thần dân mà c̣n phải để ư tới, th́ điều này c̣n đáng để ư hơn biết bao:

nh́n ngắm Chúa Kitô, Vua Hằng Sống, và trước mặt Ngài, cả thế giới; Ngài kêu gọi hết thảy và từng người một; Ngài phán: “Ư Ta muốn chinh phục cả thế gian và mọi kẻ thù địch, và nhờ thế mà vào trong vinh quang của Cha Ta; bởi vậy, ai muốn theo Ta, phải khó nhọc cùng Ta, để khi đă theo Ta trong đau khổ, cũng được theo Ta trong vinh quang”.

96. ĐIỂM HAI: Suy xét rằng tất cả những ai có lương tri đều sẽ dâng trót ḿnh để theo Ngài dù khó nhọc.

97. ĐIỂM BA: Những kẻ muốn yêu mến và trổi vượt hơn trong việc phụng sự Vua Hằng Sống và Chúa muôn loài, không những hiến thân chịu khó mà c̣n hành động chống lại t́nh cảm và ḷng yêu chuộng xác thịt, thế gian; họ dâng lễ vật qúi giá hơn và quan trọng hơn. Họ tâm sự:

98. Lạy Chúa Hằng Sống của muôn loài, nhờ ơn và sự trợ giúp của Chúa, con xin tiến dâng chính ḿnh con lên trước ḷng nhân từ vô biên Chúa và trước mặt Mẹ vinh hiển Chúa cùng tất cả các thánh nam nữ của triều đ́nh thiên quốc, ấy là con mong muốn và ước ao, và sau khi suy xét, con quyết tâm bắt chước Chúa chịu mọi xỉ nhục, mọi khinh chê và mọi nghèo khó thực sự cũng như trong ḷng, miễn là điều ấy phụng sự và làm vinh danh Chúa hơn, nếu Chúa muốn chọn và nhận con vào đời sống và bậc ấy.

99. GHI CHÚ THỨ NHẤT: Cuộc Linh Thao này sẽ làm hai lần trong ngày: ban sáng khi thức dậy và một giờ trước bữa trưa hay bữa tối.

100. GHI CHÚ THỨ HAI: Về tuần thứ hai cũng như các tuần sau, thỉnh thoảng đọc một chút trong sách Gương Phúc hay Phúc âm, và hạnh các thánh là điều rất có ích.

 

101. NGÀY THỨ NHẤT

CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ NHẤT

về MẦU NHIỆM NHẬP THỂ

gồm kinh dọn ḷng, ba tiền nguyện, ba điểm và một cuộc tâm sự.

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng thường lệ.

102. TIỀN NGUYỆN I: Nhớ lại lịch sử điều tôi sắp chiêm niệm. Ở đây là Ba Ngôi Thiên Chúa đang nh́n xem khắp mặt địa cầu đầy người; và thấy mọi người đang sa xuống hỏa ngục, Ba Ngôi quyết định trong sự sống đời đời của ḿnh rằng Ngôi Hai sẽ làm Người để cứu chuộc nhân loại; và như thế khi đă đến thời viên măn, Ba Ngôi sai thiên thần Gabriel đến cùng Đức Mẹ (đoạn 262).

103. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh, nh́n xem nơi chốn. Ở đây là sự mênh mông của thế giới, trên đó có biết bao dân tộc khác nhau; rồi nh́n riêng nhà và căn pḥng của Đức Mẹ trong thành Nazareth, xứ Galilêa.

104. TIỀN NGUYỆN III: Xin điều tôi muốn. Ở đây là xin được ḷng hiểu biết thâm sâu về Chúa, Đấng đă làm người v́ tôi, để được yêu mến Ngài hơn và theo Ngài.

105. GHI CHÚ: Ở đây nên chú ư là trong tuần này và các tuần sau, phải thực hành cùng một kinh dọn ḷng như đă nói trên, không sửa đổi; c̣n ba tiền nguyện có thể sửa đổi h́nh thức tùy theo đề tài chiêm niệm.

106. ĐIỂM NHẤT:

1. Lần lượt nh́n xem các nhân vật; trước tiên là những người trên mặt đất, với bao sự khác biệt, trong y phục và cử chỉ, người trắng kẻ đen, người ḥa b́nh kẻ chiến tranh, kẻ khóc người cười, kẻ khỏe mạnh người ốm yếu, kẻ sinh ra người chết đi v.v.

2. Hai là nh́n xem và chiêm ngưỡng Ba Ngôi Thiên Chúa, như ngự trên ngai ṭa uy nghi, đang nh́n xem mặt đất cùng toàn thể thế giới và mọi dân tộc ở trong sự mù quáng tối tăm, đang chết và đang sa hỏa ngục.

3. Ba là nh́n xem Đức Mẹ và thiên thần đang kính chào Người. Suy nghĩ để rút ích lợi bởi sự nh́n ngắm ấy.

107. ĐIỂM HAI: Nghe những điều người ta nói trên mặt đất, tức là nghe người ta nói với nhau, chửi rủa và nói phạm thượng v.v., như thế nào. Cũng vậy nghe Ba Ngôi Thiên Chúa phán: “chúng ta hăy cứu chuộc nhân loại...”. Rồi những lời của thiên thần và Đức Mẹ; cuối cùng suy nghĩ để rút ích lợi từ những lời ấy.

108. ĐIỂM BA: Sau đó nh́n xem những việc người ta làm trên mặt đất, như đánh, giết, sa hỏa ngục ...; cũng thế, nh́n xem việc Ba Ngôi Thiên Chúa làm tức là đang thực hiện công cuộc Nhập Thể cực thánh ...; cũng thế, nh́n xem thiên thần và Đứëc Mẹ làm ǵ, tức là thiên thần đang thi hành chức vụ sứ giả và Đức Mẹ hạ ḿnh khiêm nhường và tạ ơn Thiên Chúa. Đoạn suy nghĩ để rút ích lợi bởi mỗi việc ấy.

109. TÂM SỰ: Sau hết, tâm sự bằng cách nghĩ về điều tôi phải thưa với Ba Ngôi Thiên Chúa hoặc với Ngôi Lời Hằng Sống đă nhập thể, hoặc với Mẹ Ngài cũng là Bà Chúa của chúng ta; cầu xin theo điều ḿnh cảm thấy trong ḷng, để được theo và bắt chước Chúa chúng ta vừa mới nhập thể hơn.

Đọc một kinh Lạy Cha.

 

110. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ HAI

CHÚA SINH RA ĐỜI

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng như thường lệ.

111. TIỀN NGUYỆN I: Lịch sử. Ở đây là cuộc hành tŕnh từ Nazareth đi Belem, Đức Mẹ có thai được gần chín tháng, ngồi trên lưng lừa, như ta có thể lấy ḷng đạo đức mà suy gẫm như thế, và Thánh Giuse với một nữ tỳ dắt một con ḅ, cùng rời Nazareth đi Belem để trả thuế mà vua Césare đă buộc các vùng ấy phải nộp.

112. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh lấy con mắt tưởng tượng mà nh́n xem con đường đi từ Nazareth đến Belem, xét coi chiều dài chiều rộng, xem con đường ấy đi trên đồng bằng hay qua thung lũng và đồi núi. Cũng nh́n xem chỗ hay hang Chúa đă sinh ra, xem chỗ ấy lớn hay nhỏ, cao hay thấp và được dọn dẹp thế nào.

113. TIỀN NGUYỆN III: Cùng một tiền nguyện và cùng một h́nh thức như trong cuộc chiêm niệm trước.

114. ĐIỂM NHẤT: Là nh́n xem các nhân vật, tức là Đức Mẹ, thánh Giuse, người nữ tỳ và Hài Nhi Giêsu sau khi sinh ra; tự coi ḿnh như một kẻ hèn mọn và một tôi tớ bất xứng, nh́n ngắm, chiêm ngưỡng và hầu hạ các Ngài trong những công việc cần thiết, như thể tôi đang có mặt, với tất cả tấm ḷng tôn kính, đoạn suy nghĩ trong ḷng để rút phần nào ích lợi.

115. ĐIỂM HAI: Nh́n xem, chú ư và chiêm niệm điều các Ngài nói, và suy nghĩ trong ḷng để rút ích lợi.

116. ĐIỂM BA: Nh́n xem và suy xét việc các Ngài làm, như cuộc hành tŕnh và sự vất vả để Chúa sinh ra trong cảnh cùng cực, và sau bao nhiêu lao khổ, đói, khát, nóng, lạnh, bất công nhục nhă, Chúa sẽ chịu chết trên Thập Giá, và tất cả những sự ấy v́ tôi. Rồi suy nghĩ để rút phần nào ích lợi thiêng liêng.

117. TÂM SỰ: Kết thúc bằng một cuộc tâm sự như trong cuộc chiêm niệm trước và bằng đọc một kinh Lạy Cha.

 

118. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ BA

lặp lại cuộc Linh Thao thứ nhất và thứ hai.

Sau kinh dọn ḷng và ba tiền nguyện, sẽ lặp lại cuộc Linh Thao thứ nhất và thứ hai; chú ư hơn những chỗ quan trọng mà trước đă cảm thấy chút hiểu biết, an ủi hay sầu khổ. Cuối cùng cũng tâm sự và đọc một kinh Lạy Cha.

119. Trong cuộc “phục niệm” này cũng như các lần khác sau này, cũng theo cùng một trật tự tiến hành như trong các cuộc “tái gẫm” tuần thứ nhất, chỉ đổi đề tài c̣n giữ nguyên cách thức.

120. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ TƯ

lặp lại cuộc chiêm niệm thứ nhất và thứ hai, theo cùng một cách thức như trong cuộc phục niệm trên đây.

121. CUỘC CHIÊM NIỆM THỨ NĂM

áp dụng ngũ quan vào cuộc chiêm niệm thứ nhất và thứ hai.

KINH NGUYỆN: Sau kinh dọn ḷng và tiền nguyện, sẽ được ích lợi nhiều nếu đem sử dụng năm giác quan tưởng tượng vào bài chiêm niệm thứ nhất và thứ hai theo cách sau đây:

122. ĐIỂM NHẤT: Lấy con mắt tưởng tượng nh́n xem các nhân vật. Suy gẫm và chiêm niệm tỉ mỉ những ǵ liên quan tới các Ngài và t́m lấy ích lợi bởi những điều ḿnh thấy.

123. ĐIỂM HAI: Lấy tai nghe những điều các Ngài nói hoặc có thể nói, và suy nghĩ trong ḷng để rút lấy ít nhiều ích lợi.

124. ĐIỂM BA: Dùng khứu giác và vị giác, ngửi và nếm mùi vị thơm tho và dịu ngọt vô cùng của Thiên Chúa, của linh hồn và các nhân đức của linh hồn cùng moi sự khác, tùy theo nhân vật ta chiêm ngắm; suy nghĩ trong ḷng và rút lấy ích lợi.

125. ĐIỂM BỐN: Lấy xúc giác sờ mó, thí dụ ôm và hôn những nơi các nhân vật ấy đặt chân lên và đă ngổ́i, luôn cố gắng rút lấy ích lợi.

126. TÂM SỰ: Kết thúc bằng một cuộc tâm sự như trong các cuộc chiêm niệm thứ nhất và thứ hai, và bằng một kinh Lạy Cha.

127. GHI CHÚ THỨ NHẤT

Nên chú ư rằng trong suốt tuần này và các tuần sau, tôi chỉ được đọc về mầu nhiệm của cuộc chiêm niệm mà tôi phải làm ngay, nghĩa là hiện tại tôi sẽ không đọc về một mầu nhiệm nào khác mà tôi không phải phải suy gẫm hôm nay hay ngay bây giờ, để sự suy ngắm về mầu nhiệm này không làm xáo trộn việc suy ngắm mầu nhiệm khác.

128. GHI CHÚ THỨ HAI

Cuộc linh thao thứ nhất về mầu nhiệm nhập thể sẽ thực hiện vào nửa đêm cuộc thứ hai lúc rạng đông; cuộc thứ ba sau giờ Thánh Lễ; cuộc thứ bốn vào giờ hát kinh chiều và cuộc thứ năm trước giờ ăn tối; mỗi lần làm một giờ. Sẽ giữ cùng một trật tự ấy cho mọi cuộc sau này.

129. GHI CHÚ THỨ BA

Nên chú ư là nếu người tập Linh Thao đă có tuổi hay yếu sức, hoặc dù mạnh khỏe nhưng trong tuần thứ nhất đă sút đi một chút th́ điều tốt hơn đối với họ trong tuần thứ hai này ít nhất đôi ba lần bỏ đừng dậy trong giờ nửa đêm; họ sẽ làm một cuộc chiêm niệm buổi sáng, một sau giờ lễ và một trước bữa ăn và một cuộc ôn lại tất cả những cuộc ấy vào giờ hát kinh chiều rồi áp dụng ngũ quan trước bữa tối.

130. GHI CHÚ THỨ BỐN

            Đối với tuần thứ hai này, trong tất cả mười điều phụ thêm đă nói ở tuần thứ nhất, phải sửa đổi lại các tuần thứ hai, thứ sáu, thứ bảy và một phần điều thứ mười.

·        Về điều thứ hai sửa đổi như sau: thọat khi thức dậy, đặt ngay trước mặt cuộc chiêm niệm mà tôi phải làm, với ư muốn được biết Ngôi Lời Hằng Sống nhập thể hơn, để phụng sự và theo chân Ngài hơn.

·        Về điều thứ sáu: Năng nhớ lại cuộc đời và các mầu nhiệm của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, bắt đầu từ sư nhập thể cho đến nơi hoặc mầu nhiệm mà tôi đang chiêm niệm.

·        Về điều thứ bảy: Phải dùng bóng tối hay ánh sáng, trời đẹp hay trời xấu, tùy theo người tập Linh Thao thấy có thể sinh ích cho ḿnh và giúp t́m kiếm được điều ḿnh ao ước.

·        Về điều thứ mười: Người tập Linh Thao phải thích ứng với những mầu nhiệm mà họ chiêm niệm, v́ có những mầu nhiệm đ̣i phải hăm ḿnh đền tội, có thứ không.

Như vậy phải giữ rất cẩn thận mười điều phụ thêm ấy.

131. GHI CHÚ THỨ NĂM

Trong tất cả các cuộc Linh Thao, trừ lần nửa đêm và ban sáng, sẽ làm một điều tương đương với điều phụ thêm thứ hai, theo cách thức sau đây: ngay khi thấy đến giờ phải tập Linh Thao, trước khi đi làm việc ấy, tôi sẽ đặt trước mặt: tôi đi đâu và đến trước mặt ai, rồi lược tóm bài Linh Thao sắp làm và sau khi theo đúng điều phụ thêm thứ ba, tôi bắt đầu.

132. NGÀY THỨ HAI

Để làm cuộc chiêm niệm thứ nhất và thứ hai, lấy mầu nhiệm Dâng Chúa trong đền thánh (đoạn 268) và việc chạy trốn như bị lưu đầy sang Ai cập (đọan 269). Về hai cuộc chiêm niệm này, cũng làm hai cuộc phục niệm và áp dụng ngũ quan theo cùng một cách thức như hôm trước.

133. GHI CHÚ

Mặc dù người tập Linh Thao dai sức và luôn sẵn sàng, thỉnh thoảng cũng nên thay đổi, bắt đầu từ ngày thứ hai này cho đến hết ngày thứ bốn, để dễ t́m thấy điều người ta ước muốn hơn; nghĩa là chỉ làm một cuộc chiêm niệm lúc rạng đông, một vào giờ lễ, phục niệm vào giờ kinh chiều và áp dụng ngũ quan trước bữa ăn tối.

134. NGÀY THỨ BA

Chiêm niệm về Chúa Hài Đồng Giêsu vâng lời cha mẹ ở Nazareth như thế nào (số 271), đoạn về việc các Ngài t́m thấy Chúa ở trong đền thờ ra sao (số 272), và sau đó cũng làm hai cuộc phục niệm và áp dụng ngũ quan. 

135. LỜI PHI LỘ VỀ SUY XÉT BẬC SỐNG

            Chúng ta đă suy gẫm gương Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đă nêu cho ta về bậc sống thứ nhất, tức là sự tuân giữ các giới luật, khi Ngài sống trong sự vâng lời cha mẹ, cũng như về bậc sống thứ hai tức là sự trọn lành theo Phúc Âm, khi Chúa bỏ Cha nuôi và người Mẹ trần gian của Ngài mà ở lại trong đền thờ để hiến ḿnh vào việc thuần túy phụng sự Cha Hằng Sống của Ngài. Cùng một trật với việc chiêm niệm về cuộc đời Ngài, chúng ta cũng sẽ bắt đầu t́m hiểu và xin được biết Chúa Chí Tôn muốn chúng ta sống cách nào, hay ở bậc nào để phụng sự Ngài. Bởi vậy, như để khởi đầu, ngay trong cuộc Linh Thao sau đây, chúng ta sẽ xem xét ư của Đức Kitô, Chúa chúng ta và ngược lại ư của kẻ thù địch của bản tính loài người, cũng như về cách thức phải tự chỉnh đốn hầu đạt tới sự trọn lành trong bất cứ bậc hay cuộc sống nào mà Thiên Chúa, Chúa chúng ta sẽ cho chúng ta chọn lựa.

136. NGÀY THỨ BỐN

suy gẫm về HAI CỜ HIỆU

cờ của Đức Kitô vị chỉ huy tối cao và Chúa chúng ta,

cờ của Luxiphe, kẻ tử thù của bản tính loài người chúng ta.

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷngthường lệ.

137. TIỀN NGUYỆN I: Lịch sử. Ở đây là Chúa Kitô kêu gọi và muốn cho mọi người ở dưới bóng cờ Ngài, và ngược lại, Luxiphe cũng gọi và muốn cho mọi người ở dưới cờ nó.

138. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh nh́n xem nơi chốn. Ở đây là nh́n xem một doanh trại vĩ đại bao hết miền Giêrusalem, và ở đây có vị chỉ huy tối cao của những người lành là Đức Kitô, Chúa chúng ta; một doanh trại khác ở miền Babylon, nơi có tên cầm đầu kẻ thù là Luxiphe.

139. TIỀN NGUYỆN III: Xin điều tôi ao ước, ở đây là xin cho được hiểu biết những sự lừa dối của tên cầm đầu xấu xa và ơn trợ giúp để giữ ḿnh khỏi những sự ấy; và được hiểu biết đời sống chân thực mà vị lănh đạo tối cao và đich thực chỉ cho chúng ta, cùng ơn để bắt chước Ngài.

PHẦN I

140. ĐIỂM NHẤT: Tưởng tượng ra tên cầm đầu hết mọi kẻ thù địch ở trong một doanh trại vĩ đại miền Babylon, như đang ngồi trong một ngai lớn bằng lửa và khói, với h́nh dáng ghê sợ và khủng khiếp.

141. ĐIỂM HAI: Suy nghĩ về việc hắn kêu gọi vô số qủy và sai chúng đi khắp thế giới thể nào; bọn này thành kia, lũ kia thành khác, không bỏ sót một thành một miền, một bậc người hay một cá nhân nào.

142. ĐIỂM BA: Suy nghĩ về những điều hắn nói với lũ qủy, và về sự hắn khuyến khích chúng quăng lưới và xiềng xích như thế nào; rằng trước hết chúng phải cám dỗ về sự ham muốn của cải, như trường hợp thường xảy ra, để người ta dễ đi đến hư danh thế gian hơn, và sau đó đến kiêu ngạo cả thể; như thế, bậc thang thứ nhất là của cải, bậc thứ hai là danh vọng, bậc thứ ba là kiêu ngạo, và từ ba bậc thang này hắn đưa vào mọi nết xấu khác.

PHẦN II

143. Phải tưởng tượng trái ngược về vị chỉ huy tối cao và chân thật là Đức Kitô, Chúa chúng ta.

144. ĐIỂM NHẤT: Nh́n xem Đức Kitô Chúa chúng ta đang đứng trong doanh trại rộng lớn miền Giêrusalem, ở một chỗ khiêm tốn, đẹp đẽ và phúc hậu như thế nào.

145. ĐIỂM HAI: Suy nghĩ về việc Chúa cả thế giới chọn lựa biết bao nhiêu người, tông đổ, môn đệ v.v., và sai họ đi khắp thế gian rao truyền đạo thánh Ngài cho mọi hạng người và mọi bậc như thế nào.

146. ĐIỂM BA: Suy xét về những lời Đức Kitô Chúa chúng ta phán dạy các tôi tớ và bạn hữu Ngài, mà Ngài sai đi trong cuộc viễn chinh đó, Ngài căn dặn họ t́m cách giúp đỡ mọi người bằng cách lôi kéo họ, thứ nhất đến sự khó nghèo trong ḷng tột bực, và đến cả sự khó nghèo thực, nếu bởi đó Thiên Chúa được phụng sự và nếu Ngài muốn chọn họ; thứ hai đến ḷng ao ước chịu nhục nhă và khinh chê, v́ bởi hai điều ấy mà có đức khiêm nhường. Như thế có ba bậc, bậc thứ nhất là sự khó nghèo đối lại với sự giàu sang, bậc thứ hai là những sự nhục nhă hoặc khinh chê đối lại với danh vọng thếë gian, bậc thứ ba là khiêm nhường đối lại với kiêu ngạo và từ ba bậc thang ấy họ được dẫn tới mọi nhân đức khác.

147. TÂM SỰ:

CUỘC TÂM SỰ THỨ NHẤT: Tâm sự với Đức Mẹ để Người xin cùng Con và Chúa Người, cho tôi ơn được nhận vào dưới cờ Ngài, thứ nhất bằng sự khó nghèo trong ḷng tột bực và cả khó nghèo thực sự, nếu bởi đó Chúa Chí Tôn được phụng sự và nếu Ngài muốn chọn và nhận tôi; thứ hai bằng sự chịu nhục nhă và bất công, để nhờ đó bắt chước Ngài hơn, miễn là tôi có thể chịu những sự ấy mà không nên tội cho ai và cũng không có chi mất ḷng Chúa Chí Tôn. Đoạn đọc kinh Kính Mừng.

CUỘC TÂM SỰ THỨ HAI: Xin với Đức Chúa Con để Ngài cầu xin Đức Chúa Cha cho tôi cùng một điều ấy, rồi đọc kinh “Anima Christi” (Lạy hồn Chúa Kitô).

CUỘC TÂM SỰ THỨ BA: Xin cùng một điều ấy với Đức Chúa Cha để Ngài ban cho tôi, rồi đọc kinh Lạy Cha.

148. GHI CHÚ: Cuộc Linh Thao sẽ làm vào nửa đêm và sau đó làm một lần nữa vào ban sáng. Cũng làm hai cuộc phục niệm về cùng một bài ấy vào giờ lễ và giờ kinh chiều, lần nào cũng kết thúc bằng ba cuộc tâm sự với Đức Mẹ, với Đức Chúa Con và với Đức Chúa Cha. Cuộc Linh Thao tiếp sau đây về các mẫu người, sẽ làm trước bữa tối.

149. CŨNG NGÀY THỨ BỐN

suy ngắm về BA MẪU NGƯỜI để theo đàng tốt hơn.

KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng như thường lệ.

150. TIỀN NGUYỆN I: câu truyện. Đây là câu truyện ba mẫu người, mỗi người đều kiếm được mười ngàn “dollars ”. Nhưng không phải với ḷng trong sạch ngay thẳng v́ kính mến Chúa. Cả ba đều muốn cứu thoát ḿnh và t́m thấy Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong b́nh an, bằng cách gỡ ḿnh khỏi gánh nặng và sự cản trở vấp phải do ḷng quyến luyến những của đă kiếm được.

151. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh, nh́n xem nơi chốn. Ở đây là nh́n xem chính ḿnh tôi, như đang ở trước mặt Thiên Chúa, Chúa chúng ta và tất cả các Thánh của Ngài để ước muốn và nhận biết điều ǵ có thể làm đẹp ḷng Chúa nhân lành hơn cả.

152. TIỀN NGUYỆN III: Xin điều tôi ao ước. Ở đây là xin ơn để chọn điều ǵ có thể góp phần nhiều hơn vào việc làm vinh danh Chúa Chí Tôn và làm ích cho linh hồn tôi.

153. MẪU NGƯỜI THỨ NHẤT: Mẫu người thứ nhất cũng muốn diệt trừ ḷng quyến luyến ḿnh có đối với của cải đă kiếm được, để t́m thấy Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong b́nh an và để có thể cứu rỗi ḿnh, nhưng cho đến giờ chết họ cũng không dùng các phương thế để làm điều đó.

154. MẪU NGƯỜI THỨ HAI: Mẫu người thứ hai muốn diệt trừ ḷng quyến luyến ấy, nhưng họ muốn vừa diệt bỏ nó, vừa giữ lại của cải đă kiếm được, làm như Thiên Chúa phải theo ư muốn họ, và họ không quyết tâm từ bỏ của ấy để đi tới Thiên Chúa, mặc dù đó phải là bậc tốt hơn hết cho họ.

155 MẪU NGƯỜI THỨ BA Mẫu người thứ ba muốn diệt trừ ḷng quyến luyến ấy, mà họ muốn đến nỗi, chẳng c̣n tha thiết tới việc giữ hay không giữ của đă kiếm được, mà trong ḷng chỉ muốn theo đàng Thiên Chúa, Chúa chúng ta sẽ thôi thúc ư chí họ, và chính họ thấy tốt hơn cho việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, họ muốn coi ḿnh như đă từ bỏ hết mọi sự trong tâm hồn và cố sức không muốn sự này hay sự khác nếu họ không được thúc đẩy bởi nguyên một việc phụng sự Thiên Chúa mà thôi. Như thế, chính ư muốn được phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta hơn, thúc đẩy họ giữ hoặc bỏ của ấy.

156. BA CUỘC TÂM SỰ: Làm cuộc tâm sự như trong cuộc chiêm niệm trước về hai cờ hiệu.

157. GHI CHÚ

Nên ghi chú rằng khi ta cảm thấy một tâm t́nh ngược lại hoặc ḷng gớm ghét đối với sự khó nghèo thực, khi ta không b́nh tâm đối với sự khó nghèo hoặc giàu có, th́ điều này giúp ích nhiều để diệt trừ ḷng quyến luyến lệch lạc ấy, là trong các tâm sự, nài xin Chúa chọn ḿnh vào sự khó nghèo thực sự (mặc dù nghịch ư xác thịt) và giục ḷng ước muốn, cầu xin, van nài cho được điều ấy, miễn là để phụng sự và ngợi khen ḷng lành Thiên Chúa.

158. NGÀY THỨ NĂM

Chiêm niệm việc Đức Kitô, Chúa chúng ta khởi hành từ Nazareth để đến sông Giordano và việc Ngài chịu phép rửa thế nào (số 273).

159. GHI CHÚ I

Cuộc chiêm niệm này sẽ làm một lần vào nửa đêm và một lần nữa vào ban sáng, rồi hai lần phục niệm vào giờ lễ và giờ kinh chiều, và trước bữa ăn tối sẽ áp dụng ngũ quan. Mỗi lần trong năm cuộc Linh Thao ấy đều bắt đầu bằng kinh dọn ḷng thường lệ và ba tiền nguyện như đă giải thích trong cuộc chiêm niệm về mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh, và kết thúc bằng ba cuộc tâm sự, như khi gẫm về ba mẫu người hoặc theo lời ghi chú sau bài ấy.

160. GHI CHÚ II

Việc xét ḿnh riêng sau bữa trưa và bữa tối sẽ làm về các khuyết điểm và trễ nải trong các cuộc Linh Thao và các điều phụ thêm thuộc ngày đó. Những ngày sau cũng làm như vậy. 

161. NGÀY THỨ SÁU

Chiêm niệm Đức Kitô Chúa chúng ta từ sông Giordano vào sa mạc và ở đó thế nào. Mọi sự theo cùng thể thức như ngày thứ năm.

NGÀY THỨ BẢY: Thánh André và các vị khác theo Đức Kitô, Chúa chúng ta thế nào (đoạn 275).

NGÀY THỨ TÁM: Bài giảng trên núi về tám mối phúc thật (số 278).

NGÀY THỨ CHÍN: Về Đức Kitô Chúa chúng ta hiện ra cùng các môn đệ trên sóng biển như thế nào (số 280).

NGÀY THỨ MƯỜI: Chúa giảng trong đền thờ như thế nào (số 288).

NGÀY THỨ MƯỜI MỘT: Về sự ông Lazarô sống lại (số 285).

NGÀY THỨ MƯỜI HAI: Về ngày rước lá (số 287).

162. GHI CHÚ THỨ NHẤT

Trong tuần thứ hai này, có thể kéo dài hay rút ngắn số bài chiêm niệm tùy theo thời giờ mỗi người muốn đề ra hoặc theo những tiến bộ họ đạt được. Nếu muốn kéo dài, hăy suy gẫm về những mầu nhiệm Đức Mẹ đi viếng bà thánh Isave, các mục đồng, Hài Nhi Giêsu chịu cắt b́, Ba Vua, hoặc về những mầu nhiệm khác nữa. Nếu muốn rút ngắn cũng có thể bỏ bớt trong những điều đă đề nghị; v́ những điều đó chỉ nhằm cung cấp một dẫn nhập và phương pháp hầu sau này có thể chiêm niệm cách hoàn hảo và trọn vẹn hơn.

163. GHI CHÚ THỨ HAI

Sẽ đề cập vấn đề lựa chọn bắt đầu từ cuộc chiêm niệm về những việc xảy ra từ khi Chúa rời Nazareth đến khi Ngài chịu phép rửa ở sông Giordano; nghĩa là ngày thứ năm, theo những điều giải thích ở sau.

164. GHI CHÚ THỨ BA

Trước khi bước vào việc lựa chọn, điều rất ích lợi để được gắn bó với giáo lư chân chính của Đức Kitô, Chúa chúng ta, là để tâm suy xét về ba bậc khiêm nhường sau đây; trong ngày, nên có những lúc để suy đi nghĩ lại về ba bậc khiêm nhường ấy và cũng làm các cuộc tâm sự, theo cách thức sẽ chỉ ở phần sau.

 

BA BẬC KHIÊM NHƯỜNG

 

     SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHĂ          LINHTHAO1          LINHTHAO2